Đạo lý Hướng dẫn Thiền hơi thở cơ bản

Đề mục niệm hơi thở
Giới thiệu đề mục

Quán niệm hơi thở là đề mục có trong thiền chỉ samatha và thiền quán vipassana.

- Với samatha thì hơi thở là 1 trong 40 đề mục hay 1 trong 10 đề mục tuỳ niệm

- Với vipassana thì nó thuộc thân hành niệm ( quán thân trên thân )

Nhận xét : đây là đề mục đơn giản, dễ thực hiện cho mọi căn cơ, thực hiện được mọi nơi.

Phân biệt thiền chỉ và thiền quán hơi thở:

+ Thiền chỉ thì niệm đặt ở mỗi hơi thở ra vào thôi. Dễ nhất là ở chóp mũi. Chỉ tập trung niệm và định đối với hơi thở và không quan tâm các đối tượng khác. Hay nói theo chuyen môn là cột chặt tâm vào hơi thở.

+ Thiền quán thì đặt niệm tương tự nhưng có gì đó đi qua thì thay đổi đối tượng ghi nhận ( đau lưng, tê chân, buồn ngủ, phóng dật, chán nản … ghi nhận tất cả những gì đang diễn ra tuỳ thuộc vào hiện tại cái gì diễn ra mạnh nhất thì đặt niệm ở đó). Hay nói theo chuyên môn là ghi nhận mọi chuyển động diễn ra trong thân tâm ngay hiện tại.

Chánh kinh

Này các Tỷ kheo, thế nào là Tỷ kheo sống quán thân trên thân?

Này các Tỷ kheo, ở đây Tỷ kheo đi đến khu rừng, đi đến gốc cây, hay đi đến ngôi nhà trống, và ngồi kiết già, lưng thẳng và an trú chánh niệm trước mặt. Tỉnh giác, vị ấy thở vô; tỉnh giác, vị ấy thở ra. Thở vô dài, vị ấy tuệ tri: "Tôi thở vô dài"; hay thở ra dài, vị ấy tuệ tri: "Tôi thở ra dài"; hay thở vô ngắn, vị ấy tuệ tri: "Tôi thở vô ngắn"; hay thở ra dài, vị ấy tuệ tri: "Tôi thở ra ngắn"; Cảm giác toàn thân, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập; "Cảm giác toàn thân, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập; "An tịnh thân hành, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập; "An tịnh thân hành, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập.

Này các tỷ kheo, như người thợ quay hay học trò người thợ quay tuệ tri thiện xảo, khi quay dài, tuệ tri rằng: "Tôi quay dài"; hay khi quay ngắn, tuệ tri rằng: "Tôi quay ngắn." Cũng vậy, này các Tỷ kheo, Tỷ kheo thở vô dài, tuệ tri: "Tôi thở vô dài"; hay thở ra dài tuệ tri: "Tôi thở ra dài"; hay thở vô ngắn, tuệ tri: "Tôi thở vô ngắn"; hay thở ra ngắn, tuệ tri: "Tôi thở ra ngắn"; "Cảm giác toàn thân, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập; "Cảm giác toàn thân, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập; "An tịnh thân hành, tôi sẽ thở vô", vị ấy tập; "An tịnh thân hành, tôi sẽ thở ra", vị ấy tập.

Như vậy, vị ấy sống, quán thân trên nội thân hay sống quán thân trên ngoại thân; hay sống quán thân trên cả nội thân, ngoại thân; hay vị ấy sống quán tánh sanh khởi trên thân; hay sống quán tánh diệt tận trên thân; hay sống quán tánh sanh diệt trên thân. "Có thân đây", vị ấy an trú chánh niệm như vậy, với hy vọng hướng đến chánh trí, chánh niệm. Và vị ấy sống không nương tựa, không chấp trước vật gì ở trên đời. Này các Tỷ kheo, như vậy Tỷ kheo sống quán thân trên thân.

Giải thích chi tiết các câu Kinh trên : https://xamvn.icu/r/huong-dan-thien-hoi-tho-co-ban.745931/post-17725266

-----------------------------
Kinh nghiệm về hơi thở

Các bạn có thể bắt đầu pháp quán niệm hơi thở (anapana sati, a-na-pa-ná sa-tị) bằng cách định tâm vào hơi thở vào, hơi thở ra tại lỗ mũi hay ở môi trên. Có người hỏi là ta nên định tâm vào hơi thở hay sự chạm xúc của hơi thở ? Câu trả lời là chỉ nên định tâm vào hơi thở. Hơi thở chạm xúc vào lỗ mũi hay môi trên là nơi dễ theo dõi nhất. Sự chạm xúc là một đề tài thiền quán khác biệt, thuộc về pháp môn quán danh (quán danh-sắc). Đó là pháp quán Xúc giới và các tâm sở có liên quan. Ở đây, chúng ta chỉ quán niệm vào hơi thở, hơi thở có chạm xúc, mà không quán vào sự chạm xúc. Quán niệm hơi thở nầy cần có một chánh niệm vững mạnh và tuệ giác tri.

Bây giờ ta đem tâm vào hơi thở, hơi thở vào và hơi thở ra. Nếu thiền sinh không thể chú tâm vào hơi thở sau một vài buổi thiền, thì có thể tập đếm hơi thở. Việc nầy để giúp họ phát triển định lực. Thiền sinh đếm số sau mỗi hơi thở, như sau: "thở vào ... thở ra ... một", "thở vào ... thở ra ... hai", "thở vào ... thở ra ... ba", ... cho đến "thở vào ... thở ra ... tám". Có thể đếm từ năm đến mười, rồi trở lại số một. Tuy nhiên, thiền sinh nên đếm đến số tám rồi trở lại từ đầu. Số tám là để nhắc nhở chúng ta về Con Đường Tám Chánh (Bát Chánh Đạo) mà chúng ta đang cố gắng hành trì để giác ngộ. Các bạn cần phải cương quyết không để phóng tâm, tâm lang thang chỗ nầy chỗ kia, trong khi đếm hơi thở. Chỉ chú tâm theo dõi hơi thở và đếm số, từ 1 đến 8 rồi trở lại 1 ... Qua việc chỉ chú tâm vào đếm hơi thở như thế, tâm sẽ trở nên an định hơn. Thông thường thì cần phải thực hành như thế trong một giờ để tâm được an định và vững chắc.

Sau đó, khi tâm an định, bạn có thể bỏ lối đếm hơi thở và chuyển sang giai đoạn kế. Nếu bạn thở vào một hơi dài, bạn biết đó là một hơi dài. Nếu bạn thở ra một hơi dài, bạn biết đó là một hơi dài. Tương tự, nếu bạn thở vào một hơi ngắn, bạn biết đó là một hơi ngắn. Nếu bạn thở ra một hơi ngắn, bạn biết đó là một hơi ngắn. Ở đây, dài hay ngắn là gì ? Đó là khoảng thời gian. Nếu cần một thời gian dài để thở thì đó là hơi thở dài. Nếu cần một thời gian ngắn để thở thì đó là hơi thở ngắn. Tuy nhiên, phải thở bình thường mà không cố gắng ép hơi thở. Không nên đặt tên nó là "dài" hay "ngắn". Nếu cần phải đặt tên thầm trong tâm, thì đặt tên nó là "thở vào, thở ra" mà thôi. Chỉ cần biết nó là hơi dài hay ngắn, nhưng lúc nào cũng phải chú tâm vào luồng hơi đang chạm xúc vào lỗ mũi hay môi trên. Không nên đem tâm đi theo luồng hơi vào trong thân thể hay chạy ra ngoài thân thể. Nếu thiền sinh để tâm theo dõi luồng vào trong thân hay ra ngoài thân thì sẽ không thể làm hoàn hão sự định tâm. Cần phải chú tâm ghi nhận hơi thở đang chạm xúc lỗ mũi hay môi trên trong một, hai, hoặc ba giờ.


Đến đây, định tướng (nimitta, ni-mít-tá) sẽ phát sinh. Nếu định tướng không phát sinh thì bạn có thể chuyển sang hành trì như sau: thiền sinh để tâm ghi nhận toàn luồng hơi liên tục từ đầu đến cuối. Bạn không nên đặt tên là: "chặng đầu, chặng giữa, chặng cuối". Nếu cần phải đặt tên thầm trong tâm, thì đặt tên nó là "thở vào, thở ra" mà thôi. Trong lúc đó, nhận biết toàn luồng hơi từ đầu đến cuối, đang chạm xúc tại một nơi cố định (lỗ mũi hay môi trên), và tuyệt đối không theo dõi nó vào bên trong thân thể hay ra bên ngoài. Nếu thiền sinh hành trì như thế trong một hay hai giờ thì định tướng có thể sẽ phát sinh.

Bây giờ, cho dù định tướng có hiện ra hay không, thiền sinh tiếp tục sang giai đoạn kế. Trong giai đoạn nầy, bạn tạo một ước nguyện trong tâm: "Nguyện cho hơi thở của tôi được nhu nhuyễn". Từ từ, hơi thở sẽ tự nó trở nên dịu dàng, nhẹ nhàng, nhu nhuyễn. Bạn không nên cố tình ép hơi thở để nó nhẹ nhàng. Bởi vì nếu làm như thế thì chẳng bao lâu, bạn sẽ bị hụt hơi và tạo mệt nhọc. Khi hơi thở tự nó trở nên nhẹ nhàng và tâm an định theo nó, qua thiền lực, hầu hết các thiền sinh sẽ cảm thấy lâng lâng, như thể là họ không có đầu, không có mũi, không có thân nữa, mà cảm thấy chỉ có hơi thở vào ra nhẹ nhàng và một cái tâm đang theo dõi nó. Lúc nầy, bạn cảm thấy là không có "tôi", mà cũng không có "nó". Bây giờ, chỉ còn có một tâm đang gắn chặt vào hơi thở. Nếu tâm được an định và chăm chú vào đó trong một giờ, thì trong thời gian nầy, tâm không còn liên hệ đến các chuyện thế tục nữa. Tâm đang ở trong trạng thái thiện(kusala), và trạng thái thiện nầy rất gần đến trạng thái cận định (upacara samadhi).


Đến đây, tùy theo giới hạnh của từng cá nhân, định tướng sẽ hiện ra. Mỗi cá nhân khác nhau sẽ có những định tướng khác nhau. Dù đang nhắm mắt, theo dõi hơi thở, dần dần thiền sinh sẽ thấy định tướng hiện ra, có khi như là một làn chỉ trắng, một luồng ánh sáng trắng, một ngôi sao, một cụm mây hoặc một nhúm bông gòn. Nó có thể rất to, trùm cả khuôn mặt, hoặc như mặt trăng, mặt trời, hoặc một viên ngọc thạch, một viên ngọc trai. Nó hiện ra trong các hình sắc khác nhau là vì nó do tưởng uẩn (saññā) tạo ra.

Lúc ban đầu, định tướng có thể giống như có màu khói xám. Dần dần, nếu giữ tâm được an định vào hơi thở, hơi thở và màu khói xám trở thành đồng nhất với nhau, không khác biệt. Sau đó, nếu tâm được an nhẹ và chỉ chú mục vào hơi thở, màu sắc đó trở thành trắng đục. Mặc dù là màu trắng, nhưng nếu bạn chỉ chú mục vào hơi thở, hơi thở sẽ trở thành định tướng và định tướng chính là hơi thở. Nếu hơi thở và định tướng là một, không khác biệt, khi bạn chú mục vào hơi thở thì bạn cũng chú mục vào định tướng, và khi bạn chú mục vào định tướng thì bạn cũng chú mục vào hơi thở. Và như thế, bạn hành thiền tốt và nghiêm túc.


Nếu định tướng trở nên vững bền và nếu bạn chỉ chú tâm vào định tướng của hơi thở (anapana nimitta), mà không chú tâm vào hơi thở nữa, tâm bạn trở nên tập trung vào định tướng lúc đó. Trong giai đoạn nầy, điều quan trọng là thiền sinh không nên tìm cách chuyển hóa định tướng. Bạn không nên tìm cách đẩy nó đi xa, hoặc làm cho nó thay đổi hình dạng. Nếu làm như thế, định lực của bạn sẽ không phát triển, và định tướng có thể sẽ biến mất.

Tuy nhiên, nếu định tướng hiện ra quá xa đối với lỗ mũi thì thiền sinh chưa có đủ lực để chuyển sang mức thiền định hơi thở (anapana jhana samadhi). Tại sao? Bởi vì đây là một nguyên tắc quan trọng trong việc quán niệm hơi thở. Bản luận giải có đề cập rằng việc luyện tâm thiền định niệm hơi thở(anapanasati samadhi bhavana) chỉ hoàn tất khi nào tâm quán niệm được giữ tại nơi mà hơi thở chạm xúc với cơ thể. Khi thiền sinh chú định vào bên ngoài, xa lìa nơi chạm xúc, thì rất khó mà đạt vào tầng thiền định. Do đó, khi định tướng còn ở xa, thì thiền sinh không nên chú tâm vào nó, mà phải chú tâm vào hơi thở tại một nơi cố định. Từ từ, định tướng sẽ đến gần và hòa nhập vào hơi thở.

Khi định tướng có màu khói xám thì đó là sơ tướng (parikamma nimitta) trong trạng thái sơ định (parikamma samadhi). Nếu nó trở thành màu trắng như một nhúm bông gòn, đó là học tướng (uggaha nimitta). Đây là một trạng thái định khá cao. Nếu màu trắng nầy được vững bền, thiền sinh phải an định tâm và chú mục vào đó. Trong giai đoạn nầy, bạn không nên chú ý đến màu sắc của nó, mà chỉ chú tâm vào đó như là một loại định tướng mà thôi.


Thí dụ như một ly nước và có một hạt ngọc trai trong đó. Ta chỉ nhìn hạt trai, như thể đem tâm vào định tướng. Không nên điều tra, trạch vấn về Khổ, Vô thường, Vô ngã. Không cần biết nó nóng hay lạnh, cứng hay mềm, mà cũng không cần phân tích màu sắc của nó. Chỉ cần giữ tâm an định và chú mục vào định tướng. Làm như thế, dần dần định tướng sẽ chuyển từ màu trắng đục sang một màu chói sáng. Đây là tợ tướng (patibhaga nimitta). Nếu tâm vẫn giữ an định và chỉ chú mục vào định tướng khoảng 1 đến 2 giờ, hầu hết các thiền sinh đều có thể nhận rõ 5 thiền chi (jhananga) rất dễ dàng nếu họ phân tích chúng lúc đó. Năm thiền chi đó là:

  1. Tầm (vitakka): đem tâm hướng về định tướng,
  2. Tứ (vicara): bám sát vào định tướng,
  3. Hỷ (pity): ưa thích định tướng,
  4. Lạc (sukha): cảm giác an lạc, sung sướng khi tiếp xúc với định tướng,
  5. Nhất tâm (ekaggata): tập trung tâm về một điểm (đó là định tướng)
Cũng cần biết thêm ở đây là có khi thiền sinh không thể nhận rõ được năm thiền chi trên, là vì lúc đó, thiền sinh vẫn còn bị các triền cái (nivarana) ngăn che. Đó là:

  1. Tham dục (kamachanda)
  2. Sân hận (vyapada)
  3. Hôn trầm (thiramiddha)
  4. Trạo cữ (udhaccakukucca)
  5. Nghi ngờ (vicikiccha)
Thiền sinh phải duyệt xét từng triền cái một, để xem chúng còn vương vấn trong tâm trong lúc hành thiền hay không. Chúng cần phải được loại bỏ thì việc đắc thiền mới thành tựu.

Khi năm thiền chi đều cùng hiện diện đầy đủ, thiền sinh sẽ thấy ngay là mình đang vào tầng thiền thứ nhất (đệ nhất thiền), với tợ tướng là đề mục trong tâm, có tầm, tứ, hỷ, lạc, nhất tâm. Tiếp tục hành trì trong Nhất Thiền như thế khoảng 1 đến 2 giờ, rồi xuất thiền và duyệt lại năm thiền chi cho tường tận.


Trong các buổi thiền kế tiếp, thiền sinh tiếp tục ôn tập, và hành trì thuần thục trong tầng thiền thứ nhất. Có năm loại thuần thục:

  1. Thuần thục phân biệt: phải thuần thục trong việc phân biệt các thiền chi sau khi xuất thiền
  2. Thuần thục nhập định: phải thuần thục nhập thiền bất cứ lúc nào mà mình muốn
  3. Thuần thục quyết tâm: phải thuần thục giữ mức thiền trong suốt thời gian mà mình đã định trước
  4. Thuần thục xuất định: phải thuần thục xuất ra khỏi tầng thiền mỗi khi mình muốn
  5. Thuần thục xét duyệt: phải thuần thục xét duyệt các thiền chi. Tương tự như mục số 1.
Thiền sinh nên nhận thức rằng tầng thiền thứ nhất rất gần với năm triền cái - tham dục, sân hận, hôn trầm, trạo cữ, và nghi ngờ. Thiền sinh cũng nên nhận thức rằng các thiền chi Tầm và Tứ trong tầng thiền thứ nhất làm cho tầng thiền nầy không an định bằng tầng thiền thứ nhì. Vì thế, từ ước muốn rời bỏ hai thiền chi nầy và chỉ còn giữ thiền chi Hỷ, Lạc, Nhất Tâm, thiền sinh tiếp tục đem tâm vào tợ tướng. Làm như thế, thiền sinh sẽ có thể đạt vào tầng thiền thứ nhì, vốn chỉ còn ba thiền chi: Hỷ, Lạc, và Nhất Tâm. Sau khi vào được Nhị Thiền, thiền sinh hành trì năm loại thuần thục tương tự như trên.

Sau đó, thiền sinh nhận thức rằng Hỷ cũng không đem lại an định, nên có ước muốn bỏ Hỷ, chỉ còn giữ lại Lạc và Nhất Tâm, thiền sinh tiếp tục đem tâm vào tợ tướng. Làm như thế, thiền sinh sẽ có thể đạt vào tầng thiền thứ ba, vốn chỉ còn hai thiền chi: Lạc, và Nhất Tâm. Sau khi vào được Tam Thiền, thiền sinh hành trì năm loại thuần thục tương tự như trên.

Sau đó, thiện sinh nhận thức rằng nếu cứ duy trì Lạc thì lại là một hình thức tham thủ vào cảm giác vui sướng. Cho nên, với ý định bỏ Lạc, thiền sinh tiếp tục đem tâm vào tợ tướng. Làm như thế, thiền sinh sẽ có thể đạt vào tầng thiền thứ tư. Lúc đó, hai thiền chi mới sẽ sinh ra: Xả và Niệm, thay thế Nhất Tâm. Lúc bấy giờ, thiền sinh ở trong trạng thái "xả niệm thanh tịnh", không còn câu chấp vào các cảm giác, và hơi thở trở nên nhẹ nhàng, hầu như tan biến. Tợ tướng trở nên rõ ràng, tròn sáng, quen thuộc, gần gũi, không xa lạ, và thiền sinh chú mục vào đó một cách nhẹ nhàng, bình thản. Sau khi vào được Tứ Thiền, thiền sinh hành trì năm loại thuần thục tương tự như trên.


Thiền sinh nên tìm đọc bộ Thanh Tịnh Ðạo (Visuddhi Magga) của Ngài Buddhaghosa, nhất là phần Niệm Hơi Thở trong chương VIII. Sau cùng, thiền sinh cũng cần nên biết rằng công phu hành thiền để đắc bốn tầng thiền như trên chỉ là một giai đoạn sơ khởi, tạo định lực bền vững, dùng đó để làm cơ sở phát triễn tuệ minh sát và tiến đến giải thoát. Trong tiến trình tu học, thiền sinh không nên dừng ở đó, mà cần phải tiếp tục nỗ lực hành trì các giai đoạn kế tiếp, như quán từ bi, quán niệm ân đức Phật, quán tứ đại, quán các sắc pháp, quán thân thể (32 bộ phận), quán các danh pháp, quán lý duyên sinh và các giai đoạn thanh lọc tâm.

Tóm tắt :

9X3kXD4.jpeg



Không có mô tả ảnh.
 
Sửa lần cuối:
Đạo hữu tu học với sư thầy nào vậy, mình chuyên nghe pháp sư Giác Nguyên
Hqua tự nhiên t nằm mơ thấy ổng hoàn tục mặc đồ thường đi với bà nào. Tỉnh dậy mới biết đó là ác mộng sợ vl 🤣
 
Hãy xếp bằng lại và theo dõi hơi thở

Hãy cứ ngồi xếp bằng đi. Rồi nhìn cái thân này coi nó thế nào. Nó nhột, nó ngứa, nó đau, nó tê, nó mỏi, nó nhức, nó đói, nó khát, nó nóng, nó lạnh, nó đòi đi tiêu, nó đòi đi tiểu, rồi nó chóng mặt, nó nhức đầu... tùm lum hết.


Hành giả thấy như vậy. Hành giả thấy rằng mình không có một tí ti lý do nào để đi tìm đến một cái tôi, không có một tí ti lý do nào có hứng thú trong việc xác định một bản ngã ở khối tổng hợp rất đỗi phù du và đầy bất trắc này. Phù du chưa đủ, nó còn bất trắc nữa. Phù du là không bền, còn bất trắc là không lường được. Đã nói tam tướng là sao? Mỗi giây nó có kiểu vô thường riêng, thân tâm có kiểu vô thường riêng, mà kiểu vô thường này nó bị tác động bởi nhiều lý do lắm.

Một là tác động bởi tiền nghiệp.

Hai là những điều kiện hiện tại. Điều kiện hiện tại gồm nhiều thứ: thực phẩm cũng là một kiểu điều kiện, tâm lý cũng là một kiểu điều kiện, điều kiện thiên nhiên cũng là một kiểu điều kiện.

Mấy cái này từng phút, từng phút làm cho mình từ trạng thái này qua trạng thái khác. Hành giả quán chiếu thấy rõ như vậy thì còn lý do gì để đi xác định một cái Tôi.

Sẵn ở đây tôi nói luôn một chuyện: các vị hoàn toàn có thể nghi ngờ nhân thân của tôi, các vị hoàn toàn có thể nghi ngờ về bản chất của con người tôi nhưng có việc quý vị phải đồng ý. Đó là: Thứ nhất, người ba la mật kém, phước duyên mỏng khó chấp nhận được giáo pháp của Đức Phật, một giáo pháp có nội dung đi ngược dòng đời, lúc nào cũng xúi người ta buông hết. Trong khi đa phần thiên hạ có khuynh hướng nắm bắt. Thứ hai, dầu có chấp nhận quan điểm của Đức Phật chúng ta cũng rất khó hành trì.

Bởi vì mình có khuynh hướng tâm lý kỳ lạ.

Đó là mình thích tìm về... cõi chết! Những cái mình theo đuổi suốt một đời toàn là cái hại mình không à. Đó chính là do tác động của tập khí sinh tử, thưa quý vị. Mình chơi với bạn xấu thường vui hơn chơi với bạn tốt. Mình làm chuyện bất thiện thường vui hơn làm chuyện lành. Để ý coi có phải vậy không?
Tôi sợ nhất là mấy người chối. "Không có đâu sư, con thấy con làm phước con vui."

Họ nói vậy thôi, tại vì họ chưa có đủ điều kiện vật chất, chưa đủ điều kiện về sức khỏe, chưa đủ điều kiện về thời gian, chưa đủ điều kiện về quan hệ xã hội. Nếu họ có hết những thứ tôi vừa kể thì thử hỏi họ có dành thời giờ để tu học hay không?

Tôi đã hỏi ở rất nhiều đạo tràng, nhiều pháp hội, có rất nhiều người họ cũng chân thành gật đầu. Họ nói đúng, nếu bây giờ hoàn cảnh sống của con khá hơn một chút, ví dụ một tháng thu nhập vài chục ngàn, vài trăm ngàn, vài triệu USD thì chuyện đi chùa có lẽ phải xét lại. Nói như vậy không có nghĩa là hôm nay họ đi chùa vì họ nghèo, không phải.

Vì họ nghèo cho nên họ có thời gian và cái đầu họ có một chút rảnh. Chứ nếu quý vị ngủ một giấc thức dậy thấy trong tài khoản nhà băng của mình có thêm vài chục triệu USD, tự nhiên soi gương thấy mình trẻ đi 30 tuổi, rồi đi bác sĩ thì bác sĩ khen nức khen nở và tự nhiên mình soi gương mình thấy mặt mũi mình sao bữa nay nó đẹp gấp trăm lần. Quý vị tưởng tượng dùm tôi đi. Nhan sắc, tiền bạc và sức khỏe cực tốt thì quý vị còn hứng thú gì chuyện bắt vô trong chùa bắt cái chân mình ngồi xếp bằng? Khó lắm quý vị, nha.

Ba la mật kém cho nên khả năng dễ ngươi của chúng ta cực lớn.

Ở đây pháp cần phải đoạn trừ chính là ngã mạn. Ngã mạn là vì sao? Là bởi vì chúng ta chưa thấy được mọi sự là khổ, chưa thấy mọi sự là lắp ráp cho nên chúng ta mới có ý hướng, có hứng thú để xác định có cái gì đó là Tôi, là Của Tôi. Chứ nếu biết rõ 100%, biết rõ mười mươi, biết rõ đến đầu đến đũa mọi thứ là khổ, hình thức tồn tại nào cũng là khổ, thì lúc đó mình mới thấy cái mạn chấp "đây là Tôi", "đây là của Tôi" này nó bậy cỡ nào. Có một điều mình chưa có thấm, mình chưa có gặp cảnh tan nát. Đến lúc đó mình mới thấy.

Tôi phải nói một câu tôi đã nói nhiều lần. Ai cũng muốn mình có một quá khứ tu hành nhưng ai cũng muốn mình có một hiện tại vui vẻ. Quý vị nghĩ coi có phải không? Nếu bây giờ quý vị 90 tuổi và quý vị có một phép lạ có thể làm thay đổi quá khứ của mình thì một ông cụ 90 nào cũng muốn mình có một quá khứ tu hành trên núi hết trơn.

Nhưng mà nó khổ ở chỗ: khi mình còn trẻ thì ai mà kêu đi lên núi học A Tỳ Đàm, tu Tứ Niệm Xứ thì khó à.
Nhưng khi chúng ta qua tới tuổi đời cao niên lạp trưởng cỡ 90, 100 rồi đó, ai cũng mong mình có một quá khứ tu hành.
 
Giảng giải rộng về hơi thở theo Kinh !

1) Chánh niệm Tỳ khưu thở vào, chánh niệm Tỳ khưu thở ra.

Câu này giảng giải cách hành thiền. Khi hành thiền bạn giữ tâm trên hơi thở vào và hơi thở ra.

Thực ra, bạn để tâm ở cửa mũi và quan sát hơi thở "vào ra", "vào ra"... Tâm phải đặt ở cửa mũi trong khi theo dõi hơi thở vào và ra.
Nghĩa là không cố ý theo hơi thở vàtưởng tượng hơi thở đang đi vào trong cơ thể hay nghĩ rằng hơi thở giai đoạn đầu ở mũi, giai đoạn hai ở tim và giai đoạn ba ở rốn như nhiều người đã dạy và thực hành. (Thanh Tịnh Ðạo có nói rõ là thiền sinh sẽ bị loạn tâm ở ba giai đoạn mũi, tim và rốn. Phải để tâm ở cửa mũi như người gác cửa quan sát kẻ ra người vào, hoặc như người thợ mộc
khi cưa một khúc gỗ thì phải chú tâm vào nơi lưỡi cưa tiếp xúc với gỗ chứ không theo dõi lưỡi cưa chạy tới chạy lui).
2) Thở vào một hơi dài, Tỳ khưu biết: "tôi đang thở vào dài"; thở ra một hơi dài, Tỳ khưu biết: "tôi đang thở ra dài".
Trong suốt thời gian quán sát hơi thở; đôi lúc thiền sinh bỗng nhiên thở một hơi dài, thiền sinh phải nhận biết "tôi đang thở một hơi dài".

Điều này không có nghĩa là thiền sinh phải cố ý thở ra một hơi dài để biết rằng mình đang thở một hơi dài.

Chữ "biết" ở đây, có nghĩa là biết một cách trọn vẹn chứ không phải chỉ biết hời hợt bề mặt.
3) "Nhận thức rõ toàn thể hơi thở vào (khởi đầu, kéo dài và chấm dứt), tôi sẽ thở vào", tỳ khưu tinh tấn như vậy (nghĩa là thầy Tỳ khưu tự huấn luyện như vậy).
"Nhận thức rõ toàn thể hơi thở ra (khởi đầu, kéo dài và chấm dứt), tôi sẽ thở ra", tỳ khưu tinh tấn như vậy.
(Nhiều bản dịch là: "cảm giác toàn thân tôi sẽ thở ra" và giải thích rằng hãy cảm giác toàn thân rồi mới thở ra)
Khi quan sát hơi thở bạn phải cố gắng để thấy rõ ràng toàn thể hơi thở. Nhận thức rõ có nghĩa là biết được hơi thở, biết trọn vẹn, cố gắng ý thức được hơi thở một cách sắc bén. Nhóm chữ toàn thể hơi thở tiếng Paali là "Sabbakaaya" (sabba: là toàn thể, kaaya là cơ thể hay thân, hay một nhóm). Nhưng Kaaya (cơ thể) ở đây không có nghĩa là cơ thể hay thân của thiền sinh mà là thân hơi thở.

Do đó, Sabbakaaya ở đây không có nghĩa là "toàn thể cơ thể vật chất" mà là "toàn thể hơi thở", và "toàn thể" ở đây có nghĩa là sự khởi đầu, kéo dài và chấm dứt. Bởi vậy, thiền sinh phải cố gắng ý thức trọn vẹn sự khởi đầu, kéo dài và chấm dứt của hơi thở. Bạn cũng phải nên nhớ rằng đây là mục nói về "quán sát hơi thở", bởi vậy đề mục hành thiền ở đây phải là hơi thở mà không phải là toàn thể cơ thể vật chất.

Sách Thanh Tịnh Ðạo đã giải thích như sau:
- Thầy Tỳ kheo luyện tập như sau:

"Tôi biết rõ, biết trọn vẹn toàn thể, đoạn đầu, đoạn giữa và đoạn cuối (khởi đầu, kéo dài và chấm dứt) của hơi thở tôi sẽ thở vào.
Tôi biết rõ, biết trọn vẹn toàn thể, đoạn đầu, đoạn giữa và đoạn cuối của hơi thở ra tôi sẽ thở ra".
Thầy tỳ khưu luyện tập như vậy. Bằng cách này, thầy tỳ khưu biết rõ, biết trọn vẹn hơi thở, thầy tỳ khưu thở vào và thở ra với tâm có trí tuệ.
4) An tịnh hơi thở vào (còn thô tháo) (nhân duyên bởi thân), tôi sẽ thở vào, tỳ khưu tinh tấn như vậy. An tịnh hơi thở ra (còn thô tháo) (nhân duyên bởi thân), tôi sẽ thở ra, tỳ khưu tinh tấn như vậy.

Theo Chú giải, câu này có nghĩa:

"Khi hơi thở vào trở nên an tịnh, vi tế khó thấy, khó ghi nhận; thầy tỳ khưu phải cố gắng chú tâm và tinh tấn nhiều hơn để thấy rõ. Khi hơi thở ra trở nên an tịnh, vi tế khó thấy, khó ghi nhận; thầy tỳ khưu phải cố gắng chú tâmvà tinh tấn nhiều hơn để thấy rõ."

Nhiều người giải thích là thiền sinh phải làm cho tâm mình an tịnh hay chú tâm đến sự an tịnh của thân rồi thở ra. Ðây là mợt lối giải thích không đúng theo tinh thần kinh Ðại Niệm Xứ. Vì khi thực hành Tứ Niệm Xứ thì phải quán sát, theo dõi chứ không tạo ra hay đặt định một điều gì cả.

Chữ "thân hành" (Kaaya-sa.nkhaara) ở đây có nghĩa là hơi thở nhân duyên bởi thân. Ở đây danh từ Kaaya-sa.nkhaara hàm nghĩa là hơi thở. Hơi thở ở đây được xem là hơi thở "thô tháo" bởi vì nó cần được "làm cho an tịnh".
Câu "An tịnh hơi thở" không có nghĩa là thiền sinh phải cố ý làm cho hơi thở an lạc, an trú, tĩnh lặng mà có nghiã là khi hơi thở trở nên vi tế thiền sinh phải cố gắng chú tâm và tinh tấn nhiều hơn để thấy rõ. Ðối với các đề mục thiền khác, khi thiền sinh càng định tâm và hiểu rõ đề mục thì đề mục càng rõ ràng (Như đề mục thiền định, chú tâm vào cái đĩa bằng đất chẳng hạn, khi càng chú tâm thì đề mục càng rõ ràng).

Ðối với đề mục hơi thở thì trái lại, càng tiến bộ thì đề mục càng vi tế hơn.

Hơi thở tùy thuộc vào thân và tâm; do đó lúc không hành thiền, nếu thân và tâm không an tịnh thì hơi thở sẽ trở nên thô tháo. Khi bạn chuyên tâm hành thiền, thân tâm trở nên an tịnh, tĩnh lặng, lúc ấy hơi thở trở nên vi tế khó nhận thấy. Vào lúc nảy, phải nỗ lực chú tâm vào đề mục hành thiền hơn nữa để nhìn thấy hơi thở vi tế này. Khi bạn hành thiền với nỗ lực tinh tấn và đạt thêm nhiều hiểu biết thì bạn sẽ thấy rõ hơi thở dù chúng nhỏ nhặt đến đâu.

Trong lúc hành thiền, khi hơi thở trở nên quá vi tế không thể nhận ra được thì bạn cũng đùng vội vã bỏ thiền. Bạn phải tự khích lệ và tinh tấn để quán sát hơi thở nhỏ nhặt vi tế ấy cho đến khi hơi thở rõ ràng trở lại. Ðó là ý nghĩa của câu: "An tịnh hơi thở" hay "Tinh tấn chú tâm vào hơi thở (khi hơi thở trở nên) vi tế khi thở vào".

5) "Quán sát thân trong nội thân, quán sát thân trong ngoại thân hay tỳ khưu quán sát thân trong nội thân và ngoại thân."

Quán sát thân trong nội thân có nghĩa là thiền sinh quán sát hay ghi nhận hơi thở vào và hơi thở ra của mình.

Khi thiền sinh đã đạt được một số tiến bộ trong việc chú tâm vào hơi thở của chính mình, bỗng nhiên thiền sinh nghĩ đến hơi thở của người khác và tự nhủ: "Hơi thở của ta có điểm khởi đầu và điểm chấm dứt, sinh và diệt, thì hơi thở cuả người khác cũng
vậy".

Ðó là thiền sinh đã "Quán sát thân trong ngoại thân".


Câu "Quán sát thân trong ngoại thân" chỉ có nghĩa là trong khi quán sát hơi thở mình bỗng nhiên "nghĩ" đến hơi thở của người khác chứ không có nghĩa là "nhìn" vào người khác và quán sát hơi thở của họ. Tuy nhiên khi bỗng nhiên quán sát hơi thở của người khác thì bạn cũng phải chánh niệm nữa.

Ðôi khi bạn quán sát hơi thở của chính mình rồi bỗng nhiên lại "nghĩ" đến hơi thở của người khác, xong lại trở về với hơi thở của mình, tiếp đó lại nghĩ đến hơi thở của người khác...

Ði đi lại lại giữa hơi thở của mình và hơi thở cuả người khác đó là: Quán sát thân trong nội thân và thân trong ngoại thân. Câu này không có nghĩa là phải quán sát hơi thở của chính mình và hơi thở của người khác.

Trong khi hành thiền bạn chỉ chú tâm quán sát hơi thở của chính bạn mà thôi.
 
Tôi làm các thiện Pháp dù cho có tiền hay không.

Bạn giàu hay nghèo không quan trọng.

Bạn có dư dả vật chất hay không, không quan trọng.

Bạn khoẻ hay không khỏe, không quan trọng.


Quan trọng là bạn cần phải hành Thiền một cách kiên trì.
Hãy Thiền dù cho bạn rảnh rỗi hay không. Hãy hành Thiền dù cho người khác có Thiền hay không.

Tôi làm các thiện Pháp như thế dù cho người khác có chấp nhận hay chối bỏ tôi.
Nếu bạn hành Thiền miên mật, cuộc sống của bạn sẽ ổn thỏa.

Tôi sẽ chỉ cho bạn con đường. Hãy cố gắng đi trọn vẹn trên con đường đó.

- Thiền sư Ottamathara -
 
Vừa thiền vừa địt?
được , địt trong thiền cũng được. Nhưng khi địt tâm mày không được phóng giật, tâm trí phải an trú trong cái việc địt nhau, lấy con cu , cái Lol làm đề mục. Việc hoàn toàn trú tâm trong lúc đệt nhau cũng có thể coi là thiền, địt nhau cũng sinh ra Định, nhưng là tà định :))))) VIệc định đó sẽ giùm mày tăng trưởng dục lạc mỗi ngày một vui thú hơn :))))
 
được , địt trong thiền cũng được. Nhưng khi địt tâm mày không được phóng giật, tâm trí phải an trú trong cái việc địt nhau, lấy con cu , cái Lol làm đề mục. Việc hoàn toàn trú tâm trong lúc đệt nhau cũng có thể coi là thiền, địt nhau cũng sinh ra Định, nhưng là tà định :))))) VIệc định đó sẽ giùm mày tăng trưởng dục lạc mỗi ngày một vui thú hơn :))))
tao gọi nó là THiền ngoại đạo :)))))
 
BẢN CHẤT THIỀN PHẬT GIÁO GÌ ? DƯỚI ÁNH SÁNG VI DIỆU PHÁP

Người hỏi: Điều này khiến chúng con mông lung. Con muốn biết khái niệm về “thiền” là như thế nào, chúng con mỗi người có hiểu biết về thiền khác nhau, riêng con thiền có nghĩa là ghi nhận những gì đang diễn ra trong thực tại này. Nhiều vị thiền sư cũng hướng dẫn cho chúng con về vấn đề này như những gì mà con đang cảm nhận.

Ví dụ: khái niệm thiền của Bà có thể là ngồi một tư thế, quan sát một đối tượng hoặc theo một phương pháp cụ thể nào đó. Con muốn biết chính xác khái niệm thiền của Bà?


A:
Hiện giờ các thực tại đang sinh và diệt, cái gì có thể mang tới sự xuyên thấu tính sinh và diệt của các thực tại ấy đây, sự xả ly hay dính mắc? Khi có ý niệm về “thiền” thì ở đó là sự xả ly hay dính mắc? Khi được nghe Giáo lý, chúng ta hiểu được rằng, cái có thể liễu ngộ được sự sinh và diệt của các pháp là một mức độ trí tuệ rất cao, vì thế cũng hiểu rằng không có con đường nào khác ngoài hiểu Giáo lý, hiểu về khoảnh khắc hiện giờ, cho tới mức độ của saccañāṇa. Vậy chỉ nghe Giáo Pháp thôi thì chưa đủ, mà cần phải đến mức độ của saccañāṇa, niềm tin vững vàng kiên cố rằng, pháp ở ngay khoảnh khắc này có thể được hiểu. Cần bao nhiêu thời gian cho các vị Thanh văn đệ tử của đức Phật tích lũy trí tuệ để có thể giác ngộ?

S: Khi nói về cái xảy ra trong khoảnh khắc hiện tại, ta cần rất chi tiết. Chẳng hạn ai đó có thể nghĩ rằng cầm một cái ly hay ghi chép là cái đang xảy ra tại khoảnh khắc hiện giờ. Hoặc ăn uống, vận y phục, quàng khăn là cái đang xảy ra tại khoảnh khắc hiện giờ. Nhưng đó là cách hiểu thông thường về cái đang diễn ra hiện giờ, là loại nhận biết mà bất cứ ai, kể cả người chưa từng nghe Giáo Lý của đức Phật có thể có. Chẳng hạn, đứa trẻ có thể hay biết khi đang quàng khăn. Chính vì vậy, chúng ta cần phải đi vào chi tiết, bởi vì cái thực sự xảy ra ở khoảnh khắc này chỉ là cái thấy kinh nghiệm đối tượng thị giác, là cái nghe nhận biết âm thanh, là suy nghĩ v.v…

Về mặt chân đế, không có ly, không có khăn. Không có thân từ đầu đến chân, không có oai nghi, không có tự ngã nào cả. Chỉ có các tâm, tâm sở và sắc sinh khởi do duyên ở khoảnh khắc này. Như vậy, nếu trí tuệ sinh khởi ở khoảnh khắc này, nó phải hiểu về thực tại đang xuất hiện. Chính vì lẽ đó, chúng ta nói rất nhiều về cái thấy, về đối tượng thị giác, về cái nghe và âm thanh, về sự xúc chạm, v.v… Bởi vì nếu không, chúng ta sẽ không bao giờ dứt bỏ được những ý niệm về ngã, về những con người hay những đồ vật xung quanh mình. Bất kể chúng ta gọi thuật ngữ mô tả tiến trình phát triển hiểu biết đó là gì thì ngôn từ không quan trọng, cái quan trọng là cái hiểu đúng về nó, đó là sự phát triển hiểu biết về các pháp chân đế sinh khởi trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta.

Một cách chân thật, hiện giờ mọi người đang không có trí tuệ để kinh nghiệm được sự sinh và diệt của các thực tại. Sự thật đó đang không được chứng nghiệm một cách thực sự, nhưng khi có hiểu biết nhiều hơn thì hiểu biết đó được phát triển và sẽ không có gì có thể ngăn cản được sự chứng nghiệm trực tiếp bản chất của thực tại.

Người hỏi: Con khởi đầu từ một thiền sinh, xuyên suốt quá trình thực hành của mình để phát triển hiểu biết. Nhiều lúc con đánh giá những cái của mình là sai, nhưng xuyên suốt thời gian, những cái được tiếp nhận từ người khác hay từ sự thực hành, kể cả hiểu biết lệch lạc, là những yếu tố không thể thiếu để có được sự hiểu biết đúng đắn. Con nghĩ mình không nên trốn tránh hay sợ hãi bất kỳ hiểu biết sai lầm nào cả, mà chỉ lấy nó làm nền tảng, như vậy đúng không ạ?

S: Chúng ta cần phải rất rõ ràng về đâu là nhân và đâu là quả. Những sự dính mắc hiện giờ như dính mắc vào cảnh sắc hay âm thanh, sẽ làm duyên thêm cho dính mắc. Nếu hiện giờ có sân thì sẽ dẫn đến thêm sân nữa. Nếu có hiểu biết đúng hiện giờ sẽ dẫn đến thêm hiểu biết đúng. Tất cả đều được tích lũy. Nếu có tà kiến hiện giờ, nó cũng sẽ được tích lũy, và đây là loại phiền não nguy hiểm nhất trong các loại phiền não, vì nó sẽ khiến cho người ta xa rời con đường đúng. Chúng ta có thể có cảm tưởng rằng nhờ cái hiểu sai đã có trước đây mà giờ mình có thể tới đây và nghe được lời giảng về Chánh Pháp.

Tuy nhiên, nếu không có một mức độ suy xét đúng nhất định đã từng có được, thì chắc chắn không thể có cái hiểu về những gì đã được thuyết giảng. Dù ở nơi đây hay ở một trường thiền hay bất cứ nơi nào, luôn luôn xen kẽ những khoảnh khắc khác nhau. Khoảnh khắc của tà kiến là khoảnh khắc của tà kiến, khoảnh khắc của thiện và bất thiện là những khoảnh khắc riêng rẽ không trộn lẫn.

A: Thiền có phải là cuộc sống hàng ngày không?

Người hỏi: Chắc chắn là thế ạ.

S: Đó là cuộc sống hàng ngày một cách tự nhiên ư?

Người hỏi: Vâng ạ

A: Chẳng hạn, hiện giờ đang có các thực tại, đó có phải là thiền không?

Người hỏi: Việc ghi nhận thực tại đó là thiền, kèm theo cả hiểu biết đúng đắn.

A:
Sự ghi nhận về thực tại trong khoảnh khắc này với hiểu biết đúng được thực hiện bởi ai đó, hay chỉ bởi chánh niệm sinh khởi do duyên? Cái hiểu về chánh niệm ở khoảnh khắc ấy là gì, khi luôn có ý niệm “tôi thiền”, “tôi ghi nhận”?

Người hỏi: Sati chỉ sinh khởi do duyên, không tự nhiên mà có.

A: Chánh niệm sinh khởi do duyên, đúng vậy. Hiện giờ nó có thể sinh khởi do duyên không? Ở khoảnh khắc chánh niệm sinh khởi do duyên, ta có gọi đó là “thiền” không? Khi thực sự hiểu rằng nó sinh khởi do duyên, sẽ không thể có ý niệm “tôi thiền”, hay “tôi sẽ thiền”. Khi có ý nghĩ như vậy thì bản thân ý nghĩ đó cũng là do duyên sinh, nhưng đó là cái hiểu sai. Không có hiểu biết đúng về saccañāṇa, kiccañāṇa và katañāṇa.

Người hỏi:
Như bà nói, có nghĩa giống như khi mình uống nước trực tiếp thì không bao giờ mình nghĩ đến khái niệm uống nước đó?

S: Chúng tôi không có ý nói như thế. Khi có hiểu biết đúng về các thực tại, thì điều đó không có nghĩa rằng không còn có sự nhận biết về khái niệm về những thứ đang diễn ra, đức Phật uống nước và Ngài vẫn biết là Ngài đang uống nước nhưng không có cái hiểu sai về khoảnh khắc đó.
 
Cụ cho em hỏi cách thở ra vào nên theo miệng mũi hay chỉ mũi thôi , nhiều lúc nhập tâm quá em lại chuyển sang chỉ thở bằng mũi, nhiều lúc cảm giác còn như đang không thở, thế ngược với cách cụ nói là định tâm vào hơi thở thì có làm sao không ?
 
Cụ cho em hỏi cách thở ra vào nên theo miệng mũi hay chỉ mũi thôi , nhiều lúc nhập tâm quá em lại chuyển sang chỉ thở bằng mũi, nhiều lúc cảm giác còn như đang không thở, thế ngược với cách cụ nói là định tâm vào hơi thở thì có làm sao không ?
Đừng cố gắng điều khiển hơi thở, đừng cố gắng cho hơi thở theo ý mình.
Không cho nó nhẹ hơn, mạnh hơn. Chỉ tập trung theo dõi hơi thở thôi.
Cái gì cũng vậy có vào là sẽ có ra. Cứ theo dõi tiếp và chú tâm hơn.

Đến một lúc bạn không còn thấy cái một "Cái Tôi" hay "TÔI" thở mà đơn giản chỉ là biết hơi thở thôi.
Chỉ là tâm thức (danh pháp) biết hơi thở ra vào ( sắc pháp).
Từ đó sẽ thấy rõ ràng mọi thứ là các duyên (điều kiện) hay các pháp vận hành.

Đúng là hơi thở sau khi theo dõi 1 thời gian nó sẽ tự nhẹ lại và gọi là vi tế.
Lúc đó mình sẽ cố gắng quan sát kĩ hơn, thiết lập niệm vững hơn.
Từ từ bạn sẽ nhận ra hơi thở.

Đừng có sợ vì không thấy hơi thở vì đâu có ai không thở mà sống được.
Vì tâm bạn lúc đó trở nên thanh tịnh hơn, an tĩnh hơn nên lúc đó hơi thở vi tế hơn.
Không sao đâu và đó là sự tiến bộ, hay cố gắng phát triển thêm 🙏
 
Đừng cố gắng điều khiển hơi thở, đừng cố gắng cho hơi thở theo ý mình.
Không cho nó nhẹ hơn, mạnh hơn. Chỉ tập trung theo dõi hơi thở thôi.
Cái gì cũng vậy có vào là sẽ có ra. Cứ theo dõi tiếp và chú tâm hơn.

Đến một lúc bạn không còn thấy cái một "Cái Tôi" hay "TÔI" thở mà đơn giản chỉ là biết hơi thở thôi.
Chỉ là tâm thức (danh pháp) biết hơi thở ra vào ( sắc pháp).
Từ đó sẽ thấy rõ ràng mọi thứ là các duyên (điều kiện) hay các pháp vận hành.

Đúng là hơi thở sau khi theo dõi 1 thời gian nó sẽ tự nhẹ lại và gọi là vi tế.
Lúc đó mình sẽ cố gắng quan sát kĩ hơn, thiết lập niệm vững hơn.
Từ từ bạn sẽ nhận ra hơi thở.

Đừng có sợ vì không thấy hơi thở vì đâu có ai không thở mà sống được.
Vì tâm bạn lúc đó trở nên thanh tịnh hơn, an tĩnh hơn nên lúc đó hơi thở vi tế hơn.
Không sao đâu và đó là sự tiến bộ, hay cố gắng phát triển thêm 🙏
Rồi cái tâm dần hiển lộ ra. Nhưng dễ bị đánh lừa bởi còn 1 cái tâm nữa đang quan sát cái tâm quan sát đó. Còn vi tế hơn. Chặng đường đó trông mà dài đằng đẵng.:))
 
Rồi cái tâm dần hiển lộ ra. Nhưng dễ bị đánh lừa bởi còn 1 cái tâm nữa đang quan sát cái tâm quan sát đó. Còn vi tế hơn. Chặng đường đó trông mà dài đằng đẵng.:))
Sẽ có tợ tướng, nếu định mạnh. Lúc đó là tiến bộ rất nhiều rồi.
Bắc Truyền có câu Phật nào Ma nấy mà. Nhưng không sao nếu như lý tác ý đúng đắn thì sẽ đi xa 🙏
 
Cụ cho em hỏi cách thở ra vào nên theo miệng mũi hay chỉ mũi thôi , nhiều lúc nhập tâm quá em lại chuyển sang chỉ thở bằng mũi, nhiều lúc cảm giác còn như đang không thở, thế ngược với cách cụ nói là định tâm vào hơi thở thì có làm sao không ?
Nếu trú tâm vào cột hơi thở thì đó là thiền định. Quan sát cảm giác cảm nhận cả cảm giác nóng lạnh lúc thở ra vào điểm đầu mũi để định tâm. Đó là thiền quán. Còn thở bằng gì chỉ là đề mục. Phải làm đúng phương pháp, tránh nhầm lẫn.
 
Sửa lần cuối:
Nếu chú tâm vào cột hơi thở thì đó là thiền định. Quan sát cảm giác cảm nhận cả cảm giác nóng lạnh lúc thở ra điểm đầu mũi. Đó là thiền quán. Còn thở bằng gì chỉ là đề mục. Phải làm đúng phương pháp, tránh nhầm lẫn.
Thực ra phật giáo sơ kì (Early Buddhism) không có áp đặc một lộ trình cụ thể.
Có thể cái trước cái sau hoặc cả 2 cùng lúc.
Nhưng chia ra vậy dễ thực hành. Hơi thở là một đề mục chỉ quán song tu đó.
Nếu bạn đó chỉ tập trung hơi thở thì khả năng chứng định cũng rất tốt.
Còn không chứng thì lấy cái định mạnh đó để quán vipassana trong các hoạt động sinh hoạt thường ngày cũng chả sao cả.
 
Thực ra phật giáo sơ kì (Early Buddhism) không có áp đặc một lộ trình cụ thể.
Có thể cái trước cái sau hoặc cả 2 cùng lúc.
Nhưng chia ra vậy dễ thực hành. Hơi thở là một đề mục chỉ quán song tu đó.
Nếu bạn đó chỉ tập trung hơi thở thì khả năng chứng định cũng rất tốt.
Còn không chứng thì lấy cái định mạnh đó để quán vipassana trong các hoạt động sinh hoạt thường ngày cũng chả sao cả.
Cũng tùy duyên mỗi ng. Có ng song tu, có ng chỉ quán rõ rệt. T thì nghiên cứu, thực hành cả hải riêng biệt. Cho hỏi chỉ quán song tu như mày nói hình dung thế nào
 
Cũng tùy duyên mỗi ng. Có ng song tu, có ng chỉ quán rõ rệt. T thì nghiên cứu, thực hành cả hải riêng biệt. Cho hỏi chỉ quán song tu như mày nói hình dung thế nào
Tùy đề mục mày, như hơi thở bản thân nó là đề mục chỉ quán song tu.
Hơi thở m phải dùng Niệm để ghi nhận và dùng Định để duy trì.
Nếu m thuần Quán thì thay vì hơi thở m ghi nhận thêm tùm lum feelings của Sắc Pháp.
Còn thuần Chỉ thì m chỉ trú vào hơi thở thôi kệ bọn kia.

Tuy nói là vậy nhưng mà Định và Niệm m cùng tiến bộ khi tu hơi thở.
Như Đức Phật là dùng Tứ Thiền Hơi Thở làm nền tảng Định Học để quán 12 Nhân Duyên phát triển Tuệ Học.
 
Cụ cho em hỏi cách thở ra vào nên theo miệng mũi hay chỉ mũi thôi , nhiều lúc nhập tâm quá em lại chuyển sang chỉ thở bằng mũi, nhiều lúc cảm giác còn như đang không thở, thế ngược với cách cụ nói là định tâm vào hơi thở thì có làm sao không ?

Kinh nghiệm đi rừng thiền của tui là thở hoàn toàn bằng mũi. Chú tâm đầu mũi, tâm đi theo hơi thở, trôi vào dạt ra như quả lắc. Khởi vọng niệm thì kệ nó, cứ cột tâm vào hơi thở, ra vào theo nó.
 
Kinh nghiệm đi rừng thiền của tui là thở hoàn toàn bằng mũi. Chú tâm đầu mũi, tâm đi theo hơi thở, trôi vào dạt ra như quả lắc. Khởi vọng niệm thì kệ nó, cứ cột tâm vào hơi thở, ra vào theo nó.
Ông đi rừng thiền rồi hả. Tui toàn thiền ở nhà, đi khóa thiền viện 3 ngày 1 lần chứ ít có cơ hội gia trì từ đại chúng như vậy.
 
Ông đi rừng thiền rồi hả. Tui toàn thiền ở nhà, đi khóa thiền viện 3 ngày 1 lần chứ ít có cơ hội gia trì từ đại chúng như vậy.

Tui từng đi rừng thiền ở Thái, ở Miến. Ở Miến thì có chỗ thầy Pa Auk cũng tương đối. Ở Thái tui đi qua chỗ của thầy Chah, chỗ Suan Mokh của thầy Buddhadasa.

Ông ở nhà thì tui nghĩ giữ bắt đầu bằng 8 giới (5 giới cơ bản + ngừng nghe nhạc/phim + nằm đệm thấp + ăn 1 lần trong ngày). Tui cũng khuyến khích ăn chay trong giai đoạn tu thiền (thành bại ở đây lớn lắm, không nên coi thường nó). Thịt động vật làm hóc môn trồi sụt, rất khó kiểm soát tâm. Việc chấm dứt nhạc nhẽo, phim ảnh cũng giúp thu thúc giác quan, giúp tiến vào định nhanh hơn.

Tất cả rừng thiền tui đi qua, đều lấy 8 giới làm cơ bản, thiền sinh quen rồi thì vào định rất dễ. Cần nói thêm luôn, có cái này không có trong giới luật, nhưng cũng là kinh nghiệm thiền. Hãy ngủ đủ (không ngủ nhiều, cũng đừng ngủ ít). Sinh hoạt rừng thiền đều bắt đầu vào 4 giờ sáng, bất kể thiền sinh hay tu sĩ, kết thúc vào 9 giờ tối.
 
Top