Lịch sử Việt Nam – Truyện mấy ông tướng thời cổ ở VN

congarung1988

Thích phó đà
Lý thường Kiệt

Ông người họ Lý, tên thường Kiệt. tuy nhiên đây là tên vua ban, không phải tên thật. Thánh Tông thấy ông tướng mạo đẹp khác lạ, bèn cho ông vạn tiền, bắt ông tự thiến nhập vào cung. Có thuyết nói ông họ Quách, tuy nhiên đa số nói ông họ gốc là họ Ngô – dòng dõi Ngô Quyền
Ông tham gia đánh Tống thì mọi người đều đã biết, Google và sách GK lịch sử đều có chép. Có 1 chi tiết – Ông là người duy nhất trong lịch sử VN từng đem quân đánh sang Ung, Liêm…Bắt mấy vạn người Tống mang về. Các võ tướng uy dũng sau này như Trần Quốc Tuấn, Nguyễn Huệ đều chưa từng chiếm được 1 tấc đất nào hay vào đem quân vào đất TQ. Đây là giai đoạn Đại Việt hào hùng nhất, vẻ vang nhất, khiến người Tống khiếp sợ
Về mặt phía nam, ông mấy lần đánh Chiêm – như lần cùng Thánh Tông năm 1072. Nhiều lần đem quân đánh Nghệ An, Thanh Hóa, Tây Bắc….
Duy chỉ có việc ông cùng bà Ỷ Lan đồng mưu giết thái hậu Thượng Dương là chỗ kém. Vì việc này mà Nhân Tông bị đời sau chê trách. Nhưng trong Chính trị không thể nói không có quyền biến được.

Trần Tự Khánh

Nhà Trần thay nhà Lý là một giai đoạn lịch sử vô cùng biến động. Cao Tông ăn chơi đàng điếm, đất nước đại suy, loạn khắp nơi. Nhưng đỉnh điểm là loạn Quách Bốc. Phạm Du lập mưu giết hoạn quan Phạm Bỉnh Di, Quách Bốc đem quân vào kinh đô đốt cung vua, đem long bào bọc thây Bỉnh Di. Theo tao, đây là mốc thời điểm nhà Lý mất khả năng kiểm soát đất nước.
Việt Nam thời Lý thực sự vẫn chưa có một chế độ Quân chủ Chuyên chế đúng nghĩa khi các thế lực Hào tộc còn rất mạnh. Họ chỉ thần phục trên danh nghĩa, còn vẫn tự quản chế địa hạt, khi trung ương yếu đi, họ bắt đầu tác oai tác phúc. Điều này không xảy ra dưới thời Trần về sau.
Lúc ấy mạnh nhất là 3 họ - Đoàn, Nguyễn và Trần nổi lên là các lực lượng làm chủ 3 vùng đất chiến lược quanh kinh đô – Hải Dương, Bắc Giang và Nam Định. Huệ Tông sau này – lúc đó còn làm thái tử lấy Trần thị con của Trần Lý – việc này khiến cho 1 người ra mặt – đó là Trần Tự Khánh
Nếu như Trần Thủ Độ được mọi người biết đến vì ép Chiêu Hoàng nhường ngôi cho Cảnh, giết Huệ Tông và hơn 200 thành viên Hoàng tộc nhà Lý thì người gây dựng sự nghiệp cho nhà Trần để Thủ Độ có cơ sở cướp ngôi chính là Tự Khánh. Tự Khánh diệt họ Đoàn ở Hải Dương, đánh họ Hà ở Quy Hóa, họ Đỗ ở Cam Giá. Sau đó đón Huệ Tông từ Lạng Châu về. Kiểm soát triều đình, mượn danh thiên tử mà hiếp chư hầu. Có thể nói Tự Khánh chính là Tào Tháo của Việt Nam còn Thủ Độ làm việc của Tào Phi.
Tự Khánh chết lúc còn chưa kịp thấy nhà Trần thay ngôi nhà Lý tuy nhiên công lao của ông rõ ràng là lớn nhất. Cảnh lên ngôi phong cho Tự Khánh làm Kiến Quốc đại vương – cho thấy công của ông ntn.

Trần Nguyên Hãn và Phạm Văn Xảo

Nguyên Hãn là người miền Vĩnh Phúc – dòng dõi tư đồ Trần Nguyên Đán. Ông cũng là anh họ của Nguyễn Trãi. Theo Lê Lợi từ ngày đầu. Phạm Văn Xảo người miền Thăng Long. Cả 2 đều là các tướng lĩnh hàng đầu của họ Lê
Nguyên Hãn là dũng tướng lại mưu trí, ông tham gia chiếm Thuận Hóa ở phía Nam, ra bắc đánh Xương Giang, bao vây Đông Quan. Sau lại tham gia phá đường Quân lương của Liễu Thăng. Lúc ở Hội thề Đông Quan, tên ông chỉ dưới tên của Lợi. Năm 1424 là tư đồ, 1426 là Thái úy – thuộc hàng đầu triều. Năm 1428 nhà Lê được lập, Nguyên Hãn xin về trí sĩ
Văn Xảo tham gia đánh Vương An Lão ở mạn Tây bắc, kìm chân Mộc Thạch từ Vân Nam kéo sang, sau khi Thăng thua, đêm quân truy kích quân Mộc Thạch. Có thể nói Văn Xảo là người khống chế mạn Tây Bắc – 1 trong 2 con đường của người Minh sang VN. Xảo được xếp hàng thứ 3 trong các công thần, cũng được phong làm Thái úy.
Cả 2 giống nhau là đều chết không toàn mạng
Nguyên Hãn có lần nói nhỏ với Trãi là vua có tướng Câu Tiễn, nên mới không dự vào triều chính, xin về quê ở ẩn. Thế mà sau Lợi vẫn bắt Nguyên Hãn về, ông biết k thoát được cái chết nên đâm đầu xuống sông tự tử
Văn Xảo thì bị người khác vu oan, mới được 3 năm thì bị giết, dòng tộc bị giết, tài sản bị tịch thu
Vì sao cả 2 bị giết?
Có người nói Văn Xảo tham gia đồng mưu với Đèo Cát Hãn? Rất lố bịch, Văn Xảo sao có thể đồng mưu một tên tù trưởng nhỏ bé ở xứ xa xôi được. Nguyên Hãn thì bị nói là xây phủ đệ to lớn, cất giấu binh khí mà bị đồ là có mưu làm việc thoán nghịch. Toàn những chuyện vẽ rắn thêm chân
Có người bảo Văn Xảo và Nguyên Hãn tham gia ủng lập Tư Tề mà không phò cho Nguyên Long nên bị phe cánh của Nguyên Long là Lê Sát, Lê Ngân hãm hại. Theo tao cũng không phải – Ngân, Sát sao dám làm việc ấy nếu không có Lợi bật đèn.
Mọi việc chung quy đều ở Lê Lợi hết
Trước tiên là việc Lợi có tướng Câu Tiễn. Tao đọc truyện về Lê Lợi mà sao thấy Lợi giống Chu Nguyên Chương đến lạ. Chương giành ngôi cũng đi đồ sát công thần (Lý Thiện Trường, Hồ Duy Dung, Lam Ngọc…) lên đến 3-4 vạn người bị giết. Chương còn bảo con trai là que này nhiều gai sắc, để ta vót hết cho.
Lợi cũng thế. Đại Việt thông sử chép “Thái Tổ tuổi già, lắm bệnh, sợ ngày sau chúa nhỏ (thái tử Nguyên Long mới lên 8) cầm quyền, các đại thần như Văn Xảo và Trần Nguyên Hãn "sẽ có chí khác”. Lợi cũng chỉ là giúp Nguyên Long vót hết gai nhọn.
Nhưng còn một việc nữa, theo tao là quan trọng hơn – Lợi là người thuộc tập đoàn Thanh Hóa, tất cả những người Lợi tin chỉ có người họ Lê hay người Thanh Hóa thôi. Văn Xảo, Nguyên Hãn là người thuộc tập đoàn Trung Châu Bắc Bộ. Cơ bản Lợi k có niềm tin. Hơn nữa Nguyên Hãn là con cháu của chế độ cũ (Trần triều) để lại. Càng có lý do để Lợi tìm cách giết hại. Sau này các quan lại cấp cao của Lê triều (rồi Trịnh Lê) đều là người miền Thanh Nghệ. Sĩ phu Bắc Hà tuy quan to nhưng cũng k nắm đại quyền. Quân Tam phủ của làm loạn đưa Trịnh Tông lên ngôi cũng là người Thanh Nghệ, k có người Bắc tham gia.


CK7UTE.jpg
 
Hoàng Ngũ Phúc
Đây có lẽ là một vị tướng đặc biệt bởi ảnh hưởng đến một giai đoạn lịch sử cũng đặc biệt không kém
Sau năm 1627, chúa Nguyễn chính thức tách ra khỏi miền Bắc của vua Lê chúa Trịnh, tạo ra nền chính trị đặc biệt của riêng Đàng Trong. 7 lần đánh nhau từ 1627-1672 mà đa phần là chiến thắng giành cho chúa Nguyễn. Nhưng Nguyễn thắng vì địa thế hiểm trở, thủy quân bắc k mạnh nhưng lại k có đủ lực để bắc tiến. Trịnh thua dù đông quân mà k có tướng tài, nhưng vẫn kiểm soát vùng đất rộng hơn, giàu có hơn. Suốt hơn 100 năm 2 bên hưu chiến, chúa Trịnh và chúa Nguyễn thực tế là những ông vua con của đất nước, vua Lê chỉ là bù nhìn k hơn. Chúa Nguyễn trên danh nghĩa vẫn là thần tử của nhà Lê.

Hoàng Ngũ Phúc là người Tày quê ở Bắc Giang, là hoạn quan. Năm 1743, ông dâng binh pháp cho chúa Trịnh Doanh. Doanh biết ông có tài, cử ông làm tướng. Ông lần lượt tham gia đánh Quận He Nguyễn Hữu Cầu, tàn dư nhà Mạc rồi Nguyễn Danh Phương. Có thể nói trong giai đoạn bất ổn của giữa thế kỷ 18, ông là công thần số 1 trong việc giữ yên xã tắc của họ Trịnh

Năm 1774, nhân họ Nguyễn loạn do việc 3 ae Nhạc, Huệ, Lữ nổi dậy, Phúc đem quân vào miền Nam. Nếu như k có việc Phúc đem quân vào miền nam chiếm được Phú Xuân thì k có việc Nhạc, Huệ dễ dàng đánh bại đc chúa Nguyễn. Phúc ốm chết dọc đường về bắc, quân Trịnh dần cũng rút hết. Quân Trịnh về, bỏ lại khoảng trống mênh mông cho quân Tây Sơn dễ dàng chiếm được vùng đất từ Phú Xuân vào nam. Có thể nói Phúc làm mà Tây Sơn được hưởng

Nguyễn Hữu Dật

Dật là người Thăng Long, con cháu Nguyễn Trãi. Từ sớm, Dật đã theo cha vào nam với Nguyễn Hoàng. Năm 1627, Trịnh Tráng đem quân vượt sông đánh chúa Nguyễn - khởi đầu cho chiến tranh Trịnh Nguyễn. Dật là chủ tướng đánh nhau với cả 7 lần với quân Trịnh. Dật đa mưu túc trí, so với tướng họ Trịnh thì Dật hơn hẳn. Hơn nữa, Dật cầm quân lâu ngày, dẫu bị dèm vẫn không bị hại, có thể nói là cơ mưu hơn người. Nhờ Dật mà mấy lần quân Trịnh nam tiến đều thất bại. Thậm chí có lần Dật dẫn quân bắc tiến, chiếm đc 7 huyện của Nghệ An. Sau quân Trịnh có thế tử Trịnh Căn làm tướng mới đối trận được với Dật.

Nếu được xếp hạng, có lẽ Phúc và Dật đều đáng xếp vào danh tướng. Nhưng vì chiến tích chỉ tập trung quanh mấy cuộc nội chiến mà ít thấy đường phố có tên 2 ông ở VN
 
Sửa lần cuối:
Tao nhìn nhận vấn đề theo kiểu trung lập.
Xưa giờ do giáo dục ở nhà trường và sách vở thì các ông như Lý Thường Kiệt, Lê Lợi, Quang Trung... đều được coi là chính trực tài giỏi... đại loại là phe Tốt. Còn như Nguyễn Ánh, Khải Định... thì là phe Xấu.
Tuy vậy đánh giá 1 con ng thì rõ ràng ai cũng có tốt xấu, hoàn thiện đã thành Phật chứ chả làm người.
Do vậy những cái "tốt" "xấu" ấy là do người đời chủ quan đánh giá và truyền miệng nhau.
Đã làm vua làm tướng tức là mỗi quyết định đưa ra sẽ tác động đến nhiều người. Sức ảnh hưởng càng lớn tác động càng nhiều.
Tại sao khi xưa cha ông mình đi đánh Chămpa, Chiêm Thành... thì sử ghi là mở mang bờ cõi. Còn Tàu nó đánh mình thì gọi là xâm lược? Bản chất như nhau, đều là các thế lực phong kiến đấu đá nhau mà.
Cái đó là do người viết sử là ai, ở đâu. Ăn cây nào rào cây đó. Vì vậy con của một quan tham dù có biết bố mình ko phải nhưng cũng sẽ đấu tranh tới cùng nếu ai đó chỉ trích bố mình!
Ấy là tao sơ qua ví dụ vậy.
Còn thằng thớt có nguồn sử liệu chuẩn xác thì cứ sưu tập cho lên các trang web để con cháu đời sau tìm hiểu. Tao cần chuẩn chứ ko cần chính thống. Vì chính thống chưa chắc là chuẩn.
Con tao sau này tao sẽ cho nó tiếp cận đa chiều thì nó mới thích sử đc. Chứ từ đời mình mà ra. Đi học toàn bị nhồi nhét. Toàn quân địch thua, thiệt hại này nọ mà quân ta chả ghi nhận thua thiệt gì. Bắt học thuộc mốc thời gian này, nhân vật lịch sử kia trong khi tao dốt nhớ số liệu cực kì. Thành ra học sinh tự sinh ra bất mãn ghét sử. Chứ còn để bọn học sinh tự tìm hiểu thì lại ham kém gì truyện cổ tích, truyện tranh đâu.
 
Tao nhìn nhận vấn đề theo kiểu trung lập.
Xưa giờ do giáo dục ở nhà trường và sách vở thì các ông như Lý Thường Kiệt, Lê Lợi, Quang Trung... đều được coi là chính trực tài giỏi... đại loại là phe Tốt. Còn như Nguyễn Ánh, Khải Định... thì là phe Xấu.
Tuy vậy đánh giá 1 con ng thì rõ ràng ai cũng có tốt xấu, hoàn thiện đã thành Phật chứ chả làm người.
Do vậy những cái "tốt" "xấu" ấy là do người đời chủ quan đánh giá và truyền miệng nhau.
Đã làm vua làm tướng tức là mỗi quyết định đưa ra sẽ tác động đến nhiều người. Sức ảnh hưởng càng lớn tác động càng nhiều.
Tại sao khi xưa cha ông mình đi đánh Chămpa, Chiêm Thành... thì sử ghi là mở mang bờ cõi. Còn Tàu nó đánh mình thì gọi là xâm lược? Bản chất như nhau, đều là các thế lực phong kiến đấu đá nhau mà.
Cái đó là do người viết sử là ai, ở đâu. Ăn cây nào rào cây đó. Vì vậy con của một quan tham dù có biết bố mình ko phải nhưng cũng sẽ đấu tranh tới cùng nếu ai đó chỉ trích bố mình!
Ấy là tao sơ qua ví dụ vậy.
Còn thằng thớt có nguồn sử liệu chuẩn xác thì cứ sưu tập cho lên các trang web để con cháu đời sau tìm hiểu. Tao cần chuẩn chứ ko cần chính thống. Vì chính thống chưa chắc là chuẩn.
Con tao sau này tao sẽ cho nó tiếp cận đa chiều thì nó mới thích sử đc. Chứ từ đời mình mà ra. Đi học toàn bị nhồi nhét. Toàn quân địch thua, thiệt hại này nọ mà quân ta chả ghi nhận thua thiệt gì. Bắt học thuộc mốc thời gian này, nhân vật lịch sử kia trong khi tao dốt nhớ số liệu cực kì. Thành ra học sinh tự sinh ra bất mãn ghét sử. Chứ còn để bọn học sinh tự tìm hiểu thì lại ham kém gì truyện cổ tích, truyện tranh đâu.
Kẻ chiến thắng được phép chép sử theo ý mình. Nhưng lịch sử thì là sự thật, chỉ có cái đúng hay sai thôi
 
Các hạ quá khen. Hnay T7 Tết Covid đang rảnh vkl
T khen thật,mấy bài về lịch sử của mày t đọc hết,t cũng thích sử cũng thi thoảng xem hay đọc nhưng hay quên,ở trên này thấy mày với nhiều thằng phân tích thêm những yếu tố xung quanh mấy nhân vật hay các triều đại hay phết,ngày trước t toàn xem mấy cái tin chính thống nói chung chung quá
 
T khen thật,mấy bài về lịch sử của mày t đọc hết,t cũng thích sử cũng thi thoảng xem hay đọc nhưng hay quên,ở trên này thấy mày với nhiều thằng phân tích thêm những yếu tố xung quanh mấy nhân vật hay các triều đại hay phết,ngày trước t toàn xem mấy cái tin chính thống nói chung chung quá
Tao khuyến khích mày đọc Wikipedia. Trên đó nội dung rất phong phú, đầy đủ. Đặc biệt các bài viết về thời cổ đại ít bị ảnh hưởng của quan điểm chính trị. Tuy nhiên nên có đối chứng. Bây giờ trên mạng cũng đủ hết - Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, Đại Việt sử lược, Khâm định Việt sử thông giám cương mục...
 
Theo nhận định của m thì đệ nhất danh tướng của VN là ai ?
 
Theo nhận định của m thì đệ nhất danh tướng của VN là ai ?
Hơi khó nói vì nhiều điều kiện khác hẳn nhau. Có vài người rất giỏi - Đinh Tiên Hoàng, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Quang Trung. Cá nhân tao đánh giá Trần Hưng Đạo cao nhất. Quang Trung và Lý thường Kiệt từng đánh nhau với 30 vạn quân TQ nhưng quy mô 45-50 vạn mà là 2 lần thì chưa. Lại như lần chống Nguyên Mông thứ 2 kẹp giữa thế gọng kiềm từ Champa đánh ra, Vân Nam đánh sang, Quảng Tây đánh xuống. Mà vẫn thắng lợi thì quả thật là Quang Trung và Lý Thường Kiệt k bằng được
 
Có vụ Lý Thường Kiệt tàn sát 2 vạn dân thành Ung Châu để làm dịu lòng quân nữa. T thì ít để ý các tướng mà hay để ý quan văn hơn. Một trong những nhà ngoại giao đại tài mà t thích là cụ Trần Nhật Duật :))
 
Hơi khó nói vì nhiều điều kiện khác hẳn nhau. Có vài người rất giỏi - Đinh Tiên Hoàng, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Quang Trung. Cá nhân tao đánh giá Trần Hưng Đạo cao nhất. Quang Trung và Lý thường Kiệt từng đánh nhau với 30 vạn quân TQ nhưng quy mô 45-50 vạn mà là 2 lần thì chưa. Lại như lần chống Nguyên Mông thứ 2 kẹp giữa thế gọng kiềm từ Champa đánh ra, Vân Nam đánh sang, Quảng Tây đánh xuống. Mà vẫn thắng lợi thì quả thật là Quang Trung và Lý Thường Kiệt k bằng được
Tao cùng suy nghĩ, Trần Hưng Đạo chiến với bọn Nguyên Mông lúc đó đang thịnh. Còn lại đa phần là các cuộc chiến khác bọn phương bắc đang ở thế suy.
 
Tao nhìn nhận vấn đề theo kiểu trung lập.
Xưa giờ do giáo dục ở nhà trường và sách vở thì các ông như Lý Thường Kiệt, Lê Lợi, Quang Trung... đều được coi là chính trực tài giỏi... đại loại là phe Tốt. Còn như Nguyễn Ánh, Khải Định... thì là phe Xấu.
Tuy vậy đánh giá 1 con ng thì rõ ràng ai cũng có tốt xấu, hoàn thiện đã thành Phật chứ chả làm người.
Do vậy những cái "tốt" "xấu" ấy là do người đời chủ quan đánh giá và truyền miệng nhau.
Đã làm vua làm tướng tức là mỗi quyết định đưa ra sẽ tác động đến nhiều người. Sức ảnh hưởng càng lớn tác động càng nhiều.
Tại sao khi xưa cha ông mình đi đánh Chămpa, Chiêm Thành... thì sử ghi là mở mang bờ cõi. Còn Tàu nó đánh mình thì gọi là xâm lược? Bản chất như nhau, đều là các thế lực phong kiến đấu đá nhau mà.
Cái đó là do người viết sử là ai, ở đâu. Ăn cây nào rào cây đó. Vì vậy con của một quan tham dù có biết bố mình ko phải nhưng cũng sẽ đấu tranh tới cùng nếu ai đó chỉ trích bố mình!
Ấy là tao sơ qua ví dụ vậy.
Còn thằng thớt có nguồn sử liệu chuẩn xác thì cứ sưu tập cho lên các trang web để con cháu đời sau tìm hiểu. Tao cần chuẩn chứ ko cần chính thống. Vì chính thống chưa chắc là chuẩn.
Con tao sau này tao sẽ cho nó tiếp cận đa chiều thì nó mới thích sử đc. Chứ từ đời mình mà ra. Đi học toàn bị nhồi nhét. Toàn quân địch thua, thiệt hại này nọ mà quân ta chả ghi nhận thua thiệt gì. Bắt học thuộc mốc thời gian này, nhân vật lịch sử kia trong khi tao dốt nhớ số liệu cực kì. Thành ra học sinh tự sinh ra bất mãn ghét sử. Chứ còn để bọn học sinh tự tìm hiểu thì lại ham kém gì truyện cổ tích, truyện tranh đâu.
cái này mỳ đéo phải thắc mắc cứ chiếm được đất mở mang bờ cõi , bảo vệ chủ quyền dân tộc thì đều là anh hùng còn làm mất đất hay cõng rắn cắn gà nhà , mang voi dấy mả tổ đều là bọn nghịch tặc hết
 
Năm thứ 52 niên hiệu búa liềm cũng có võ quan 4 sao lên ngôi hoàng đế, sau đổi mới theo thông lệ các hoàng đế sẽ ngự ngôi thập niên rồi làm thái thượng hoàng nhưng hoàng đế này dòng dõi cá thần nên kéo đệ nơi cố thổ ra hơi đông, các văn quan, võ quan gốc gác nơi khác thấy sự biến đã hè nhau bắt lỗi và đưa ngay lên làm thái thượng hoàng, loại bỏ đội ngũ phá hoại giao thông xe lửa.
có 3 sao thôi mày
 
Quang Trung suy cho cùng Thổ Phỉ tàn bạo...éo thể so vs Gia Long Hoàng Đế
So ở cái gì? Nó đang hỏi về giỏi hơn. Cái này thì Gia Long k so được với Quang Trung. Tao chắc chắn luôn
Còn về thành công. Tất nhiên là Gia Long Thành công hơn. Cái này khỏi nói vì đó là điều đương nhiên. Con cháu Huệ, Nhạc k còn ai. Trong lúc ấy nhà Nguyễn tồn tại hơn 140 năm, con đàn cháu đống trải khắp năm châu.
Khách quan mà nói Huệ cũng có sai mà Ánh cũng có cái đúng. Như tao nói, chính trị là quyền biến, ai cũng có thủ đoạn - trong số đó có mị dân, tàn sát, giết người, trả thủ..Đúng sai do mắt từng người. Tao k đánh giá. Nhưng Huệ hơn Ánh một điểm - Huệ không muợn quân người Xiêm đánh người Việt.
Các cụ có nói một câu - Chớ thấy thành bại luận anh hùng. Tao thấy câu này đúng với trường hợp Ánh và Huệ
 
Sau Lê Sát với Lê Ngân đều vong mạng cả, toàn gia bị diệt. Lê Lợi là phiên bản Chu Nguyên Chương ở Việt Nam.
 
trận đánh Quảng Tây của LTK đến giờ vẫn còn uy danh. đồ sát 5 vạn dân quân trong thành thấy hả dạ vl các mày ạ
 
Tướng VN đa phần bảo vệ đất nước khi có giặc ngoại xâm. Ít mở mang bờ cõi, thời trần cũng nhân chuyện cưới hỏi thì chiếm dc ít đất. Còn phía Nam lúc ấy chuẩn rừng thiêng nước độc, chủ yếu do chúa nguyễn di dân lấn dần.
Đọc mấy anh Tướng Âu phi Tận sang Ấn độ để chiếm mới thấy họ giỏi ntn. Ông TCTH thì phi sang tận Châu Âu. Sa Hoàng thì ăn được cả nước Nga rộng lớn
 
công nhận mấy bọn Mông Hoa cùng là dân Đông Á mà nó đi khắp nơi. Từ thời Tây Hán bọn nó đã cử sứ giả đi Tây Vực, rồi xuống Phù Nam. ghi chép hết những gì mắt thấy tai nghe. công nhận bọn này gan dạ
 
Top