Chiến lược tăng giá! phần 1

coolboyx12

Phó thường dân
Câu chuyện từ hơn 1 năm trước.
Sản phẩm của tao vẫn đứng top đầu thị trường với giá cao nhất, thị phần lớn nhất. Tuy nhiên, do mức cạnh tranh khá cao, nên giá của tao vẫn phải nằm im bao nhiêu năm, dù lạm phát đang phi như điên. Tao chỉ cần tăng lên hơi quá là sẽ mất khá nhiều khách hàng trong ngắn hạn, nhưng nếu tăng ít thì chả bõ công điều chỉnh, cũng không được thêm mấy đồng. Thường thì trong sản xuất kinh doanh, khi chi phí gốc tăng 10 đồng thì giá bán nên tăng tối thiểu 15-20 đồng hoặc là thăng theo tỉ lệ: giá vốn mới/ giá vốn cũ = giá mới/ giá cũ mới ổn, vì còn những lý do về rủi ro, lạm phát và phát triển tương lai.
Khoảng thời gian đó, tao có đầu tư nghiên cứu ra cách để nâng cấp 1 dòng sản phẩm chất lượng hơn 1 chút, nhưng chi phí cũng phải mất hơn 1 chút. Nếu muốn thay thế sản phẩm cũ, tao buộc phải tăng giá khá nhiều, mà phải thay đổi hàng loạt 1 cách nhanh chóng, nếu ko chi phí quản lý sẽ tăng vl. Từ những bài học trong quá khứ, t biết rằng, trừ khi chất lượng "bề nổi" vượt trội 1 cách rõ ràng, nếu không thì chỉ tăng có vài ngàn/sp thôi là bọn khách hàng tao nó kêu oai oái và bắt đầu liếc ngang liếc dọc sang thằng khác liền. Tao thì tin chắc rằng, giá trị của sp mới đem lại cho các đại lý cao hơn nhiều nếu đem so sánh với giá tao định tăng. Tuy nhiên, những giá trị có thể cảm nhận ngay từ lần tiếp xúc đầu tiên (bề nổi) thường thì ít, mà ba cái giá trị khác như độ bền, độ tinh xảo, tính ổn định thì phải có thời gian mới cảm nhận được. Có 3 cách tầm thường mà người ta hay áp dụng:
1. Chém gió xong tăng giá luôn thì chúng nó chưa chắc đã tin. Chúng nó lại kêu oai oái rồi tìm nguồn hàng dự phòng ngay. Đéo giải quyết được cái gì.
2. Cho chúng nó dùng thử trước rồi tăng sau thì cũng....quên con mẹ nó đi, chúng nó dùng quen rồi sẽ nghĩ đó là chất lượng đại trà luôn và của chúng nó hết luôn. Cuối cùng thì vẫn là cái máng lợn, mất cả chì lẫn chài.
3. Cho ra 1 mã sản phẩm mới, coi như là 1 sự lựa chọn khác với giá cao và chất lượng hơn. Đéo ổn, chi phí quản lý cao, phức tạp. Cộng với việc nó sẽ có tâm lý săm soi và yêu cầu rất cao đối với dòng sản phẩm kia. Đây là tự sát.
Chúng mày cũng biết rồi, mục đích của khâu bán hàng suy cho cùng cũng chỉ là để khách hàng tin tưởng và bắt đầu dùng thử những đơn hàng đầu, còn tiếp tục gắn bó hay không thì là trách nhiệm của khâu sản xuất và dịch vụ sau bán hàng. Nếu để khách có ý định và dùng thử hàng thằng khác, tức là chúng mày đã thua trong khâu bán hàng. Vì vậy, vấn đề ở đây là phải khéo léo để quá trình nâng chất lượng + tăng giá mạnh diễn ra nuột nà, từ đó, loại bỏ cái tư tưởng đứng núi này trông núi nọ của khách hàng.
Tao đã làm thế nào?
Nó là nghệ thuật nên ko có 1 công thức cụ thể nào có thể trình bày rõ ràng ở đây. Tao sẽ làm theo cách cũ, đó là kể 1 câu chuyện để chúng mày tự suy ra theo ý hiểu và biến nó thành 1 gợi ý cho riêng công việc của mình.
SP cũ:
- Giá trung bình :115 k. chất lượng trung bình cao. Giá vốn trung bình: 70k. lãi gộp trung bình: 45k
SP mới:
- Giá muốn bán trung bình : 140k. Chất lượng bề nổi: cao hơn 1 tí tẹo, Chất lượng chìm: cao hơn nhiều. Giá vốn trung bình: 80k. Lãi gộp trung bình: 60k.
Nếu làm được việc trên 1 cách nuột nà, không mất khách. T nghiễm nhiên kiếm được thêm 35% từ mặt hàng này và lọt vào top 5% thu nhập ( tính theo hộ gia đình) cao nhất nước Mỹ ở tuổi 26, sống ở Việt Nam. =)). Có tí gọi là đáng để tự hào nhể.

Phần 2

https://xamvn.run/threads/chien-luoc-tang-gia-phan-2.398469/
 
Sửa lần cuối:
Thêm 1 mã hàng nữa mà kêu phức tạp? :vozvn (19):
Tấm chiếu mới. Chắc mày mới chỉ đang nghĩ đến vấn đề của cái máy tính, hóa đơn... :)) hoặc là đặt vào trường hợp của mấy công ty dưới 30 người . 500 đại lý :D
 
K phải Hảo hảo pro max, plus hay ultra, nó đẻ luôn ra dòng mì mới nhé
 
Cái ý thứ 3 mày nói không sai, nhưng với t thì nó k nên triển khai vì vế 2 chứ k phải vế 1
Góp ý thế có phải hay hơn ko. Vấn đề là 2 loại sản phẩm ko quá khác nhau về hình thức, nhưng t lại muốn giá khác hẳn để có lãi. Sản xuất thì cũng k muốn phân loại hay thêm kho bãi nhiều. nên muốn ưu tiên cái ngon nhất và đơn giản nhất làm trước. Vậy mới phải nghĩ 1 cách khác
 
Quan trọng là khâu thuyết phục khách tại sao khách nên mua sản phẩm giá 140k. Có những thứ tăng giá điên rồ, tăng 1 cách mù quáng (Đại biểu là các sản phẩm của Apple mà con dân vẫn cứ mua ầm ầm), hay giá đất Việt Nam. Đối với bí quyết tăng giá Apple thì tao đéo biết, còn bí quyết tăng giá đất Việt Nam thì tao biết. Không phải 1 2 câu đơn giản mà khách chấp nhận ngay. Mà là cả 1 chiến lược dài hơi đã vạch định sẵn.

Mày chắc đang nói về tăng giá hàng tiêu dùng. Mày rảnh thì mày chia sẻ. Tao cũng chỉ comment đặt gạch ở đây. Vài hôm sau ghé lại xem có chia sẻ không.:vozvn (18):
 

Có thể bạn quan tâm

Top