Chúng bây bàn về Phật giáo ở VN đi.

Những hiện tượng sư ni trên chẳng phải cũng từng được vua Thiệu Trị chỉ ra: Từ trên vua quan cho đến thứ dân, ai ai cũng an trí đạo Phật là ở sự cúng cấp cầu đảo chứ không biết gì khác nữa. Và phần đông họ chỉ trọng ông thầy ở chỗ danh vọng chức tước, mặc dù ông thầy ấy thiếu học thiếu tu. Bởi tệ hại ấy, làm cho Tăng đồ trong nước lần lần sa vào con đường trụy lạc cờ bạc rượu chè, đắm trước thanh, sắc... […] hiện tượng suy đồi ấy càng biểu diễn đến chỗ đồi bại; phần đông Tăng đồ chỉ nghĩ đến danh vọng, chức tước […] một phương diện khác thì chỉ biết cúng cấp, cầu đảo, phù chú (phù chú đã thành phù thủy hóa) làm tay sai cho các nhà vua chúa, quan quyền, phú hộ […] còn một hạng nữa chỉ giữ mình cho được thanh nhàn, ăn chơi tiêu khiển bảo là giải thoát... Ôi ! Tinh thần Phật giáo đến đây hầu đã tuyệt diệt?

Bởi thế mà, chùa thành nơi nghỉ mát, hội hè, sư vì thế buôn thần, bán thánh, mê tín dị đoan mà quên đi cả Giới luật. Hương đèn thắp nghi ngút, kẻ cúng cường, người làm công quả ra vào tấp nập nhưng thiếu cái Thiện Tâm, thế nên cái hình thức tưởng chừng như Phật lắm nhưng nghĩ kỹ lại thiếu Phật, chỉ còn cái Tiền và Danh vọng, lợi lộc theo kiểu dịch vụ tận tay hiện hữu mà thôi. Cũng bởi, vì dân mất niềm tin xã hội, bản thân tìm đến chùa, đến sư bằng tiền… công đức. Cả sư lẫn dân đều quên cả chức năng lớn nhất của Chùa là nơi ni sư tu tập, vung vãi bạc tiền để chuộc tội bản thân… Chùa tuy to mà tính Phật lại nhỏ, sư sãi tuy học nhiều – áo quần lượt thượt mà đức hạnh bạc đi là vậy.


Phật giáo suy vi? – Lịch sử lặp lại?
 
Phật giáo suy vi? – Lịch sử lặp lại?


Nho sĩ Trương Hán Siêu trong Khai Nghiêm bi ký cũng đã từng chỉ thẳng hiện tượng đó rằng: “Tượng giáo đặt ra là để đạo Phật được dùng làm phương tiện tế độ chúng sinh”, thế nhưng “những kẻ giảo hoạt trong bọn sư sãi lại bỏ mất cái bản ý “khổ không” của đạo Phật”, do đó mà sư chỉ “chăm lo chiếm những nơi đất tốt cảnh đẹp, tự giát vàng nạm ngọc cho chổ ở của chúng rực rỡ, tô điểm cho môn đồ của chúng lộng lẫy như voi rồng” cũng chỉ bởi vì “đương thời bọn có quyền thế, bọn ngoại đạo dua lại đua đòi hùa theo. Vậy nên, “bọn áo thâm, áo vàng tụ tập ở đấy, không cày mà ăn, không dệt mà mặt”.

Những gì đã và đang diễn ra cho thấy những tình trạng hư hóa Phật Pháp từ chùa đến sư đã - đang tái hiện lại qua lời tiền nhân. Ngay cả trong phương châm: Đạo pháp - Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội cũng có nhiều bất ổn, khiến Đạo Pháp – Dân Tộc không được chú tâm, trong khi dẫn dắt Phật Pháp theo lối đi hoang đường. Thành ra, Phật Giáo Việt Nam đang bị hủ hóa, suy vi bắt nguồn từ những hiện tượng kể trên, khi chùa to, chùa dịch vụ, sư có lối sống xa hoa, xa rời đạo lý, xử sự trần tục… Phật không ra Phật, Chùa không ra Chùa, Sư không ra Sư. Sự nghiêm và từ bi, dạy con người tư bi hỉ xả, xem nhẹ vật chất, lạc thú, trọng tu tâm dưỡng tính, giới đức trang nghiêm, tinh tấn tu hành, lợi ích chúng sinh... ngày càng bị bỏ bê đối nghịch với sự gia tăng ni sư, chùa chiền trong xã hội hiện tại. Liệu Phật Giáo có tuyệt diệt như lời vua Thiệu Trị từng cảnh tỉnh? Chỉ biết rằng, dưới đường hướng – phương châm mà Giáo hội Phật Giáo Việt Nam đang theo từ năm 1981 trở đi thì chỉ thấy:
Sư không nghiêm với Đạo thì Giác tha (hóa độ mọi người nhận thức và thực hành theo con đường thiện lành mà Đức Phật đã hướng dẫn) nỗi gì?

Chùa to, tượng lớn nhưng mất tính Phật trong đó, biến chùa thì nơi thâu nộp tiền của dân, tượng trở thì nơi nhét tiền cầu danh lộc, dân chúng chấp mê, sư sãi chấp mê nốt thì trùng hưng Tam Bảo có nghĩa gì?

Vậy nên, Phật Giáo Việt Nam hiện tại không khác gì câu chuyện phóng sinh với mô hình khép kín được tổ chức vào các dịp lễ: bẫy chim (cá) – bắt chim (cá) – bán chim (cá) – mua chim (cá) – thả chim (cá) – bẫy chim (cá).

Đó có phải suy vi? Đó có phải mạt pháp?
 
Top