Live Được gì với Quan hệ Việt Mỹ

Thomas Tran

Đàn iem Duy Mạnh
Olympics
Quan hệ Việt Mỹ: 1994-2023, thời thế đã khác

Vâng, kể từ năm 1994, năm Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm vận kinh tế với Việt Nam đến nay đã 29 năm, thời thế và vị thế của Việt Nam và Mỹ đã khác nhau rất nhiều.

Nếu như năm 1994, Việt Nam chủ động trong việc đề xuất Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm vận kinh tế đối với Việt Nam, để đạt được điều đó, Việt Nam đồng ý chịu trách nhiệm trả khoản nợ vay 145 triệu USD của chính quyền VNCH trước 1975 (năm 2020 đã chính thức trả hết khoản nợ này).

Thì đến năm 2023, Mỹ chủ động đề nghị Việt Nam nâng cấp quan hệ lên đối tác chiến lược toàn diện, để đạt được điều đó, Mỹ đã thừa nhận công khai rằng Đảng ******** Việt Nam là tổ chức lãnh đạo đất nước, thông qua việc chấp nhận Tổng bí thư ĐCS Việt Nam là người đưa ra lời mời Tổng thống Mỹ thăm Việt Nam và là người chủ trì lễ đón tiếp và cuộc hội đàm với Tổng thống Mỹ như một nguyên thủ quốc gia, điều mà trước đây Mỹ không bao giờ công nhận.

Như vậy thời thế đã đổi thay, năm 1994, Việt Nam rất cần Mỹ bỏ cấm vận, còn 2023, Mỹ lại rất cần Việt Nam đồng ý nâng cấp quan hệ lên đối tác chiến lược toàn diện.

Tại sao vậy, lý do gốc rễ là gì?

Chắc chắn không phải là để Mỹ lôi kéo Việt Nam đứng về phía mình chống lại Trung Quốc hay Nga, bởi Việt Nam đã trở thành đối tác chiến lược toàn diện với Trung Quốc từ năm 2008 và với Nga từ năm 2011. Sau sự kiện này, quan hệ giữa Việt Nam với Mỹ chỉ ngang bằng với Trung Quốc, Nga, Ấn Độ và Hàn Quốc, nghĩa là các mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc là khá cân bằng.

Tôi cho rằng gốc rễ vấn đề là vị thế của Mỹ cùng các đồng minh và vị thế của Trung Quốc đã thay đổi rất nhiều. Nếu như năm 1994, so với Trung Quốc, nền kinh tế Mỹ lớn gấp 13 lần, khối EU lớn gấp 12.6 lần và Nhật Bản lớn gấp 4.4 lần, thì đến năm 2023 này, nền kinh tế Trung Quốc đã lớn hơn Nhật Bản 4.4 lần, chính thức vượt của khối EU và bằng 72% nền kinh tế Mỹ (GDP tính theo normal, còn nếu tính theo PPP thì Trung Quốc đã chính thức vượt Mỹ rồi).

Theo nhiều dự báo nếu Mỹ và Trung Quốc giữ nguyên tốc độ tăng trưởng như 10 năm vừa qua thì đến năm 2034, Trung Quốc sẽ chính thực vượt Mỹ trở thành nền kinh tế số 1 thế giới (theo IMF năm 2023, tổng GDP của Trung Quốc là 19.373 tỷ USD, của EU là 17.818 tỷ USD, của Mỹ là 26.854 tỷ USD, trong 12 năm tới Trung Quốc tăng trưởng trung bình cao hơn Mỹ 2.5%-3.5% mỗi năm).

Mỹ, EU, Nhật Bản và các đồng minh không muốn chấp nhận Trung Quốc trở thành cường quốc kinh tế số một thế giới, họ cho rằng đấy là một điều tồi tệ với họ và với cả thế giới, vì vậy họ muốn tìm mọi cách ngăn cản để điều đó không xẩy ra hoặc chí ít là làm chậm ngày nào tốt ngày đó.

Mỹ đã thực hiện việc tăng thuế xuất nhập khẩu hàng Trung Quốc vào Mỹ, cấm vận Trung Quốc về chip bán dẫn, phần mềm hệ điều hành cùng nhiều công nghệ cao khác, đặc biệt Mỹ, Nhật và một số đồng minh bắt đầu thực hiện chiến lược “China Exit” (đưa sản xuất ra khỏi Trung Quốc).

Để thực hiện chiến lược “China Exit”, Mỹ, Nhật và các đồng minh đã và đang chuyển một số nhà máy công nghệ cao quay trở lại chính quốc, thế nhưng giá thành sản xuất ở Mỹ, Nhật Bản, EU lại rất cao, sản phẩm sẽ mất sức cạnh tranh. Vì vậy cách tốt nhất là chuyển sản xuất từ Trung Quốc sang một số các quốc gia khác có đủ năng lực đón nhận. Theo nhiều phân tích thì Ấn Độ, Việt Nam, Thái Lan, Malaysia, Indonesia trở thành các quốc gia có nhiều lợi thế nhất.

Vì đây là chiến lược rất quan trọng trong 20-30 năm tới, nên Mỹ, Nhật không chỉ cần các quốc gia có đủ năng lực đón nhận sự dịch chuyển mà còn cần các quốc gia có sự tin cậy chính trị cao, nghĩa là quốc gia đó không những có chính trị ổn định mà còn không bao giờ vì lợi ích kinh tế mà bị Trung Quốc lôi kéo, quay đầu đứng về phía Trung Quốc làm những điều có hại cho chiến lược cũng như những đầu tư của họ vào quốc gia đó.

Theo tiêu chí quốc gia tin cậy nêu trên, cả Mỹ và Nhật Bản đều nhận thấy rằng, do lịch sử mấy ngàn năm, do vị trí địa lý, bằng thực tiễn trong hơn 70 năm qua thì Việt Nam mới là quốc gia có sự tin cậy cao nhất, tất nhiên họ thừa biết và chấp nhận Việt Nam vẫn duy thì mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện, hữu hảo với Trung Quốc như hiện nay.

Cuối cùng tôi cho rằng việc Việt Nam và Mỹ nâng cấp quan hệ lên thành đối tác chiến lược toàn diện là một tin vui, tin tốt lành cho cả Việt Nam và Mỹ. Tôi tin rằng đây sẽ là một động lực mới, một cơ hội lớn cho sự tăng tốc cho tăng trưởng và phát triển kinh tế của Việt Nam, trong đó có ngành CNTT, phần mềm, chip bán dẫn của chúng tôi.

Nguồn : Nhặt nhạnh
 
Quan hệ Việt Mỹ: 1994-2023, thời thế đã khác

Vâng, kể từ năm 1994, năm Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm vận kinh tế với Việt Nam đến nay đã 29 năm, thời thế và vị thế của Việt Nam và Mỹ đã khác nhau rất nhiều.

Nếu như năm 1994, Việt Nam chủ động trong việc đề xuất Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm vận kinh tế đối với Việt Nam, để đạt được điều đó, Việt Nam đồng ý chịu trách nhiệm trả khoản nợ vay 145 triệu USD của chính quyền VNCH trước 1975 (năm 2020 đã chính thức trả hết khoản nợ này).

Thì đến năm 2023, Mỹ chủ động đề nghị Việt Nam nâng cấp quan hệ lên đối tác chiến lược toàn diện, để đạt được điều đó, Mỹ đã thừa nhận công khai rằng Đảng ******** Việt Nam là tổ chức lãnh đạo đất nước, thông qua việc chấp nhận Tổng bí thư ĐCS Việt Nam là người đưa ra lời mời Tổng thống Mỹ thăm Việt Nam và là người chủ trì lễ đón tiếp và cuộc hội đàm với Tổng thống Mỹ như một nguyên thủ quốc gia, điều mà trước đây Mỹ không bao giờ công nhận.

Như vậy thời thế đã đổi thay, năm 1994, Việt Nam rất cần Mỹ bỏ cấm vận, còn 2023, Mỹ lại rất cần Việt Nam đồng ý nâng cấp quan hệ lên đối tác chiến lược toàn diện.

Tại sao vậy, lý do gốc rễ là gì?

Chắc chắn không phải là để Mỹ lôi kéo Việt Nam đứng về phía mình chống lại Trung Quốc hay Nga, bởi Việt Nam đã trở thành đối tác chiến lược toàn diện với Trung Quốc từ năm 2008 và với Nga từ năm 2011. Sau sự kiện này, quan hệ giữa Việt Nam với Mỹ chỉ ngang bằng với Trung Quốc, Nga, Ấn Độ và Hàn Quốc, nghĩa là các mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc là khá cân bằng.

Tôi cho rằng gốc rễ vấn đề là vị thế của Mỹ cùng các đồng minh và vị thế của Trung Quốc đã thay đổi rất nhiều. Nếu như năm 1994, so với Trung Quốc, nền kinh tế Mỹ lớn gấp 13 lần, khối EU lớn gấp 12.6 lần và Nhật Bản lớn gấp 4.4 lần, thì đến năm 2023 này, nền kinh tế Trung Quốc đã lớn hơn Nhật Bản 4.4 lần, chính thức vượt của khối EU và bằng 72% nền kinh tế Mỹ (GDP tính theo normal, còn nếu tính theo PPP thì Trung Quốc đã chính thức vượt Mỹ rồi).

Theo nhiều dự báo nếu Mỹ và Trung Quốc giữ nguyên tốc độ tăng trưởng như 10 năm vừa qua thì đến năm 2034, Trung Quốc sẽ chính thực vượt Mỹ trở thành nền kinh tế số 1 thế giới (theo IMF năm 2023, tổng GDP của Trung Quốc là 19.373 tỷ USD, của EU là 17.818 tỷ USD, của Mỹ là 26.854 tỷ USD, trong 12 năm tới Trung Quốc tăng trưởng trung bình cao hơn Mỹ 2.5%-3.5% mỗi năm).

Mỹ, EU, Nhật Bản và các đồng minh không muốn chấp nhận Trung Quốc trở thành cường quốc kinh tế số một thế giới, họ cho rằng đấy là một điều tồi tệ với họ và với cả thế giới, vì vậy họ muốn tìm mọi cách ngăn cản để điều đó không xẩy ra hoặc chí ít là làm chậm ngày nào tốt ngày đó.

Mỹ đã thực hiện việc tăng thuế xuất nhập khẩu hàng Trung Quốc vào Mỹ, cấm vận Trung Quốc về chip bán dẫn, phần mềm hệ điều hành cùng nhiều công nghệ cao khác, đặc biệt Mỹ, Nhật và một số đồng minh bắt đầu thực hiện chiến lược “China Exit” (đưa sản xuất ra khỏi Trung Quốc).

Để thực hiện chiến lược “China Exit”, Mỹ, Nhật và các đồng minh đã và đang chuyển một số nhà máy công nghệ cao quay trở lại chính quốc, thế nhưng giá thành sản xuất ở Mỹ, Nhật Bản, EU lại rất cao, sản phẩm sẽ mất sức cạnh tranh. Vì vậy cách tốt nhất là chuyển sản xuất từ Trung Quốc sang một số các quốc gia khác có đủ năng lực đón nhận. Theo nhiều phân tích thì Ấn Độ, Việt Nam, Thái Lan, Malaysia, Indonesia trở thành các quốc gia có nhiều lợi thế nhất.

Vì đây là chiến lược rất quan trọng trong 20-30 năm tới, nên Mỹ, Nhật không chỉ cần các quốc gia có đủ năng lực đón nhận sự dịch chuyển mà còn cần các quốc gia có sự tin cậy chính trị cao, nghĩa là quốc gia đó không những có chính trị ổn định mà còn không bao giờ vì lợi ích kinh tế mà bị Trung Quốc lôi kéo, quay đầu đứng về phía Trung Quốc làm những điều có hại cho chiến lược cũng như những đầu tư của họ vào quốc gia đó.

Theo tiêu chí quốc gia tin cậy nêu trên, cả Mỹ và Nhật Bản đều nhận thấy rằng, do lịch sử mấy ngàn năm, do vị trí địa lý, bằng thực tiễn trong hơn 70 năm qua thì Việt Nam mới là quốc gia có sự tin cậy cao nhất, tất nhiên họ thừa biết và chấp nhận Việt Nam vẫn duy thì mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện, hữu hảo với Trung Quốc như hiện nay.

Cuối cùng tôi cho rằng việc Việt Nam và Mỹ nâng cấp quan hệ lên thành đối tác chiến lược toàn diện là một tin vui, tin tốt lành cho cả Việt Nam và Mỹ. Tôi tin rằng đây sẽ là một động lực mới, một cơ hội lớn cho sự tăng tốc cho tăng trưởng và phát triển kinh tế của Việt Nam, trong đó có ngành CNTT, phần mềm, chip bán dẫn của chúng tôi.

Nguồn : Nhặt nhạnh
Theo tao vì tham vọng TQ quá lớn, muốn thay mỹ làm bá chủ thế giới về kinh tế và quân sự, một quốc gia quá tham vọng đe doạ các nước khác bằng vũ lực, mối nguy cả thế giới, nhờ chiến tranh nga vs ucr đã kìm hãm bớt sức mạnh của Nga, mỹ rãnh tay hơn kìm TQ lại
 
Tao nghĩ G7 nó muốn cài TQ vào bẫy thu nhập trung bình, cho TQ mãi mãi không thành nước phát triển được, nên nó thực hiện chính sách bao vây, dần dần cô lập TQ.
Đéo liên kết với VN thì cánh cửa Đông Nam Á với 700tr dân sẽ mở toang cho Trung Quốc xuống phía Nam. Lúc đấy Đồng minh đối tác TQ trải dài từ Châu Âu (Nga), Trung Á, Đông Nam Á (Thái Bình Dương) thì ăn lồn.
 
Top