Bàn về chủ nghĩa Mác-Lê...

Cuối đời, Các Mác nói rằng "Tôi không dính gì đến Chủ Nghĩa Mác-xít hết." Các Mác là người đưa ra một số lập luận, lý luận, và tiên đoán về chiều hướng phát triển của xã hội loài người trên bình diện kinh tế học. Ngay từ lúc sinh thời Mác, đã có nhiều người tìm cách khai triển những tư tưởng của Mác đến độ mà chính Các Mác đã phải phủ nhận những khai triển như vậy là trung thành với những tư tưởng nguyên thủy của ông. Đây là một điều oái ăm trong lịch sử phát triển và ứng dụng Chủ Nghĩa Mác.

Càng kì lạ hơn trong thế kỷ thứ 21 có một ông tướng lục quân Hoa kỳ bày tỏ nhu cầu cần đọc lại tư tưởng Các Mác của ông ta? Lý do đằng sau phát biểu này của vị Chủ Tịch Hội Đồng Tham Mưu Liên Quân Hoa-kỳ có lẽ mang tính chính trị nhiều hơn. Khi vào trong quân đội và học ở trường võ bị, ngoài khả năng tác chiến. Một vị sĩ quan quân đội tương lai còn phải học thêm về chỉ huy rồi dần dần mới được thăng lên những cấp bậc cao hơn, chẳng hạn như cấp Tá, cấp Tướng, rồi những vai trò lãnh đạo quân đội. Trong suốt quá trình được huấn luyện và phục vụ trong quân đội, những người được thăng qua những cấp bậc từ cấp Tá lên đến cấp Tướng phải nhận được sự phê chuẩn của Thượng Viện. Trong những lần được phê chuẩn lên những cấp Tướng (chuẩn tướng: một sao; thiếu tướng: hai sao; trung tướng: ba sao; đại tướng: bốn sao), những sĩ quan cao cấp đều phải trải qua việc sát hạch trình độ học vấn và khả năng chuyên môn quân sự. Không thể nào một vị Chủ Tịch Hội Đồng Tham Mưu Liên Quân bây giờ mới nói là phải đọc lại Các Mác, chuyện này là phi lý! Lan man vậy đủ rồi vào chủ đề chính.

Mác là người tiên đoán nhiều điều nhưng những tiên đoán của ông đều trật trìa! Ông ta đưa ra một số lý luận nói rằng trong cuộc cách mạng kỹ nghệ chủ nghĩa tư bản bắt đầu đi vào quá trình suy bại của nó khi mâu thuẫn gay gắt diễn ra giữa giới chủ nhân tư bản và giới thợ thuyền lao động. Là một người nghiên cứu về chủ nghĩa tư bản, Mác coi việc ai nắm tư bản hay ai làm chủ những phương tiện sản xuất là chìa khóa cho mọi nỗ lực giải quyết mối mâu thuẫn gay gắt hiện hữu giữa giới chủ nhân và giới nhân công. Trong bối cảnh kinh tế ngày nay, phương tiện sản xuất không chỉ giới hạn ở đất đai, hãng xưởng, máy móc hay tiền vốn mà còn bao gồm cả thuật lý để chế tạo ra những máy móc thiết bị thuộc kỹ thuật cao (cao kỹ hay "high technology" trong Anh-ngữ). Mác tiên đoán rằng "bọn tư bản khai thác thành phần công nhân, bóc lột họ khiến họ bị bần cùng hóa và trở thành giai cấp vô sản là giai cấp không sở hữu tài sản gì hết, thì cuối cùng họ phải nổi loạn và đi làm một cuộc cách mạng, được gọi là cuộc cách mạng vô sản, hầu để giai cấp vô sản nắm chính quyền." Một khi giành được chính quyền rồi, giai cấp vô sản giữ quyền lực bằng hệ thống "chuyên chính vô sản," tức là chỉ chuyên cho giai cấp vô sản quyền hành chính trị đối với những phương tiện sản xuất lấy được từ bọn tư bản. Với việc giai cấp vô sản giữ quyền lực bằng hệ thống chuyên chính vô sản, việc cải tạo xã hội được tiến hành để không còn có tình trạng "người bóc lột người" nữa.
(Còn tiếp...)
 
Tiên đoán nêu của Mác đã không thành sự thật trên thực tế đời sống xã hội loài người kể từ khi cuốn "Tư Bản Luận" của ông ta được cho ra đời. Những người làm chủ những phương tiện sản xuất cần đến công nhân để đưa những phương tiện sản xuất đó đi vào tiến trình sản xuất ra sản phẩm và hàng hóa. Những người chủ những phương tiện sản xuất không làm chủ những phương tiện này chỉ để mang địa vị chủ nhân! Những người công nhân là một thành tố không thể thiếu được trong việc làm tăng giá trị những phương tiện sản xuất trong nền kinh tế. Nhân công cũng là vốn trong sự vận hành của nền kinh tế tư bản! Do vậy, giới chủ nhân cũng có chia sẻ lợi nhuận thu được với giới thợ thuyền lao động dưới dạng gia tăng lương bổng và những phúc lợi khác, chẳng hạn như cùng chi trả những chi phí chăm sóc sức khỏe với giới nhân công thợ thuyền, đóng thuế để chính phủ có tiền chi trả những dịch vụ công ích và những công trình công cộng, vân vân. Giới chủ nhân tại những quốc gia có nền kinh tế tự do đã không bóc lột giới thợ thuyền đến chết đói để họ phải nổi dậy làm cuộc cách mạng vô sản như Các Mác đã tiên đoán. Đây không phải là tiên đoán sai trật duy nhất của ông tổ Chủ Nghĩa Cướp Sản!

Sinh trưởng tại Đức-quốc, Mác đã chạy lưu vong sang Anh-quốc và viết lách tại đây. Bộ "Tư Bản Luận" do ông sáng tác chứa đầy những sai lầm và mâu thuẫn trong những lý luận và lập luận của nó. Chỉ những người kém may mắn chọn phải ngành xã hội học, triết học, kinh tế chính trị học để theo đuổi trong sự nghiệp khoa bảng của mình hay những người phải trình luận án về Các Mác hay Chủ Nghĩa Mác thì mới phải ngốn hết cả bộ sách có đầy "những sai lầm vĩ đại" như thế này. Không một ai quá rỗi hơi để dành thời giờ đọc bộ sách này cả! Như oái ăm của lịch sử đã cho thấy, người cứu vãn Chủ Nghĩa Mác chính là Lê-nin! Trong những tiên đoán thuộc về "duy vật sử quan" của Mác (quan điểm về lịch sử loài người theo chiều hướng duy vật) đã không có đề cập nào về một "Cuộc Cách Mạng Vô Sản" theo kiểu diễn giải của một người Nga là "Lê-nin" được diễn ra ngay trên lãnh thổ bát ngát lạnh lẽo của Nga Hoàng.

Theo cách diễn giải của Lê-nin, cuộc cách mạng vô sản chỉ có thể xảy ra khi giai cấp vô sản có ý thức về giai cấp, biết phân biệt rạch ròi giữa thân phận của một người không có tài sản như bản thân mình với địa vị và quyền lực xã hội của những bọn có tài sản (tư bản). Theo đó, Lê-nin thấy rằng cần phải "giúp giai cấp vốn thiếu ý thức giai cấp đó," phải "khai hóa" bọn người vô sản ngu đần đó bằng cách lập ra một đảng chính trị chuyên nghiệp với vai trò tiến hành cuộc cách mạng vô sản hầu giúp giai cấp vô sản có một cơ hội khá hơn. Đảng chính trị mang vai trò lãnh đạo cuộc cách mạng của giai cấp vô sản không ai khác hơn là đảng Cướp Sản, mà thành phần chủ chốt gồm một số trí thức có một chút hiểu biết để đưa ra những lý luận, lính tráng hay bộ đội để cầm súng tranh đấu, du đãng để tạo thành "bạo lực cách mạng" khủng bố trấn áp những ai chống đối. Lê-nin lập luận rằng do giai cấp vô sản ngu dốt, không hiểu biết và vô ý thức, đảng Cướp Sản sẽ giúp giai cấp này bằng cách cướp chính quyền và xây dựng lên một chế độ khủng bố nhằm cho việc chia sẻ những quyền lực mà giai cấp vô sản bất tài vô dụng này vốn không thể nào tự có được.

Trên thực tế, một khi cướp được quyền hành chính trị bằng bạo lực "cách mạng" cũng như thiết lập được sự kiểm soát toàn diện xã hội bằng khủng bố, các Đảng Cướp Sản đã không bao giờ muốn rời bỏ quyền lực nữa và tiếp tục duy trì hệ thống khủng bố mà đã giúp đưa họ đến với quyền lực. Điều này đã được thấy y chang nơi chế độ của Stalin tại Nga Sô và chế độ của Mao tại Hoa Lục. Khác với tiên đoán của Mác, các quốc gia trên thế giới đã không hề có cách mạng vô sản và cuộc cách mạng cướp sản cũng chẳng bao giờ diễn ra một cách tự nhiên tự phát nơi những xã hội dân chủ trên khắp các châu lục. Chỉ có những sự thành hình của các đảng Cướp Sản với sự vận dụng tư tưởng Mác - Lê-nin (không phải là chủ nghĩa Mác thuần túy) vào trong sự vận hành trên chính trường của các đảng chính trị này mà thôi! Khốn nỗi những nơi mà các đảng Cướp Sản đã cướp được chính quyền đếm trên đầu ngón tay

Điểm nổi bật của Chủ Nghĩa Mác - Lê-nin là tinh thần khủng bố và tinh thần đàn áp đối với những ai suy nghĩ khác với chân lý độc quyền của đảng chính trị lấy chủ nghĩa này làm kim chỉ nam. Các Đảng Cướp Sản cướp được chính quyền trên thế giới thật ra là những đảng chính trị thiểu số nhưng lại tự cho là "đa số của toàn dân"! Lời tự khẳng định này bắt nguồn từ danh xưng "đảng của giai cấp vô sản," tức là đảng chính trị của thành phần đa số trong dân chúng ở bất cứ nơi nào trên cõi địa cầu này. Đi đâu cũng thấy những người nghèo luôn chiếm số đông so với những người có tiền có của. Hơn nữa, giai cấp mà những đảng Cướp Sản tự nhận là đại diện không chỉ mang tính "vô sản" thôi, mà còn phải là "vô sản tiên tiến" nữa để những đảng Cướp Sản này có thể là đại diện cho toàn bộ xã hội một cách danh chính ngôn thuận theo đúng với định nghĩa.
[Còn tiếp...]
 
Ơ 2 thằng chúng mày lại được thả ra à. Theo tao, chúng mày có thể bắt tay ngồi nhậu :> :> :> :>
 
Ngoài ra, những đảng Cướp Sản này chỉ mang tính cách đại diện cho một thiểu số những người cư ngụ nơi một quốc gia mà thôi, chưa bao giờ có thể đạt được quy chế đại diện cho đa số dân chúng một cách khách quan và chính đáng. Nếu có bầu cử một cách công bằng và chính trực, những đảng Cướp Sản không bao giờ có được trên 50% số phiếu bầu. Điều này có thể thấy được với trường hợp của Đảng Cướp sản Pháp, Đảng Cướp Sản Ý trong thời hậu chiến (những thập niên 1940 và 1950), cũng như tại Liên Bang XôV và TQ, khi những giới lãnh đạo Cướp Sản không bao giờ cho phép có một đảng chính trị khác xuất hiện và tranh cử một cách công khai và công bằng cùng với Đảng Cướp Sản ở những nơi này. Trên thực tế, chỉ có những đảng viên Đảng Cuớp Sản được giới lãnh đạo Cướp Sản chấp thuận là được đề danh vào danh sách những ứng cử viên và được chỉ định vào những chức vụ được gọi là "dân cử" ở Liên Bang Sô Viết trước kia và tại TQ hiện nay. Đây là chưa nói đến những hình thức "gian lận bầu cử" đã diễn ra, chẳng hạn như điền trước phiếu bầu, nhét những lá phiếu "dự phòng" vào trong những thùng phiếu hầu đạt được những túc số "đắc cử" đã được định trước. Tất cả những điều này vốn không nằm trong sự tiên đoán của Mác mà thuộc về tư tưởng và kỹ thuật của Lê-nin!

Ngoài việc sản sinh ra nhân vật mang tên Các Mác ("Karl Marx" trong Đức-ngữ), nước Đức còn là nơi xuất xứ của một dàn những triết gia thuộc trường phái Frankfurt, những người đã chỉ ra những điểm sai lầm trong chuỗi lý luận của Mác và đã đưa ra những nỗ lực nhằm cải tiến lại những điều mà họ cho là lầm lạc trong Chủ Nghĩa Mác. Những triết gia này vô hình chung đã xác nhận điều mà chính Mác lúc sinh thời đã tự nhận: "Tôi không phải là người Mác-xít." Xem ra Mác đã không thật sự thấu hiểu những gì ông ta đã viết ra trong "Tư Bản Luận" và đã phải cần đến sự đóng góp bổ túc của những triết gia thuộc trường phái Frankfurt. Những triết gia người Đức này nhận thấy sứ vụ của họ là giúp con người ta hiểu ra được sự thật và có những ý thức sâu sắc hơn về sự thật, tránh đi tình trạng nông cạn vô ý thức như đã từng xảy ra với việc giai cấp vô sản đã không nổi dậy và làm một cuộc cách mạng vô sản, khác với những gì Mác đã tiên đoán.

Chính Lê-nin là người đã đề ra sáng kiến đối phó với sự "ù lỳ thụ động" của giai cấp vô sản qua việc thành lập ra một đảng chính trị đại diện cho giai cấp vô sản để thực hiện việc cướp chính quyền bằng bạo lực và khủng bố. Như vậy, Lê-nin đã đi mấy bước sớm hơn những triết gia thuộc trường phái Frankfurt với tư tưởng "bạo lực cách mạng" và "chuyên chính vô sản" của ông ta. Mọi chế độ mà vẫn còn nói chuyện "Chủ Nghĩa Cướp Sản" trong hiện tại đều áp dụng không phải là Chủ Nghĩa Mác mà là Chủ Nghĩa Mác - Lê-nin! Không có những đóng góp của Lê-nin, những tư tưởng của Mác không đem ra áp dụng được trong thực tế nơi chính trường, đáng bị vứt vào sọt rác của lịch sử. Với phương pháp đấu tranh chính trị kiểu Lê-nin, một đám trí thức con con, rất nhiều lính tráng bộ đội và những tay du đãng cướp bóc đã hợp thành "bạo lực cách mạng," gây sợ hãi đến làm tê liệt trí não nơi người dân, thiết lập thành công nền cai trị mang tính độc tài toàn trị của một đảng chính trị được biết đến với danh xưng "Đảng Cướp Sản" ở một số nơi trên thế giới.

Khi các đảng Cướp Sản nắm được quyền lực trong tay rồi và thi hành những điều Mác nêu lên trong tư tưởng của ông ta, kết quả và di hại là những gì người ta đã thấy tại Liên Bang Sô Viết trước đây trong khoảng thời gian từ năm 1989 cho đến năm 1991: Một đất nước lạc hậu, kém phát triển về kinh tế, có bộ máy kinh tế phải phục vụ bộ máy chiến tranh và chế độ khủng bố đến độ sụp đổ trên sự bất lực của nó. Chính bài học về sự sụp đổ mang tính tự thân này của chế độ Mác-xít - Lê-nin-nít tại Nga Sô mà đã khiến cho những quốc gia đi theo chủ nghĩa Mác - Lê-nin, chẳng hạn như TQvà nước láng giềng ý thức được sai lầm trong kế sách kinh tế nhuốm màu Mác-xít - Lê-nin-nít của mình để rồi học lóm và ăn cắp của Chủ Nghĩa Tư Bản, dụng lấy những phương tiện và phương pháp hoạt động của chủ nghĩa này nhưng mà vẫn duy trì tình trạng độc quyền của Đảng qua việc áp dụng hệ thống khủng bố do Lê-nin đề xướng ra từ 100 năm trước.
[Còn tiếp...]
 
Tin đéo gì cái lời của 1 thằng cả đời ăn bám trốn việc, lợi dụng bạn bè bao nuôi, đến vợ nó còn chán phải bỏ, thế mà lại lên mặt dạy đời về lao động là vinh quang :vozvn (19):
Đm cái hệ thống đa cấp chính trị bịp bợm nhất lịch sử.
 
Ôn lại lịch sử 100 năm vận hành của Chủ Nghĩa Mác - Lê-nin trên thế giới, người ta thấy những người bây giờ nêu lên nhu cầu phải đọc lại Các Mác dường như không hiểu gì về chủ nghĩa này cũng như không ý thức được ảnh hưởng tai hại của nó nơi nhân sinh và diễn biến chính trị quốc tế từ khởi đầu cho đến hiện nay. Khi ông Chủ Tịch Hội Đồng Tham Mưu Liên Quân Hoa-kỳ có lời phát biểu có liên quan đến Chủ Nghĩa Mác như đã được trình thuật, có thể ông đại tướng này có những ẩn ý chính trị ở đằng sau những ngôn từ của ông ta. Có lẽ những chủ thuyết và lý thuyết đến từ những trí thức người Đức thuộc trường phái triết lý Frankfurt, mà nhiều người trong số họ về sau đã đi lưu vong ở những quốc gia khác kể cả tại Hoa-kỳ, đã khiến cho một số người có tâm huyết đối với tương lai và vận mệnh của Hoa-kỳ và Tây-phương, trong đó có giới lãnh đạo quân sự Hoa-kỳ họ suy tính kĩ càng.

Các triết gia người Đức không hề để tâm đến việc phân tích tình hình của những quốc gia đi theo xã hội chủ nghĩa, mà để tâm phân tích tư bản chủ nghĩa. Họ thấy rằng tư bản chủ nghĩa có tạo ra sự thịnh vượng và giúp xây dựng nên thành phần trung lưu khá giả nơi những xã hội đi theo tư bản chủ nghĩa. Những thành phần trung lưu sống nhờ tư bản chủ nghĩa bắt đầu rơi vào tình trạng "no cơm ấm cật" một khi được giàu có thịnh vượng hơn. Chính tinh thần này nơi giới trung lưu, đặc biệt là giới trẻ của những nước theo tư bản chủ nghĩa, mà sẽ làm cho tư bản chủ nghĩa sụp đổ! Những ý kiến này đã được các triết gia gốc Đức thuộc trường phái Frankfurt đưa ra các đây năm sáu chục năm. Một trong những vị triết gia này là Hebert Marcuse, người đã lưu vong sang Hoa-kỳ và đã dành thời giờ viết về những luận đề triết học có liên quan đến mối tương quan giữa sinh dục, dục tính, và cách mạng xã hội. Vị triết gia này đã khuyến khích người ta "yêu cuồng sống vội," cổ xúy cho lối sống buông thả theo bản năng sinh dục của giới trẻ trong những trước tác của ông ta. Theo Herbert Marcuse, lối sống này sẽ giúp mang lại một cuộc cách mạng nơi những người trẻ khiến cho xã hội tư bản phải sụp đổ.

Tiên đoán nói trên của triết gia Marcuse ngày nay đang biến thành sự thật và là điều mà người ta đang chứng kiến xảy ra ở tại Hoa-kỳ trong hiện tại. Tiên đoán này cũng sẽ sớm thành hiện thực tại những quốc gia Âu-châu và Tây-phương khác, chỉ chậm hơn nước Mỹ một vài năm thôi! Trong những nước Cướp Sản thì hoàn toàn không chấp nhận tinh thần buông thả chỉ biết sống vì bản năng tình dục, tinh thần lụy khoái lạc trong ái ân nhưng không muốn có con. Kiểu sống buông thả theo bản năng tình dục này góp phần làm suy đồi hệ thống văn hóa, giáo dục của các nước đi theo tư bản chủ nghĩa. Người ta nhận thấy hiện tượng này đang diễn ra ngay tại Hoa-kỳ trong thời điểm hiện nay. Điều này vốn không dính dáng gì đến Chủ Nghĩa Mác. Nếu người ta có khẳng định những gì đang diễn ra liên quan đến lối sống buông thả lụy tình dục của giới trẻ các nuớc xã hội tư bản như là biểu hiện của "tiến bộ xã hội," và nếu người ta lại dùng tư tưởng của Các Mác để biện giải cho những lập luận như vậy, thì người ta lại tỏ ra bịp bợm nữa rồi! Trong trường hợp này, người ta đã viện dẫn một tư tưởng cách mạng để làm những chuyện tồi bại.

Chuyện tồi bại trong các xứ độc tài là nạn khủng bố, còn chuyện tồi bại trong những xứ không độc tài đi theo tư bản chủ nghĩa và mang tinh thần dân chủ là sự tha hóa ngày càng gia tăng về luân lý đạo đức, về quan hệ gia đình, về giáo dục, và nhất là về mối quan hệ tâm linh với tôn giáo, tín ngưỡng, với Thượng Đế. Hiện tượng tha hóa này nơi xã hội Hoa-kỳ và Tây-phương đã được một số những triết gia người Đức theo trường phái Frankfurt đã tiên đoán từ mấy chục năm nay, không phải là Các Mác hay Lê-nin! Quả nhiên người ta đang thấy hiện tượng này xảy ra ở tại Hoa-kỳ. Đây là một điều khá lý thú!

Sở dĩ tôi muốn trình ra những tiên đoán sai trật của Mác cũng như nêu rõ danh tánh của nhân vật mà đã áp dụng một số những lý thuyết xuẩn động của Mác theo một cung cách riêng và tàn ác hơn nhiều của ông ta, người đó chính là Lenin. Chủ Nghĩa Mác - Lê-nin mới là chủ nghĩa còn tồn tại đến ngày nay. Ở một số những quốc gia, kể cả ở tại Liên Bang Nga sau khi Liên Bang Sô Viết bị sụp đổ, không ai muốn dựng tượng của Lê-nin cả! Thực tế ra, các chế độ độc tài vẫn dùng đến tư tưởng của Lê-nin và phương pháp khủng bố tàn ác để cai trị của ông ta.
-Hết-
 
Chủ nghĩa tư bản đã nhìn vào chủ nghĩa Mác để sửa sai và tiến lên 1 tầng cao hơn. Có thể nhìn vào chủ nghĩa tư bản ngày xưa tàn khốc hơn bây giờ rất nhiều. Khi người công nhân làm 10 tiếng một ngày lương không đủ nuôi sống gia đình.

Cái sai của chúng ta là luôn dán tem nhãn cho chủ nghĩa vào một quốc gia nào đó. Chỉ đơn cử như Mỹ và Thụy Điển tuy gọi chung là các nước tư bản nhưng có những khác biệt to lớn. Hay như Việt Nam Cuba Trung Quốc Triều Tiên hiện nay tuy gắn mác ******** nhưng ko có nước nào giống nước nào.

Vậy trong một thế giới vận động liên tục chúng ta ko thể lấy những "chủ nghĩa" vốn nằm trong sách vở lý thuyết để quy kết cho đất nước này hay đất nước kia là sai lầm.

Hãy nhìn vào hiện tại, đánh giá toàn diện các chỉ số. Nhìn vào cuộc sống của chính mình mà chiêm nghiệm.
 
Chủ nghĩa tư bản đã nhìn vào chủ nghĩa Mác để sửa sai và tiến lên 1 tầng cao hơn. Có thể nhìn vào chủ nghĩa tư bản ngày xưa tàn khốc hơn bây giờ rất nhiều. Khi người công nhân làm 10 tiếng một ngày lương không đủ nuôi sống gia đình.

Cái sai của chúng ta là luôn dán tem nhãn cho chủ nghĩa vào một quốc gia nào đó. Chỉ đơn cử như Mỹ và Thụy Điển tuy gọi chung là các nước tư bản nhưng có những khác biệt to lớn. Hay như Cuba Trung Quốc Triều Tiên hiện nay tuy gắn mác ******** nhưng ko có nước nào giống nước nào.

Vậy trong một thế giới vận động liên tục chúng ta ko thể lấy những "chủ nghĩa" vốn nằm trong sách vở lý thuyết để quy kết cho đất nước này hay đất nước kia là sai lầm.

Hãy nhìn vào hiện tại, đánh giá toàn diện các chỉ số. Nhìn vào cuộc sống của chính mình mà chiêm nghiệm.
Hình thái kinh tế tư bản chủ nghĩa là các cá nhân dùng sở hữu tư nhân để tự do kinh doanh bằng hình thức các công ty tư nhân để thu lợi nhuận thông qua cạnh tranh trong các điều kiện của thị trường tự do: mọi phân chia của cải đều thông qua quá trình mua bán của các thành phần tham gia vào quá trình kinh tế. Các công ty tư nhân tạo thành thành phần kinh tế tư nhân là thành phần kinh tế chủ yếu của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa. Có thể nói các yếu tố quyền tư hữu, thành phần kinh tế tư nhân, kinh doanh tự do, cạnh tranh, động cơ lợi nhuận, tính tự định hướng tự tổ chức, thị trường lao động, định hướng thị trường, bất bình đẳng trong phân phối của cải, phân hóa giàu - nghèo là các khái niệm gắn liền với nền kinh tế tư bản chủ nghĩa nên lập luận nói CNTB nhìn vào mác để tiếng lên tầng cao hơn là không đúng. Nếu không có mác thì cuộc đấu tranh của công nhân và nhu cầu về quyền lợi của họ vẫn được đáp lại, vì mối quan hệ của các chủ nhân và giới lao động thợ thuyền gắn chặt một cách mật thiết.

Các nước độc tài vẫn dùng chủ thuyết của lenin để cướp chính quyền và giữ chế độ, họ vẫn khăng khăng dùng Mác-Lenin như kim chỉ nam, cờ vẫn là cờ búa liềm. Không phải cs thì là gì? Chỉ có điều như TQ thì khôn hơn, họ biết sử dụng CNTB như là một công cụ để củng cố quyền lực và vơ vét của cải...
 
Hình thái kinh tế tư bản chủ nghĩa là các cá nhân dùng sở hữu tư nhân để tự do kinh doanh bằng hình thức các công ty tư nhân để thu lợi nhuận thông qua cạnh tranh trong các điều kiện của thị trường tự do: mọi phân chia của cải đều thông qua quá trình mua bán của các thành phần tham gia vào quá trình kinh tế. Các công ty tư nhân tạo thành thành phần kinh tế tư nhân là thành phần kinh tế chủ yếu của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa. Có thể nói các yếu tố quyền tư hữu, thành phần kinh tế tư nhân, kinh doanh tự do, cạnh tranh, động cơ lợi nhuận, tính tự định hướng tự tổ chức, thị trường lao động, định hướng thị trường, bất bình đẳng trong phân phối của cải, phân hóa giàu - nghèo là các khái niệm gắn liền với nền kinh tế tư bản chủ nghĩa nên lập luận nói CNTB nhìn vào mác để tiếng lên tầng cao hơn là không đúng. Nếu không có mác thì cuộc đấu tranh của công nhân và nhu cầu về quyền lợi của họ vẫn được đáp lại, vì mối quan hệ của các chủ nhân và giới lao động thợ thuyền gắn chặt một cách mật thiết.

Các nước độc tài vẫn dùng chủ thuyết của lenin để cướp chính quyền và giữ chế độ, họ vẫn khăng khăng dùng Mác-Lenin như kim chỉ nam, cờ vẫn là cờ búa liềm. Không phải cs thì là gì? Chỉ có điều như TQ thì khôn hơn, họ sử dụng CNTB như là một công cụ để củng cố quyền lực và vơ vét của cải...
Ko có căn cứ nào về phong trào công nhân ở các nước tư bản sẽ được đáp lại cả. Phong trào giải phóng dân tộc đe dọa đến chủ nghĩa tư bản nên tư bản mới tiến hóa vượt bậc như vậy. Nên mới có các nước tư bản thực dân cũ và các nước tư bản mới tự do hơn như Mỹ chẳng hạn.

Nếu ko có tư bản thực dân thì sẽ ko có phong trào giải phóng dân tộc. Nếu không có bóc lột sức lao động thì sao công nhân phải đấu tranh. Tại sao Mác phải nghĩ ra học thuyết đó. Dù ông có sai nhưng ông đứng về phía kẻ yếu dù ko tưởng nhưng tao đánh giá ông là người tốt hơn lũ bóc lột. Ông làm vậy ko vì động cơ muốn nổi tiếng, ko vì tư lợi bản thân.

Có trách thì trách đội lợi dụng tư tưởng của ông để làm càn.
 
Ko có căn cứ nào về phong trào công nhân ở các nước tư bản sẽ được đáp lại cả. Phong trào giải phóng dân tộc đe dọa đến chủ nghĩa tư bản nên tư bản mới tiến hóa vượt bậc như vậy. Nên mới có các nước tư bản thực dân cũ và các nước tư bản mới tự do hơn như Mỹ chẳng hạn.

Nếu ko có tư bản thực dân thì sẽ ko có phong trào giải phóng dân tộc. Nếu không có bóc lột sức lao động thì sao công nhân phải đấu tranh. Tại sao Mác phải nghĩ ra học thuyết đó. Dù ông có sai nhưng ông đứng về phía kẻ yếu dù ko tưởng nhưng tao đánh giá ông là người tốt hơn lũ bóc lột. Ông làm vậy ko vì động cơ muốn nổi tiếng, ko vì tư lợi bản thân.

Có trách thì trách đội lợi dụng tư tưởng của ông để làm càn.
Có vẻ mày hiểu sai về phong trào lao động. Mục tiêu của phong trào lao động là bảo vệ và củng cố lợi ích của lao động trong chủ nghĩa tư bản. Còn mục tiêu của chủ nghĩa xã hội của mác là thay thế hoàn toàn hệ thống tư bản chủ nghĩa... Đừng nhận vợ, sách của mác biên rất rõ
 
Ko có căn cứ nào về phong trào công nhân ở các nước tư bản sẽ được đáp lại cả. Phong trào giải phóng dân tộc đe dọa đến chủ nghĩa tư bản nên tư bản mới tiến hóa vượt bậc như vậy. Nên mới có các nước tư bản thực dân cũ và các nước tư bản mới tự do hơn như Mỹ chẳng hạn.

Nếu ko có tư bản thực dân thì sẽ ko có phong trào giải phóng dân tộc. Nếu không có bóc lột sức lao động thì sao công nhân phải đấu tranh. Tại sao Mác phải nghĩ ra học thuyết đó. Dù ông có sai nhưng ông đứng về phía kẻ yếu dù ko tưởng nhưng tao đánh giá ông là người tốt hơn lũ bóc lột. Ông làm vậy ko vì động cơ muốn nổi tiếng, ko vì tư lợi bản thân.

Có trách thì trách đội lợi dụng tư tưởng của ông để làm càn.
Cũng như vậy phong trào giải phóng dân tộc cũng chỉ là sản phẩm nhận vơ. Các nước giành độc lập như indo, philippines, malay...Không cần áp dụng chủ thuyết của mác hay lenin mà vẫn độc lập như thường, thậm chí còn sớm hơn
 
Có vẻ mày hiểu sai về phong trào lao động. Mục tiêu của phong trào lao động là bảo vệ và củng cố lợi ích của lao động trong chủ nghĩa tư bản. Còn mục tiêu của chủ nghĩa xã hội của mác là thay thế hoàn toàn hệ thống tư bản chủ nghĩa... Đừng nhận vợ, sách của mác biên rất rõ
Tất cả các triết gia đều có mặt tích cực và hạn chế. Như đạo thiên chúa đã bỏ tù Galileo, Platon muốn con người trở về sống như thời nguyên thủy.

Ko có học thuyết nào cho đến nay là hoàn hảo, nhưng ko phải toàn bộ học thuyết đó đều là bỏ đi. Người ta thường phân tích để tìm ra điểm tích cực và tiêu cực của từng học thuyết. Người viết ra học thuyết cũng ko thể ngờ là học thuyết của mình đc áp dụng không và áp dụng như thế nào.

Là một người công tâm thì ko nên chỉ xoáy sâu vào các điểm yếu của các học thuyết. Vì cho đến nay đã có học thuyết nào là hoàn hảo đâu. Đến cả nước Mỹ cũng đang trên con đường tìm đến tự do bình đẳng chứ đâu đã đc như mong muốn.
 
Tất cả các triết gia đều có mặt tích cực và hạn chế. Như đạo thiên chúa đã bỏ tù Galileo, Platon muốn con người trở về sống như thời nguyên thủy.

Ko có học thuyết nào cho đến nay là hoàn hảo, nhưng ko phải toàn bộ học thuyết đó đều là bỏ đi. Người ta thường phân tích để tìm ra điểm tích cực và tiêu cực của từng học thuyết. Người viết ra học thuyết cũng ko thể ngờ là học thuyết của mình đc áp dụng không và áp dụng như thế nào.

Là một người công tâm thì ko nên chỉ xoáy sâu vào các điểm yếu của các học thuyết. Vì cho đến nay đã có học thuyết nào là hoàn hảo đâu. Đến cả nước Mỹ cũng đang trên con đường tìm đến tự do bình đẳng chứ đâu đã đc như mong muốn.
Tao nói lại lần nữa "nếu không có lenin thì cái học thuyết của mác ngàn đời cũng không được áp dụng"vì đó là học thuyết hoang tưởng của một thằng ăn bám sống dựa vào một thằng tư bản ba trợn rồi tưởng tượng lung tung. Thế giới không có "vùng màu xám " đừng nói kiểu "nó xấu nhưng tính nó tốt" nhất là khi nó đã được khai triển, các dự đoán của mác đều trật trìa.
 
Tao nói lại lần nữa "nếu không có lenin thì cái học thuyết của mác ngàn đời cũng không được áp dụng"vì đó là học thuyết hoang tưởng của một thằng ăn bám sống dựa vào một thằng tư bản ba trợn rồi tưởng tượng lung tung. Thế giới không có "vùng màu xám " đừng nói kiểu "nó xấu nhưng tính nó tốt" nhất là khi nó đã được khai triển, các dự đoán của mác đều trật trìa.
Thế cái đạo thiên chúa mặt trời quay quanh trái đất tại sao bây giờ có toà thánh uy nghi vãi cả loz.
Liệu có phải mấy thằng phê ma tuý nghĩ ra cách bênh 1 con chửa hoang đẻ ra đức chúa hay không?

Nếu nền kinh tế một nước theo học thuyết Mác là Trung Quốc trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới thì Mác đúng hay sai?
 
Top