Bức thư cuối cùng gửi cổ đông Amazon của Jeff Bezos

Leuleuleu123

Xamer mới lớn
Tao hôm nay hơi tâm trạng nên lược dịch một đoạn tao thấy hay từ lá thư cho các tml xam. Lúc nào chúng mày buồn buồn muốn tìm hiểu xem người thành công suy nghĩ gì thì cứ kiếm đọc những bức thư gửi cổ đông hàng năm của các cụ Jeff Bezos hay Warren Buffet thì có một rổ các bài học khôn về vận hành doanh nghiệp và cuộc sống trong đấy. Bài học đẳng cấp thế giới giá lại free, thế mà cứ đâm đầu vào trả tiền cho những con giời như Phạm Thành Long, đcm đôi khi đéo hiểu đc


Toàn bộ nguyên văn bức thư ở đây: 2020 Letter to Shareholders (aboutamazon.com).


Bức thư gốc được đăng ngày 15 tháng 4 vừa rồi. Trân trọng đưa bản dịch tiếng Việt đầu tiên về một phần bức thư đến các anh em ml xam.


Differentiation is Survival and the Universe Wants You to be Typical

Khác biệt mới là bản chất của sự tồn tại, và vũ trụ này luôn muốn áp đặt chúng mày trở về với bình thường (tầm thường)

Đây là bức thư cuối cùng của tôi cho các cổ đông của Amazon dưới cương vị CEO, và tôi có bài học tối quan trọng sau đây muốn gửi đến tất cả. Tôi hi vọng tất cả các nhân viên Amazon sẽ khắc cốt ghi tâm điều này.

Đoạn văn sau đây trích từ một cuốn sách rất hay của Richard Dawkin với tựa đề The Blind Watchmaker (kẻ chế tác đồng hồ mù). Đoạn văn nói về một điều cơ bản của sinh học:

Tránh khỏi cái chết là công việc đòi hỏi các sinh linh phải luôn vận động. Nếu không làm gì cả, khi chết đi, cơ thể sẽ trở về trạng thái cân bằng với môi trường xung quanh. Nếu chúng ta thử đo đạc các yếu tố như nhiệt độ, độ acid, tỉ lệ nước hoặc điện tích trong các cơ thể sống, một điều rất rõ ràng là các yếu tố đó luôn khác biệt đang kể với môi trường xung quanh. Để cho một ví dụ, cơ thể chúng ta thường luôn ấm hơn với môi trường xung quanh, và lạnh hơn so với một số môi trường khí hậu khắc nghiệt đặc biệt. Khi chúng ta chết, sự khác biệt về nhiệt độ đó cũng dừng lại, nhiệt độ của cơ thể chúng ta lại trở về với nhiệt độ của môi trường xung quanh. Không phải loài động vật nào cũng vận động tối đa để tránh sự cân bằng về nhiệt độ với môi trường xung quanh, nhưng tất cả các sinh vật sống đều phải làm chuyện này ở một mức độ nào đấy. Ví dụ ở một xứ khô hạn, động vật và cây cối luôn phải làm việc để giữ độ ẩm trong các tế bào sống cao hơn môi trường, chống lại quá trình tự nhiên rút chất lỏng từ cơ thể ra môi trường bên ngoài. Nếu chúng thất bại, kết quả chỉ là cái chết. Tựu chung lại, nếu một sinh linh không liên tục vận động để chống lại sự đồng hoá với môi trường, sinh linh đó sẽ ngừng tồn tại. Đó là quá trình chết đi của muôn loài trong tự nhiên.

Mặc dù tác giả không cố ý, đoạn văn trên trở thành một ẩn dụ tuyệt vời về cuộc sống, và nó cũng rất liên quan đến Amazon. Tôi cho rằng là ẩn dụ này có thể áp dụng cho tất cả các tập đoàn, tổ chức và cho mỗi cuộc sống con người chúng ta. Thế giới này luôn muốn đồng hoá mỗi chúng ta để trở nên bình thường bằng những cách nào? Làm biết bao nhiêu cho đủ để giữ cho bản thân duy nhất, để giữ lại những thứ khiến chúng ta cảm thấy bản thân mình đặc biệt?

Tôi biết một cặp vợ chồng thường đùa với nhau trong mối quan hệ của họ. Thi thoảng, người chồng lại nhìn vào vợ mình với một ánh nhìn mệt mỏi giả vờ và thốt lên "tại sao cô không thể bình thường như bao người khác?" Rồi sau đấy cả hai họ cùng cười về câu nói ấy, bởi vì người vợ biết rằng những cái duy nhất của cô ấy mới là điều khiến người chồng mê mệt cổ. Nhưng, trong câu đùa đấy cũng có một thực tế là mọi thứ sẽ dễ dàng hơn, ít mệt mỏi hơn, nếu chúng ta tỏ ra bình thường hơn một chút.

Hiện tượng này xảy ra ở tất cả các mức độ khác nhau trong cuộc sống. Nền dân chủ không phải là một thứ bình thường. Độc tài mới là điều bình thường chiếm đa số trong lịch sử nhân loại. Nếu chúng ta ngừng lại tất cả những cố gắng không ngừng của chúng ta để xây dựng xã hội chúng ta đang có, chúng ta sẽ trở lại trạng thái cân bằng với xã hội độc tài.

Trong tâm thức chúng ta, mỗi con người đều biết rằng sự độc nhất mới là cái quí giá. Chúng ta luôn được dạy "hãy là chính mình." Nhưng điều tôi muốn nói với các bạn ở đây là hãy biết suy nghĩ thực tế và biết chấp nhận về việc cần bỏ ra bao nhiêu công sức để giữ được cái sự độc nhất đấy của chính bạn. Thế giới này luôn muốn đồng hoá bạn, bằng cả ngàn cách khác nhau. Đừng bao giờ để điều đó xảy ra.

Bạn sẽ phải trả giá cho sự độc nhất của bản thân, và cái giá đấy rất đáng để trả. Câu chuyện cổ tích ngôn lù chúng nó hay kháo nhau về việc "hãy sống như chính mình" là một khi con người ta thể hiện ra sự độc nhất của bản thân thì tất cả mọi đau khổ sẽ được rũ bỏ. Chuyện đấy đéo bao giờ có thật luôn. Sống đúng với bản thân mình là điều rất đáng làm, nhưng đừng mong đợi nó là điều dễ làm. Bạn luôn phải bỏ ra rất nhiều công sức để thực hiện điều ấy, một quá trình liên tục và miệt mài.

Thế giới này sẽ luôn muốn biến tập đoàn Amazon trở thành tầm thường, đưa chúng ta trở lại trạng thái cân bằng với tự nhiên. Nó sẽ đòi hỏi nỗ lực liên tục để chống lại điều đấy - chúng ta có thể làm được, và phải còn làm tốt hơn thế nữa.


Tác giả Jeff Bezos


349495
 
Sửa lần cuối:
Up lên cho ả khác thưởng thức...
@motconga cũng là du học mẽo sao anh mài khác mài thế...hê bê
 
Amazon không nhận nhất thì đéo đứa nào dám nhận nhì trong thương mại điện tử. Amazon bảo vệ người dùng tốt vl. Đa số là hàng xịn, auth, ebay thì thượng vàng hạ cám đủ cả, lừa đảo cũng có. Tiếc cho người ở VN không được trải nghiệm dịch vụ mua hàng của Amz. So với amz thì cái lũ shopee, lazada, tiki chỉ là đbrr.
 
Tâm trạng của mày là đang đấu tranh giữa tầm thường và ko tầm thường à. Có lẻ tao chỉ hiểu 1 ít về điều mày muốn nói nhưng theo tao thì cái gì cũng có 2 mặt của nó, tùy vào suy nghĩ, nhận thức , mục tiêu và mục đích của mỗi người mà sẽ chọn cho mình 1 cách thức khác nhau.
 
những thằng hay nói đạo đức thường sống như l*n.
vỉa hè phao tin lão này đối xử với nhân viên như chít.
mà muốn Amazon không tầm thường thì mang tiền đầu tư vào cái gì bất thường là xong. Thích an toàn nhưng ép nhân viên tỏa sáng cơ.
khôn như này xứ tao đếm không xuể =))
 
những thằng hay nói đạo đức thường sống như l*n.
vỉa hè phao tin lão này đối xử với nhân viên như chít.
mà muốn Amazon không tầm thường thì mang tiền đầu tư vào cái gì bất thường là xong. Thích an toàn nhưng ép nhân viên tỏa sáng cơ.
khôn như này xứ tao đếm không xuể =))

Ko biết lão này có sống lôn nhừ ko nhưng khả năng gia cát dự là có thật. Chính thư này của lão có một đoạn nói về vấn này dành cho các độc giả khó tánh như mày luôn, hehe

Trích thư:
Quan hệ của chúng tôi đối với nhân viên là một ví dụ hoàn toàn khác. Chúng tôi đề ra những nguyên tắc họ phải tuân thủ và những tiêu chuẩn họ phải đạt được. Chúng tôi đòi hỏi sự huấn luyện và nhiều chứng chỉ khác nhau. Nhân viên phải có mặt đúng giờ giấc. Có rất nhiều những tác động giữa ban lãnh đạo chúng tôi và nhân viên ở các cấp độ rất tỉ mỉ. Làm việc không chỉ là về lương và bổng lộc, mà còn về rất nhiều các yếu tố khác.

Ngài chủ tịch của các bạn có hài lòng về việc bầu cử công đoàn lao động vừa rồi ở Bessment? Không, ông ấy không hài lòng chút nào. Tôi nghĩ chúng ta cần phải làm tốt hơn để chăm sóc nhân viên của chính chúng ta. Kết quả của cuộc bầu cử vừa rồi cho thấy mối quan hệ giữa ban lãnh đạo Amazon và nhân viên vẫn rất mạnh mẽ, tuy nhiên nó là hồi chuông báo hiệu để chúng ta cần đặt ra một chiến lược tầm nhìn tốt hơn về việc tạo ra giá trị cho người lao động của Amazon, một tầm nhìn về giá trị thành công cho họ.

Nếu bạn đọc các tin tức báo cáo đây đó, bạn có thể nghĩ là chúng tôi hoàn toàn không quan tâm gì đến nhân viên của chúng tôi. Trong các báo cáo đó, họ tố cáo nhân viên chúng tôi là những kẻ cùng đường và bị đối xử như robot. Điều này hoàn toàn sai sự thật. Nhân viên chúng tôi là những con người trưởng thành, tinh tế, và chín chắn về mặt suy nghĩ với rất nhiều lựa chọn về công việc. Khi chúng tôi khảo sát mức độ hài lòng ở các cơ sở lưu giữ hàng, 94% nhân viên bảo họ sẽ sẵn sàng giới thiệu cho bạn bè họ Amazon là một nơi đáng để đầu quân vào làm việc.

Nhân viên của chúng tôi có thể nghỉ giữa quãng để vận động tay chân, uống nước, sử dụng nhà vệ sinh, hoặc nói chuyện với quản lí của họ, mà không phải lo sợ về ảnh hưởng đến đánh giá năng lực. Những khoảng nghĩ giữa quảng này là phần lợi ích phụ thêm vào 30 phút nghỉ ăn trưa và 30 phút nghỉ chính thức vốn đã được đặt sẵn trong hợp đồng lao động.

Chúng tôi không đưa ra những yêu cầu về năng lực nào quá đáng. Những chỉ tiêu năng lực của chúng tôi được đưa ra dựa trên kinh nghiệm và khả năng của từng nhân viên. Đánh giá năng lực của chúng tôi dựa trên kết quả dài hạn bởi chúng tôi hiểu là những khiếm khuyết nhỏ luôn có thể xảy ra vào bất kì ngày giờ nào. Nếu một nhân viên có xu hướng lâu dài sẽ bị đánh giá năng lực thấp, người quản lí sẽ làm việc với họ và đưa ra những huấn luyện hoặc tư vấn phù hợp.

Huấn luyện cũng được đưa ra cho những nhân viên xuất sắc được tăng trách nhiệm. Trên thực tế, 82% các khoá huấn luyện của chúng tôi là khoá tích cực dành cho các nhân viên đã đạt, hoặc vượt quá tiêu chuẩn năng lực đề ra. Hàng năm, chúng tôi sa thải chưa đến 2.6% nhân viên với lí do họ không hoàn thành các chỉ tiêu được đặt ra (con số này còn ít hơn vào 2020 bởi chúng tôi có điều chỉnh chính sách do ảnh hưởng của Covid)
 
Chúng mày nên nhớ là một tập đoàn cả trăm ngàn lính thì chuyện có một số đứa bất mãn là không thể không có. Nói cái topic GenZ vừa rồi, năm rồi tao tuyển mấy cháu, bảo ban, chỉ công việc tận tình cho chúng nó mà vẫn cứ bất mãn.

Đcm mặt bằng chung ở Mẽo bao nhiêu người người ta ra trường làm bục mặt bao nhiêu năm lên được lương 60k/năm là mừng như cha chết sống dậy rồi, thế mà có mấy đứa chưa có kinh nghiệm, ti toe ra đời lương 150k/năm + phúc lợi vô số kể lại còn ỏng eo chê lên chê xuống đòi hỏi năm sau cho nó lên làm bố của quản lí luôn. Hết khôn dồn ra dại là có thật, và các cháu đấy tất nhiên sau khi tiễn vong được tao mở ngay chai rượu ăn mừng luôn. Số đấy là số ít thôi, nhưng tao quản lí mới 30 đứa đã gặp phải vài cháu "làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu" như vậy thì chúng mày tự hiểu với một tập đoàn 100k nhân viên thì số thành phần bắt mãn lên mạng ném đá hay tung tin với bọn báo chí kền kền nó sẽ đông như nào.
 
vấn đề là.
nếu kinh doanh của mày đã đặt các khoản đầu tư vào hạng mục tầm thường.
thì mày chỉ có cách cật lực võ mồm, khóa học, truyền cảm hứng, dịch vụ kèm cặp... để thúc cân nhân viên.
chăn nuôi lợn thì dễ hơn, chỉ cần bơm thuốc là ok. Còn người thì lại là cái lưỡi không xương nhiều đường lắt léo.

còn thằng Amazon này trúng được mánh ở đâu, thầu được cả cái AWS làm máy chủ cho doanh nghiệp mới.
ngày xưa có thằng Microsolf nó chế được bộ Office thì còn có tí não vì công dev Office nó mệt, chỉnh art làm đẹp.
còn cái dev máy chủ nó dễ ẹc, xấu như chó cũng chẳng thằng nào quan tâm.

nên đánh giá thằng Amazon là kiểu ăn xổi vơ vét, lắm tiền rồi chuyển qua mồm mép khoe khoang gây sự thèm muốn.
chứ đầu tư mạo hiểm thì đéo. Gọi là opportunist còn đúng.

mà opportunist thì hết thời cũng tầm thường bỏ mẹ. Văn đéo gì :haha:
 
vấn đề là.
nếu kinh doanh của mày đã đặt các khoản đầu tư vào hạng mục tầm thường.
thì mày chỉ có cách cật lực võ mồm, khóa học, truyền cảm hứng, dịch vụ kèm cặp... để thúc cân nhân viên.
chăn nuôi lợn thì dễ hơn, chỉ cần bơm thuốc là ok. Còn người thì lại là cái lưỡi không xương nhiều đường lắt léo.

còn thằng Amazon này trúng được mánh ở đâu, thầu được cả cái AWS làm máy chủ cho doanh nghiệp mới.
ngày xưa có thằng Microsolf nó chế được bộ Office thì còn có tí não vì công dev Office nó mệt, chỉnh art làm đẹp.
còn cái dev máy chủ nó dễ ẹc, xấu như chó cũng chẳng thằng nào quan tâm.

nên đánh giá thằng Amazon là kiểu ăn xổi vơ vét, lắm tiền rồi chuyển qua mồm mép khoe khoang gây sự thèm muốn.
chứ đầu tư mạo hiểm thì đéo. Gọi là opportunist còn đúng.

mà opportunist thì hết thời cũng tầm thường bỏ mẹ. Văn đéo gì :haha:

Mày nói lí thuyết thì cũng ko sai, nhưng lấy số liệu thực tiễn ra sai con mẹ nó rồi.

Thứ nhất là lương dev của Amazon AWS cũng nằm trong top giới công nghệ, không hề thấp so với mặt bằng chung. Tầm kĩ sư senior của AWS tổng thu nhập lương thưởng là khoảng $250k. Thế nên không thể bảo là lãnh đạo chỉ truyền cảm hứng, còn đằng sau rút máu nhân viên được.

Thứ hai mày bảo thầu cái cơ sở hạ tầng như AWS dễ là đéo hiểu biết gì nhiều về công nghệ rồi. Những phần mềm quản lí datacenter như network routing/load balancing/deployment/provisioning/anti ddos/.. ai viết cho? Rồi phần server những cái về sandboxing, virtualization, container-orchestration, serverrless computing, Deep learning tools... ai viết phần mềm cho? Đcm một đội kĩ sư cơ sở hạ tầng cho server đẳng cấp thế giới về bảo mật và tối ưu nó cũng vài chục ngàn thằng còn chả ăn ai chứ đéo đùa, ba cái Office có UI/UX màu mè nhưng về logic phần mềm nó chỉ là muỗi so với các hệ sinh thái phần mềm quản lí server cỡ lớn kiểu này
 
Mày nói lí thuyết thì cũng ko sai, nhưng lấy số liệu thực tiễn ra sai con mẹ nó rồi.

Thứ nhất là lương dev của Amazon AWS cũng nằm trong top giới công nghệ, không hề thấp so với mặt bằng chung. Tầm kĩ sư senior của AWS tổng thu nhập lương thưởng là khoảng $250k. Thế nên không thể bảo là lãnh đạo chỉ truyền cảm hứng, còn đằng sau rút máu nhân viên được.

Thứ hai mày bảo thầu cái cơ sở hạ tầng như AWS dễ là đéo hiểu biết gì nhiều về công nghệ rồi. Những phần mềm quản lí datacenter như network routing/load balancing/deployment/provisioning/anti ddos/.. ai viết cho? Rồi phần server những cái về sandboxing, virtualization, container-orchestration, serverrless computing, Deep learning tools... ai viết phần mềm cho? Đcm một đội kĩ sư cơ sở hạ tầng cho server đẳng cấp thế giới về bảo mật và tối ưu nó cũng vài chục ngàn thằng còn chả ăn ai chứ đéo đùa, ba cái Office có UI/UX màu mè nhưng về logic phần mềm nó chỉ là muỗi so với các hệ sinh thái phần mềm quản lí server cỡ lớn kiểu này

nếu tao bảo mày tất cả những cái mày nói là những thằng kỹ sư công nghệ nó chém hươu chém vượn để móc hầu bao những thằng lắm tiền không biết gì thì sao? =))
cái gọi là hệ thống ấy, thằng thiết kế nó chỉ cần thêm một layer vào là thêm tiền. Tác dụng thế nào thì phải có hacker nó thử. Nhưng mà quyền chủ động thêm tầng, hô giá vẫn là ở những thằng thiết kế.
đương nhiên tao hiểu nó vẫn tăng tính bảo mật ở một mức độ chấp nhận được, nhưng mà nó lên đến cái mức khùng điên ảo tưởng và đi quá xa đến mức chỉ có đội nhà tìm lỗ hổng của nhau chứ chẳng có thằng kẻ thù nào đủ kiên nhẫn hay rảnh rỗi mò mẫm lỗ hổng bảo mật của chúng mày nữa.

$250k mà to à =)) biết giá nhà ở vùng công nghệ của mày nó bao nhiêu không? Lương cao để rồi cũng bị chủ đất nó vặt. Khôn ngoan quá.
mà mấy thuật ngữ mày nói là vô dụng nếu mày không phải người thiết kế ra nó. Tao e rằng nó còn chẳng bảo mật bằng vài cái đồng tiền crypto. Bảo sao bitcoin tăng giá.

vâng công nghệ =)) Toàn mấy thằng ngu học vẹt rồi nâng bi nhau.
 
nếu tao bảo mày tất cả những cái mày nói là những thằng kỹ sư công nghệ nó chém hươu chém vượn để móc hầu bao những thằng lắm tiền không biết gì thì sao? =))
cái gọi là hệ thống ấy, thằng thiết kế nó chỉ cần thêm một layer vào là thêm tiền. Tác dụng thế nào thì phải có hacker nó thử. Nhưng mà quyền chủ động thêm tầng, hô giá vẫn là ở những thằng thiết kế.
đương nhiên tao hiểu nó vẫn tăng tính bảo mật ở một mức độ chấp nhận được, nhưng mà nó lên đến cái mức khùng điên ảo tưởng và đi quá xa đến mức chỉ có đội nhà tìm lỗ hổng của nhau chứ chẳng có thằng kẻ thù nào đủ kiên nhẫn hay rảnh rỗi mò mẫm lỗ hổng bảo mật của chúng mày nữa.

$250k mà to à =)) biết giá nhà ở vùng công nghệ của mày nó bao nhiêu không? Lương cao để rồi cũng bị chủ đất nó vặt. Khôn ngoan quá.
mà mấy thuật ngữ mày nói là vô dụng nếu mày không phải người thiết kế ra nó. Tao e rằng nó còn chẳng bảo mật bằng vài cái đồng tiền crypto. Bảo sao bitcoin tăng giá. Toàn mấy thằng học vẹt rồi nâng bi nhau.

Tao sống ở ngay trung tâm Silicon Valley gần chục năm mà lại chả hiểu giá nhà khu đấy như nào. Đme tầm nhân viên làng nhàng thôi thì $250k nó to gần hơn nửa dân số Mẽo rồi.

Tao cũng từng làm tech lead phần cơ sở hạ tầng cho những cái cơ sở hạ tầng kiểu đấy, cụ thể là về phần network load balancing. Mỗi cái phần machine routing within a server cái code base nó cũng gần 2 triệu dòng với 20 thằng làm, giải quyết các vấn đề về độ dính (stickiness), độ đều (fairness) rồi code giải quyết multithreading khi chạy song song là nó rối bung lên rồi. Thôi mày có chuyên môn, có kinh nghiệm thực tiễn về công nghệ thì lôi ra chém tiếp, còn nếu chỉ bốc phét tiền tỉ công nghệ dễ kiếm như mấy thằng trẩu tre trên xàm "em quen ông anh kiếm trăm tỉ nhờ đánh coin" thì thôi tao đéo muốn phí thời giờ
 
Đãi ngộ tao ko rành, nhưng bạn tao lính Amazon được tiêm vắc xin xịn trước cả tháng rồi, chỉ sau mỗi người cao tuổi nhá.
 
Tao sống ở ngay trung tâm Silicon Valley gần chục năm mà lại chả hiểu giá nhà khu đấy như nào. Đme tầm nhân viên làng nhàng thôi thì $250k nó to gần hơn nửa dân số Mẽo rồi.

Tao cũng từng làm tech lead phần cơ sở hạ tầng cho những cái cơ sở hạ tầng kiểu đấy, cụ thể là về phần network load balancing. Mỗi cái phần machine routing within a server cái code base nó cũng gần 2 triệu dòng với 20 thằng làm, giải quyết các vấn đề về độ dính (stickiness), độ đều (fairness) rồi code giải quyết multithreading khi chạy song song là nó rối bung lên rồi. Thôi mày có chuyên môn, có kinh nghiệm thực tiễn về công nghệ thì lôi ra chém tiếp, còn nếu chỉ bốc phét tiền tỉ công nghệ dễ kiếm như mấy thằng trẩu tre trên xàm "em quen ông anh kiếm trăm tỉ nhờ đánh coin" thì thôi tao đéo muốn phí thời giờ

scale lớn thì lắm tiền thôi bro. Còn công nghệ thì đúng là chém gió nên tao cũng không muốn phí thời giờ.
 
còn sự thực mày là thằng lôi một đống thuật ngữ ra khè. Không hiểu muốn thể hiện điều gì.
tao chỉ muốn xoáy vào câu chuyện thằng chủ Amazon là một thằng ngu và đểu.
 
còn sự thực mày là thằng lôi một đống thuật ngữ ra khè. Không hiểu muốn thể hiện điều gì.
tao chỉ muốn xoáy vào câu chuyện thằng chủ Amazon là một thằng ngu và đểu.

Mày muốn bảo thằng chủ Amazon ngu và đểu thì phải có dẫn chứng và lí luận cụ thể, đéo phải cứ nghe chúng nó nói trên mạng rồi nhại lại.

Tao đưa dẫn chứng các thuật ngữ trong ngành để cho mày thấy làm về những hệ thống AWS nó là cả một sự đầu tư về nguồn vốn và nhân lực không tầm thường, đéo như câu nguyên văn mày bảo là "dev máy chủ nó dễ ẹc". Đme dễ thì thiên hạ đã nhà nhà đua nhau đi làm host máy chủ rồi, đéo đến lược chúng nó ăn hết tiền của thế giới.

Làm scale lớn nên nó mới nảy sinh ra nhiều vấn đề phức tạp về kĩ thuật. Tầm 5, 6 năm trước một vụ tao được lên chức là còn nhờ đề xuất ra cái dự thảo dẹp bỏ đi một layer không cần thiết để tinh giản về mặt vận hành kĩ thuật. Bọn cty big tech nó đề bạt cả những thằng có khả năng tinh giản hệ thống, giảm chi phí bảo trì về kĩ thuật chứ không phải cấp trên chỉ ù ù cạt cạt cứ nghe thằng nào vẽ hưu ẽ vượn ra thêm phần dự án ảo là ném tiền vào như ở VN đâu.

Có cái phần mềm quan trọng trong hệ sinh thái quản lí máy ảo server là Kubernetes, bọn nó cộng tác open source ra hết đây: kubernetes/kubernetes

Code kubernetes này giờ 2.4 triệu dòng. Thằng nào tinh giản cái này ra được còn 100k dòng code mà vẫn đầy đủ các tính năng, tao giới thiệu cho vị trí chỗ trả luôn cho job 2 triệu biden/năm làm ngay và luôn.


Tóm lại forum thì dừng ở mức độ chia sẻ thông tin thôi, tao cũng chả muốn gây wars làm gì. Peace.
 
Đặc điểm của một anh lãnh đạo thành công và giàu có là luôn có một tiểu đội chê bai chửi bới anh ấy trên mạng hehe. Nếu không chửi được chuyên môn (làm lồn gì có tư cách) thì sẽ chửi về nhân cách đạo lý làm người, sau đó sẽ là chuyện cá nhân bao gồm hôn nhân gia đình con cái anh ta. Xứ An Nam này anh Vượng anh Qua là tiêu biểu, nói chi tới mấy ông sư tổ CEO đẳng cấp thế giới.
 
Những thằng làm giàu, thể hiện sự thành đạt trên truyền thông thì cũng rất có nhiều thằng bố láo.

Nhưng cũng có rất nhiều thằng có khả năng thật sự, làm giàu chân chính nhờ tạo ra giá trị cụ thể cho xã hội và nổi tiếng nhiều người biết đến.

Quan trọng của việc đánh giá là phải sử dụng tư duy cá nhân và dẫn chứng cụ thể (the devil is in the details). Lão Jeff chả làm giàu cho tao được đồng nào nên tao chả tâng bốc nó không công làm gì, đéo như các đồng chí trên mạng xúi anh em bán Merc Bim đi mua xe Vin. ;))
 
còn sự thực mày là thằng lôi một đống thuật ngữ ra khè. Không hiểu muốn thể hiện điều gì.
tao chỉ muốn xoáy vào câu chuyện thằng chủ Amazon là một thằng ngu và đểu.
Thôi mày im mẹ mồm đi. Đoạn bảo UX > infra là thấy đéo biết gì rồi. Thằng chủ nào cũng có thể gọi là đểu, nhưng ngu thì còn lâu.
 
còn sự thực mày là thằng lôi một đống thuật ngữ ra khè. Không hiểu muốn thể hiện điều gì.
tao chỉ muốn xoáy vào câu chuyện thằng chủ Amazon là một thằng ngu và đểu.
vâng nó ngu mà nó đi trước thời đại đi làm thương mại điện tử thì tao cũng muốn ngu như nó mày thèm chửi thì chửi cho đúng đi :vozvn (21):

Đặc điểm của một anh lãnh đạo thành công và giàu có là luôn có một tiểu đội chê bai chửi bới anh ấy trên mạng hehe. Nếu không chửi được chuyên môn (làm lồn gì có tư cách) thì sẽ chửi về nhân cách đạo lý làm người, sau đó sẽ là chuyện cá nhân bao gồm hôn nhân gia đình con cái anh ta. Xứ An Nam này anh Vượng anh Qua là tiêu biểu, nói chi tới mấy ông sư tổ CEO đẳng cấp thế giới.

Riêng mấy thằng giàu từ buôn đất thì có cái vẹo lồn::xamvl19::
 
Nói kiểu của thằng newboi như cách nói của mấy thằng clients hoặc BA không hiểu gì mà cứ hay tỏ vẻ vậy.
Nhớ cách đây mấy tháng, tụi clients nó muốn integration multiple SSO vào hệ thống nó, thực tế thì trên giao diện chỉ có thêm đúng 1 cái button, còn bên dưới cả nghìn thứ lằng ngoàng... Bị chém offer dữ quá, tụi nó lại gân cổ lên bảo "Có cái button mà mấy ba làm cho cố".
T_T, tụi dev hạn hán lời.
 
Cái mảng cloud của bên aws công nhận dùng sướng thặc, lại còn được dùng thử free 1 năm nữa chứ :vozvn (18):
 
Top