Học để làm gì ?

"HỌC" ĐỂ LÀM GÌ?
Phàm việc gì ở đời cũng vậy, muốn làm thành công và hiệu quả, thì cái "mục đích" của nó phải là mục đích ĐÚNG.

Ví dụ, như tôi từng giảng trước đây, người ta (nhất là đàn ông) có vô vàn lý do để "cưới", ví dụ như cưới vì lỡ có bầu (bác sĩ bảo cưới), cưới vì bố mẹ gây áp lực, cưới để không mang tiếng ế, cưới vì sợ cô đơn, cưới vì sợ không cưới ngay thì gái nó bỏ, vân vân...

Đó đều là mục đích SAI. Dù có thể nó vẫn đem lại "kết quả" là một đám cưới với hai bên gia đình vỗ tay ăn mừng tưng bừng.

Mà, như tôi từng giảng trước đây, mục đích ĐÚNG duy nhất của hôn nhân, là khi-và-chỉ-khi bạn ĐÃ hạnh phúc rồi và có nhu cầu muốn SHARE sự hạnh phúc đó với một người khác.

Nghĩa là, bạn lúc này ĐÃ giải quyết xong tương đối những vấn đề ngổn ngang của đời mình rồi, ĐÃ có một thời gian sống một mình đủ lâu rồi, ĐÃ thật sự thấu hiểu nhân tình thế thái rồi, ĐÃ tương đối hiểu bản thân cần gì muốn gì trong một mối quan hệ rồi, ĐÃ ít nhất 35 tuổi rồi... thì bạn mới tương đối sẵn sàng cho hôn nhân.

Tương tự là cái sự HỌC.

Trong tất cả lý do để người ta theo đuổi việc học hành, thì lý do "THOÁT NGHÈO" theo tôi là lý do SAI TRÁI nhất, nếu không muốn nói là NGUY HIỂM nhất.

Vì tiền bạc rủng rỉnh, sự nghiệp vẻ vang, fame cao ngất trời... tất cả đều là HỆ QUẢ phát sinh trong quá trình bạn theo đuổi việc học, chứ không nên là NGUYÊN NHÂN để bạn theo đuổi việc học.

Vì hậu quả của mindset này là, đến một lúc nào đó, nó sẽ "biến tướng" thành học để "LÀM QUAN".

Hãy tưởng tượng một anh chàng dân quê xuất thân bần hàn, sau bao nhiêu năm tháng miệt mài đèn sách, anh kiếm được một vị trí trong bộ máy nhà nước. Rồi cũng nhờ siêng năng chăm chỉ cầu tiến, anh leo dần leo dần tới những vị trí cao hơn. Và lúc này, chuyện gì xảy ra?

Tất nhiên là anh sẽ phải tham nhũng, sẽ phải ăn tàn phá hại, cho thỏa những tháng ngày đói nghèo nhục nhã tủi hờn cơ cực.

Bởi vì mindset của anh là học để "THOÁT NGHÈO", chứ không phải học để theo đuổi cái đẹp cái hay cái chân-thiện-mỹ của kiến thức (như đám con nhà trung lưu trở lên).

Ngược lại, đám quan chức xuất thân quý tộc, con nhà giàu, hoặc ít nhất trung lưu trở lên, thì khả năng họ tham nhũng cũng ít hơn so với anh nhà nghèo kia. Không phải là tuyệt đối không tham nhũng, nhưng tỉ lệ ít hơn, và nếu có tham nhũng thì họ cũng "ăn" theo những cách thức & mức độ tinh tế và vừa phải, chứ không tham lam "ăn giày ăn cả đất" như một anh xuất thân bần hàn khố rách áo ôm.

Với lại, sự thật nữa là, học với mindset để "THOÁT NGHÈO" nó tạo ra một áp lực vô hình kinh khủng lên trí óc lắm, và rất ít người chịu được cái áp lực đó. Vì bản chất đó là một áp lực phi tự nhiên, trái lẽ thường. Tự cổ chí kim con người học là để tìm kiếm những câu trả lời cho những điều họ chưa hiểu về thế giới tự nhiên, vũ trụ, tinh thần, vân vân... Có vậy nhân loại mới có những triết gia, nhà toán học, vật lý học, sinh học, thiên văn học... lỗi lạc.

Chứ chưa ai học để THOÁT NGHÈO mà lại làm được cái gì đó cho đời cả.

Tóm lại, nếu muốn THOÁT NGHÈO, hãy đi chạy Grab, đi xin một job giao bánh pizza, chạy bàn, làm ngay những công việc lao động chân tay kết hợp với học những kỹ năng thực tế hữu dụng như ngoại ngữ, lái xe hơi, chút kiến thức điện đóm, tin học văn phòng... chứ đừng mang cái ham muốn THOÁT NGHÈO vào chuyện học.

Chính vì đa phần con người học để THOÁT NGHÈO, nên mới có nạn lạm phát cử nhân, thạc sĩ và hậu quả là tấm bằng cử nhân, thạc sỹ thậm chí tiến sỹ ngày càng không hơn tờ giấy lộn - và bản thân chủ nhân những bằng cấp này cuối cùng cũng end up làm những công việc lương ba cọc ba đồng chẳng hơn gì một người đi học cao đẳng trung cấp 1-2 năm.
Những tấm gương học siêu giỏi mà nhà nghèo, bố mẹ làm nông dân, chẳng hạn như trong những chương trình như Đường lên đỉnh Olympia... thì quan điểm của tôi thế này: Những cậu bé/cô bé đó, thường còn rất trẻ, chưa hết lớp 12, nên tuy họ vẫn ý thức được sự vất vả thiếu thốn của gia đình, nhưng tôi tin họ THẬT SỰ SAY MÊ KIẾN THỨC trong quá trình học, chứ họ không vừa học vừa nghĩ đến THOÁT NGHÈO.
Và chỉ khi đó, họ mới thoát được nghèo.
Cho nên, các bạn nếu tự thấy mình nghèo, thì tốt nhất đừng đẻ. Chứ đừng đẻ con ra trong trạng thái "auto-pilot" rồi ngày ngày gieo vào đầu con cái thứ áp lực hủy diệt "KHÔNG HỌC THÌ CHỈ CÓ CẠP ĐẤT MÀ ĂN".

Vì nếu gia cảnh bạn khó khăn tới mức, nếu không học thì con bạn chỉ có cạp đất mà ăn, thì ngay từ đầu bạn đẻ ra nó làm quái gì? Trong khi nhà hàng xóm thì đã chuẩn bị sẵn một lượng của nả để con cái họ chả may có không học thì vẫn có cái nhà cho thuê, có lượng vốn làm ăn, mà không lo "cạp đất mà ăn"?

Thay vào đó, các bạn chỉ nên sinh con khi các bạn dư dả, ít nhất cũng đủ để con cái bạn sau này được học những thứ nó thích, theo cách nó muốn, được theo đuổi kiến thức vì thật sự say mê vẻ đẹp của kiến thức chứ không phải vì hai chữ "THOÁT NGHÈO".

Vài dòng tâm sự về chuyện HỌC.
Nguồn Thầy Giáo Giảng
 
Thực ra thì tao ghét trường lớp chứ tao không ghét học. Mà nhà điều kiện có hạn nên vẫn phải đến trường như 99% đồng trang lứa.
 
Học để kiếm tiền , để hiểu biết
Để làm tiền...
Thực ra thì tao ghét trường lớp chứ tao không ghét học. Mà nhà điều kiện có hạn nên vẫn phải đến trường như 99% đồng trang lứa.
học thì chán nhưng mà nó đáng
Học để làm gì?
Câu trả lời thực tế đây:

-Lâu nay tôi toàn sống nhờ ngòi bút.
-Ông viết văn hay làm thơ?
-Thơ văn lol j đâu. Ghi số đề thôi

Cô giáo: Nếu ko học các em sẽ ra răng?
thằng Tí: Thưa cô, ko hát ka za ô kê được.
con Hĩm: Thưa cô, ko nhắn tin chát điện thoại được.
Cô giáo: e hèm... quan trọng nhất, chúng ta sẽ ko viết…thư tình được. Hiểu chửa?!

Cô giáo: 52 chia 4 là nhiêu?
thằng tèo: Thưa cô là 13 ạ.
cô giáo: zỏi.
con bím: thưa cô, nhà nó ổ cờ bạc chơi tiến lên 3 cây hằng ngày mà cô!

zõ ràng là ko học thì ko biết.
 
Top