Lao động mất việc, giảm thu nhập ra sao vì Covid-19?

Xamvn123456zxc

Lỗ đýt gợi cảm
Hơn hai phần ba lao động tham gia khảo sát cho biết mất việc vì dịch, số còn duy trì được việc thì thu nhập lại giảm và hầu hết khó tiếp cận các gói hỗ trợ.

Đây là kết quả của khảo sát nhanh về việc làm và thu nhập người lao động do Ban nghiên cứu Phát triển Kinh tế tư nhân (Ban IV) và Báo điện tử VnExpress thực hiện từ đầu tháng 8.

62% lao động mất việc vì Covid-19

Từ 1/8 đến 5/8, khảo sát đã nhận câu trả lời online từ 69.132 độc giả là người lao động. Kết quả là, 42.754 người (62%) cho biết đã mất việc làm vì Covid-19. Trong số này, một nửa mất việc trong 1-3 tháng, 25% mất việc dưới 1 tháng và 15% đã không còn việc hơn nửa năm.

Mất việc đột ngột, lại không có dư nguồn tích luỹ nên 50% lao động mất việc nói họ chỉ đủ tiền đảm bảo cuộc sống dưới 1 tháng. Số có tiền tích luỹ đủ để chi trả cuộc sống 3-6 tháng khi bị mất việc lần lượt là 37% và 8,6%. Chỉ 4,4% lao động mất việc cho biết họ dư tiền tích luỹ trên 6 tháng.

Vì thế, sự hỗ trợ từ gia đình, doanh nghiệp và Nhà nước rất cần với họ lúc này. Gần một nửa người mất việc phải dựa vào sự trợ giúp từ gia đình, người thân. Tỷ lệ người mất việc nhận trợ giúp từ các tổ chức từ thiện khoảng 12%; trợ giúp từ công ty chỉ hơn 5%.

Tỷ lệ nguồn hỗ trợ người lao động mất việc nhận được. Nguồn: Báo cáo Ban IV

Người lao động mất việc nhận được hỗ trợ từ các nguồn khác nhau. Nguồn: Ban IV

Tác động của dịch, các doanh nghiệp thu hẹp sản xuất, số duy trì được theo "3 tại chỗ" hay "1 cung đường, 2 điểm đến" cũng giảm một nửa lao động, nên cơ hội tìm lại việc làm lâu dài với người lao động là khá khó khăn. Gần một nửa số người trả lời đang thất nghiệp cho biết không thể kiếm được việc làm trong thời gian tới.

Không kiếm được việc làm lâu dài, họ xoay sang làm các công việc thời vụ trong mùa dịch để duy trì cuộc sống. Những việc làm thời vụ được lựa chọn như bán hàng online, với 21% người mất việc lựa chọn. 10% nói họ sẽ chuyển sang nghề "chạy xe công nghệ". Tỷ lệ số lao động mất việc cố nán chờ công ty gọi trở lại làm việc sau dịch, chỉ chưa tới 1%.

Khả năng tìm kiếm việc làm của lao động mất việc. Nguồn: Kết quả khảo sát

Khả năng tìm kiếm việc làm của lao động mất việc. Nguồn: Ban IV

Trong khi số thất nghiệp vì dịch gia tăng, 38% người tham gia khảo sát (26.378 người) cho biết còn việc làm. Phần lớn họ làm việc trực tuyến toàn thời gian, một số làm bán thời gian hoặc đang tham gia sản xuất theo mô hình "3 tại chỗ"...

Nhưng chỉ một nửa số lao động giữ được việc này không bị giảm lương. Khoảng 20% thậm chí bị giảm tới một nửa thu nhập. Số bị giảm 20% lương chiếm khoảng 14%, chủ yếu ở nhóm đang duy trì việc làm online. Ngược lại, khá hiếm hoi (0,4%) lao động đang có việc làm tham gia khảo sát xác nhận được tăng lương trong mùa dịch này.

Tỷ lệ lương, thu nhập người đang có việc được hưởng. Nguồn: Báo cáo Ban IV

Tỷ lệ lương, thu nhập người đang có việc được hưởng. Nguồn: Kết quả khảo sát

Mất việc, thu nhập giảm, chi phí nào phát sinh nhiều nhất?

Đợt dịch lần thứ 4 bùng phát từ tháng 5 khiến nhiều tỉnh, thành phố phải thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16, học sinh phải nghỉ học vì dịch. Để đảm bảo và kết thúc chương trình học, hầu hết trường tổ chức dạy online, nhiều gia đình ở thành phố phải mua sắm thêm các thiết bị (máy tính bàn, máy tính bảng, laptop...) phục vụ học trực tuyến của con. Kết quả khảo sát chỉ ra, hơn 41% người tham gia thông tin, họ phát sinh thêm các chi phí cho con học trực tuyến.

Chi phí nuôi dưỡng người thân do cách ly giữa các vùng là chi phí phát sinh cao thứ hai, với hơn 28% người tham gia khảo sát phải chi trả. Các khoản chi phí này gồm, tiền thuê nhà, khách sạn, nhà trọ, tiền ăn uống cho người thân trong gia đình bị mắc kẹt trong các vùng bị cách ly; chi phí cho người thân ở các thành phố khác do mất việc làm vì Covid-19.

Các chi phí phát sinh trong mùa dịch, từ tháng 5/2021 đến nay. Nguồn: Kết quả khảo sát

Các chi phí phát sinh trong mùa dịch, từ tháng 5/2021 đến nay. Nguồn: Kết quả khảo sát

Khác với các đợt dịch trước đây, chi phí xét nghiệm, chi phí trong khu cách ly được nhà nước chi trả 100%, bối cảnh dịch kéo dài, người lao động trong nhiều trường hợp phải tự trả để được xác nhận di chuyển giữa các thành phố. Do đó, việc xét nghiệm đứng thứ ba trong số chi phí phát sinh mùa dịch, với gần 23% người tham gia khảo sát phải chi trả.

Chi phí trả cho cá nhân lao động hoặc người thân trong khu cách ly chiếm hơn 13%.

Ngoài ra, chi phí khác gồm thuê nhà, lãi vay ngân hàng không tăng nhưng lại là gánh nặng lớn khi người lao động không có nguồn tiền đều đặn từ tiền lương, thu nhập để chi trả cho khoản chi này. 15% người tham gia khảo sát phải trả chi phí này.

Người lao động kiến nghị gì?

Trước thực tế số lao động mất việc vì Covid-19 đang tăng, nhất là lao động tự do, người nghèo chưa tiếp cận được các hỗ trợ, người lao động kiến nghị các cấp chính quyền nên có hình thức trợ cấp phù hợp, đúng đối tượng, thủ tục đơn giản và linh hoạt.

Trả lời khảo sát, họ cho biết cũng muốn được nhận hỗ trợ trực tiếp bằng tiền hoặc lương thực, thực phẩm một cách nhanh nhất từ chính quyền. Trường hợp hỗ trợ trực tiếp bằng tiền, các địa phương có thể chuyển trực tiếp vào tài khoản ngân hàng, hoặc áp dụng thẻ mua hàng, phát trực tiếp tới người dân.

Nhiều ý kiến cho biết muốn chính quyền hỗ trợ tiền mặt cho các cá nhân mất việc hoặc không có việc làm được đóng bảo hiểm xã hội trong và sau dịch. Mức hỗ trợ bằng mức lương tối thiểu vùng, khoảng 1,5 triệu đồng, trong 3 tháng từ thời điểm địa phương công bố dừng giãn cách xã hội.

Cấp phát lương thực, thực phẩm nên theo hướng "ai không có ăn thì cần cấp phát khẩn cấp ngay, không phân biệt đối tượng, giấy tờ". Như vậy, người lao động mất việc mới yên tâm ở nhà thực hiện giãn cách xã hội tại những vùng dịch bùng phát mạnh.

Liên quan tới tiêm chủng vaccine, người lao động đề xuất cho khu vực tư nhân tham gia tiêm dịch vụ để tăng tốc độ tiêm chủng. Đồng thời, tiêm vaccine nhanh nhất cho nhóm người có nguy cơ cao, người già trên 60 tuổi hoặc các đối tượng theo khuyến cáo của Bộ Y tế. Cân nhắc tiêm vaccine cho trẻ em để đảm bảo việc đến trường an toàn và sớm tiêm vaccine cho lao động tự do, shipper, tiểu thương buôn bán tại chợ và cho các chợ hoạt động lại an toàn.

Hiện giấy đi đường bản giấy đang khiến các doanh nghiệp đình trệ sản xuất, giao thương khó khăn, dẫn tới giá cả, hàng hoá tăng... Để gỡ khó khăn trong di chuyển, lưu thông hàng hoá, người lao động đề nghị chính quyền áp dụng công nghệ trong cấp giấy đi đường và thống nhất quản lý trên hệ thống của Chính phủ và nguồn dữ liệu dân cư quốc gia.

Cùng đó, có ý kiến lại muốn nới lỏng giãn cách, cho phép những người đã tiêm đủ 2 liều vaccine được trở lại công việc bình thường và quản lý họ thông qua mã QRCode...

Liên quan đến các khoản thuế, phí, lãi vay, người lao động đề xuất giảm thuế thu nhập cá nhân tối thiểu 20% so với hiện nay, bảo hiểm xã hội cho người bị ảnh hưởng bởi dịch. Ngành ngân hàng cũng cần đưa ra chính sách ưu đãi cá nhân vay vốn kinh doanh, vay vốn sinh viên giai đoạn trong và sau giãn cách 2-4 tháng...
 
Top