Lịch sử Việt Nam – Truyện mấy ông tướng thời cổ ở VN

Nguyễn Kim lúc đầu phò Lê Trang Tông, con rể và con ruột của ông, ông nào cũng tốt bụng "phò" Lê diệt Mạc hết. Cuối cùng thì lên làm chúa luôn, cho vua làm bù nhìn. Tao chỉ tiếc kể từ thời Mạc trở đi Việt Nam nội chiến liên miên đéo bao giờ yên ổn, lôi sang tận tk 20, toàn dân Việt bắn giết dân Việt.
Còn giờ lên mạng thì bắc kì nam kì 36 các kiểu, vcl.
Nhà Nguyễn ở phương Nam bắt đầu từ chúa Nguyễn Hoàng chứ không phải Nguyễn Kim. Nguyễn Hoàng được phân đi đánh mạc nhưng đốt hết doanh trại rồi đem quân vào đóng Thuận Hoá không nghe lê trịnh nữa. Nội chiến lê mạc khốc liệt và gay cấn hơn trịnh nguyễn phân tranh. Giai đoạn đầu lê trịnh dạt bên Ai lao xong về đánh chiếm được Thanh Hóa nhà Mạc chiếm phía bắc từ Ninh Bình ra và phía nam hà tĩnh vào. Sau đánh nhau liên miên bên lê trịnh đánh ra Bắc chiếm nhiều nhưng không giữ được. Sau nữa bên mạc tấn công liên tục vào thanh hoá nhưng không áp đảo được. Đánh qua đánh lại hàng trăm trận chết cả vài triệu người mà cứ bất phân vì không bên nào mạnh hơn hẳn và dân ở phía đồng bằng Bắc Bộ ủng hộ mạc , dân thanh nghệ ủng hộ lê trịnh. Tướng lĩnh thì nhảy qua nhảy lại. Sau Mạc mậu hợp tệ quá nên thua nhưng quân mạc vẫn cát cứ nhà lê trịnh không diệt hết được. 1592 chiếm được mà 1600 vẫn bị tàn dư mạc chiếm lại thả lỏng. Đàng trong đàng ngoài thì chia cách bởi sông nước núi non nên ít đánh nhau
 
Nhà Nguyễn ở phương Nam bắt đầu từ chúa Nguyễn Hoàng chứ không phải Nguyễn Kim. Nguyễn Hoàng được phân đi đánh mạc nhưng đốt hết doanh trại rồi đem quân vào đóng Thuận Hoá không nghe lê trịnh nữa. Nội chiến lê mạc khốc liệt và gay cấn hơn trịnh nguyễn phân tranh. Giai đoạn đầu lê trịnh dạt bên Ai lao xong về đánh chiếm được Thanh Hóa nhà Mạc chiếm phía bắc từ Ninh Bình ra và phía nam hà tĩnh vào. Sau đánh nhau liên miên bên lê trịnh đánh ra Bắc chiếm nhiều nhưng không giữ được. Sau nữa bên mạc tấn công liên tục vào thanh hoá nhưng không áp đảo được. Đánh qua đánh lại hàng trăm trận chết cả vài triệu người mà cứ bất phân vì không bên nào mạnh hơn hẳn và dân ở phía đồng bằng Bắc Bộ ủng hộ mạc , dân thanh nghệ ủng hộ lê trịnh. Tướng lĩnh thì nhảy qua nhảy lại. Sau Mạc mậu hợp tệ quá nên thua nhưng quân mạc vẫn cát cứ nhà lê trịnh không diệt hết được. 1592 chiếm được mà 1600 vẫn bị tàn dư mạc chiếm lại thả lỏng. Đàng trong đàng ngoài thì chia cách bởi sông nước núi non nên ít đánh nhau
Ừ thời nam bắc triều đánh giết nhau loạn xạ mà sử ít nhắc đến hơn thời Trịnh Nguyễn phân tranh. Tính ra thời loạn này dân gốc vùng Thanh Nghệ vừa đánh ra chiếm được đàng ngoài, vừa dạt vào Thuận Hoá rồi chiếm tận Cà Mau, bá vcl. Nhân tài từ đó mà kiêu binh cũng từ đó.
Cảm ơn người anh em bổ sung thông tin kiến thức ::xamvl19::.
 
Ừ thời nam bắc triều đánh giết nhau loạn xạ mà sử ít nhắc đến hơn thời Trịnh Nguyễn phân tranh. Tính ra thời loạn này dân gốc vùng Thanh Nghệ vừa đánh ra chiếm được đàng ngoài, vừa dạt vào Thuận Hoá rồi chiếm tận Cà Mau, bá vcl. Nhân tài từ đó mà kiêu binh cũng từ đó.
Cảm ơn người anh em bổ sung thông tin kiến thức ::xamvl19::.
1. Sử ít nhắc đến vì lịch sử phong kiến Việt Nam chủ yếu được rà soát lại các sự kiện từ sử tàu. Cuốn cổ nhất là Đại Việt sử ký toàn thư viết thời nhà Lê và nhà Nguyễn là Đại Nam thực lục . Nhà Lê thì thù nhà Mạc, nhà Nguyễn thì đéo quan tâm nên giai đoạn nội chiến không được viết nên dù nhiều trận huy động 10 vạn quân mà sử viết vài dòng... Sau này các bố sử gia hiện đại nghiên cứu rồi thấy nhà Mạc được lòng dân nên mới bỏ chữ ngụy mạc của sử cũ.
2. Công cuộc chiếm miền Nam nó là tổng hòa các yếu tố với chiến thuật tằm ăn dâu của chúa Nguyễn. Dải Hoành Sơn ngăn cách đàng trong đàng ngoài nên nhà Lê Trịnh muốn diệt không được, chúa Nguyễn cũng không có ý đánh ra đàng ngoài khi chưa đủ mạnh mà khai phá phía Nam bằng các phương pháp ngoại giao :
Mở rộng địa bàn bằng cách giúp đỡ Chăm pa, chiêm thành, chân lạp đánh bọn chống đối , gả con gái để lấy đất, cho dân đi khai hoang.
Không tiêu diệt tù binh mà cho đi lập ấp tự làm tự ăn
Giúp đỡ bọn tàu thua trận Trần Thượng xuyên, mạc Cửu...cho giữ cơ cấu như cũ không áp đặt đi khai hoang tạo nên những vùng đồng nai, mỹ tho, kiên giang...
Cho bọn Tây buôn bán
Tất cả đều được chúa Nguyễn Bảo kê chỉ lo làm ăn đóng thuế nên tạo ra một giai đoạn giàu có của nhà Nguyễn , thương cảng Hội An nổi tiếng . Sau này do loạn thần Trương phúc loan làm hỏng hết , tăng thuế vô lý làm dân tình đói khổ bất mãn. Nguyễn Nhạc cờ bạc thua mẹ tiền thuế nên làm phản...
Nói tóm lại lịch sử là những gì đã xảy ra. Đánh giá lịch sử thì phụ thuộc vào người viết, người đọc. Vì vậy đọc cuốn sử của từng triều đại khác nhau sẽ có cảm nhận khác nhau. Người ta đã từng gọi là ngụy mạc, ngụy hồ, ngụy tây sơn rồi lại bỏ. Người ta đã từng có tên đường gia Long, minh mạng...rồi bỏ. Người ta đã bỏ tên đường lê văn duyệt rồi lại đặt lại. Tao thấy nhiều thằng chửi rủa những người đã tạo ra lịch sử vô lý vl
 
1. Sử ít nhắc đến vì lịch sử phong kiến Việt Nam chủ yếu được rà soát lại các sự kiện từ sử tàu. Cuốn cổ nhất là Đại Việt sử ký toàn thư viết thời nhà Lê và nhà Nguyễn là Đại Nam thực lục . Nhà Lê thì thù nhà Mạc, nhà Nguyễn thì đéo quan tâm nên giai đoạn nội chiến không được viết nên dù nhiều trận huy động 10 vạn quân mà sử viết vài dòng... Sau này các bố sử gia hiện đại nghiên cứu rồi thấy nhà Mạc được lòng dân nên mới bỏ chữ ngụy mạc của sử cũ.
2. Công cuộc chiếm miền Nam nó là tổng hòa các yếu tố với chiến thuật tằm ăn dâu của chúa Nguyễn. Dải Hoành Sơn ngăn cách đàng trong đàng ngoài nên nhà Lê Trịnh muốn diệt không được, chúa Nguyễn cũng không có ý đánh ra đàng ngoài khi chưa đủ mạnh mà khai phá phía Nam bằng các phương pháp ngoại giao :
Mở rộng địa bàn bằng cách giúp đỡ Chăm pa, chiêm thành, chân lạp đánh bọn chống đối , gả con gái để lấy đất, cho dân đi khai hoang.
Không tiêu diệt tù binh mà cho đi lập ấp tự làm tự ăn
Giúp đỡ bọn tàu thua trận Trần Thượng xuyên, mạc Cửu...cho giữ cơ cấu như cũ không áp đặt đi khai hoang tạo nên những vùng đồng nai, mỹ tho, kiên giang...
Cho bọn Tây buôn bán
Tất cả đều được chúa Nguyễn Bảo kê chỉ lo làm ăn đóng thuế nên tạo ra một giai đoạn giàu có của nhà Nguyễn , thương cảng Hội An nổi tiếng . Sau này do loạn thần Trương phúc loan làm hỏng hết , tăng thuế vô lý làm dân tình đói khổ bất mãn. Nguyễn Nhạc cờ bạc thua mẹ tiền thuế nên làm phản...
Nói tóm lại lịch sử là những gì đã xảy ra. Đánh giá lịch sử thì phụ thuộc vào người viết, người đọc. Vì vậy đọc cuốn sử của từng triều đại khác nhau sẽ có cảm nhận khác nhau. Người ta đã từng gọi là ngụy mạc, ngụy hồ, ngụy tây sơn rồi lại bỏ. Người ta đã từng có tên đường gia Long, minh mạng...rồi bỏ. Người ta đã bỏ tên đường lê văn duyệt rồi lại đặt lại. Tao thấy nhiều thằng chửi rủa những người đã tạo ra lịch sử vô lý vl
Ờ tự nhiên sao tao lại k đọc còm này của mày nhỉ. Đúng phết đấy
Sử là cách nhìn của con người (sử quan) về vấn đề đã qua. Cách nhìn có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, nên đúng sai do mắt từng người
 
Vậy theo mày LS ở đất nước nào là đúng cho mày đọc. Mày ở đất nước nào cũng thế thôi, ls dậy cho bọn mày biết đang ngồi comment vật vã đòi quyền các kiểu thì có sương máu bao nhiêu người đấy. Chẳng ai tự mãn cả chỉ đứa ngáo hút cần dân chủ đọc wiki thôi
Tao đã bảo tao trung lập. Mày nói thế chắc chắn sẽ bị nhiều thằng gọi là bò đỏ đấy. Thời đại nào cũng chỉ có giai đoạn. 100 năm trước suy nghĩ người dân VN đâu có chủ nghĩa c.s và 100 năm sau liệu có còn giữ?. Tao ko chống phá gì. Tất cả đều vì hòa bình độc lập cho dân tộc. Rộng ra là toàn nhân loại. Các Mác Lenin hay những ng tiền khởi nghĩa như ông tao cũng thế thôi. Mục tiêu trc mắt là tự do, cơm no áo ấm. Còn sau này nó tự diễn biến ra. Con cháu lãnh đạo lên làm quan rồi phá hại thì phải tố cáo. Đừng chỉ đọc báo chính thống rồi tự huyễn hoặc tự ngạo nghễ. Đó mới là ng c.s đích thực.
 
So ở cái gì? Nó đang hỏi về giỏi hơn. Cái này thì Gia Long k so được với Quang Trung. Tao chắc chắn luôn
Còn về thành công. Tất nhiên là Gia Long Thành công hơn. Cái này khỏi nói vì đó là điều đương nhiên. Con cháu Huệ, Nhạc k còn ai. Trong lúc ấy nhà Nguyễn tồn tại hơn 140 năm, con đàn cháu đống trải khắp năm châu.
Khách quan mà nói Huệ cũng có sai mà Ánh cũng có cái đúng. Như tao nói, chính trị là quyền biến, ai cũng có thủ đoạn - trong số đó có mị dân, tàn sát, giết người, trả thủ..Đúng sai do mắt từng người. Tao k đánh giá. Nhưng Huệ hơn Ánh một điểm - Huệ không muợn quân người Xiêm đánh người Việt.
Các cụ có nói một câu - Chớ thấy thành bại luận anh hùng. Tao thấy câu này đúng với trường hợp Ánh và Huệ
hồi đó trong Nam có nhiều loại quân khác nhau, quân người Hoa, quân người CHăm, quân người Việt, các đạo quân này tùy tình hình mà theo các phe. Các vua chúa Nguyễn sử dụng các lực lượng nước ngoài như Chăm, Miên, Xiêm, Pháp để đánh nhau là quá bình thường với dân miền Nam. Sau này sử liệu dân gian miền Nam cũng chả có để ý những chuyện tội ác của Xiêm.
Nhưng tội ác của Nguyễn Huệ với dân miền Nam thì lưu lại quá rõ trong tâm trí người dân ở đây, đặc biệt là vụ trả thù người Hoa ở Biên Hòa và Mỹ tho.
Như tao đã nói dùng quân nước nào không quan trọng, quan trọng với dân miền Nam họ thù nguyễn huệ hơn nên họ không có care chuyện phải liên kết với ai kể cả Pháp hay Thái
 
Lý thường Kiệt

Ông người họ Lý, tên thường Kiệt. tuy nhiên đây là tên vua ban, không phải tên thật. Thánh Tông thấy ông tướng mạo đẹp khác lạ, bèn cho ông vạn tiền, bắt ông tự thiến nhập vào cung. Có thuyết nói ông họ Quách, tuy nhiên đa số nói ông họ gốc là họ Ngô – dòng dõi Ngô Quyền
Ông tham gia đánh Tống thì mọi người đều đã biết, Google và sách GK lịch sử đều có chép. Có 1 chi tiết – Ông là người duy nhất trong lịch sử VN từng đem quân đánh sang Ung, Liêm…Bắt mấy vạn người Tống mang về. Các võ tướng uy dũng sau này như Trần Quốc Tuấn, Nguyễn Huệ đều chưa từng chiếm được 1 tấc đất nào hay vào đem quân vào đất TQ. Đây là giai đoạn Đại Việt hào hùng nhất, vẻ vang nhất, khiến người Tống khiếp sợ
Về mặt phía nam, ông mấy lần đánh Chiêm – như lần cùng Thánh Tông năm 1072. Nhiều lần đem quân đánh Nghệ An, Thanh Hóa, Tây Bắc….
Duy chỉ có việc ông cùng bà Ỷ Lan đồng mưu giết thái hậu Thượng Dương là chỗ kém. Vì việc này mà Nhân Tông bị đời sau chê trách. Nhưng trong Chính trị không thể nói không có quyền biến được.

Trần Tự Khánh

Nhà Trần thay nhà Lý là một giai đoạn lịch sử vô cùng biến động. Cao Tông ăn chơi đàng điếm, đất nước đại suy, loạn khắp nơi. Nhưng đỉnh điểm là loạn Quách Bốc. Phạm Du lập mưu giết hoạn quan Phạm Bỉnh Di, Quách Bốc đem quân vào kinh đô đốt cung vua, đem long bào bọc thây Bỉnh Di. Theo tao, đây là mốc thời điểm nhà Lý mất khả năng kiểm soát đất nước.
Việt Nam thời Lý thực sự vẫn chưa có một chế độ Quân chủ Chuyên chế đúng nghĩa khi các thế lực Hào tộc còn rất mạnh. Họ chỉ thần phục trên danh nghĩa, còn vẫn tự quản chế địa hạt, khi trung ương yếu đi, họ bắt đầu tác oai tác phúc. Điều này không xảy ra dưới thời Trần về sau.
Lúc ấy mạnh nhất là 3 họ - Đoàn, Nguyễn và Trần nổi lên là các lực lượng làm chủ 3 vùng đất chiến lược quanh kinh đô – Hải Dương, Bắc Giang và Nam Định. Huệ Tông sau này – lúc đó còn làm thái tử lấy Trần thị con của Trần Lý – việc này khiến cho 1 người ra mặt – đó là Trần Tự Khánh
Nếu như Trần Thủ Độ được mọi người biết đến vì ép Chiêu Hoàng nhường ngôi cho Cảnh, giết Huệ Tông và hơn 200 thành viên Hoàng tộc nhà Lý thì người gây dựng sự nghiệp cho nhà Trần để Thủ Độ có cơ sở cướp ngôi chính là Tự Khánh. Tự Khánh diệt họ Đoàn ở Hải Dương, đánh họ Hà ở Quy Hóa, họ Đỗ ở Cam Giá. Sau đó đón Huệ Tông từ Lạng Châu về. Kiểm soát triều đình, mượn danh thiên tử mà hiếp chư hầu. Có thể nói Tự Khánh chính là Tào Tháo của Việt Nam còn Thủ Độ làm việc của Tào Phi.
Tự Khánh chết lúc còn chưa kịp thấy nhà Trần thay ngôi nhà Lý tuy nhiên công lao của ông rõ ràng là lớn nhất. Cảnh lên ngôi phong cho Tự Khánh làm Kiến Quốc đại vương – cho thấy công của ông ntn.

Trần Nguyên Hãn và Phạm Văn Xảo

Nguyên Hãn là người miền Vĩnh Phúc – dòng dõi tư đồ Trần Nguyên Đán. Ông cũng là anh họ của Nguyễn Trãi. Theo Lê Lợi từ ngày đầu. Phạm Văn Xảo người miền Thăng Long. Cả 2 đều là các tướng lĩnh hàng đầu của họ Lê
Nguyên Hãn là dũng tướng lại mưu trí, ông tham gia chiếm Thuận Hóa ở phía Nam, ra bắc đánh Xương Giang, bao vây Đông Quan. Sau lại tham gia phá đường Quân lương của Liễu Thăng. Lúc ở Hội thề Đông Quan, tên ông chỉ dưới tên của Lợi. Năm 1424 là tư đồ, 1426 là Thái úy – thuộc hàng đầu triều. Năm 1428 nhà Lê được lập, Nguyên Hãn xin về trí sĩ
Văn Xảo tham gia đánh Vương An Lão ở mạn Tây bắc, kìm chân Mộc Thạch từ Vân Nam kéo sang, sau khi Thăng thua, đêm quân truy kích quân Mộc Thạch. Có thể nói Văn Xảo là người khống chế mạn Tây Bắc – 1 trong 2 con đường của người Minh sang VN. Xảo được xếp hàng thứ 3 trong các công thần, cũng được phong làm Thái úy.
Cả 2 giống nhau là đều chết không toàn mạng
Nguyên Hãn có lần nói nhỏ với Trãi là vua có tướng Câu Tiễn, nên mới không dự vào triều chính, xin về quê ở ẩn. Thế mà sau Lợi vẫn bắt Nguyên Hãn về, ông biết k thoát được cái chết nên đâm đầu xuống sông tự tử
Văn Xảo thì bị người khác vu oan, mới được 3 năm thì bị giết, dòng tộc bị giết, tài sản bị tịch thu
Vì sao cả 2 bị giết?
Có người nói Văn Xảo tham gia đồng mưu với Đèo Cát Hãn? Rất lố bịch, Văn Xảo sao có thể đồng mưu một tên tù trưởng nhỏ bé ở xứ xa xôi được. Nguyên Hãn thì bị nói là xây phủ đệ to lớn, cất giấu binh khí mà bị đồ là có mưu làm việc thoán nghịch. Toàn những chuyện vẽ rắn thêm chân
Có người bảo Văn Xảo và Nguyên Hãn tham gia ủng lập Tư Tề mà không phò cho Nguyên Long nên bị phe cánh của Nguyên Long là Lê Sát, Lê Ngân hãm hại. Theo tao cũng không phải – Ngân, Sát sao dám làm việc ấy nếu không có Lợi bật đèn.
Mọi việc chung quy đều ở Lê Lợi hết
Trước tiên là việc Lợi có tướng Câu Tiễn. Tao đọc truyện về Lê Lợi mà sao thấy Lợi giống Chu Nguyên Chương đến lạ. Chương giành ngôi cũng đi đồ sát công thần (Lý Thiện Trường, Hồ Duy Dung, Lam Ngọc…) lên đến 3-4 vạn người bị giết. Chương còn bảo con trai là que này nhiều gai sắc, để ta vót hết cho.
Lợi cũng thế. Đại Việt thông sử chép “Thái Tổ tuổi già, lắm bệnh, sợ ngày sau chúa nhỏ (thái tử Nguyên Long mới lên 8) cầm quyền, các đại thần như Văn Xảo và Trần Nguyên Hãn "sẽ có chí khác”. Lợi cũng chỉ là giúp Nguyên Long vót hết gai nhọn.
Nhưng còn một việc nữa, theo tao là quan trọng hơn – Lợi là người thuộc tập đoàn Thanh Hóa, tất cả những người Lợi tin chỉ có người họ Lê hay người Thanh Hóa thôi. Văn Xảo, Nguyên Hãn là người thuộc tập đoàn Trung Châu Bắc Bộ. Cơ bản Lợi k có niềm tin. Hơn nữa Nguyên Hãn là con cháu của chế độ cũ (Trần triều) để lại. Càng có lý do để Lợi tìm cách giết hại. Sau này các quan lại cấp cao của Lê triều (rồi Trịnh Lê) đều là người miền Thanh Nghệ. Sĩ phu Bắc Hà tuy quan to nhưng cũng k nắm đại quyền. Quân Tam phủ của làm loạn đưa Trịnh Tông lên ngôi cũng là người Thanh Nghệ, k có người Bắc tham gia.


CK7UTE.jpg
Tao hỏi mày cái này có đúng ko, Lý Thường Kiệt bị thiến giống thái giám à? lần đầu tao nghe thấy?
 
Ờ tự nhiên sao tao lại k đọc còm này của mày nhỉ. Đúng phết đấy
Sử là cách nhìn của con người (sử quan) về vấn đề đã qua. Cách nhìn có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, nên đúng sai do mắt từng người
Để đánh giá lịch sử thì phải đặt nó vào đúng bối cảnh. không thể lấy nhãn quan thời hiện tại mà nhận xét các sự kiện lịch sử được. Về trường hợp Gia Long thì tao nghĩ thế này:

Trong mắt Nguyễn Ánh lúc đó thì toàn bộ miền nam là giang sơn tổ tiên để lại. Tức là tách biệt hẳn với Đại Việt. Chúng mày nên nhớ tới thời Lê Trịnh thì diện tích VN chỉ kéo dài đến đèo Hải Vân thôi. Từ đó trở vào nam là do ông tổ Nguyễn Hoàng khai phá. Cho nên việc cầu viện ngoại bang giúp đỡ của Nguyễn Ánh theo tao về bản chất không phải là hành động cõng rắn cắn gà nhà, ít nhất chiếu theo quan điểm của Ánh. Nó giống như việc 1 thằng làm ra tiền xong phá hết thì kể cả trường hợp đó vẫn là tiền của nó, không quy kết nó là thằng phá gia chi tử được. Sự thực là Ánh chỉ cầu viện ngoại bang tiến đánh Đàng Trong để giành lại đất của cha ông, chứ không động gì đến Đàng Ngoài.
 
Đây ra danh tiếng thời cổ nhưng nếu đưa lên bàn cân tao khẳng định thua Trư đại tướng quân Phùng Quang Thanh mới hẹo của tao hết. Trư tướng quân là số 1.
 
Để đánh giá lịch sử thì phải đặt nó vào đúng bối cảnh. không thể lấy nhãn quan thời hiện tại mà nhận xét các sự kiện lịch sử được. Về trường hợp Gia Long thì tao nghĩ thế này:

Trong mắt Nguyễn Ánh lúc đó thì toàn bộ miền nam là giang sơn tổ tiên để lại. Tức là tách biệt hẳn với Đại Việt. Chúng mày nên nhớ tới thời Lê Trịnh thì diện tích VN chỉ kéo dài đến đèo Hải Vân thôi. Từ đó trở vào nam là do ông tổ Nguyễn Hoàng khai phá. Cho nên việc cầu viện ngoại bang giúp đỡ của Nguyễn Ánh theo tao về bản chất không phải là hành động cõng rắn cắn gà nhà, ít nhất chiếu theo quan điểm của Ánh. Nó giống như việc 1 thằng làm ra tiền xong phá hết thì kể cả trường hợp đó vẫn là tiền của nó, không quy kết nó là thằng phá gia chi tử được. Sự thực là Ánh chỉ cầu viện ngoại bang tiến đánh Đàng Trong để giành lại đất của cha ông, chứ không động gì đến Đàng Ngoài.
Trước hết tao sửa 1 tý. Lê Thánh Tông đánh chiêm năm 1471 (trước Nguyễn Hoàng vào Nam hơn 100 năm) đã chiếm đến Bình Định. Nên đừng nói miền Nam từ Quảng Nam - đà Nẵng hoàn toàn là do chúa Nguyễn chiếm đc nhé
 
Điểm thứ hai - quan điểm của mày dưới góc nhìn của Nguyễn Ánh k sai. Nhưng một nửa sự thật thì không phải là sự thật. Vì sao?
Ánh giành lại Đàng Trong từ tay ai, từ tay của Trịnh Lê hay của Tây Sơn? Tây sơn là từ đâu mà có? Từ Nghệ An hay Bình Định? Bình Định là đàng Ngoài sao?
Việc thay đổi chính quyền đó hoàn toàn là việc nội bộ của Đàng Trong, chưa xét đến việc Huệ chiếm được Đàng Ngoài. Nên nếu như theo quan điểm nho giáo, việc Ánh mang quân đánh Đàng Trong của anh em Nhạc Huệ, bản chất vẫn là cầu viện ngoại bang vì mục đích cá nhân.
Tao nhắc lại Chiêu Thống và Ánh không khác gì nhau cả. Cầu viện ngoại bang để giành lại vương quyền cho cá nhân, dòng họ. Đều là cõng rắn cắn gà nhà
 
Top