Sài Gòn ko bóp zú

Chien_Si

Trẻ trâu
Tao copy về cho chúng mày đọc chơi. Nhất là bọn trẻ đéo biết đến văn hóa bóp vú trộm.
***"""
“BÓP DZÚ”, HAI TIẾNG ĐÃ CHẾT TỪ LÂU Ở SÀI GÒN

Bài dưới đây cụ Phan Khôi (bút danh Thông Reo) viết 90 năm trước, sau khi Sài Gòn và Nam Kỳ chịu ảnh hưởng của văn hoá Tây phương 70 năm. Tính đến nay 2 tiếng đó đã chết ở Sài Gòn gần 2 thế kỷ. Cụ Phan người Quảng Nam, từng sống ở Sài Gòn và Hà Nội, cụ dĩ nhiên không phân biệt vùng miền, nhưng không phân biệt vùng miền không có nghĩa là cái gì hay của nơi khác phải che giấu. Sài Gòn ngày nay một số người vẫn chửi thề như bắp rang, nhưng vẫn không vượt quá giới hạn văn minh, không xúc phạm nhân phẩm người khác, nhất là nhân phẩm phụ nữ. “Bóp dzú” tuy không phải là tiếng chửi thề, nhưng sự đoạn tuyệt của hành vi bẩn thỉu mất dạy kéo theo cái chết của hai chữ đó. Đọc bài cụ Phan Khôi để thấy như thế nào là phong hoá, như thế nào là người Sài Gòn, và không chỉ riêng chuyện “bóp dzú”. (HHV)

PHONG HÓA NAM KỲ TỐT HƠN ĐÂU HẾT

Nói như trên đó, không phải vì cớ Thông Reo là dân Nam Kỳ, sanh trưởng tại Sài Gòn, mà nói tốt cho xứ sở mình đâu. Nói vậy là nói thật, có bằng cớ đành rành chắc chắn lắm đó.

Một đôi lần tôi đã đạp bàn chưn lên đất Trung-Bắc rồi, tôi đã nghe lỏm được anh em bà con ngoài ấy phê bình phong tục xứ Nam Kỳ ta. Họ nói Nam Kỳ mình 70 năm nay theo Tây, bỏ chữ nho không học, cho nên bây giờ đã hóa ra Tây hết. Về phong tục trong xứ đó (chỉ Nam Kỳ ta) nhứt là giữa trai và gái, có lắm chuyện lôi thôi.

Tôi nghe họ phê bình như vậy mà tôi không tin. Không tin chớ tôi cũng không dám cãi. Vì tôi thấy ở Sài Gòn, phòng ngủ nhiều quá, và ngoài đường thường thấy nhiều cặp vợ chồng hay là tình nhân không biết, nắm tay nhau mà đi cặp kè, thành tôi cũng phát nghi. Hoặc giả phong tục của Nam Kỳ ta là xấu như lời anh em bà con ngoài Trung-Bắc nói, chưa biết chừng.

Nhưng gặp cuộc Hội chợ phụ nữ nầy tôi mới thấy ra một cái chứng cớ chắc chắn lắm, quả thị phong tục Nam Kỳ ta – muốn nói Sài Gòn ta càng đúng hơn – là tốt, ngoài Trung-Bắc không bằng đâu. Mà điều đó chẳng phải mình tôi nói mà thôi, có vài anh em Trung-Bắc cũng đã công nhận cùng tôi như vậy.

Kính thưa với độc giả cô chú bác cho tôi vô phép dùng hai chữ là hai chữ đã chết trong bài nầy. Có cho tôi dùng, thì tôi mới nói chuyện được.

Hai chữ ấy tuy đã chết trong Nam Kỳ mà còn sống ngoài Trung-Bắc. Bởi chỗ đó mà thấy ra phong tục Nam Kỳ là tốt.

Hai chữ gì? Tôi xin thưa nho nhỏ: hai chữ "bóp vú".

Thiệt nó bậy đà hết sức! Tôi không biết cái tục An Nam ta từ đời ông đời bà sao lại có bày ra kiểu bóp vú, nó dị kỳ chướng vô cùng! Một chàng con trai gặp một nàng con gái, lấy lỗ miệng chọc ghẹo còn không đủ, lại còn phải thò tay bóp cho được cái vú mới nghe, cái thói ở đâu mà có thói dã man đến thế?

Nam Kỳ từ trước cũng có cái thói ấy chớ chẳng phải không. Song ngày nay tại sao không biết mà tự nhiên mất rồi, giữa đám đông, trai gái xen lộn nhau, không hề có xảy ra sự ấy. Tức như trong bốn đêm Hội chợ phụ nữ, không hề có một cái vú nào bị bóp hết.

Hiện ở ngoài Trung Kỳ hay Bắc Kỳ cũng vậy, cái tục bóp vú còn chưa bỏ. Hình như những người thích làm việc ấy họ muốn kể nó là một cái quốc túy họ phải bảo tồn, hay sao không biết!

Một đêm ở Hội chợ, tôi đem việc ấy nói với vài ba anh em đàng ngoài, thì họ cũng nhận nhìn rằng dân Trung-Bắc vẫn còn quen thói ấy chưa chừa. Đến nỗi có kẻ lỡ ra bóp phải vú bà già, bà già xây ngoái lại, người bóp sửng sốt, nói liền như vầy: "Thưa bà, tôi bóp đem về cho cha tôi!"

Một ông bạn ở Huế cũng thú thiệt rằng tại đế đô mỗi khi có hội hè gì, bề nào cũng có xảy ra sự bóp vú chớ không khỏi. Bởi vậy các các cô con gái răn nhau, dầu có cuộc vui gì mà bày ra, ban đêm họ cũng không dám léo hánh tới, tới đặng chúng bóp cho mà chết.

Coi một chút đó đủ biết phong tục Nam Kỳ ta là tốt lắm, làm gì ở đâu thì làm, chớ dưới ánh sáng đèn điện, trước mắt đông người, không có sự "dang tay ra bẻ trái đào" là sự tồi bại ấy. Vậy mà ở ngoài Trung-Bắc thì tục ấy chưa bỏ dứt, nên tôi nói quyết rằng phong tục ta đây tốt hơn.

Không ai mà nhắn với hội Khai trí ở Hà Nội, có làm Việt Nam tự điển, đến hai chữ ấy thì chịu khó chua rằng nó là chữ đã chết (langue morte) ở Nam Kỳ.

THÔNG REO
Nguồn: Trung lập, Sài Gòn, s. 6725 (10. 5. 1932), lấy lại trên trang của học giả Lại Nguyên Ân
 
Tao copy về cho chúng mày đọc chơi. Nhất là bọn trẻ đéo biết đến văn hóa bóp vú trộm.
***"""
“BÓP DZÚ”, HAI TIẾNG ĐÃ CHẾT TỪ LÂU Ở SÀI GÒN

Bài dưới đây cụ Phan Khôi (bút danh Thông Reo) viết 90 năm trước, sau khi Sài Gòn và Nam Kỳ chịu ảnh hưởng của văn hoá Tây phương 70 năm. Tính đến nay 2 tiếng đó đã chết ở Sài Gòn gần 2 thế kỷ. Cụ Phan người Quảng Nam, từng sống ở Sài Gòn và Hà Nội, cụ dĩ nhiên không phân biệt vùng miền, nhưng không phân biệt vùng miền không có nghĩa là cái gì hay của nơi khác phải che giấu. Sài Gòn ngày nay một số người vẫn chửi thề như bắp rang, nhưng vẫn không vượt quá giới hạn văn minh, không xúc phạm nhân phẩm người khác, nhất là nhân phẩm phụ nữ. “Bóp dzú” tuy không phải là tiếng chửi thề, nhưng sự đoạn tuyệt của hành vi bẩn thỉu mất dạy kéo theo cái chết của hai chữ đó. Đọc bài cụ Phan Khôi để thấy như thế nào là phong hoá, như thế nào là người Sài Gòn, và không chỉ riêng chuyện “bóp dzú”. (HHV)

PHONG HÓA NAM KỲ TỐT HƠN ĐÂU HẾT

Nói như trên đó, không phải vì cớ Thông Reo là dân Nam Kỳ, sanh trưởng tại Sài Gòn, mà nói tốt cho xứ sở mình đâu. Nói vậy là nói thật, có bằng cớ đành rành chắc chắn lắm đó.

Một đôi lần tôi đã đạp bàn chưn lên đất Trung-Bắc rồi, tôi đã nghe lỏm được anh em bà con ngoài ấy phê bình phong tục xứ Nam Kỳ ta. Họ nói Nam Kỳ mình 70 năm nay theo Tây, bỏ chữ nho không học, cho nên bây giờ đã hóa ra Tây hết. Về phong tục trong xứ đó (chỉ Nam Kỳ ta) nhứt là giữa trai và gái, có lắm chuyện lôi thôi.

Tôi nghe họ phê bình như vậy mà tôi không tin. Không tin chớ tôi cũng không dám cãi. Vì tôi thấy ở Sài Gòn, phòng ngủ nhiều quá, và ngoài đường thường thấy nhiều cặp vợ chồng hay là tình nhân không biết, nắm tay nhau mà đi cặp kè, thành tôi cũng phát nghi. Hoặc giả phong tục của Nam Kỳ ta là xấu như lời anh em bà con ngoài Trung-Bắc nói, chưa biết chừng.

Nhưng gặp cuộc Hội chợ phụ nữ nầy tôi mới thấy ra một cái chứng cớ chắc chắn lắm, quả thị phong tục Nam Kỳ ta – muốn nói Sài Gòn ta càng đúng hơn – là tốt, ngoài Trung-Bắc không bằng đâu. Mà điều đó chẳng phải mình tôi nói mà thôi, có vài anh em Trung-Bắc cũng đã công nhận cùng tôi như vậy.

Kính thưa với độc giả cô chú bác cho tôi vô phép dùng hai chữ là hai chữ đã chết trong bài nầy. Có cho tôi dùng, thì tôi mới nói chuyện được.

Hai chữ ấy tuy đã chết trong Nam Kỳ mà còn sống ngoài Trung-Bắc. Bởi chỗ đó mà thấy ra phong tục Nam Kỳ là tốt.

Hai chữ gì? Tôi xin thưa nho nhỏ: hai chữ "bóp vú".

Thiệt nó bậy đà hết sức! Tôi không biết cái tục An Nam ta từ đời ông đời bà sao lại có bày ra kiểu bóp vú, nó dị kỳ chướng vô cùng! Một chàng con trai gặp một nàng con gái, lấy lỗ miệng chọc ghẹo còn không đủ, lại còn phải thò tay bóp cho được cái vú mới nghe, cái thói ở đâu mà có thói dã man đến thế?

Nam Kỳ từ trước cũng có cái thói ấy chớ chẳng phải không. Song ngày nay tại sao không biết mà tự nhiên mất rồi, giữa đám đông, trai gái xen lộn nhau, không hề có xảy ra sự ấy. Tức như trong bốn đêm Hội chợ phụ nữ, không hề có một cái vú nào bị bóp hết.

Hiện ở ngoài Trung Kỳ hay Bắc Kỳ cũng vậy, cái tục bóp vú còn chưa bỏ. Hình như những người thích làm việc ấy họ muốn kể nó là một cái quốc túy họ phải bảo tồn, hay sao không biết!

Một đêm ở Hội chợ, tôi đem việc ấy nói với vài ba anh em đàng ngoài, thì họ cũng nhận nhìn rằng dân Trung-Bắc vẫn còn quen thói ấy chưa chừa. Đến nỗi có kẻ lỡ ra bóp phải vú bà già, bà già xây ngoái lại, người bóp sửng sốt, nói liền như vầy: "Thưa bà, tôi bóp đem về cho cha tôi!"

Một ông bạn ở Huế cũng thú thiệt rằng tại đế đô mỗi khi có hội hè gì, bề nào cũng có xảy ra sự bóp vú chớ không khỏi. Bởi vậy các các cô con gái răn nhau, dầu có cuộc vui gì mà bày ra, ban đêm họ cũng không dám léo hánh tới, tới đặng chúng bóp cho mà chết.

Coi một chút đó đủ biết phong tục Nam Kỳ ta là tốt lắm, làm gì ở đâu thì làm, chớ dưới ánh sáng đèn điện, trước mắt đông người, không có sự "dang tay ra bẻ trái đào" là sự tồi bại ấy. Vậy mà ở ngoài Trung-Bắc thì tục ấy chưa bỏ dứt, nên tôi nói quyết rằng phong tục ta đây tốt hơn.

Không ai mà nhắn với hội Khai trí ở Hà Nội, có làm Việt Nam tự điển, đến hai chữ ấy thì chịu khó chua rằng nó là chữ đã chết (langue morte) ở Nam Kỳ.

THÔNG REO
Nguồn: Trung lập, Sài Gòn, s. 6725 (10. 5. 1932), lấy lại trên trang của học giả Lại Nguyên Ân
Thôi dẹp mẹ đi mày
 
Top