Thanh niên bị giang mai ngực sau khi quan hệ với bạn tình

Tính Giao

Thích phó đà
Phần vú bên phải của bệnh nhân bị lở loét nhưng không đau. Bệnh nhân đến bệnh viện kiểm tra, khi xét nghiệm huyết thanh kết quả bệnh nhân bị giang mai vú.
Bệnh nhân nam T.B.N, 27 tuổi, sống tại TP.HCM đến khám trong tình trạng có vết loét ở trên vú phải không đau. Bệnh nhân cho biết có sử dụng thuốc bôi ngoài da nhưng tình trạng vết loét không khỏi.
Ths.BS Trình Ngô Bỉnh, Khoa Lâm sàng 3 – BV Da Liễu TP.HCM cho biết vết loét có kích thước < 0,.5 cm trên đầu vú, không cứng, không có hạch nách kèm theo. Dựa vào kinh nghiệm, bác sĩ Bỉnh đã lần lượt loại trừ các bệnh lí có thể gặp phải như viêm da cơ địa, chốc, nhiễm virus Herpes…..
Thanh niên bị giang mai ngực sau khi quan hệ với bạn tình
Trên 95% người mắc giang mai là do lây nhiễm qua đường tình dục không an toàn với người mắc bệnh giang mai.
Nhận thấy đây là một trường hợp hiếm gặp, bác sĩ Bỉnh nghi ngờ dấu hiệu của bệnh lý STIs nên đã khai thác kỹ các yếu tố nguy cơ. Bệnh nhân cho biết có quan hệ bằng đường dương vật – vú với một bạn tình là người đồng tính.

Qua giải phẫu bệnh sang thương và các test huyết thanh chẩn đoán giang mai đều cho kết quả cho thấy bệnh nhân bị giang mai tiên phát ở vú. Bệnh nhân được chỉ định điều trị bằng kháng sinh liều duy nhất. Sau 3 tháng vết loét trên vú và tình trạng bệnh lý đã khỏi.

“Giang mai là bệnh lây truyền qua đường tình dục thường gặp. Dấu hiệu thường gặp là da phát ban tại một hay nhiều vùng trên cơ thể hoặc xuất hiện vết loét ở bộ phận sinh dục, hậu môn…với trường hợp bệnh nhân trên, ngoài vết loét trên đầu vú phải thì cơ thể bệnh nhân hoàn toàn bình thường vì vậy rất dễ nhầm lẫn với các bệnh lý ngoài da. Hiện Y văn thế giới chỉ ghi nhận chưa tới 13 ca giang mai vú", BS Trình Ngô Bỉnh cho biết.

Quan hệ tình dục: Có đến trên 95% người mắc giang mai là do lây nhiễm qua đường tình dục không an toàn với người mắc bệnh giang mai. Da và niêm mạc trên cơ quan sinh dục của người bệnh thường có rất nhiều tổn thương, xoắn khuẩn giang mai có trong các vết loét tổn thương sẽ tiếp xúc với người lành và gây bệnh.

Xoắn khuẩn giang mai thường có nhiều trong các tổn thương (săng, mảng niêm mạc, hạch…), bệnh rất dễ lây lan qua đường tình dục không an toàn.

Viêm nhiễm gián tiếp: Tuy là trường hợp hiếm gặp nhưng vẫn có thể xảy ra trường hợp nhiễm giang mai gián tiếp. Nguyên nhân chủ yếu là do người lành tiếp xúc trực tiếp với những vật dụng có chứa xoắn khuẩn giang mai mà người bệnh đã sử dụng như: dao cạo, khăn tắm, khăn mặt, đồ lót…

Đường máu: Lây nhiễm qua đường máu do truyền máu hoặc dùng chung kim tiêm là cách truyền bệnh nhanh nhất và nguy hiểm nhất. Nếu lây nhiễm qua đường máu, người bị nhiễm sẽ không mang các biểu hiện giai đoạn đầu mà trực tiếp có các triệu chứng ở giai đoạn 2 của bệnh giang mai.

Nhiễm trùng nhau thai: Giang mai có thể truyền nhiễm từ mẹ sang thai nhi thông qua nhau thai trong 4 tháng đầu thai kỳ, gây nhiễm trùng bào thai, tăng nguy cơ sảy thai, sinh non, thai chết lưu.

Nhiễm trùng đường sinh: Trẻ sơ sinh có thể nhiễm giang mai từ mẹ khi chui qua đường sinh nở tự nhiên.

Bác sĩ Bỉnh cho biết bệnh giang mai chia làm nhiều giai đoạn, nhiều biểu hiện đa dạng như săng giang mai, tổn thương da và niêm mạc,… nếu không điều trị kịp thời giang mai có thể xâm nhập vào máu di chuyển đến tất cả các cơ quan trong cơ thể, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho da, niêm mạc, mắt, các cơ quan nội tạng như tim, gan, não,… Giang mai bẩm sinh có thể gây dị dạng nghiêm trọng hoặc thậm chí gây tử vong cho thai nhi.

Để phòng ngừa bệnh giang mai cần xây dựng lối sống lành mạnh, quan hệ tình dục an toàn, sử dụng biện pháp bảo vệ thích hợp (như bao cao su). Khi có các dấu hiệu nguy cơ (như tổn thương da niêm, bạn tình bị mắc giang mai...) cần đến khám ngay tại các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.
 
vcđ. bị giang mai ở ngực luôn cho no cẩn thận :3
 
Phần vú bên phải của bệnh nhân bị lở loét nhưng không đau. Bệnh nhân đến bệnh viện kiểm tra, khi xét nghiệm huyết thanh kết quả bệnh nhân bị giang mai vú.
Bệnh nhân nam T.B.N, 27 tuổi, sống tại TP.HCM đến khám trong tình trạng có vết loét ở trên vú phải không đau. Bệnh nhân cho biết có sử dụng thuốc bôi ngoài da nhưng tình trạng vết loét không khỏi.
Ths.BS Trình Ngô Bỉnh, Khoa Lâm sàng 3 – BV Da Liễu TP.HCM cho biết vết loét có kích thước < 0,.5 cm trên đầu vú, không cứng, không có hạch nách kèm theo. Dựa vào kinh nghiệm, bác sĩ Bỉnh đã lần lượt loại trừ các bệnh lí có thể gặp phải như viêm da cơ địa, chốc, nhiễm virus Herpes…..
Thanh niên bị giang mai ngực sau khi quan hệ với bạn tình
Trên 95% người mắc giang mai là do lây nhiễm qua đường tình dục không an toàn với người mắc bệnh giang mai.
Nhận thấy đây là một trường hợp hiếm gặp, bác sĩ Bỉnh nghi ngờ dấu hiệu của bệnh lý STIs nên đã khai thác kỹ các yếu tố nguy cơ. Bệnh nhân cho biết có quan hệ bằng đường dương vật – vú với một bạn tình là người đồng tính.

Qua giải phẫu bệnh sang thương và các test huyết thanh chẩn đoán giang mai đều cho kết quả cho thấy bệnh nhân bị giang mai tiên phát ở vú. Bệnh nhân được chỉ định điều trị bằng kháng sinh liều duy nhất. Sau 3 tháng vết loét trên vú và tình trạng bệnh lý đã khỏi.

“Giang mai là bệnh lây truyền qua đường tình dục thường gặp. Dấu hiệu thường gặp là da phát ban tại một hay nhiều vùng trên cơ thể hoặc xuất hiện vết loét ở bộ phận sinh dục, hậu môn…với trường hợp bệnh nhân trên, ngoài vết loét trên đầu vú phải thì cơ thể bệnh nhân hoàn toàn bình thường vì vậy rất dễ nhầm lẫn với các bệnh lý ngoài da. Hiện Y văn thế giới chỉ ghi nhận chưa tới 13 ca giang mai vú", BS Trình Ngô Bỉnh cho biết.

Quan hệ tình dục: Có đến trên 95% người mắc giang mai là do lây nhiễm qua đường tình dục không an toàn với người mắc bệnh giang mai. Da và niêm mạc trên cơ quan sinh dục của người bệnh thường có rất nhiều tổn thương, xoắn khuẩn giang mai có trong các vết loét tổn thương sẽ tiếp xúc với người lành và gây bệnh.

Xoắn khuẩn giang mai thường có nhiều trong các tổn thương (săng, mảng niêm mạc, hạch…), bệnh rất dễ lây lan qua đường tình dục không an toàn.

Viêm nhiễm gián tiếp: Tuy là trường hợp hiếm gặp nhưng vẫn có thể xảy ra trường hợp nhiễm giang mai gián tiếp. Nguyên nhân chủ yếu là do người lành tiếp xúc trực tiếp với những vật dụng có chứa xoắn khuẩn giang mai mà người bệnh đã sử dụng như: dao cạo, khăn tắm, khăn mặt, đồ lót…

Đường máu: Lây nhiễm qua đường máu do truyền máu hoặc dùng chung kim tiêm là cách truyền bệnh nhanh nhất và nguy hiểm nhất. Nếu lây nhiễm qua đường máu, người bị nhiễm sẽ không mang các biểu hiện giai đoạn đầu mà trực tiếp có các triệu chứng ở giai đoạn 2 của bệnh giang mai.

Nhiễm trùng nhau thai: Giang mai có thể truyền nhiễm từ mẹ sang thai nhi thông qua nhau thai trong 4 tháng đầu thai kỳ, gây nhiễm trùng bào thai, tăng nguy cơ sảy thai, sinh non, thai chết lưu.

Nhiễm trùng đường sinh: Trẻ sơ sinh có thể nhiễm giang mai từ mẹ khi chui qua đường sinh nở tự nhiên.

Bác sĩ Bỉnh cho biết bệnh giang mai chia làm nhiều giai đoạn, nhiều biểu hiện đa dạng như săng giang mai, tổn thương da và niêm mạc,… nếu không điều trị kịp thời giang mai có thể xâm nhập vào máu di chuyển đến tất cả các cơ quan trong cơ thể, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho da, niêm mạc, mắt, các cơ quan nội tạng như tim, gan, não,… Giang mai bẩm sinh có thể gây dị dạng nghiêm trọng hoặc thậm chí gây tử vong cho thai nhi.

Để phòng ngừa bệnh giang mai cần xây dựng lối sống lành mạnh, quan hệ tình dục an toàn, sử dụng biện pháp bảo vệ thích hợp (như bao cao su). Khi có các dấu hiệu nguy cơ (như tổn thương da niêm, bạn tình bị mắc giang mai...) cần đến khám ngay tại các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Sợ nhỉ. Nói chung là chịch ko an toàn thì nguy cơ nhiễm bệnh cao. Ngoài giang mai còn nhiều bệnh khác có thể lây qua đường tình dục nếu nhân trần
 
Top