Truyện những ông vua mở nước (Part 1)

Tao khoái món này với thiên văn. Lâu lâu m biên vài bài dài dài vào chứ
 
Nhân tiện đang bon mồm, tao viết cái này – Câu chuyện về 4 vị hoàng đế mở nước Việt Nam thời sơ kỳ độc lập
1-Ngô Quyền
2-Đinh Bộ Lĩnh
3-Lê Hoàn
4-Lý Thái Tổ
Lịch sử Việt Nam không thể cho là bắt đầu bởi 4 ông này. Tuy nhiên Hùng Vương, An Dương Vương tao vốn không tin là có thật. Anh em có thể xem qua thớt này
Truyện Hùng Vương
Thời kỳ ngắn ngủi của Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Lý Nam Đế, Phùng – Mai..đều không đáng để chép. Còn Triệu Đà, Sỹ Nhiếp, Cao Biền dù sử cũ gọi là vương nhưng đều là kẻ đô hộ, cũng chỉ 1 (Sỹ Nhiếp, Cao Biền) hoặc vài đời (họ Triệu). Nên dù bảo Văn hiến 4000 năm nhưng tao chỉ xét đến từ thế kỷ 10

Bối cảnh

Một ngàn năm bắc thuộc không làm dân tộc Việt biến mất mà còn mang đến cho xứ Giao Chỉ của Bắc Triều rất nhiều điều mới lạ và văn minh (chữ Viết, nho học, Tam Giáo (Phật – Lão – Nho), mô hình cai trị, văn minh trồng trọt, chăn nuôi…). Đôi khi cái được song hành cùng cái mất.

Tuy nhiên mảnh đất xa xôi trời nam này chưa từng thoát thai khỏi ý tưởng tách ra vương quyền phương Bắc. Ngay từ trước công nguyên, các quân trưởng, tù trưởng đã chống lại quyền lực của họ Triệu. Đến thời Hán suy, Hai Bà Trưng nổi dậy ở đất Mê Linh, đời Ngô Triệu Ẩu nổi lên từ đất Cửu Chân, đời Lương Lý Bý chiếm phủ thành, dựng nước Vạn Xuân, đặt quốc hiệu, xưng đế, đặt trăm quan. Thời Đường, Mai thúc loan từ đất Hoan Châu, Phùng Hưng ở đất Đường Lâm dấy lên. Các cuộc binh biến, nổi dậy nhiều không kể siết. Từ đó mà nhìn có thể thấy, tuy áp đặt mô hình thuộc địa lên xứ Giao Chỉ nhưng các Triều đại Trung Quốc đều chưa thể đồng hóa được xứ Man Di này. Thậm chí người Việt đã mượn những yếu tố Hán đó (mô hình xã hội - nhà nước, tôn giáo…) để tìm cách thoát khỏi Thiên triều
Đường triều và Hán triều là đỉnh cao của văn mình và quyền lực Trung Hoa. Nhưng người ta bảo cái gì thịnh rồi cũng suy. Không gì bền vững mãi mãi. Sau loạn An – Sử, nhà Đường suy yếu, không còn nắm chắc các châu quận ở xa nữa. Các tiết độ sứ dần dần trở nên độc lập hoàn toàn với triều đình trung ương. Họ tự ý thu thuế, bắt phu, bắt lính, lại k phải nộp về trung ương. Họ trở thành những vị vua con trong xứ mình.

Giao Chỉ vào mạt kỳ nhà Đường đổi tên thành Tĩnh hải quân thay vì An Nam đô hộ phủ - một cách xác nhận rằng sự phụ thuộc và ảnh hưởng của văn minh trung hoa đã mạnh mẽ hơn nhiều trước đây. Nằm ở rất xa kinh đô trường an và nằm gần như tách biệt một cõi, lại bị Nam Chiếu ở gần uy hiếp liên tục từ phía Tây, Lâm Ấp đánh ra từ phía nam. Bởi thế Các tiết độ xứ Tĩnh Hải Quân đã tăng cường binh lực đi cùng với đó là xây dựng các thành lũy như Đại La, Hoan Châu, Ái Châu, Phong châu…để phòng thủ. Dường như đây cũng là một bước đệm cho chính quyền độc lập sau này sử dụng.

Năm 907 nhà Đường bị thay thế bởi Hậu Lương. Tuy nhiên đó chỉ là phần nổi của tảng băng. Bởi trước đó, nhà Đường đã bị chia năm xẻ bảy từ rất lâu. Các vùng xa thậm chí còn xưng vương, xưng hầu mà Trường An không thể làm gì được. Khởi nghĩa Hoàng Sào càng làm cho nhà Đường chẳng khác nào ngọn đèn trước gió. Và việc Chu Ôn cướp ngôi là chuyện đương nhiên – không phải họ Chu thì sẽ là Lý Khắc Dụng, Tần Tông Quyền hay Dương Hành Mật. Chỉ là khác cái tên thôi
Tĩnh Hải Quân cũng Nằm trong những biến cố đó, năm 905, Khúc Thừa Dụ hào trưởng người bản địa ở đất Hồng Châu, đem quân đánh Tống Bình, tự xưng Tiết độ xứ. Họ Khúc không xưng vương nhưng mở đầu cho giai đoạn tự chủ của Việt Nam. Dụ chết, con là Hạo nắm quyền, Hạo chết, con là Mỹ lên thay. Mỹ đem người xin nhà Lương phong chức, vô tình tạo cớ cho Nam Hán của Lưu Nham sang chiếm nước. Nước xa không cứu được lửa gần. Nước Lương xa xôi còn Nam Hán ngay trước mặt. Mỹ thua bị bắt về Phiên Ngung rồi chết ở đó.

Nam Hán áp đặt mô hình đô hộ lên Tĩnh Hải Quân. Nhưng chân chưa vững thì bị bộ tướng của họ Khúc là Dương Đình Nghệ kéo quân từ Ái châu ra Tống Bình, đánh bại Nam Hán. Lưu Nham buộc phải rút quân về. Dương Đình Nghệ (931) tiếp tục xưng là Tĩnh Hải Quân tiết độ sứ.

Ở đây có 1 chi tiết là các vị họ Khúc họ Dương k ai dám xưng vương. Có thể lý do rất đơn giản là họ chưa đủ sự tự tin rằng Tĩnh Hải Quân sẽ đứng vững trước các quốc gia phương Bắc (Ngũ Đại – Thập Quốc). Việc xưng vương có nghĩa là Tĩnh Hải Quân có một triều đình riêng biệt, độc lập, k lệ thuộc. Họ không muốn vùng đất mình cai trị là có cái cớ để người khác nhòm vào.

Ngô Quyền

Dương Đình Nghệ bị Kiều Công Tiễn sát hại để năm quyền. Tiễn vốn là nhà tướng của Nghệ. Tiễn giết Nghệ xong sợ người không phục nên cầu viện Nam Hán. Lưu Nham thấy cơ hội đến bèn sai con là Hoằng Tháo cầm thủy quân sang đánh Tĩnh Hải quân. Ngô Quyền cũng là bộ tướng của Nghệ lấy con gái Nghệ, lúc ấy đang làm thứ sử Ái Châu đem quân ra Bắc giết được Tiễn, phá quân Nam Hán trên cửa sông Bạch Đằng (938). Đây là trận đánh nổi tiếng – thậm chí là nổi tiếng bậc nhất trong các trận hải chiến trong lịch sử VN. Chúng mày có thể google.

Quyền xưng vương đóng đô ở Cổ Loa, lập trăm quan. Việc ấy là việc vô cùng quan trọng. Sau thời gian dài, chúa của phương Nam cũng đã xưng vương. Tước vương tuy nhỏ hơn tước đế nhưng có triều đình riêng, có thể gạt mây mù mà tự cường, độc lập với chúa Bắc. So ra Quyền hơn hẳn họ Khúc và họ Dương.

Quyền chết k chọn được con nối ngôi, dẫn đến chuyện Dương Tam Kha cướp quyền, các thủ lĩnh địa phương nhân thế nổi dậy, mất cơ nghiệp vào tay họ khác. Đó là chỗ đáng tiếc.

Chú 1: Ở đây có một chi tiết là tại sao lại là cửa sông Bạch Đằng. Đời Tiền Lê cũng đánh lớn ở sông Bạch Đằng, đời Trần cũng đánh lớn ở sông Bạch Đằng. Mà không đi ngược dòng Hồng hà từ hướng Nam Định Thái Bình? Sách Thủy kinh chú đời Đường có chép, “dòng Diệp Du chảy từ Ích Châu, qua Tường Kha đổ vào Giao Chỉ… chảy về đông rồi ra sông Uất (Sửa là ra biển)” - chính là sông Hồng. Nhưng thời đó miền từ Nam Định, Thái Bình về đông, nhiều chỗ vẫn là biển. Sông Hồng chưa đổi dòng thì tuyến chính vẫn là đổ ra sông Đuống rồi hợp lưu vào sông Thái Bình chảy qua sông Bạch Đằng ở Hải Phòng ngày nay. Nhánh phía nam đi qua sông đáy xuống Ninh Bình là nhánh phụ. Do vậy thời đó Giao Chỉ - “lam chướng, dịch lệ, đó là cái lẽ đã đi không thể trở về” chỉ đánh đường sông là tiện. Thủy binh lợi hại hơn bộ binh.

Chú 2: Quê hương của Ngô Quyền. Quyền người Đường Lâm. Tất cả đều thống nhất ở điểm này. Nhưng Đường Lâm là đường lâm nào? Cam Lâm (Sơn Tây – HN) đến thế kỷ 19 mới đổi thành Đường Lâm. Thuyết nói Phúc Thọ vốn là Phúc Lộc đổi sang thì k đúng. Đời Đường Phúc thọ thuộc Phong Châu, k phải châu Phúc Lộc. Sử chép Phúc Lộc châu thời Đường có huyện Đường Lâm. Đồ rằng đây là quê Quyền. Thuyết này có vẻ đáng tin hơn. Lê Tắc có nói Quyền người Ái Châu. Lại nói Quyền kéo quân từ Ái châu ra đánh Đại La (Tống bình). Có thể đất căn bản của Quyền là Ái Châu (vì cha anh làm quan trấn giữ đất đó – Ngô Mân, còn nói Mân cai trị ở bản châu – châu quê hương?) còn quê gốc là Hà Tĩnh. Phùng Hưng cũng người Đường Lâm, có thể cũng là Đường Lâm thời Đường này (Hà Tĩnh ngày nay)
Lịch sử VN công nhận Lý Bí - Lý Nam Đế là vị vua đầu tiên
Ngô Quyền là Ngô vương tức là 1 hình thức chư hầu của trung quốc thôi bro
Vị vua thứ 2 là Đinh Bộ Lĩnh - Đinh Tiên Hoàng ông không có tước hiệu vì khi chết con cái đánh nhau k thèm quan tâm nên mãi ông chỉ tên là tiên hoàng là vị vua quá của season trước
Còn về Vua Hùng thì bắt đầu câu chuyện khá là ...
4000 năm lịch sử có nghĩa là tính từ khi An Dương Vương chuyển lên làm boss thì thời vua Hùng kéo dài cỡ 1750 năm, đù có bao nhiêu đời không biết
Hoặc có thể là có 18 ông giỏi nhất
 
Lịch sử VN công nhận Lý Bí - Lý Nam Đế là vị vua đầu tiên
Ngô Quyền là Ngô vương tức là 1 hình thức chư hầu của trung quốc thôi bro
Vị vua thứ 2 là Đinh Bộ Lĩnh - Đinh Tiên Hoàng ông không có tước hiệu vì khi chết con cái đánh nhau k thèm quan tâm nên mãi ông chỉ tên là tiên hoàng là vị vua quá của season trước
Còn về Vua Hùng thì bắt đầu câu chuyện khá là ...
4000 năm lịch sử có nghĩa là tính từ khi An Dương Vương chuyển lên làm boss thì thời vua Hùng kéo dài cỡ 1750 năm, đù có bao nhiêu đời không biết
Hoặc có thể là có 18 ông giỏi nhất
Tao k nói là LÝ nam đế hay mấy vua khác k có thật hay ntn nt khác. Chỉ là ngắn quá thôi nên tao bỏ qua
Chuyện An Dương Vương và Hùng Vương tao k cho là có thật. Hoặc giả như An Dương Vương nếu có thật thì phải tìm di tích của ông ấy ở miền Nam Ninh Quảng Tây k phải ở Bắc Bộ VN. Quan điểm cá nhân. Tao cũng xin miễn tranh luận về truyện Hùng - Thục.
Tất nhiên xưng vương là chư hầu. Nhưng có triều đình riêng, quân đội riêng, hệ thống quan lại và pháp luật riêng - đó là cái cực kỳ quan trọng. Nước TRIỀU TIÊN trước thế kỷ 19 chưa ai xưng đế cả, vẫn chỉ xưng vương, nhưng k ai chê tính chính danh của nó cả. Tao thấy tây rất hay, nó dịch chữ Vương theo 2 hướng - vua 1 xứ tự chủ là King, còn thân Vương chỉ là prince
Hoàng đế như Đinh Bộ Lĩnh hay Lê Hoàn k có miếu hiệu thôi nhé. Miếu hiệu khi vua chết quan đại thần ngồi lại bàn công tội rồi dâng miếu hiệu. K có miếu hiệu k có nghĩa vua k xưng đế. Phần này Part 2 tao sẽ nói, đợi nhé
 
Tao k nói là LÝ nam đế hay mấy vua khác k có thật hay ntn nt khác. Chỉ là ngắn quá thôi nên tao bỏ qua
Chuyện An Dương Vương và Hùng Vương tao k cho là có thật. Hoặc giả như An Dương Vương nếu có thật thì phải tìm di tích của ông ấy ở miền Nam Ninh Quảng Tây k phải ở Bắc Bộ VN. Quan điểm cá nhân. Tao cũng xin miễn tranh luận về truyện Hùng - Thục.
Tất nhiên xưng vương là chư hầu. Nhưng có triều đình riêng, quân đội riêng, hệ thống quan lại và pháp luật riêng - đó là cái cực kỳ quan trọng. Nước TRIỀU TIÊN trước thế kỷ 19 chưa ai xưng đế cả, vẫn chỉ xưng vương, nhưng k ai chê tính chính danh của nó cả. Tao thấy tây rất hay, nó dịch chữ Vương theo 2 hướng - vua 1 xứ tự chủ là King, còn thân Vương chỉ là prince
Hoàng đế như Đinh Bộ Lĩnh hay Lê Hoàn k có miếu hiệu thôi nhé. Miếu hiệu khi vua chết quan đại thần ngồi lại bàn công tội rồi dâng miếu hiệu. K có miếu hiệu k có nghĩa vua k xưng đế. Phần này Part 2 tao sẽ nói, đợi nhé
T cũng công nhận Đinh Lê là vua
Nhưng hùng vương thì t có xem lịch sử trung quốc có nói đến chư hầu tại Nam Việt nên t phỏng đoán là có xưng vương
Còn nên văn minh thì có
 
T cũng công nhận Đinh Lê là vua
Nhưng hùng vương thì t có xem lịch sử trung quốc có nói đến chư hầu tại Nam Việt nên t phỏng đoán là có xưng vương
Còn nên văn minh thì có
Sử TQ k chép truyện Hùng Vương, sử VN thời kỳ đầu cũng k chép. Nên tao đồ là k có. Tao có mở 1 topic nói về chuyện đó rồi, mày có thể xem qua
 
Sử TQ k chép truyện Hùng Vương, sử VN thời kỳ đầu cũng k chép. Nên tao đồ là k có. Tao có mở 1 topic nói về chuyện đó rồi, mày có thể xem qua
T không để ý mấy post đấy
Nhưng mà lịch sử là tranh cãi
Vì tài liệu 1 đống mà tin theo cái nào thì chịu
 
Top