Từ vụ Tân Hoa hậu Mỹ bị phân biệt chủng tộc: Định nghĩa lại 'vẻ đẹp Mỹ'

nhật bản BỆNH HOẠN

Bát sứ hư hỏng
Đám đông vốn chất chứa kỳ thị và phân biệt đối xử sẵn sàng "ném đá" bất cứ nhân vật nào, kể cả người vừa lên ngôi đẹp nhất. Câu nói "Hãy tha thứ cho nàng vì nàng đẹp" không phải lúc nào cũng đúng.
Như TT&VH đã đưa tin trong số vừa qua, Hoa hậu Mỹ 2014 Nina Davuluri, là một người Mỹ gốc Ấn, và là một nạn nhân mới trong rất nhiều nạn nhân của sự kỳ thị.
Ở đây, đám đông mù quáng tỏ thái độ phân biệt chủng tộc với Davuluri, chủ yếu "mạnh mồm mạnh miệng" qua mạng xã hội Twitter, đã không phân biệt xấu - đẹp. Họ phân biệt kiểu khác: đẹp đúng kiểu tôi thích hay đẹp không đúng kiểu tôi thích.
Nói một cách khác, nếu người chiến thắng là một cô gái da trắng tóc vàng, sẽ không có sự phân biệt nào cả. Còn nhớ năm 2011, Hoa hậu Hoàn vũ Leila Lopes (người Angola, châu Phi) đã bị đám đông phân biệt chủng tộc gọi là "con khỉ" hay "con gái của King Kong", khi vừa đăng quang.
Vẻ đẹp Mỹ là Serena Williams, Michelle Obama…
Viết trên tờ CNN trong bài "Cảm ơn, Hoa hậu Mỹ", nữ nhà báo Roxanne Jones - cựu chủ tịch kênh ESPN, đã lên tiếng cảnh tỉnh dư luận về những kẻ phân biệt chủng tộc: "Cảm ơn Hoa hậu Mỹ vì đã nhắc chúng ta nhớ về vẻ đẹp cổ điển Mỹ trong thời đại ngày nay. Với phần còn lại của nước Mỹ, cả những người đã ngủ quên trong hai thập kỷ qua hoặc suốt ngày xem tạp chí thời trang, đây là hồi chuông cảnh báo: vẻ đẹp Mỹ là Serena Williams và Michelle Obama. Vẻ đẹp Mỹ là Angelina Jolie và Marissa Mayer. Vẻ đẹp Mỹ là Hoa hậu 2014 Nina Davuluri".

Hoa-hauresize.jpg

Hoa hậu Mỹ mới nhất (2014) - Nina Davuluri (trái), da ngăm đen, và Hoa hậu Ấn Độ mới nhất (2013) - Navneet Kaur Dhillon, da trắng hơn​

Khi nêu tên các nhân vật đó (có cả da màu lẫn da trắng, nữ tính lẫn gồ ghề, béo lẫn gầy…), Jones đã thể hiện quan điểm: vẻ đẹp Mỹ, một đất nước đa chủng tộc, là rất đa dạng, không thể gắn chặt vào những chuẩn mực cứng nhắc theo cảm quan cá nhân của một nhóm người.
Jones gọi những người phân biệt chủng tộc là "ngu dốt" và gửi thông điệp: "Các vị có lẽ không bắt kịp với sự thay đổi của thế giới khi dành phần lớn thời gian thờ ơ và từ chối chấp nhận mọi sự khác biệt của những người không giống mình".
Theo thống kê của Mỹ năm 2010, số lượng người Mỹ gốc Ấn chỉ xếp sau người Mỹ gốc Hoa. "Nhiều người Mỹ vẫn không chấp nhận thực tế rằng những gia đình đa quốc tịch khiến nước Mỹ hùng mạnh" - Jones viết.
Không thể thành đạt vì mang đường nét châu Á?
Chính các tạp chí thời trang ngày nay với sự thiên vị nghiêng về các người mẫu da trắng và những sàn diễn thời trang đầy ắp các thân hình da trắng, đã tạo ra nhận thức lệch lạc của công chúng về vẻ đẹp của nữ giới.
Mới đây, người dẫn chương trình truyền hình gốc Hoa Julie Chen đã công khai phẫu thuật thẩm mỹ để xóa bỏ các nét châu Á trên mặt, bởi nhiều người đã dựa vào đó để chê bai kỳ thị. 20 năm trước, Chen từng được một ông chủ ngành giải trí khuyên rằng "đôi mắt Trung Hoa" có thể gây hại cho sự nghiệp của cô.
Nhưng dù đi ngược lại xu hướng tiến bộ là khước từ đường nét châu Á của bản thân, Chen lại tạo nên cuộc tranh luận có ích về việc chấp nhận các chuẩn mực châu Á ở Mỹ.
Theo CNN, ở Mỹ, phụ nữ vẫn thường nhận được những lời khuyên về việc họ "quá béo, "da quá đen" hoặc "quá Latin" để thành đạt. Nếp nghĩ đó cần phải thay đổi. Bởi những gì còn lại chỉ là sự ngu dốt, nếu người ta không chấp nhận một thứ do tự nhiên sinh ra và được xã hội tiến bộ cổ vũ.

Hoa hậu Mỹ không được coi là đẹp ở Ấn Độ

Nina Davuluri là hoa hậu gốc Ấn Độ đầu tiên của Mỹ nhưng có một sự thực trớ trêu được tiết lộ bởi các nhà báo người Ấn Độ và Mỹ gốc Ấn: Davuluri có màu da ngăm đen và ở Ấn Độ, một cô gái da ngăm khó có thể chiến thắng ở một cuộc thi sắc đẹp.

Trang First Post viết: "Davuluri quá đen để được coi là đẹp ở Ấn Độ. Người Ấn Độ thích da trắng". Nhiều hoa hậu Ấn Độ cũng có vẻ đẹp phương Tây.​


Mi Ly
Thể thao & Văn hóa​
 
Mấy em Ấn Đụ cũng xinh đấy, mà gắn cái khuyên trên mũi nhìn thốn vãi đái. Lúc đánh ghen khỏi cần xé váy nắm tóc gì cho mất công, nắm cái mũi là hạ knock-out cmnr :))
 
Da màu châu Á đẹp hơn da màu bên Mỹ, mà mấy con mọi đen bên Mỹ thì gớm vkl =))
 
Mấy em Ấn Đụ cũng xinh đấy, mà gắn cái khuyên trên mũi nhìn thốn vãi đái. Lúc đánh ghen khỏi cần xé váy nắm tóc gì cho mất công, nắm cái mũi là hạ knock-out cmnr :))
Mà s xem xiếc ấn đụ thấy phồn thực vl
 
Top