[xin sáng kiến của dân] Cách nào giảm tải cho mô hình 'đi chợ hộ'

Xamvn123456zxc

Lỗ đýt gợi cảm

ách nào giảm tải cho mô hình 'đi chợ hộ'​

TP HCMĐể tiết kiệm thời gian, sức người, việc tận dụng nền tảng kết nối sẵn có của các ứng dụng giao hàng như Grab, Loship có thể được tính đến.

Mô hình bộ đội, cán bộ địa phương và tình nguyện viên đi chợ hộ người dân áp dụng được vài ngày nhưng hiện gặp nhiều khó khăn. Nhiều cá nhân đặt cả 3-5 ngày vẫn chưa nhận được hàng, thậm chí bị huỷ đơn. Việc nhận đơn hàng và ghi giấy hiện tại cũng còn thủ công. Một số nơi thực hiện qua Zalo hoặc mẫu form chung nhưng cũng không tránh được mất nhiều thời gian.

Tận dụng hạ tầng công nghệ của các ứng dụng giao hàng

Chia sẻ với VnExpress, ông Nguyễn Hoàng Trung - CEO Loship, đến lúc cần sự can thiệp của công nghệ. Bởi khi xử lý thủ công, không chỉ khiến quy trình chậm mà còn dễ sai sót, dẫn tới những tranh cãi không đáng có giữa người mua và người bán, trong khi đây là thời điểm mà mọi người cần chung tay với nhau để vượt qua dịch bệnh.

Để tận dụng tốt yếu tố công nghệ, Loship đề xuất cho chính quyền mượn hạ tầng của mình để triển khai "đi chợ hộ", đặc biệt ở những khu vực đang hạn chế shipper hoạt động. Việc này giúp người dân có thể chọn được những điểm bán gần nhà nhất để đặt hàng và thanh toán không tiền mặt, giảm tiếp xúc. Khi người dân đặt hàng, cán bộ đi chợ hộ sẽ nhận được thông báo qua ứng dụng Loship và đến điểm bán để nhận hàng, giao cho người đặt.

Bộ đội đi chợ giúp dân quận Bình Thạnh (TP HCM). Ảnh: Quỳnh Trần

Bộ đội đi chợ giúp dân quận Bình Thạnh (TP HCM). Ảnh: Quỳnh Trần

Cùng quan điểm, Grab Việt Nam cho biết sẵn sàng cung cấp miễn phí hạ tầng ứng dụng Grab tại TP Thủ Đức và 7 quận, huyện mà shipper không được phép hoạt động. Người dùng sẽ vào mục GrabMart trên ứng dụng, nhập địa chỉ, chọn mặt hàng và chỉ đặt hàng tại các điểm bán gần khu vực sinh sống.

Lực lượng đi chợ thay, tức các tổ công tác đặc biệt của phường/xã cũng sẽ tạo lập một tài khoản, bao gồm tên, số điện thoại đầu mối liên hệ, email, tài khoản ngân hàng. Khi có đơn hàng, cán bộ đi chợ thay sẽ nhận được thông báo qua ứng dụng Grab và đến điểm bán để nhận hàng, giao cho người đặt theo đúng địa chỉ. Mỗi cán bộ đi chợ thay có thể nhận và giao nhiều đơn hàng trong cùng một chuyến. Nếu người dân trả tiền mặt, cán bộ đi chợ thay có thể tạm ứng tiền và sẽ thu lại của người dân theo biên lai hiện trên ứng dụng khi giao hàng.

Theo Grab Việt Nam, phương thức này sẽ hỗ trợ cơ quan nhà nước, lực lượng chức năng tiết kiệm thời gian, công sức mà vẫn đảm bảo cung ứng được nhu cầu về lương thực, thực phẩm và hàng hóa thiết yếu cho 33% nhu cầu của người dùng của toàn thành phố. Đồng thời, cơ quan chức năng sẽ có dữ liệu phục vụ cho công tác quản lý như số lượng hàng hoá, tần suất giao dịch, truy vết...

Ngoài 8 địa bàn đang cấm shipper hoạt động hoàn toàn gồm TP Thủ Đức, quận 8, quận 12, Gò Vấp, Bình Tân, Bình Thạnh và hai huyện Bình Chánh, Hóc Môn, các nền tảng đi chợ hộ vẫn đang hoạt động nội quận. Người dùng vẫn có thể sử dụng Grab, Gojek, Be, ShopeeFood để đặt mua và vận chuyển nhu yếu phẩm trong khung giờ từ 6h đến 17h hàng ngày. Việc tận dụng tối đa kênh trực tuyến này cũng có thể là một cách để giảm tải áp lực cho các chương trình đi chợ hộ.

Về giải pháp này, các đơn vị đang quá tải lượng đơn hàng, nhóm hệ thống siêu thị ở TP HCM rất đồng tình.

Ủng hộ đề xuất trên nhưng theo ông Lê Hải Bình, một chuyên gia về thương mại điện tử, đội shipper nên do quận tự tổ chức riêng, có thể là thanh niên xung phong, dân quân, tình nguyện viên) và không dùng tài xế shipper đối tác hiện có của các nền tảng. Lý do là đội ngũ này được tiêm chủng đầy đủ, được các địa bàn quản lý, kiểm soát. Ngoài ra, để làm được việc này thì quận cần được thành phố cho phép về việc cấp thẻ cho đội shipper đặc thù này hoạt động nội quận.

Gia tăng nhân lực tham gia 'đi chợ hộ'

Ông Lê Hải Bình đánh giá, do chỉ mới tuần đầu triển khai "đi chợ hộ" nên nhiều gia đình vẫn còn thực phẩm trữ sẵn từ trước. Sang tuần sau hoặc nếu giãn cách nghiêm ngặt tiếp tục kéo dài, việc giải quyết quá tải đơn hàng sẽ là vấn đề lớn hơn.

Về cơ bản, việc gia tăng nhân lực cho cả hai khâu lên đơn của cửa hàng lẫn bên vận chuyển cần được giải quyết sớm. Bởi lẽ, lực lượng tại địa phương (bao gồm các đoàn thể, dân quân, công an và quân đội) cũng giới hạn và đang căng mình phụ trách rất nhiều công tác chống dịch chứ không riêng "đi chợ hộ". Trong khi đó, nhân lực tại cửa hàng thì bị hạn chế do chính sách cấp giấy đi đường mới. Theo quy định hiện hành trong "vùng đỏ", nhân viên cửa hàng cũng không được phép vận chuyển để giải tỏa đơn hàng.

Vì vậy, nhiều hệ thống siêu thị cho rằng, một giải pháp giảm tải tức thời là chính quyền sớm cấp thêm giấy đi đường để họ có thể thêm nhân sự hỗ trợ giao hàng.

Công ty VinCommerce (đơn vị sở hữu hệ thống VinMart/VinMart+) đề nghị Sở Công Thương, Công an TP HCM xem xét, đẩy nhanh việc này. Họ cho rằng, đội ngũ nhân lực siêu thị đã được công ty ưu tiên tiêm vaccine và test Covid-19 định kỳ.

Cùng quan điểm, Bách Hoá Xanh, AEON... cho biết, đã nỗ lực trong việc gọi cán bộ phường ở các quận huyện để kết nối nhận hàng nhưng năng lực của các phường chưa đáp ứng được hết. Lực lượng này còn quá mỏng để phân phối hàng kịp thời cho người dân. Ngoài ra, theo AEON, các địa phương cần huy động thêm lực lượng lớn về nhân sự để chuẩn bị hàng và giao hàng cho từng hộ dân.

Trong khi đó, về dài hạn, nên nới lỏng dần các quy định cho shipper, theo đại diện Loship. Đồng thời, ông Nguyễn Hoàng Trung cũng nhắc lại yêu cầu của Thủ tướng Phạm Minh Chính rằng cần một sự phối hợp chặt chẽ giữa ba lực lượng bộ đội - shipper - nhân viên siêu thị. Đề xuất cụ thể của ông là mỗi ứng dụng giao hàng được đăng ký một lượng tài xế nhất định hoạt động theo từng quận nhằm bổ sung khả năng cung ứng hàng hóa.

"Khi đội ngũ shipper được tiêm chủng hoàn toàn, chúng tôi hy vọng sẽ được hoạt động trở lại bình thường, chung tay cùng lực lượng chức năng. Nguồn lực shipper và nền tảng công nghệ của các doanh nghiệp giao vận có thể góp phần xử lý khâu cung ứng hàng hiệu suất hơn", ông Trung nói.

Từng địa bàn lập tổng kho riêng

Về phía các địa phương, một số nơi sau khi xuất hiện tình trạng quá tải đã nhanh chóng hỗ trợ các siêu thị, cửa hàng tiện lợi bằng cách chủ động kéo hàng về, lập từng "tổng kho" tại địa bàn.

Điển hình của cách làm này là tại quận 5. Phòng kinh tế quận này đã nhanh chóng phối hợp Trung tâm Văn hóa quận triển khai địa chỉ bán hàng trực tuyến dành riêng cho người dân quận 5 tại https://shop.ttvhq5.com.vn.

Để bảo quản hàng, tiền sảnh của Trung tâm Văn hóa quận 5 trở thành tổng kho hàng hóa với hàng chục loại hàng hóa từ trứng, rau, củ, gạo... được chất đầy các kệ hàng, sắp xếp khá quy củ. Khi hàng chở tới, nhân viên chuyển lên kệ để những người đi chợ hộ tiện soạn đơn hàng. Sau đó, cán bộ sẽ sắp xếp đơn hàng theo thứ tự và giao cho dân nhanh hơn.

Mấy ngày gần đây, kênh bán hàng online của quận 5 đáp ứng khoảng 300 đơn hàng mỗi ngày và dự kiến tăng công suất tối đa 500 đơn khi có sự giúp đỡ của lực lượng. Kênh bán hàng này sẽ tiếp tục duy trì cho đến khi nhu cầu của người dân không còn nữa và tính đến phương thức chuyển hướng cho phù hợp với tình hình mới.
 
Dm, làm tréo ngoe, nhốt chó bắt mèo ăn kít, chịch lỗ nhị rồi chê kít thúi. Đéo làm được thì đứng sang bên nhá, hỏi hỏi cái lol
 
Thả hết lũ shipper ra, đè ra tiêm 2 mũi, giao hàng tận cửa ko tiếp xúc ng dân, đó là cách tốt nhất. Ng dân đặt đồ online 100%. Dịch thế này lũ shipper là quan trọng nhất, cấm lũ này éo khác gì tự chặt chân.
 
địt mẹ cái thứ văn hóa quốc hữu hóa đồ đéo phải của mình =)). Lần ra bài này của cp bị trừ hết điểm gốc rồi =))
 
Từ đầu ai cũng thấy đây là trọc hề mị dân và đem quân đội vào để chống bạo loạn r. Có mấy thằng ngu bò đỏ là k thấy thôi.
 
Top