Chuyện làng (số 2)

bulldogs

Cái nồi có lắp
Tao định post vào bài cũ, nhưng sợ ít khách nên chia ra nhiều thớt. Mỗi thớt một truyện.

Truyện số 1: https://xamvn.run/r/chuyen-lang-so-1.592461

Truyện số 2:

TÁM SÓI

"Sói" không phải là biệt danh của Tám, đó là tên bố gã. Cái tên khá đặc biệt này gây ra không ít phiền phức cho ông Sói.

Khi Tám còn ở nhà, chẳng ai dám đùa cợt cái tên đó cả. Nhưng gã thường xuyên đi vắng, nên người ta cũng hay ngấm ngầm cạnh khoé ông. Cá biệt lần nọ, có người mua chó ở nơi khác đến làng, bọn thanh niên lếu láo chỉ đường cho người kia mò vào nhà ông, bảo nhà ấy có con chó sói rừng đang muốn bán. Cũng may cho người mua chó, khi ấy Tám đang không ở nhà, chứ không chừng phải có án mạng mới xong.

Người ta đồn, Tám làm nghề ăn cướp. Nhưng đấy là ra ngoài xã hội thôi, chứ ở làng mất gà mất chó, không ai nghi ngờ gã bao giờ. Tám cao lớn, dũng mãnh như hổ. Nhưng tính tình gã hồ hởi, ăn to nói lớn, rất lễ phép với người bề trên. Người làng vì thế vừa có phần nể, vừa có phần sợ gã. Lẽ cũng phải, ai mà không sợ thằng mang danh ăn cướp, dù nó chưa cướp của mình thì cũng cứ phải đề phòng mà tránh xa.

Cũng có kẻ ghen ghét Tám mà chửi thầm, bởi vì gã lắm của.

Thời mà Tết đến, mỗi nhà chỉ có hai ba cây giò, chục cái bánh chưng, vào nhà Tám đã thấy ban thờ đầy ăm ắp những chai rượu ngoại. Bánh kẹo ngoại, trái cây nhiều vô số kể. Lại có lần, người ta thấy ông Sói khoe tấm hình chụp ở bãi biển Cửa Lò, mình trần đen nhẻm, cổ đeo dây chuyền vàng to gần bằng ngón tay.

Bẵng đi mấy năm, người ta thấy Tám ít ra ngoài, thường xuyên có mặt ở làng.

Giữa làng có cái ao to của hợp tác xã, Tám đấu thầu để thả cá. Gã rất khoẻ và chăm chỉ, thường túc trực chăm sóc ao cá; lội nước, vét bùn, đắp bờ, không có vẻ gì là tay giang hồ bặm trợn bên ngoài xã hội. Có nhà kia ở gần đấy nuôi nhiều lợn, thường xả phân ra ao cá, Tám hồ hởi:

- Chú thím cứ xả cứt lợn xuống, cá lớn nhanh cháu không quên ơn.

Dù chẳng có họ hàng thân thích gì với nhà ấy cả, nhưng cái nết Tám như vậy, gọi "chú-thím" nó mang vẻ gì đấy ruột thịt. Rồi cứ hàng năm vào mùa thu hoạch, gã đem biếu nhà ấy mấy chục cân cá mè, nói là để ủ muối cho lợn ăn mau lớn.

Nhưng không phải nhà nào cũng quan hệ tốt đẹp với Tám như thế. Có nhà họ Hoàng cậy đông anh em trai, thường đổ đất lấn chiếm, phạm vào diện tích mặt ao. Tiếng là ao của hợp tác xã, nhưng diện tích nuôi thả bị thu hẹp lại, người đang thầu sẽ phải chịu thiệt. Tám cũng không xá gì chút thua thiệt đó, nhưng gã ghét thái độ anh em nhà kia vì chúng không nói với gã được câu nào tử tế mà cứ tự động làm.

Một ngày mùa khô năm nọ, khi vụ thu hoạch cá vừa xong, Tám đang lội bùn xắn đất khai rộng lòng ao thì anh em nhà họ Hoàng đứng trên bờ chửi xuống, cho rằng gã nạo vét như thế sẽ làm sạt lở bờ kè đất vườn nhà mình. Lời qua tiếng lại, gã không chấp, cứ kiên nhẫn làm việc. Bất ngờ, một cái đòn gánh thình lình bổ xuống đầu Tám. Hoàng Đình lợi dụng địa thế, hung hăng đánh từ trên bờ cao xuống. Phải như người khác thì vỡ đầu chứ chẳng chơi, nhưng Tám là hạng người gì? Gã nghiêng đầu tránh, đòn gánh chỉ bổ trúng vào vai. Tám nén đau, nắm lấy đòn gánh giật mạnh, tung người nhảy phắt lên bờ. Hoàng Đình hoảng quá, nhưng cũng kịp buông tay chạy thục mạng về nhà bố đẻ. Tám đuổi đến cổng thì dừng lại, phi đòn gánh theo rồi chỉ tay, chửi:

- Tao chấp cả năm anh em nhà mày!

Họ Hoàng đến làng sinh sống có hai anh em, em tên Lành, anh tên Dịu. Ông Dịu bấy giờ đã chết, chỉ để lại một con trai; ông Lành đẻ được ba con trai. Tổng cộng suất đinh (đầu con trai) của họ Hoàng, tính cả ông Lành đã già mới được có năm. Tám chửi như thế, ý là chấp cả họ Hoàng vậy.

Chuyện mâu thuẫn giữa Tám và nhà họ Hoàng, về sau cũng không phát sinh thêm gì. Chỉ biết có lần, Tám chạm mặt Hoàng Đình ở Hà Nội. Đình sợ quá tái mét cả mặt. Nhưng Tám chỉ vỗ vai cười, nói là chuyện đã cũ nhiều năm rồi, người cùng làng chẳng nên so đo nữa.

Chuyện gặp nhau ngoài Hà Nội là diễn ra sau này, khi đã ngót mười lăm năm trôi qua. Còn bấy giờ, Tám đột nhiên bị bắt đi tù.

Vào một ngày bình thường, làng Chiềng sục sôi náo loạn, ba xe ô-tô cảnh sát, hai chiếc xe bồ câu cùng hú còi inh ỏi. Gần hai chục công an mặc sắc phục kèm thường phục, an ninh chìm, ập đến vây kín căn nhà ông Sói. Nghe nói, họ đã mật phục ở làng cả nửa tháng nay. Tám bị lôi từ gầm giường ra, còng tay giải đi.

Toà tuyên 15 năm. Lại nghe nói, Tám thuộc băng nào to lắm, rửa tay gác kiếm về làng cả mấy năm rồi mà vẫn bị truy đuổi không thoát.

Tám bị bắt, lắm người mừng thầm, "Phen này hẳn rũ tù!" Cũng có kẻ mừng ra mặt, bởi người ta đồn, công an khám xét tịch thu được không ít tiền vàng.

Chuyện ầm ĩ cũng không được lâu. Thời gian cứ lặng lẽ trôi, lũ trẻ con ngày nào còn thò lò mũi, thoắt cái đã lớn phổng, biết làm dáng rồi. Người làng bỗng giật mình, lại thấy tiếng Tám Sói oang oang chào hỏi ngoài đường:

- Chào cụ ạ! Cháu Tám mà. Cháu mới đi tù về.

Gã được thả về sớm, chỉ phải ngồi tù có chẵn mười năm. Mười năm, lẽ phải khiến một người thay đổi nhiều lắm, có khi một người tráng kiện đã thành một kẻ ốm o. Ấy vậy mà trông Tám chẳng khác chút nào, vẫn rắn chắc, vạm vỡ. Có chăng trên khuôn mặt phủ thêm lên một vẻ thâm trầm, ưu tư hơn mà thôi.

Rồi Tám lấy vợ, đẻ liền ba đứa con. Vợ gã không phải người vùng này, nhưng người ta khen lắm. Khen thị tốt tính, hoà nhã với xóm làng. Tám vay mượn mua xe, chạy tắc-xi.

Cứ tưởng chuyện thế là xong cho một gã giang hồ. Nhưng sóng gió cuộc đời còn chưa hết với Tám. Hoặc giả, theo cách nói của mấy thầy trọc, "Nghiệp chướng còn chưa tan hết."

Công an ập về làng bắt sới bạc, Tám chạy trốn, bị đánh gãy ba cái răng. Ngày Tám bị giải đi, vợ con gã khóc như mưa. Dân làng ai nhìn thấy cũng thương xót, lần này thì họ thương thật.

Ba năm tù nữa cho Tám, cũng chẳng tính là dài. Lần này trở về, gã im hơi lặng tiếng lắm. Người ít hiếu sự, có khi còn chẳng biết Tám đi tù lần thứ hai.

Chuyện về sau, cũng không có gì để nói nữa.
 
Sửa lần cuối:
Tao định post vào bài cũ, nhưng sợ ít khách nên chia ra nhiều thớt. Mỗi thớt một truyện.

Truyện số 1: https://xamvn.run/r/chuyen-lang-so-1.592461

Truyện số 2:

TÁM SÓI

"Sói" không phải là biệt danh của Tám, đó là tên bố gã. Cái tên khá đặc biệt này gây ra không ít phiền phức cho ông Sói.

Khi Tám còn ở nhà, chẳng ai dám đùa cợt cái tên đó cả. Nhưng gã thường xuyên đi vắng, nên người ta cũng hay ngấm ngầm cạnh khoé ông. Cá biệt lần nọ, có người mua chó ở nơi khác đến làng, bọn thanh niên lếu láo chỉ đường cho người kia mò vào nhà ông, bảo nhà ấy có con chó sói rừng đang muốn bán. Cũng may cho người mua chó, khi ấy Tám đang không ở nhà, chứ không chừng phải có án mạng mới xong.

Người ta đồn, Tám làm nghề ăn cướp. Nhưng đấy là ra ngoài xã hội thôi, chứ ở làng mất gà mất chó, không ai nghi ngờ gã bao giờ. Tám cao lớn, dũng mãnh như hổ. Nhưng tính tình gã hồ hởi, ăn to nói lớn, rất lễ phép với người bề trên. Người làng vì thế vừa có phần nể, vừa có phần sợ gã. Lẽ cũng phải, ai mà không sợ thằng mang danh ăn cướp, dù nó chưa cướp của mình thì cũng cứ phải đề phòng mà tránh xa.

Cũng có kẻ ghen ghét Tám mà chửi thầm, bởi vì gã lắm của.

Thời mà Tết đến, mỗi nhà chỉ có hai ba cây giò, chục cái bánh chưng, vào nhà Tám đã thấy ban thờ đầy ăm ắp những chai rượu ngoại. Bánh kẹo ngoại, trái cây nhiều vô số kể. Lại có lần, người ta thấy ông Sói khoe tấm hình chụp ở bãi biển Cửa Lò, mình trần đen nhẻm, cổ đeo dây chuyền vàng to gần bằng ngón tay.

Bẵng đi mấy năm, người ta thấy Tám ít ra ngoài, thường xuyên có mặt ở làng.

Giữa làng có cái ao to của hợp tác xã, Tám đấu thầu để thả cá. Gã rất khoẻ và chăm chỉ, thường túc trực chăm sóc ao cá; lội nước, vét bùn, đắp bờ, không có vẻ gì là tay giang hồ bặm trợn bên ngoài xã hội. Có nhà kia ở gần đấy nuôi nhiều lợn, thường xả phân ra ao cá, Tám hồ hởi:

- Chú thím cứ xả cứt lợn xuống, cá lớn nhanh cháu không quên ơn.

Dù chẳng có họ hàng thân thích gì với nhà ấy cả, nhưng cái nết Tám như vậy, gọi "chú-thím" nó mang vẻ gì đấy ruột thịt. Rồi cứ hàng năm vào mùa thu hoạch, gã đem biếu nhà ấy mấy chục cân cá mè, nói là để ủ muối cho lợn ăn mau lớn.

Nhưng không phải nhà nào cũng quan hệ tốt đẹp với Tám như thế. Có nhà họ Hoàng cậy đông anh em trai, thường đổ đất lấn chiếm, phạm vào diện tích mặt ao. Tiếng là ao của hợp tác xã, nhưng diện tích nuôi thả bị thu hẹp lại, người đang thầu sẽ phải chịu thiệt. Tám cũng không xá gì chút thua thiệt đó, nhưng gã ghét thái độ anh em nhà kia vì chúng không nói với gã được câu nào tử tế mà cứ tự động làm.

Một ngày mùa khô năm nọ, khi vụ thu hoạch cá vừa xong, Tám đang lội bùn xắn đất khai rộng lòng ao thì anh em nhà họ Hoàng đứng trên bờ chửi xuống, cho rằng gã nạo vét như thế sẽ làm sạt lở bờ kè đất vườn nhà mình. Lời qua tiếng lại, gã không chấp, cứ kiên nhẫn làm việc. Bất ngờ, một cái đòn gánh thình lình bổ xuống đầu Tám. Hoàng Đình lợi dụng địa thế, hung hăng đánh từ trên bờ cao xuống. Phải như người khác thì vỡ đầu chứ chẳng chơi, nhưng Tám là hạng người gì? Gã nghiêng đầu tránh, đòn gánh chỉ bổ trúng vào vai. Tám nén đau, nắm lấy đòn gánh giật mạnh, tung người nhảy phắt lên bờ. Hoàng Đình hoảng quá, nhưng cũng kịp buông tay chạy thục mạng về nhà bố đẻ. Tám đuổi đến cổng thì dừng lại, phi đòn gánh theo rồi chỉ tay, chửi:

- Tao chấp cả năm anh em nhà mày!

Họ Hoàng đến làng sinh sống có hai anh em, em tên Lành, anh tên Dịu. Ông Dịu bấy giờ đã chết, chỉ để lại một con trai; ông Lành đẻ được ba con trai. Tổng cộng suất đinh (đầu con trai) của họ Hoàng, tính cả ông Lành đã già mới được có năm. Tám chửi như thế, ý là chấp cả họ Hoàng vậy.

Chuyện mâu thuẫn giữa Tám và nhà họ Hoàng, về sau cũng không phát sinh thêm gì. Chỉ biết có lần, Tám chạm mặt Hoàng Đình ở Hà Nội. Đình sợ quá tái mét cả mặt. Nhưng Tám chỉ vỗ vai cười, nói là chuyện đã cũ nhiều năm rồi, người cùng làng chẳng nên so đo nữa.

Chuyện gặp nhau ngoài Hà Nội là diễn ra sau này, khi đã ngót mười lăm năm trôi qua. Còn bấy giờ, Tám đột nhiên bị bắt đi tù.

Vào một ngày bình thường, làng Chiềng sục sôi náo loạn, ba xe ô-tô cảnh sát, hai chiếc xe bồ câu cùng hú còi inh ỏi. Gần hai chục công an mặc sắc phục kèm thường phục, an ninh chìm, ập đến vây kín căn nhà ông Sói. Nghe nói, họ đã mật phục ở làng cả nửa tháng nay. Tám bị lôi từ gầm giường ra, còng tay giải đi.

Toà tuyên 15 năm. Lại nghe nói, Tám thuộc băng nào to lắm, rửa tay gác kiếm về làng cả mấy năm rồi mà vẫn bị truy đuổi không thoát.

Tám bị bắt, lắm người mừng thầm, "Phen này hẳn rũ tù!" Cũng có kẻ mừng ra mặt, bởi người ta đồn, công an khám xét tịch thu được không ít tiền vàng.

Chuyện ầm ĩ cũng không được lâu. Thời gian cứ lặng lẽ trôi, lũ trẻ con ngày nào còn thò lò mũi, thoắt cái đã lớn phổng, biết làm dáng rồi. Người làng bỗng giật mình, lại thấy tiếng Tám Sói oang oang chào hỏi ngoài đường:

- Chào cụ ạ! Cháu Tám mà. Cháu mới đi tù về.

Gã được thả về sớm, chỉ phải ngồi tù có chẵn mười năm. Mười năm, lẽ phải khiến một người thay đổi nhiều lắm, có khi một người tráng kiện đã thành một kẻ ốm o. Ấy vậy mà trông Tám chẳng khác chút nào, vẫn rắn chắc, vạm vỡ. Có chăng trên khuôn mặt phủ thêm lên một vẻ thâm trầm, ưu tư hơn mà thôi.

Rồi Tám lấy vợ, đẻ liền ba đứa con. Vợ gã không phải người vùng này, nhưng người ta khen lắm. Khen thị tốt tính, hoà nhã với xóm làng. Tám vay mượn mua xe, chạy tắc-xi.

Cứ tưởng chuyện thế là xong cho một gã giang hồ. Nhưng sóng gió cuộc đời còn chưa hết với Tám. Hoặc giả, theo cách nói của mấy thầy trọc, "Nghiệp chướng còn chưa tan hết."

Công an ập về làng bắt sới bạc, Tám chạy trốn, bị đánh gãy ba cái răng. Ngày Tám bị giải đi, vợ con gã khóc như mưa. Dân làng ai nhìn thấy cũng thương xót, lần này thì họ thương thật.

Ba năm tù nữa cho Tám, cũng chẳng tính là dài. Lần này trở về, gã im hơi lặng tiếng lắm. Người ít hiếu sự, có khi còn chẳng biết Tám đi tù lần thứ hai.

Chuyện về sau, cũng không có gì để nói nữa.
Hay lắm huynh đệ, lâu lắm rồi mới có hứng để vào cái ổ này chúc tụng nhau ly rượu.

À mà tôi nghe nói, thời gian sau Tám Sói lại lên Hà Nội hành nghề bơm vá ở ngã tư sở. Cái máu không làm mà muốn có ăn khiến hắn lại dở thói rải đinh ko biết thực hư ra sao, hay lại có kẻ lấy lòng ko ưu mà đặt điều bôi Tám Sói.

Nghĩ đời mà tội !!!
 
Hay lắm huynh đệ, lâu lắm rồi mới có hứng để vào cái ổ này chúc tụng nhau ly rượu.

À mà tôi nghe nói, thời gian sau Tám Sói lại lên Hà Nội hành nghề bơm vá ở ngã tư sở. Cái máu không làm mà muốn có ăn khiến hắn lại dở thói rải đinh ko biết thực hư ra sao, hay lại có kẻ lấy lòng ko ưu mà đặt điều bôi Tám Sói.

Nghĩ đời mà tội !!!
Tôi mà to lớn vạm vỡ thế thì đi làm đĩ đực cho nhanh giàu rồi, việc gì phải làm cái nghề mệt nhọc bơm xe.
 
Làm t nhớ tới cuốn "Ngang qua thế giới của em". Tác giả bên tàu, tuyển tập mấy mẫu chuyện ngắn viết trước khi đi ngủ. T kết cuốn đó vl
 
Hay lắm huynh đệ, lâu lắm rồi mới có hứng để vào cái ổ này chúc tụng nhau ly rượu.

À mà tôi nghe nói, thời gian sau Tám Sói lại lên Hà Nội hành nghề bơm vá ở ngã tư sở. Cái máu không làm mà muốn có ăn khiến hắn lại dở thói rải đinh ko biết thực hư ra sao, hay lại có kẻ lấy lòng ko ưu mà đặt điều bôi Tám Sói.

Nghĩ đời mà tội !!!
Tôi mà to lớn vạm vỡ thế thì đi làm đĩ đực cho nhanh giàu rồi, việc gì phải làm cái nghề mệt nhọc bơm xe.
Sao 2 gã k cảm ơn tiểu đệ mà lúc trưa lại móc mỉa này nọ. Sad vl :too_sad::too_sad:
 
Làm t nhớ tới cuốn "Ngang qua thế giới của em". Tác giả bên tàu, tuyển tập mấy mẫu chuyện ngắn viết trước khi đi ngủ. T kết cuốn đó vl
Tao cũng thích đọc truyện ngắn. Thích nhất có lẽ là bộ Liêu Trai Chí Dị của Tàu.
 
Tao cũng thích đọc truyện ngắn. Thích nhất có lẽ là bộ Liêu Trai Chí Dị của Tàu.
Cuốn t đọc là hiện đại rồi. 1 chuyện ngắn vừa đủ đọc trước khi ngủ. Cũng kể về cuộc sống bạn bè, rồi những người từng gặp. Nói chung là giống kiểu m đang kể, muôn màu cuộc sống chứ k theo 1 kiểu nào nhất định.
 
Cuốn t đọc là hiện đại rồi. 1 chuyện ngắn vừa đủ đọc trước khi ngủ. Cũng kể về cuộc sống bạn bè, rồi những người từng gặp. Nói chung là giống kiểu m đang kể, muôn màu cuộc sống chứ k theo 1 kiểu nào nhất định.
Chụp cái bìa mai mò tìm đọc với, dạo này ko có gì đọc cứ sục kẹt chay trước khi ngủ thận nó ứ nước quá.
 
Chụp cái bìa mai mò tìm đọc với, dạo này ko có gì đọc cứ sục kẹt chay trước khi ngủ thận nó ứ nước quá.
Kiếm cái cuốn mà bìa màu trắng ấy. Bìa đấy mới bìa gốc. Hồi t mua tiki.
Trong này có chuyện tml kia lúc trẻ luôn có linh cảm lấy đĩ về làm vợ, lớn lên cưới đĩ thật. Xong về sau ly hôn con vợ mở tiệm cắt tóc gội đầu kế bên nhà luôn =))
 
Kiếm cái cuốn mà bìa màu trắng ấy. Bìa đấy mới bìa gốc. Hồi t mua tiki.
Trong này có chuyện tml kia lúc trẻ luôn có linh cảm lấy đĩ về làm vợ, lớn lên cưới đĩ thật. Xong về sau ly hôn con vợ mở tiệm cắt tóc gội đầu kế bên nhà luôn =))
cái tên nó vậy thôi chứ k hề sến hay dẩm gì nha. Toàn những chuyện sát với thực tế. @Gã Họ Lê . Có vài đoạn dành tán gái cũng bao phê :))
 
Kiếm cái cuốn mà bìa màu trắng ấy. Bìa đấy mới bìa gốc. Hồi t mua tiki.
Trong này có chuyện tml kia lúc trẻ luôn có linh cảm lấy đĩ về làm vợ, lớn lên cưới đĩ thật. Xong về sau ly hôn con vợ mở tiệm cắt tóc gội đầu kế bên nhà luôn =))
Cảm ơn nha. Mãi iuuuu ::xamvl19::
 
Tao định post vào bài cũ, nhưng sợ ít khách nên chia ra nhiều thớt. Mỗi thớt một truyện.

Truyện số 1: https://xamvn.run/r/chuyen-lang-so-1.592461

Truyện số 2:

TÁM SÓI

"Sói" không phải là biệt danh của Tám, đó là tên bố gã. Cái tên khá đặc biệt này gây ra không ít phiền phức cho ông Sói.

Khi Tám còn ở nhà, chẳng ai dám đùa cợt cái tên đó cả. Nhưng gã thường xuyên đi vắng, nên người ta cũng hay ngấm ngầm cạnh khoé ông. Cá biệt lần nọ, có người mua chó ở nơi khác đến làng, bọn thanh niên lếu láo chỉ đường cho người kia mò vào nhà ông, bảo nhà ấy có con chó sói rừng đang muốn bán. Cũng may cho người mua chó, khi ấy Tám đang không ở nhà, chứ không chừng phải có án mạng mới xong.

Người ta đồn, Tám làm nghề ăn cướp. Nhưng đấy là ra ngoài xã hội thôi, chứ ở làng mất gà mất chó, không ai nghi ngờ gã bao giờ. Tám cao lớn, dũng mãnh như hổ. Nhưng tính tình gã hồ hởi, ăn to nói lớn, rất lễ phép với người bề trên. Người làng vì thế vừa có phần nể, vừa có phần sợ gã. Lẽ cũng phải, ai mà không sợ thằng mang danh ăn cướp, dù nó chưa cướp của mình thì cũng cứ phải đề phòng mà tránh xa.

Cũng có kẻ ghen ghét Tám mà chửi thầm, bởi vì gã lắm của.

Thời mà Tết đến, mỗi nhà chỉ có hai ba cây giò, chục cái bánh chưng, vào nhà Tám đã thấy ban thờ đầy ăm ắp những chai rượu ngoại. Bánh kẹo ngoại, trái cây nhiều vô số kể. Lại có lần, người ta thấy ông Sói khoe tấm hình chụp ở bãi biển Cửa Lò, mình trần đen nhẻm, cổ đeo dây chuyền vàng to gần bằng ngón tay.

Bẵng đi mấy năm, người ta thấy Tám ít ra ngoài, thường xuyên có mặt ở làng.

Giữa làng có cái ao to của hợp tác xã, Tám đấu thầu để thả cá. Gã rất khoẻ và chăm chỉ, thường túc trực chăm sóc ao cá; lội nước, vét bùn, đắp bờ, không có vẻ gì là tay giang hồ bặm trợn bên ngoài xã hội. Có nhà kia ở gần đấy nuôi nhiều lợn, thường xả phân ra ao cá, Tám hồ hởi:

- Chú thím cứ xả cứt lợn xuống, cá lớn nhanh cháu không quên ơn.

Dù chẳng có họ hàng thân thích gì với nhà ấy cả, nhưng cái nết Tám như vậy, gọi "chú-thím" nó mang vẻ gì đấy ruột thịt. Rồi cứ hàng năm vào mùa thu hoạch, gã đem biếu nhà ấy mấy chục cân cá mè, nói là để ủ muối cho lợn ăn mau lớn.

Nhưng không phải nhà nào cũng quan hệ tốt đẹp với Tám như thế. Có nhà họ Hoàng cậy đông anh em trai, thường đổ đất lấn chiếm, phạm vào diện tích mặt ao. Tiếng là ao của hợp tác xã, nhưng diện tích nuôi thả bị thu hẹp lại, người đang thầu sẽ phải chịu thiệt. Tám cũng không xá gì chút thua thiệt đó, nhưng gã ghét thái độ anh em nhà kia vì chúng không nói với gã được câu nào tử tế mà cứ tự động làm.

Một ngày mùa khô năm nọ, khi vụ thu hoạch cá vừa xong, Tám đang lội bùn xắn đất khai rộng lòng ao thì anh em nhà họ Hoàng đứng trên bờ chửi xuống, cho rằng gã nạo vét như thế sẽ làm sạt lở bờ kè đất vườn nhà mình. Lời qua tiếng lại, gã không chấp, cứ kiên nhẫn làm việc. Bất ngờ, một cái đòn gánh thình lình bổ xuống đầu Tám. Hoàng Đình lợi dụng địa thế, hung hăng đánh từ trên bờ cao xuống. Phải như người khác thì vỡ đầu chứ chẳng chơi, nhưng Tám là hạng người gì? Gã nghiêng đầu tránh, đòn gánh chỉ bổ trúng vào vai. Tám nén đau, nắm lấy đòn gánh giật mạnh, tung người nhảy phắt lên bờ. Hoàng Đình hoảng quá, nhưng cũng kịp buông tay chạy thục mạng về nhà bố đẻ. Tám đuổi đến cổng thì dừng lại, phi đòn gánh theo rồi chỉ tay, chửi:

- Tao chấp cả năm anh em nhà mày!

Họ Hoàng đến làng sinh sống có hai anh em, em tên Lành, anh tên Dịu. Ông Dịu bấy giờ đã chết, chỉ để lại một con trai; ông Lành đẻ được ba con trai. Tổng cộng suất đinh (đầu con trai) của họ Hoàng, tính cả ông Lành đã già mới được có năm. Tám chửi như thế, ý là chấp cả họ Hoàng vậy.

Chuyện mâu thuẫn giữa Tám và nhà họ Hoàng, về sau cũng không phát sinh thêm gì. Chỉ biết có lần, Tám chạm mặt Hoàng Đình ở Hà Nội. Đình sợ quá tái mét cả mặt. Nhưng Tám chỉ vỗ vai cười, nói là chuyện đã cũ nhiều năm rồi, người cùng làng chẳng nên so đo nữa.

Chuyện gặp nhau ngoài Hà Nội là diễn ra sau này, khi đã ngót mười lăm năm trôi qua. Còn bấy giờ, Tám đột nhiên bị bắt đi tù.

Vào một ngày bình thường, làng Chiềng sục sôi náo loạn, ba xe ô-tô cảnh sát, hai chiếc xe bồ câu cùng hú còi inh ỏi. Gần hai chục công an mặc sắc phục kèm thường phục, an ninh chìm, ập đến vây kín căn nhà ông Sói. Nghe nói, họ đã mật phục ở làng cả nửa tháng nay. Tám bị lôi từ gầm giường ra, còng tay giải đi.

Toà tuyên 15 năm. Lại nghe nói, Tám thuộc băng nào to lắm, rửa tay gác kiếm về làng cả mấy năm rồi mà vẫn bị truy đuổi không thoát.

Tám bị bắt, lắm người mừng thầm, "Phen này hẳn rũ tù!" Cũng có kẻ mừng ra mặt, bởi người ta đồn, công an khám xét tịch thu được không ít tiền vàng.

Chuyện ầm ĩ cũng không được lâu. Thời gian cứ lặng lẽ trôi, lũ trẻ con ngày nào còn thò lò mũi, thoắt cái đã lớn phổng, biết làm dáng rồi. Người làng bỗng giật mình, lại thấy tiếng Tám Sói oang oang chào hỏi ngoài đường:

- Chào cụ ạ! Cháu Tám mà. Cháu mới đi tù về.

Gã được thả về sớm, chỉ phải ngồi tù có chẵn mười năm. Mười năm, lẽ phải khiến một người thay đổi nhiều lắm, có khi một người tráng kiện đã thành một kẻ ốm o. Ấy vậy mà trông Tám chẳng khác chút nào, vẫn rắn chắc, vạm vỡ. Có chăng trên khuôn mặt phủ thêm lên một vẻ thâm trầm, ưu tư hơn mà thôi.

Rồi Tám lấy vợ, đẻ liền ba đứa con. Vợ gã không phải người vùng này, nhưng người ta khen lắm. Khen thị tốt tính, hoà nhã với xóm làng. Tám vay mượn mua xe, chạy tắc-xi.

Cứ tưởng chuyện thế là xong cho một gã giang hồ. Nhưng sóng gió cuộc đời còn chưa hết với Tám. Hoặc giả, theo cách nói của mấy thầy trọc, "Nghiệp chướng còn chưa tan hết."

Công an ập về làng bắt sới bạc, Tám chạy trốn, bị đánh gãy ba cái răng. Ngày Tám bị giải đi, vợ con gã khóc như mưa. Dân làng ai nhìn thấy cũng thương xót, lần này thì họ thương thật.

Ba năm tù nữa cho Tám, cũng chẳng tính là dài. Lần này trở về, gã im hơi lặng tiếng lắm. Người ít hiếu sự, có khi còn chẳng biết Tám đi tù lần thứ hai.

Chuyện về sau, cũng không có gì để nói nữa.
Viết chung 1 thớt thôi. Ae đẩy lên cho.
 
Cuốn t đọc là hiện đại rồi. 1 chuyện ngắn vừa đủ đọc trước khi ngủ. Cũng kể về cuộc sống bạn bè, rồi những người từng gặp. Nói chung là giống kiểu m đang kể, muôn màu cuộc sống chứ k theo 1 kiểu nào nhất định.
T cũng thích những thể loại kiểu vậy , để tìm mua
 
Đọc xong nhớ quay lại cảm ơn t. Cũng mấy đoạn truyện ngắn viết trên dd tàu của tác giả. Sau làm thành sách. Sau này biết đâu @bulldogs cũng xuất bản sao :))
Tao viết kha khá trên FB cá nhân, sau đó xoá sạch, không lưu ở đâu luôn. Mấy thứ truyện này ai viết chả được, gọi là biết sắp xếp ý tưởng và câu chữ chút là xong thôi. Xuất bản cái của nợ gì :))
 
Tao viết kha khá trên FB cá nhân, sau đó xoá sạch, không lưu ở đâu luôn. Mấy thứ truyện này ai viết chả được, gọi là biết sắp xếp ý tưởng và câu chữ chút là xong thôi. Xuất bản cái của nợ gì :))
M cứ đùa hoài. Văn phong đấy đc mấy người viết đc. Ae khen cứ nhận đi. Nỡm ạ
 

Có thể bạn quan tâm

Top