PHẬT VÀ TÔI LÀ NGANG HÀNG

Ở đây thằng nào đã đạt đến cảnh giới niết bàn chưa? Bản thân tao còn lo cơm áo gạo tiền và tương lai, không thể nào mà tu tâm được, tao chỉ được đến mức giác ngộ thôi. Thằng nào trả lời giúp tao với,cám ơn
 
Ở đây thằng nào đã đạt đến cảnh giới niết bàn chưa? Bản thân tao còn lo cơm áo gạo tiền và tương lai, không thể nào mà tu tâm được, tao chỉ được đến mức giác ngộ thôi. Thằng nào trả lời giúp tao với,cám ơn
Niết bàn chính là giác ngộ. M có thể nhận là tỉnh thức gì đó thì hợp lẽ hơn.

Bên Phật thì có hệ thống khá rõ ràng mạch lạc nên nhận thức được mình tiến triển đến đâu. Còn m tự đi đạo riêng nên khó ai hiểu và tư vấn dc.

Phật pháp có thiền. Khi thiền t đã nghe những âm thanh nhỏ từ khoảng cách xa mà bthuong ko nghe nên cho là các giác quan mình đã tăng độ nhạy. Nhưng thật ra ko phải, bthuong t vẫn nghe y vậy nhưng tâm dao động nghĩ này lo kia nên những âm thanh vi tế bị bỏ qua, khi thiền tâm lắng lại nên nó nhận ra những thứ vi tế đó.

T nghĩ m vô tình đạt đến một mức thiền nhất định nên tâm m đã nhận thấy những thứ tinh vi mà bt nó bỏ sót. Nên m thấy csong khác trước, cảm xúc m với tự nhiên đã tinh tế hơn
 
Niết bàn chính là giác ngộ. M có thể nhận là tỉnh thức gì đó thì hợp lẽ hơn.

Bên Phật thì có hệ thống khá rõ ràng mạch lạc nên nhận thức được mình tiến triển đến đâu. Còn m tự đi đạo riêng nên khó ai hiểu và tư vấn dc.

Phật pháp có thiền. Khi thiền t đã nghe những âm thanh nhỏ từ khoảng cách xa mà bthuong ko nghe nên cho là các giác quan mình đã tăng độ nhạy. Nhưng thật ra ko phải, bthuong t vẫn nghe y vậy nhưng tâm dao động nghĩ này lo kia nên những âm thanh vi tế bị bỏ qua, khi thiền tâm lắng lại nên nó nhận ra những thứ vi tế đó.

T nghĩ m vô tình đạt đến một mức thiền nhất định nên tâm m đã nhận thấy những thứ tinh vi mà bt nó bỏ sót. Nên m thấy csong khác trước, cảm xúc m với tự nhiên đã tinh tế hơn
Cám ơn m, từ khi tao thức tỉnh thì bản thân tao có thể tự tin nói chuyện với người khác mà không sợ tự ti hay gì cả, tuyệt vời quá. Cám ơn m
 
để tôi nói cho bạn 1 sự thật. bạn chính là đấng tạo hoá.
với quan điểm của tôi, tôi tin có số mệnh, vì sao tôi tin điều đó vì đơn giản thế giới hay vũ trụ này nó có quá nhiều điều mà với nền văn minh của chúng ta ko giải đáp đc, tại sao phải là A mà ko phải là B.
tôi cũng tin vào luân hồi , quả báo. vì sao ư, vì đó là 1 giấc mơ, để con người có thể làm lại những gì đã từng làm ko tốt trong tiền kiếp, để con người biết sợ cái tâm ác mà ko dừng làm những việc gây hại cho đồng loại, các loài vật hay thiên nhiên…
tôi là 1 thằng nghèo nàn, cả về tâm hồn và kte, mỗi ngày tôi đi ship, 1 đơn ship chỉ đc 13-15k. tôi đã từng cầu xin thượng đế cho tôi bớt khổ, nhưng tôi ko thấy ông ý phản hồi. tôi cũng từng oán trách thần linh, từng ko tin vào số phận. tại sao số phận cho tôi nghèo khổ, cho tôi luôn phải lo lắng tg lai ko có tiền nếu ốm đau bệnh tật hay bố mẹ già ốm lấy gì lo. đã từng có lúc tôi thấy uất ức, tại sao người tốt luôn gặp khổ, kẻ xấu lại giàu sang. có những ngày trời mưa gió, ướt nhẹp như 1 con chó rách, vì 15k tôi vẫn lao ra đường, đến nơi thấy khách đc sung sướng gọi đồ ăn, họ chả thèm qtam đến nỗi khổ của tôi, họ cứ ở lì trong nhà. mặc tôi ướt sũng đứng ngoài cửa chờ đợi, họ mở cửa ra lấy túi đồ ăn quay đi ko 1 lời cảm ơn, dù tôi có đưa 2 tay, có chúc họ ngon miệng. vào giây phút đó tôi cảm thấy buồn, tại sao họ đc cs như vậy, còn tôi thì ko. tại sao trời ko cho tôi 1 gia thế bự, hay 1 trí tuệ tốt, 1 cơ thể khoẻ mạnh. tôi thề giây phút đó tôi hận trời, nhưng dưới làn mưa ý, tôi thấy 1 ông cụ nhặt rác, ướt nhẹp. và tôi hiểu ra, tôi còn sướng hơn rất nhiều người. tôi móc ra 5k trong số 15k vừa kiếm đc, 2 tay biếu cụ. vào khoảnh khắc đó tôi hiểu ra tôi ko cần sự giúp đỡ của đấng sáng tạo, tôi là đấng sáng tạo khi tôi giúp đỡ đc những người kém may mắn hơn tôi. thế đấy, chúng ta thường thắc mắc về những điều thiếu may mắn xảy đến với mình, chúng ta xót xa cho những mảnh đời chúng ta coi là bất hạnh. và chúng ta oán trách và ko tin cái gọi là số mệnh. nhưng ko bao giờ chúng ta hỏi bản thân, có thực sự chúng ta xứng đáng hơn người khác…
nên từ đó thay vì ko tin hay uất hận. tôi chọn giải pháp tôi sẽ là 1 trong những mảnh ghép của sáng tạo để góp phần làm cuộc đời 1 ai đó tốt hơn.
phật có thật hay ko, chúa có thật hay ko vốn dĩ ko qtrong. cảm nhận của bạn thế nào mới thực sự là điều bạn cần suy nghĩ.
mà tôi thấy tin vào đạo tốt mà, cái gì ko xấu thì ta có thể học hỏi. có tổn hại gì đâu. còn mấy cái vụ cha sứ ấu dâm, nhà sư làm kte này kia. nếu cảm thấy bất mãn chúng ta có thể lên tiếng mà.
vận mệnh đâu kiểm soát chúng ta, thích làm gì thì làm.
Tôi thì hay làm thế này, mỗi khi có được 1 khoản tiền tôi hay dùng luôn một phần để bố thí hoặc phóng sinh, mua hộ mấy ông bà bán tăm bông vài gói, cho mấy ng lang thang tôi gặp mấy đồng. Không quan trọng là số tiền ấy lớn hay nhỏ. Mình đang thiếu hay có dư. Đc 1tr thì cho 100k, đc 100k thì cho 20-30k, kiểu vậy.
Nói chung, tôi cũng ko quan tâm đó là tích phước hay là cái gì. Bởi tôi đã từng trải qua những lúc khó khăn cùng cực, nhìn thấy họ tôi nhớ đến cảm giác của mình trước đây và tôi hiểu những lỗi lo của họ. Cha mẹ già, vợ dại con thơ, cơm ăn nước uống hàng ngày, và ko biết tương lai sẽ đi về đâu v.v... có thể tôi là một người lúc tốt lúc xấu, nhưng tôi vẫn mong tôi làm đc gì đó tốt cho cuộc đời này, dù là rất nhỏ. Vài chục k, hay một nụ cười, một câu cảm ơn cho mấy thân già lê bước khắp phố bán hàng rong ko giải quyết đc sinh nhai cả đời họ, nhưng có thể động viên họ có chút động lực sống tiếp. Dù sao thì sau hàng chục câu từ chối, xua đuổi họ cũng được ai đó niềm nở với mình.
 
Chịu đựng sỉ nhục đòi hỏi sức mạnh tinh thần và tâm lượng rất lớn. Tôi kể vài câu chuyện, bạn tự suy ngẫm:
1.
Một lần có vị đạo sĩ, ghen tức với Phật nên đã đi theo Ngài, làm ầm ĩ, dùng mọi lời chửi rủa để hạ thấp. Đức Phật không phản ứng với ông, đến trưa Ngài ghé vào gốc cây ngồi nghỉ. Vị đạo sĩ cũng vào gốc cây ngồi nhưng tạm dừng chửi vì mệt và rát họng. Lúc đó, Phật hỏi:
- Này ông, nếu ông đem một món quà tặng người, người đó không nhận, ông sẽ làm gì?
Đạo sĩ nói:
- Không nhận nhì thôi, ta đem về tự hưởng!
Phật bảo:
- Cũng vậy này đạo sĩ, món quà ông tặng ta ta ko nhận. Ông đã tự hưởng rồi.
2.
Một thời Phật du hành qua xứ kia, vương phi xứ ấy có thù với Phật vì từng bị ngài khước từ. Vương phi sai một đám du đãng bu lấy Phật, hễ Ngài đi tới đâu chúng cũng đi theo thóa mạ, muốn làm mất danh dự của Ngài. Tôn giả A Nan ko đành lòng thấy Phật bị xúc phạm, thỉnh Phật qua xứ khác nhưng Phật bảo A Nan hãy nhẫn chịu. Nếu ta qua xứ khác, ai sẽ cứu độ những người tội nghiệp ở xứ này? Các du đãng sau nhiều ngày chứng kiến đức hạnh của Phật, lại nghe Ngài dạy thị giả như vậy, chúng bảo:
- Xin ngài Cồ đàm cứ ở đây giáo hóa, chúng tôi ko làm phiền ngài nữa.
3.
Có một tỳ kheo, thường hay nổi nóng nếu có người xúc phạm tới những người mà vị ấy quý mến. Phật gọi ông lại và dạy:
- Nếu nghe người khen ông thích thú, bị chê bai ông nổi giận, thời ông sẽ không sáng suốt, vì ko sáng suốt sẽ phạm sai lầm, vì sai lầm nên sẽ đau khổ.
- Ông cần phải như đất, nếu có kẻ dùng xẻng để đào, nhổ nước bọt vào đất, tiểu tiện phóng uế ra đất với ý định làm cho đất kia phải tức giận, phải biến đổi, thời kẻ đó sẽ thất bại vì đất ko dao động, ko biến đổi. Ông cũng nên như đất.
- Dù cho có kẻ dùng cưa, cưa thân thể ông ra thành từng phần, chửi mắng, đánh đập ông cũng ko nên sân hận.
......
Đại để, trong 45 năm du hành giáo hóa, Phật trải qua rất nhiều sự phỉ báng, vu khống, nhục mạ của rất nhiều người. Nhưng Ngài luôn khuyên đệ tử nên nhẫn nại. Nhờ có những người xúc phạm, nhục mạ, làm khổ nên ta trả được bớt ác nghiệp của mình và chóng thành tựu Nhẫn nhục ba la mật.
adidaphat
 
Chịu đựng sỉ nhục đòi hỏi sức mạnh tinh thần và tâm lượng rất lớn. Tôi kể vài câu chuyện, bạn tự suy ngẫm:
1.
Một lần có vị đạo sĩ, ghen tức với Phật nên đã đi theo Ngài, làm ầm ĩ, dùng mọi lời chửi rủa để hạ thấp. Đức Phật không phản ứng với ông, đến trưa Ngài ghé vào gốc cây ngồi nghỉ. Vị đạo sĩ cũng vào gốc cây ngồi nhưng tạm dừng chửi vì mệt và rát họng. Lúc đó, Phật hỏi:
- Này ông, nếu ông đem một món quà tặng người, người đó không nhận, ông sẽ làm gì?
Đạo sĩ nói:
- Không nhận nhì thôi, ta đem về tự hưởng!
Phật bảo:
- Cũng vậy này đạo sĩ, món quà ông tặng ta ta ko nhận. Ông đã tự hưởng rồi.
2.
Một thời Phật du hành qua xứ kia, vương phi xứ ấy có thù với Phật vì từng bị ngài khước từ. Vương phi sai một đám du đãng bu lấy Phật, hễ Ngài đi tới đâu chúng cũng đi theo thóa mạ, muốn làm mất danh dự của Ngài. Tôn giả A Nan ko đành lòng thấy Phật bị xúc phạm, thỉnh Phật qua xứ khác nhưng Phật bảo A Nan hãy nhẫn chịu. Nếu ta qua xứ khác, ai sẽ cứu độ những người tội nghiệp ở xứ này? Các du đãng sau nhiều ngày chứng kiến đức hạnh của Phật, lại nghe Ngài dạy thị giả như vậy, chúng bảo:
- Xin ngài Cồ đàm cứ ở đây giáo hóa, chúng tôi ko làm phiền ngài nữa.
3.
Có một tỳ kheo, thường hay nổi nóng nếu có người xúc phạm tới những người mà vị ấy quý mến. Phật gọi ông lại và dạy:
- Nếu nghe người khen ông thích thú, bị chê bai ông nổi giận, thời ông sẽ không sáng suốt, vì ko sáng suốt sẽ phạm sai lầm, vì sai lầm nên sẽ đau khổ.
- Ông cần phải như đất, nếu có kẻ dùng xẻng để đào, nhổ nước bọt vào đất, tiểu tiện phóng uế ra đất với ý định làm cho đất kia phải tức giận, phải biến đổi, thời kẻ đó sẽ thất bại vì đất ko dao động, ko biến đổi. Ông cũng nên như đất.
- Dù cho có kẻ dùng cưa, cưa thân thể ông ra thành từng phần, chửi mắng, đánh đập ông cũng ko nên sân hận.
......
Đại để, trong 45 năm du hành giáo hóa, Phật trải qua rất nhiều sự phỉ báng, vu khống, nhục mạ của rất nhiều người. Nhưng Ngài luôn khuyên đệ tử nên nhẫn nại. Nhờ có những người xúc phạm, nhục mạ, làm khổ nên ta trả được bớt ác nghiệp của mình và chóng thành tựu Nhẫn nhục ba la mật.

nam vô

nếu cô gái trẻ nào lột áo của bần đạo, bần đạo sẽ tụt nốt quần ra.

a di đà.

:confident:
 
haizzz không ngờ trên này nhiều người am hiểu phật pháp đến vậy, khiến tại hạ sinh lòng mến mộ.
 
Sửa lần cuối:
mà các ông có thấy thú vị ko…
ở 1 diễn đàn rặt là sex thì lại có những con người tâm thiện lành hướng phật, đúng là dù có ở trong bùn đen chỉ cần có tâm hoa sen vẫn mọc.
 
mà các ông có thấy thú vị ko…
ở 1 diễn đàn rặt là sex thì lại có những con người tâm thiện lành hướng phật, đúng là dù có ở trong bùn đen chỉ cần có tâm hoa sen vẫn mọc.
Xam giờ là diễn đàn đủ thể loại mọe dồi
 
Xam giờ là diễn đàn đủ thể loại mọe dồi
chuẩn thế này nó mới hay, đa dạng. xàm cũ toàn sex cũng chán, mà cực đoan như voz cũng chán, hở tí là xoá bài dù chả nói gì quá. otofun thì các bác có tuổi câu chữ ngoằn nghèo quá. cứ như xàm thẳng tưng mà nói lại vui
 
mà các ông có thấy thú vị ko…
ở 1 diễn đàn rặt là sex thì lại có những con người tâm thiện lành hướng phật, đúng là dù có ở trong bùn đen chỉ cần có tâm hoa sen vẫn mọc.
phu tử bên tàu mà sống lại vào xam chơi, chắc ko đến nỗi phải thốt lên câu: ở đời ta chưa từng thấy ai hiếu đạo như hiếu sắc.
 
Các vị cao tăng đắc đạo có thể giải câu kinh ưng vô sở trụ nhi sinh kỳ tâm là nghĩa thế nào, ý ra sao được ko? Bần đạo xin rửa tai nghe.
Câu này trong kinh Kim cương, dịch theo chữ thì là "trụ tâm ở chỗ không trụ", "ở chỗ không trụ mà sinh tâm", nghĩa là ko để tâm vướng mắc vào cái gì, ko phan duyên. Hay nói cách khác là "đối cảnh tâm không mạc vấn thiền".
Trong kinh điển Pali, có những đoạn kinh ý nghĩa tương đương, vd:
- nếu có dính mắc, dựa vào (lục trần, v.v...) sẽ có dao động, có dao động sẽ có thiên về, có thiên về sẽ có đến, có đi, do vậy có đời trước, đời này, đời sau. Nếu ko dính mắc, ko dựa vào sẽ ko có dao động, do vậy ko có thiên về, ko có đến, ko có đi, ko có đời trước đời này và đời sau.
- những cái mắt thấy chỉ là cái mắt thấy, cái thọ tưởng chỉ là cái thọ tưởng, cái thức tri chỉ là cái thức tri. Nghĩa là hoàn toàn cảm nhận, ý thức được mọi việc xảy ra trong và ngoài mình nhưng tâm ko động, ko chạy theo, ko nắm bắt tướng chung hay tướng riêng. Vd:
+ Một cô gái khả ái đi qua trước mặt anh, a liền đưa mắt ngó, tia cô ấy, lòng anh nổi lên dục vọng, ý a bắt đầu nghĩ bậy, cô ấy đi qua anh ngoái nhìn theo, tối về anh còn nhớ như in cô ấy cả hình dáng lẫn chi tiết như tóc tai quần áo, a bấn loạn trong lòng v.v.... Như vậy là tâm anh chạy theo cô ấy, a bị dính mắc. Từ những cái mắt thấy, cảm nhận đã khởi nên dục vọng, vọng tâm, v.v... vậy a ko phải là đối cảnh tâm ko.
+ một ng đàn ông đi qua anh, a hoàn toàn nhìn rõ, ý thức rõ ràng, nhưng hắn ta đi qua a kệ, a quên luôn. Tâm a ko vương vấn kẻ đó, bình thản chả khởi lên cảm xúc hay ý đồ gì. Đây chính là đối cảnh tâm ko, là ko dính mắc, là trụ tâm ở chỗ vô trụ, là ưng vô sở trụ nhi sinh kỳ tâm.
Nếu trong cuộc sống, anh đối nhân tiếp vật đều nhận thức rõ ràng, nhưng bình thản, tâm thanh tịnh không dính mắc như trường hợp 2 thì a là bậc thượng nhân.
 
Sửa lần cuối:
Phu tử là khứa nào mày có lộn ko đấy
Phu tử là Khổng tử đó mà.
Khổng tử ngồi xe đi theo sau xe của nàng Nam tử. Thiên hạ đều biết Khổng tử là tôn sư được vương hầu trọng vọng, đều biết Nam tử là kẻ lăng loàn nhưng mắt họ toàn nhìn theo Nam tử mà ko nhìn Khổng tử. Ngài phải thốt lên vì thiên hạ háo sắc hơn háo đức.
 
Các ông đều có hiểu biết hơn t nhiều về đạo Phật, cảm giác như các cao thủ nội lực thâm hậu trong kiếm hiệp vậy.
Lành thay.
 
TQ phải công nhận là có bề dày lịch sử văn hoá hàng đầu thế giới, có nhiều con người đặc biệt. Ông Huệ Năng này kiểu như trời sinh hợp đạo đi thẳng vô chánh tri kiến bằng câu ưng vô sở trụ đó, chơi vậy ai chơi lại..

Mà có một số ý kiến cho rằng hiện tại đạo Phật ở phương đông như một cây cổ thụ khổng lồ có nhiều trái nhưng trái lép trái không hương vị, còn ở phương tây như một cây non yếu ớt nhưng lại nhiều khả năng cho quả ngọt trong tương lai. Tụi Tây tư duy khoa học cao nếu họ mở rộng đạo Phật đúng là sẽ đạt thành quả hơn, đến thời điểm nào đó mấy sư tây sẽ dạy lại cho ng á đông
 
Nếu mày không thờ phật thì mày có thể nghĩ như vậy , phật hay thánh thần cũng chưa bao giờ bắt ai phải thờ cúng mình cả
Thánh thần bắt con người phải thờ phụng, nếu không sẽ giáng tai ương xuống đầu con người
 
@Lạc Tuyết Các bạn cho tôi hỏi, tôi muốn học thiền chỉ thì tìm đến đâu. Có thể giới thiệu cho địa chỉ , thày hoặc một ai đó hướng dẫn được không ạ?
 
Top