PHẬT VÀ TÔI LÀ NGANG HÀNG

phật dạy: cứu 1 mạng người còn hơn xây 7 tháp chùa
phật nói: ta phải đi phổ độ chúng sinh, bất kể kẻ ấy là người nghèo người sang, kẻ thiện kẻ ác
phật làm: đéo thấy
qua cái dịch này chắc cái chùa của phật lún 7000 mét :vozvn (49):
1. Nghiệp của ai người đó lãnh, giàu nghèo sang hèn do tự mình. Ko ai can thiệp được vào nhân quả của ai. Phật cũng không can thiệp vào nhân quả của quý vị. Nếu Phật can thiệp vào thì Phật tạo nghiệp luân hồi, Phật thành chúng sinh si mê, điều đó là không có.
2. Phật phổ độ chúng sinh bằng cách nào? Phật chỉ cho chúng sinh biết cái gì là khổ, do đâu khổ, cái gì là chân hạnh phúc, làm sao thoát khổ và đạt được chân hạnh phúc. Chỉ đường là Phật, còn muốn đến đích phải do chúng sinh tự đi. Vd:
- Thày cô dạy cho bạn kiến thức nhưng không thi hộ bạn. Kết quả học tập là do nỗ lực của bạn, đỗ hay rớt do bạn chứ không thể trách thày cô từ bi ở đâu khi cứ ra rả giảng bài mà lúc bạn thi ko hiện thân ra làm hộ.
- Sự từ bi của ngài ở chỗ mặc dù không bắt buộc nhưng ngài vẫn lưu lại thế giới này, với thân xương thịt chịu nóng lạnh, bệnh khổ, từ bỏ cung vàng điện ngọc, đi khắp nơi để giảng dạy giáo pháp cao siêu dù nó rất khó tin, khó hiểu, mà chúng sinh thì kiêu ngạo, ngang bướng, phỉ báng chống đối nhưng ngài vẫn kiên trì nhẫn nại. Ngài đã làm những việc đó cần mẫn cho tới khi trút hơi thở cuối cùng. Làm một thày giáo mẫu mực, làm công tác giáo dục tự nguyện không công trọn đời. Đó là sự từ bi phổ độ của Phật.
 
Sửa lần cuối:
giờ ở xàm còn có phật online đi xl nữa à :vozvn (49): còn phật real ko thấy mặt đâu mấy trăm năm rồi :vozvn (49):
 
Đệ tử làm sai, dưới danh nghĩa của mình mà anh nói k trách nhiệm.
Con cái sai cha mẹ cũng phải chịu trách nhiệm k nuôi dạy tử tế.
Nhân viên sai, sếp vẫn bị liên đới.
Như anh nói là dạng thiếu trách nhiệm vl rồi.
“Nhân quả không thể đổi thay, tự gieo nhân thì tự nhận quả, người khác không thể nhận thay”
..Cán bộ, lính tráng làm sai gây nghiệp ắt có quả báo, tự chịu.
Đây là 1 trong 4 điều Phật công nhận potay.
 
Đúng ra t ko nói về vấn đề này vì ko giúp ích gì cho việc hành pháp của t. Nhưng t sẽ nói.

Toàn tập kinh là những cuộc đối thoại của Phật và rất nhiều đối tượng có tỳ kheo, có bình dân, có quý tộc, có ngoại đạo,... mỗi bài là một pháp môn tu giải thoát phù hợp với mỗi dạng người có thiên tính và gúc mắc riêng. Có nhiều bài kinh gần như lặp lại về nội dung khác mỗi hoàn cảnh và tên người hoặc nhóm người. Tức là có những nội dung kinh rất nhất quán dù nằm rải rác từ trường bộ sang trung bộ rồi tương ưng.

Trong đó có mô tả về Phật im lặng khi một người hỏi cho đến khi người đó ra về, hoặc Phật nhiều lần nhắc nhở ko nên hỏi những câu hỏi như vầy như vầy sẽ ko giúp ích mà còn gây điên loạn. Phải công nhận Phật rất thực tế và giúp họ trách xa sự điên cuồng hướng ngta đến giải thoát thiết thực.

Những nội dung mà ổng khuyên tránh xa đó là những câu hỏi về sự vô hạn, bám lấy thì với "sức" phàm phu sẽ ko có câu trả lời và điên loạn giống như ngày nay nhiều người bám vào sự vô hạn như trước bigbang là gì, thứ gì tạo ra chúa rồi thứ gì tạo ra thứ đó, hay đa vũ trụ dính liền bên ngoài là gì. Nội dung nữa tránh xa là bám quá khứ và tương lai với các câu hỏi kiếp trước kiếp sau, niết bàn, Như lai sau khi chết tồn tại dạng gì,... những câu hỏi tò mò thuần tuý ko có ích. Phật khuyên sống với hiện tại.

Vậy đó, rất nhiều bài kinh thống nhất về các vấn đề trên vậy mà cũng lòi ra một bài kinh ổng ngồi kể chi li về các kiếp quá khứ Phật. Nghe có hợp lý ko hả ông? Chứ vấn đề t ko phải muốn nói là con người xưa kia cao lớn thọ lâu này nọ trong câu chuyện kể đó. Phật rất nhiều lần khuyên bỏ qua quá khứ và tương lai để an trú trong hiện tại mà họ còn nhét chuyện xưa rồi cả Phật Di Lặc của tương lai vô nữa..

Còn về kinh, như đã nói đó là nhiều pháp môn cho nhiều dạng ng. Mình thấy cái nào phù hợp thì lựa cái đó triển khai. Những pháp còn lại để tham khảo thôi, hoặc dành cho nhà nghiên cứu và giảng sư.
Các kinh nói về các kiếp quá khứ của
Phật phần lớp tập trung trong Túc sinh truyện (truyện tiền kiếp), tập hợp các bài kinh đó có ý nghĩa rất quan trọng.
- Pháp ngài dạy cho phần lớn các đệ tử là Thanh văn thừa, là con đường ngắn nhất để thoát sinh tử, vd: tứ diệu đế, bát chính đạo, tứ niệm xứ, v.v... nhưng bản thân ngài lại tu tập theo Bồ tát đạo, một con đường rất gian nan và lâu dài mới đến đích, không phải chúng sinh nào cũng có tâm nguyện mạnh mẽ và vô thượng để đi con đường này.
- Túc sinh truyện là kể lại một phần quá trình tu hành bồ tát đạo của Ngài. Nhờ túc sinh truyện mà những chúng sinh muốn tu bồ tát đạo biết cần phải tu tập thế nào để viên mãn Phật quả. 10 ba la mật (theo Nam tông) và 6 ba la mật (theo Bắc tông) chính là được tổng kết ra từ túc sinh truyện và được minh họa về cách thực hành giữa đời sống phàm tục một cách sinh động từ túc sinh truyện.
- Các pháp mà túc sinh truyện xoay quoanh là: bố thí, trì giới, nhẫn nhục, thiền định, trí tuệ, phát nguyện bồ đề, tâm từ bi, v.v... là nội dung tu hành chính của bồ tát. Túc sinh truyện thường không giảng cụ thể về thiền định, thiền quán, hay lý thuyết v.v... nên có cảm giác giống truyện hơn kinh.
- Trong túc sinh truyện, có thể thấy bồ tát có thời sinh trong súc sinh đạo, có thời làm người với đủ loại nghề, có thời làm thần, làm chư thiên, tiên nhân, v.v... nhưng ở kiếp nào với bất kỳ thân phận nào cũng thực hành ba la mật. Đó là sự diễn giải sinh động của bồ tát nhập thế, sống giữa đời thường tu tập thay vì độc cư thiền định trong rừng núi như các vị thanh văn la hán.
- Nói chung, với Phật giáo tiểu thừa hay nam tông thì túc sinh truyện không mấy quan trọng giống mấy câu truyện ngụ ngôn hay cổ tích nhưng với bắc tông hay đại thừa thì rất quan trọng. Các bài kinh về tiền kiếp tạo cảm hứng rất lớn đối với các hành giả đại thừa.
 
Sửa lần cuối:
CHÚNG SINH LÀ BÌNH ĐẲNG , VẬY THÌ TÔI VÀ PHẬT LÀ NGANG HÀNG VỚI NHAU . VẬY THÌ LỜI CỦA PHẬT CHƯA CHẮC ĐÃ ĐÚNG VÀ LỜI CỦA TÔI CHƯA CHẮC ĐÃ SAI .
Phật uống nước nhiều cũng phải đi đái

Nhưng những cá nhân đạt đến chữ Phật đéo bao giờ thắc mắc : đm sao tự nhiên buồn đái thế nhỉ. Nhịn hay ko nhịn đây? Đái chỗ nào cho thoải mái bây giờ?....

Thế nên mày hiểu câu mày viết ra coi nó là cái đương nhiên thì mày có chút chít nào đó đạt cảnh giới Phật rồi.

Bởi vì trong bất kỳ ai cũng sẽ có những lúc đạt cảnh giới đó. Chả qua là đéo thể nào duy trì cảnh giới đó liên tục nên mày mới là người :v
 
Tml này nói hợp ý tao quá, Thiền quán xem vậy chứ khá là khó với người có tập khí sâu dày, đặt biệt là quán tâm, mày ngồi xuống phát là tập khí phiền não trùng trùng nổi dậy, tâm cứ rông rủi chạy theo phiền não chả dứt được, ngồi mãi mà chẳng thể đi sâu vào định (mặc dù bất khả cầu định nhưng cũng không đạt định). Niệm Phật đối với người sơ cơ căn trí kém thì khá là dễ mới đầu mày nghĩ trong đầu câu A di đà Phật ( ý) rồi niệm ra mồm thật to ( khẩu) rồi âm thanh vọng lại tai (tao xem như là thân), cứ như vậy thân khẩu ý mày điều nhíp theo câu Phật hiệu thì nó bớt được tập khí vọng tưởng, dần dần khi công phu thuần thục thì mày có thể niệm thầm trong mồm để đỡ làm phiền người khác, công phu mày cao hơn nữa là niệm Phật tam muội là niệm trong đầu, trong ý thức mày lúc này chỉ còn câu Phật hiệu, lúc này đạt tới cảnh giới niệm như không niệm không niệm như niệm, nó như cây chổi quét sạch mọi tập khí phiền não, lúc này mày vẫn đi đứng làm việc học tập lao động bình thường nhưng không thấy phiền não sanh khởi. Giống như thiền quán, lúc đầu mài cũng phải dụng công ngồi Thiền quan sát các luồng tư tưởng nhưng không chạy theo, xong nó lắng dần thì đi sâu vào định, định sinh tuệ về sau công phu lên rồi thì chả cần ngồi thiền vì mài đã thiền mọi lúc mọi nơi đi đứng nằm ngồi ăn uống học tập lao động điều có thiền. Phương tiện tuy khác nhưng đích đến cũng như nhau.
Phải hiểu tất cả các pháp đó là phương tiện, đưa hành giả về tánh không tĩnh lặng, tuy khác về cách hành nhưng vốn đích thì 1! Có thể có người nói Tịnh Độ vốn chẳng thật vì cầu vãng sanh! Nhưng thật ra đó là phương tiện đưa chúng sanh vào đạo! Phân biệt cho có cõi và nói rằng cõi đó đẹp để chúng chán ghét cõi này và hành vậy,
Khi sơ khởi phát tâm sanh về cực lạc, nhưng khi đã tịnh niệm liên tục làm gì có sự khởi cầu nào! Lúc ấy tự hiểu được tâm thanh tịnh vắng lặng như hư không, thì chẳng cần biết Ta Bà Ở Đâu hay Tịnh Độ chốn nào!
Cũng như người tu theo Mật Tông vốn nói có sở cầu như nguyện mà thật ra phương tiện đưa chúng sanh vào đạo, của các ngài nói lên là có sở cầu, vì chúng sanh có sự tham cầu. Nhưng khi hành lâu sẽ hiểu được vốn chú cũng như câu Phật hiệu chẳng khác nhau, Chú cũng như tổng các pháp trì vô lượng nghĩa, vì không nghĩa nên khi đọc thức không khởi phân biệt đúng sai, nhờ đó mà được tĩnh lặng!
 
Pháp hữu vi = pháp đối đãi (có nhân, có duyên sinh ra) do có nhân, duyên sinh nên cũng có nhân duyên diệt. Tôi xin vd thế này:
- Do có người mắc bệnh nên lương y chế ra thuốc trị bệnh cho người ấy. Khi bệnh chưa khỏi thì người ấy không thể bỏ thuốc, phải uống thường xuyên. Khi đã khỏi thì không cần uống nữa, có thể bỏ thuốc. Thuốc do nhân có bệnh, do duyên có lương y chế mà sinh. Cho nên thuốc ấy là pháp hữu vi.
Trong vd này: người bệnh là chúng sinh si mê trong luân hồi, lương y là Phật, Phật pháp là thuốc. Khi chưa ra được luân hồi thì cần Phật pháp, khi đã thành Phật, chứng Niết Bàn thì mình có thể chẳng cần nữa. Lúc ấy Phật pháp cũng có thể buông. Phật pháp chỉ là pháp phương tiện do để đối trị si mê mà chế ra, nếu chúng sinh chẳng si mê thì cũng chẳng cần có Phật pháp.
- Giáo pháp của mỗi vị Phật rồi cũng đến lúc hoại diệt. Nếu ko cho nữ nhân xuất gia thì Pháp vận của Phật Thích Ca kéo dài được 1 vạn năm, có nghĩa là còn 7500 năm nữa mới biết mất khỏi địa cầu. Nhưng vì cho nữ nhân xuất gia nên sẽ rút ngắn lại. Điều đó khẳng định Phật pháp cũng là hữu vi pháp, có sinh có diệt, chỉ có điều đặc biệt là nhân nơi Phật pháp mà chúng sinh chứng được pháp vô vi. Vd như ngón tay không phải là trăng nhưng nhân nhìn theo hướng ngón tay chỉ mà ta thấy được trăng.
- Phật pháp diệt phải hiểu như thế nào? Không phải do Phật pháp không đúng nữa, không hợp thời nữa như bọn tà đạo tuyên truyền. Mà diệt bởi không còn người hiểu đúng như thật, không còn người trì giới như thật, không còn người thực hành chân thật, không còn người chứng được thánh đạo và thánh quả, không còn người giảng dạy đúng lý đúng pháp, kinh sách tượng Phật bị tiêu hủy không còn. Do những nhân duyên như trên nên Phật pháp diệt.
- Do những nhân duyên sau Phật pháp trường tồn: có nhiều người chân thật giữ giới, có nhiều người chân thật thực hành như pháp, có nhiều người chứng được thánh đạo và thánh đạo quả, pháp được giảng dạy đúng và đủ cả văn lẫn nghĩa được lưu truyền phổ biến rộng rãi, tăng đoàn hòa hợp, cư sĩ tôn trọng học hỏi và hộ trì pháp bảo, tăng bảo.
Đoạn đầu m đã đi đúng hướng nhưng sau lại hiểu nhầm rồi.
Phật pháp vốn đã có sẵn cùng với thế giới, Phật chưa xuất hiện nó đã có, Phật tịch diệt nó vẫn còn, dù sau này tất cả chúng sanh tu tập tà pháp thì nó vẫn còn chứ ko hoại diệt chỉ là chúng sanh ko nhìn thấy nó thôi.

M chính xác khi nói Phật pháp là pháp hữu vi do có điều kiện có nhân là đau khổ.
Vậy thì nó hoại diệt khi nhân đau khổ diệt. Ý nghĩa của Phật pháp hoại diệt là khi chúng sinh đi đến niết bàn đó là khi nó hoại diệt, nó bị hoại diệt trước và ngay sát na sau đó chúng sinh mới nhập dc niết bàn.
Phật pháp hoại diệt là hoại diệt ở điểm cuối của một chúng sinh trên đường đi đến giải thoát, đối với mọi chúng sinh khác đang còn tham sân si nó vẫn luôn hiện hữu thôi.
 
Đoạn đầu m đã đi đúng hướng nhưng sau lại hiểu nhầm rồi.
Phật pháp vốn đã có sẵn cùng với thế giới, Phật chưa xuất hiện nó đã có, Phật tịch diệt nó vẫn còn, dù sau này tất cả chúng sanh tu tập tà pháp thì nó vẫn còn chứ ko hoại diệt chỉ là chúng sanh ko nhìn thấy nó thôi.

M chính xác khi nói Phật pháp là pháp hữu vi do có điều kiện có nhân là đau khổ.
Vậy thì nó hoại diệt khi nhân đau khổ diệt. Ý nghĩa của Phật pháp hoại diệt là khi chúng sinh đi đến niết bàn đó là khi nó hoại diệt, nó bị hoại diệt trước và ngay sát na sau đó chúng sinh mới nhập dc niết bàn.
Phật pháp hoại diệt là hoại diệt ở điểm cuối của một chúng sinh trên đường đi đến giải thoát, đối với mọi chúng sinh khác đang còn tham sân si nó vẫn luôn hiện hữu thôi.
Chỗ này trao đổi lại với bạn:
- Khi nói Phật pháp hoại diệt tôi nói với ý nghĩa là giáo pháp, pháp vận của một vị Phật. Thời gian tồn tại của giáo pháp do đức Thích Ca truyền dạy được nhắc đến khi ngài A Nan xin cho bà Gotami và 500 Thích nữ xuất gia. Đức Thích Ca xác nhận nếu ko cho ng nữ ko xuất gia, giáo pháp của Ngài tồn tại đc 1 vạn năm, nếu cho nữ nhân xuất gia, pháp vận giảm xuống, do đó 3 lần Phật từ chối thỉnh cầu của bà Gotami và 3 lần từ chối thỉnh cầu của ngài A Nan. Đoạn kinh này xác nhận giáo pháp do một vị Phật truyền dạy có sinh (khi phật Chuyển pháp luân) và diệt khi (Phật bảo, pháp bảo, tăng bảo) biến mất khỏi thế gian.
- Còn nghĩa Phật pháp vốn vẫn có ở thế gian, trước khi Phật sinh vẫn có, sau khi Phật diệt vẫn còn là ý thế này. Vd:
Có 1 lối đi qua rừng rậm dẫn đến nơi an toàn nhưng đã lâu ko có người đi, cỏ cây đã mọc lên che kín. Có một người đã tìm thấy lối đi ấy, dọn dẹp cây cỏ làm thành đường đi và chỉ lại cho mọi người. Dù có hay ko có người tìm ra lối đi ấy thì nó vẫn tồn tại. Nhưng khi có ng đi qua, dọn dẹp cây cối thì nó mới thành đường, nếu lâu ko có người đi thì cỏ cây mọc lên đường lại biến mất. Vậy lối đi vẫn tồn tại, nhưng đường lúc có lúc không. Trong vd này, con đường là Phật pháp, người tìm ra đường là Đức Phật, pháp vận = thời gian tồn tại của con đường = khoảng thời gian có người thường xuyên đi lại, thời điểm khởi sinh giáo pháp = khi cây cỏ được phát quang tạo thành đường lối. Pháp diệt = không còn người đi qua nữa, cây cối mọc lại che lấp thành rừng.
- Dù nói theo nghĩa nào thì đường, hay pháp đều là đối tượng trong thế giới luân hồi, nhân đối trị si mê của chúng sinh mà chế ra, đối đãi với mê lầm của chúng sinh, nên có sinh có diệt, là hữu vi pháp.
 
Sửa lần cuối:
Tồn tại cả mấy nghìn năm, đệ tử cả tỷ người nên câu này của mày vô nghĩa. Mà tml thớt đặt title như kak, Phật chính là bản thân chúng sinh, không là một cá thể riêng biệt. Ngài Tất Đạt Đa cũng là 1 vị phật trong tỷ tỷ vị Phật, gọi đúng là vị Giáo chủ cõi ta bà.
cõi ta bà ở đâu , ai nhìn thấy chưa . Đúng hay sai nó ko phụ thuộc vào thời gian vs số lượng
 
Chỗ này trao đổi lại với bạn:
- Khi nói Phật pháp hoại diệt tôi nói với ý nghĩa là giáo pháp, pháp vận của một vị Phật. Thời gian tồn tại của giáo pháp do đức Thích Ca truyền dạy được nhắc đến khi ngài A Nan xin cho bà Gotami và 500 Thích nữ xuất gia. Đức Thích Ca xác nhận nếu ko cho ng nữ ko xuất gia, giáo pháp của Ngài tồn tại đc 1 vạn năm, nếu cho nữ nhân xuất gia, pháp vận giảm xuống, do đó 3 lần Phật từ chối thỉnh cầu của bà Gotami và 3 lần từ chối thỉnh cầu của ngài A Nan. Đoạn kinh này xác nhận giáo pháp do một vị Phật truyền dạy có sinh (khi phật Chuyển pháp luân) và diệt khi (Phật bảo, pháp bảo, tăng bảo) biến mất khỏi thế gian.
- Còn nghĩa Phật pháp vốn vẫn có ở thế gian, trước khi Phật sinh vẫn có, sau khi Phật diệt vẫn còn là ý thế này. Vd:
Có 1 lối đi qua rừng rậm dẫn đến nơi an toàn nhưng đã lâu ko có người đi, cỏ cây đã mọc lên che kín. Có một người đã tìm thấy lối đi ấy, dọn dẹp cây cỏ làm thành đường đi và chỉ lại cho mọi người. Dù có hay ko có người tìm ra lối đi ấy thì nó vẫn tồn tại. Nhưng khi có ng đi qua, dọn dẹp cây cối thì nó mới thành đường, nếu lâu ko có người đi thì cỏ cây mọc lên đường lại biến mất. Vậy lối đi vẫn tồn tại, nhưng đường lúc có lúc không. Trong vd này, con đường là Phật pháp, người tìm ra đường là Đức Phật, pháp vận = thời gian tồn tại của con đường = khoảng thời gian có người thường xuyên đi lại, thời điểm khởi sinh giáo pháp = khi cây cỏ được phát quang tạo thành đường lối. Pháp diệt = không còn người đi qua nữa, cây cối mọc lại che lấp thành rừng.
- Dù nói theo nghĩa nào thì đường, hay pháp đều là đối tượng trong thế giới luân hồi, nhân đối trị si mê của chúng sinh mà chế ra, đối đãi với mê lầm của chúng sinh, nên có sinh có diệt, là hữu vi pháp.
Pháp vận đúng là như vậy. Mà ko có ý nghĩa gì mấy, thời chúng ta pháp vận vẫn còn, sau này ai xui thì do phúc duyên chỉ đến thế ko thấy được giáo pháp.
 
cõi ta bà ở đâu , ai nhìn thấy chưa . Đúng hay sai nó ko phụ thuộc vào thời gian vs số lượng
Ông có vẻ đã hạ công phu tu tập nhất định, vượt qua được nghi ngờ sẽ tiến rất nhanh còn ám ảnh bởi nghi lâu quá mà ko có duyên mạnh khơi thông sẽ thêm khổ đau
 
Vẫn bảo lưu quan điểm
Có vẻ câu hỏi ban đầu của ông nhiều ý tứ hơn nếu vậy ông nên viết ra thêm những ý đó. Như vậy may ra có dc câu trả lời thoả mãn.
Đúng hay sai thì phải có hệ quy chiếu, đúng sai so với cái gì hay đối với cái gì. Bản thân ngôn ngữ chúng ta đang giao tiếp cũng là do con người quy ước nghĩa là đã có dựa trên quy chiếu, bàn về những vấn đề nào đó bằng ngôn ngữ thì coi như quy chiếu 2 lần rồi nếu ông cứ cố bám về cái gì đó tuyệt đối bỏ qua các quy chuẩn sẽ bị lẫn quẫn thôi. Nó ko trong sáng.
 
Ông có vẻ đã hạ công phu tu tập nhất định, vượt qua được nghi ngờ sẽ tiến rất nhanh còn ám ảnh bởi nghi lâu quá mà ko có duyên mạnh khơi thông sẽ thêm khổ đau
tôi luôn dùng 2 từ có thể , còn rất nhiều người trong đây dùng cái gọi là chắc chắn , nhưng họ lại chưa trải nghiệm , cái họ khẳng định chỉ nằm trên sách vở . với tôi thì nó ko còn nghi ngờ nữa rồi vì đạo của phật thì là đạo của phật , đạo của tôi thì là đạo của tôi . vs tôi chỉ tin những điều mắt thấy tai nghe , tâm cảm nhận được , còn ra nó sẽ là tôi không biết
 
Tôi muốn hỏi 1 chút về tích đức.
Tôi đã và đang tu tâm, sửa đổi từng chút một. Cố gắng để không còn sân si thù hận, ham muốn tà dâm, buông lời kiêu ngạo sỉ nhục hạ thấp bất kì ai.
Liệu điều này có đáng bao nhiêu công đức không? Vì tôi tự thấy mình ít có cơ hội làm việc thiện, như Liễu Phàm khi xưa làm quan cũng ít có cơ hội làm điều thiện, cũng may là vì làm quan to nên việc thiện ấy có thể cứu giúp được nhiều người, công đức rất lớn.
Vừa nãy đi đường có 1 người rơi đồ, tôi mới dừng xe lại, định xuống nhặt đồ thì đã có 1 người khác giúp họ nhặt trước, tôi thấy vui vì điều đó.
 
tôi luôn dùng 2 từ có thể , còn rất nhiều người trong đây dùng cái gọi là chắc chắn , nhưng họ lại chưa trải nghiệm , cái họ khẳng định chỉ nằm trên sách vở . với tôi thì nó ko còn nghi ngờ nữa rồi vì đạo của phật thì là đạo của phật , đạo của tôi thì là đạo của tôi . vs tôi chỉ tin những điều mắt thấy tai nghe , tâm cảm nhận được , còn ra nó sẽ là tôi không biết
T ko nói nghi ngờ về đạo Phật có hay ko có đúng hay sai. Nghi ngờ chính cái đạo ông đang đi khiến nhiều lúc hoang mang phập phồng quay lại từ đầu, kiểu vậy.
 
mấy cái thằng kia nó chỉ là lý thuyết dc viết trong sách vở thôi , chỉ dùng để tham khảo thôi
Đám này ngoi lên đông quá.
Từ sách viết ra k, k biết là do ai viết, thêm thắt, chưa có gì để người ta tin...
Mà làm như nó có thật.
 
Tôi muốn hỏi 1 chút về tích đức.
Tôi đã và đang tu tâm, sửa đổi từng chút một. Cố gắng để không còn sân si thù hận, ham muốn tà dâm, buông lời kiêu ngạo sỉ nhục hạ thấp bất kì ai.
Liệu điều này có đáng bao nhiêu công đức không? Vì tôi tự thấy mình ít có cơ hội làm việc thiện, như Liễu Phàm khi xưa làm quan cũng ít có cơ hội làm điều thiện, cũng may là vì làm quan to nên việc thiện ấy có thể cứu giúp được nhiều người, công đức rất lớn.
Vừa nãy đi đường có 1 người rơi đồ, tôi mới dừng xe lại, định xuống nhặt đồ thì đã có 1 người khác giúp họ nhặt trước, tôi thấy vui vì điều đó.
Lành thay.
Nhiều người dừng lại cướp đồ ông định nhặt giúp quá tốt, bị " phổng tay trên" việc tốt mà ko sân hận khó chịu càng tốt hơn. Bản thân việc ông muốn giúp người nó cũng là cái tham vì ông có suy nghĩ chứ ko phải phản xạ ngay lập tức, khi bị "dành" mất nghĩa là cái tham ( tham tinh tế) bị công kích mà trong tâm chỉ gợn chút xíu ko thiên hướng bực bội vậy là tuyệt vời.
 
CHÚNG SINH LÀ BÌNH ĐẲNG , VẬY THÌ TÔI VÀ PHẬT LÀ NGANG HÀNG VỚI NHAU . VẬY THÌ LỜI CỦA PHẬT CHƯA CHẮC ĐÃ ĐÚNG VÀ LỜI CỦA TÔI CHƯA CHẮC ĐÃ SAI .
Bạn cà khịa câu này với đạo Phật thì cũng chẳng sao. Bản chất của đạo Phật là vậy, chứ mà nói với mấy bạn chiên như vậy chắc nó cho bạn lên lò nướng quá :)
 
Đám này ngoi lên đông quá.
Từ sách viết ra k, k biết là do ai viết, thêm thắt, chưa có gì để người ta tin...
Mà làm như nó có thật.
Khi một người bị cảm xúc chi phối nhìn nhận một sự vật hiện tượng nó sẽ bị bóp méo ko còn đúng bản chất. T đã từng như vậy, nhưng lý thuyết sách vở thì sao trãi nghiệm thực tế thì sao, điều ta tìm kiếm ở diễn đàn này là gì. Ta đang muốn nghe chân lý hay muốn nghe điều mà cái tâm ta mong muốn đc nghe?
 
Phật chỉ thuyết pháp trong trường hợp người nghe có thể hiểu, được lợi ích, đúng lúc, đúng chỗ, đúng thời. Ngài không thuyết pháp phi thời, không thuyết khi người nghe không thể hiểu, ko được ích lợi.
Vd:
Có 2 ng cùng hỏi về một chủ đề, nhưng có ng Phật trả lời, có ng ngài im lặng.
-Người thứ nhất có thể hiểu nên ngài giảng.
- Người thứ hai ngài quán xét căn cơ kẻ ấy ko thể hiểu và nghe xong sẽ giễu cợt, do nhân đó sẽ bị khổ đau chướng ngại, do vậy ngài im lặng.
- Trong 10 danh hiệu của Phật, có 2 danh hiệu là: Chính Biến Tri, Thế gian giải, nghĩa là biết chính xác và đúng như thật tất cả các pháp hay nói cách khác là biết đúng như thật mọi sự vật sự việc, rõ ràng chân tướng của vũ trụ nhân sinh; hiểu rõ ngọn nguồn mọi sự trong thế gian.
Xin hỏi vị đại sư đang trụ trì ở chùa nào? Có vườn rau non thì có thể cho bần đạo qua giúp việc gánh nước tưới bón, đặng sớm tối hít hà mùi đạo pháp. Sớm nghe được đạo, chiều chết cam lòng.
 
Lành thay.
Nhiều người dừng lại cướp đồ ông định nhặt giúp quá tốt, bị " phổng tay trên" việc tốt mà ko sân hận khó chịu càng tốt hơn. Bản thân việc ông muốn giúp người nó cũng là cái tham vì ông có suy nghĩ chứ ko phải phản xạ ngay lập tức, khi bị "dành" mất nghĩa là cái tham ( tham tinh tế) bị công kích mà trong tâm chỉ gợn chút xíu ko thiên hướng bực bội vậy là tuyệt vời.
Nếu 1 người đã giác ngộ bị sỉ nhục. Làm sao để họ không có 1 chút buồn tủi, hận thù nào dù chỉ thoáng qua vậy (liệu họ có nghĩ về việc nguyên do bị sỉ nhục không). Tôi mới chỉ dừng ở việc suy nghĩ, phân tích đúng sai, rồi tự điều chỉnh cảm xúc.
 
Top