30 năm thay đổi của Ba Lan

Ăn Chơi Dính Bệnh Tật

Du Thủ Du Thực
United-States
Năm 1988, Ba Lan đang trong cơn hấp hối nghiêm trọng. Đường phố thủ đô Warszawa toàn các tòa nhà xám xịt đã lâu không quét lại vôi, các cửa hàng bách hóa và thực phẩm gần như trống rỗng, không còn ngoại tệ để nhập khẩu, những dòng người với gương mặt căng thẳng đầy lo âu bước vội trên vỉa hè hoặc chen chân chật cứng trên các phương tiện giao thông công cộng. Ba Lan khi đó như thùng thuốc súng, lúc nào cũng chực nổ tung. Đâu đâu cũng thấy bãi công, biểu tình, với khẩu hiệu, biểu ngữ chăng đầy.

Tháng 4/1989 diễn ra Hội nghị Bàn tròn, hiệp thương giữa chính quyền Đảng Công nhân Thống nhất Ba Lan với đối lập mà nòng cốt là Công đoàn Đoàn kết để đưa Ba Lan ra khỏi cuộc khủng hoảng toàn diện. Tháng 6/1989, trong cuộc bầu cử Quốc hội, phe đối lập thắng tuyệt đối với 100% ghế thượng nghị viện và 40% ghế hạ nghị viện. Chính quyền chỉ còn giữ được 60% ghế hạ nghị viện và ghế tổng thống không bầu lại theo thỏa thuận của Hội nghị Bàn tròn. Trong cuộc bầu cử sau đó một năm, ghế tổng thống của Đại tướng Jaruzenski - Bộ trưởng Quốc phòng cũng mất nốt vào tay Lech Wałęsa lãnh tụ Công đoàn Đoàn kết. Nhà nước Cộng hòa Nhân dân Ba Lan sụp đổ từ đó.

Nền kinh tế thị trường thay thế hoàn toàn nền kinh tế kế hoạch hóa quan liêu bao cấp. GDP/người từ gần 2.000 USD năm 1990 lên 17.318 USD năm 2020, tính theo sức mua PPP là 37.323 USD. Mức sống của người dân Ba Lan đã vượt qua Bồ Đào Nha và Hy Lạp, đang đe dọa vượt qua cả Tây Ban Nha và rút gần khoảng cách với Italia. Trong hơn 20 năm qua, nền kinh tế Ba Lan tăng trưởng liên tục với tốc độ cao nhất Cộng đồng châu Âu (EU). Hiện nay, Ba Lan là cường quốc khu vực Trung Âu, có nền kinh tế lớn thứ sáu EU và là một trong những nền kinh tế phát triển năng động nhất thế giới. Đất nước này được xếp hạng rất cao về an sinh xã hội và chỉ số phát triển con người.

Nền giáo dục Ba Lan rất phát triển. Trong khu vực nhà nước, giáo dục tiểu học và trung học được miễn học phí hoàn toàn. Nước này cũng đặc biệt chú trọng đến giáo dục khi 50% số thanh thiếu niên tại đây theo học đại học, cao hơn mức 10% của năm 1989 và mức bình quân trên toàn EU. Bất chấp lượng ngân sách đầu tư cho giáo dục thấp hơn các nước phát triển, đánh giá của hệ thống chất lượng giáo dục quốc tế PICA năm 2012 cho thấy học sinh trên 15 tuổi tại Ba Lan có khả năng đọc viết tốt hơn các nước Tây Âu và Bắc Mỹ.

Năm 1996, Ba Lan được kết nạp vào OECD (Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế) gồm 30 nền kinh tế phát triển nhất thế giới. Năm 1999, Ba Lan gia nhập NATO. Năm 2004, Ba Lan được kết nạp làm thành viên EU. Năm 2007 Ba Lan gia nhập khối Schengen, xóa bỏ đường biên giới với 25 quốc gia châu Âu khác. Tính đến năm 2017, Ba Lan đã có tròn 26 năm tăng trưởng ổn định, một con số kỷ lục tại EU. Mức GDP bình quân tính theo PPP của Ba Lan vào khoảng 6% hàng năm trong suốt 20 năm qua, một con số cực kỳ ấn tượng tại Trung Âu. Kể từ năm 1995, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người của Ba Lan thuộc hàng nhanh nhất so với bất kỳ nền kinh tế cùng đẳng cấp nào khác. Số liệu của Ngân hàng thế giới (World Bank) cho thấy Ba Lan đứng thứ 20 trên thế giới xét về tổng GDP và được coi là một trong những nền kinh tế có thu nhập cao.

Xét về cơ cấu kinh tế, mảng dịch vụ chiếm tới 62,3% trong khi công nghiệp chiếm 34,2% và nông nghiệp chỉ chiếm 3,5%. Dẫu vậy, ngành nông nghiệp Ba Lan lại chiếm tới 12,7% tổng lực lượng lao động và vẫn chiếm vai trò to lớn trong nền kinh tế. Hiện Ba Lan là nhà sản xuất hàng đầu thế giới về củ cải đường và hắc mạch, đồng thời là một trong những nhà xuất khẩu lớn tại EU về cà chua và lúa mạch. Quốc gia này cũng đứng thứ 6 thế giới về trồng và xuất khẩu táo. Mặc dù mảng nông nghiệp vẫn còn nhiều khó khăn như dư thừa lao động, canh tác manh mún và thiếu đầu tư trong khi mảng khai khoáng, một ngành khá nhạy cảm cũng gặp khó khi cổ phần hóa nhưng làn sóng đầu tư nước ngoài vào các ngành kinh tế đã cho Ba Lan cơ hội để tái cơ cấu cũng như chuyển mình. Đặc biệt, mảng năng lượng và luyện kim của Ba Lan được các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm khá lớn.

Việc tăng cường đầu tư và cải cách kinh tế đã buộc chính phủ Ba Lan tăng cường vay nợ từ 42,2 tỷ USD năm 1989 lên mức 365,2 tỷ USD năm 2014. Đổi lại, tổng kim ngạch xuất khẩu của nước này đạt 198,2 tỷ USD năm 2015, tăng 5,4% so với năm 2011. Khác với những nước tăng trưởng nóng thời gian gần đây, các mặt hàng chủ lực của Ba Lan không phải tài nguyên thiên nhiên, hàng hóa thô hay nguyên vật liệu mà là máy móc, thiết bị điện tử, đồ gia dụng và nhựa.

Việc mở cửa thị trường, cổ phần hóa các công ty quốc doanh vừa và nhỏ đã thúc đẩy phát triển trong nhiều lĩnh vực kinh tế. Điều đặc biệt là công cuộc cổ phần hóa của Ba Lan không hề tạo ra những tập đoàn tư bản thống trị độc quyền hay những đế chế doanh nghiệp kiểm soát nền kinh tế, qua đó tạo nên một môi trường kinh doanh tự do cũng như thu hút được các nhà đầu tư nước ngoài. Thêm vào đó, sự tăng trưởng phi thường của thị trường nội địa giúp nền kinh tế này có động lực bền vững, vượt qua được những tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu.

Nguyên nhân chính của thành công này ngoài những chính sách cải cách mạnh tay của chính phủ cũng phải kể đến một thị trường đầy tiềm năng trong nước của Ba Lan. Với dân số đông thứ 6 tại EU và một nền chính trị thân thiện với doanh nghiệp, Ba Lan dễ dang thu hút được các doanh nhân và nhà đầu tư đến tiếp cận thị trường nội địa. Bên cạnh đó, việc nợ công cao sau thời gian cần vốn đầu tư đã được chính phủ Ba Lan đặc biệt chú trọng. Các nguồn vốn được tái đầu tư vào các ngành công nghiệp, qua đó đem lại lợi nhuận lớn để thanh toán các khoản vay và hạ nợ công xuống. Điều này trái ngược với các nước tăng trưởng nóng với khoản nợ khổng lồ nhưng lại phụ thuộc quá nhiều vào tài nguyên và hàng hóa thô, dẫn đến tình trạng bất ổn khi giá các mặt hàng này biến động mà ví dụ điển hình là Venezuela.

Hơn nữa, chính phủ Ba Lan đã rất khôn ngoan khi thực hiện chính sách cắt giảm thuế cũng như tăng chi tiêu công bằng các nguồn vốn vay ưu đãi. Điều này đã kích thích thị trường nội địa cũng như tác động tích cực đến xuất khẩu. Ngoài ra, do không nằm trong khối đồng tiền chung Châu Âu (Eurozone) nên việc đồng Zloty giảm giá cũng khiến xuất khẩu của Ba Lan tăng trưởng tốt trong nhiều năm qua. Tỷ lệ thất nghiệp của Ba Lan cũng liên tục giảm mạnh do số việc làm tăng cao cùng làn sóng đầu tư từ nước ngoài. Năm 2002, tỷ lệ thất nghiệp của Ba Lan đạt 20% nhưng đã giảm xuống chỉ còn 7% năm 2014 và 4,8% vào tháng 4/2017. Thậm chí với xu hướng di chuyển sang những thị trường phát triển hơn của giới trẻ Ba Lan, quốc gia này đang phải nhập khẩu rất nhiều lao động nước ngoài, đặc biệt là từ Ukraine nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực trong nước.

Với việc Liên Xô tan rã, giao thương của Ba Lan cũng thay đổi nhanh chóng. Từ những năm 1996, khoảng 70% thương mại của Ba Lan là với các thành viên EU, đặc biệt là thị trường Đức. Tính đến năm 2013, Đức là quốc gia nhập khẩu nhiều hàng hóa của Ba Lan nhất. Xét trên phương diện xuất khẩu, dù máy móc thiết bị là mặt hàng chủ lực của Ba Lan nhưng nông sản cũng góp phần không nhỏ cho việc đem ngoại tệ về cho đất nước. Những mặt hàng nông sản chính của Ba Lan như cá hun khói, chocolate, sữa tươi, thịt… đã đem về 62 tỷ Zloty cho Ba Lan năm 2011, tăng 17% so với năm 2010.

Mặc dù có một thị trường tiêu dùng nội địa mạnh cũng như không dựa dẫm quá nhiều vào xuất khẩu nhưng thương mại của Ba Lan lại vô cùng phát triển. Thặng dư thương mại của nước này năm 2011 tính theo phần trăm GDP đạt 40%, tăng gấp đôi so với giữa thập niên 1990. Xuất khẩu của Ba Lan sang thị trường Nga cũng lớn nhưng bị gián đoạn do các lệnh cấm vận vào năm 2014. Kể từ năm 1989, xuất khẩu của Ba Lan đã tăng 25 lần, đạt 250 tỷ USD vào năm 2013. Năm 2014, nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Ba Lan đạt 40% GDP, tăng 100% so với năm 2000 và phần lớn đến từ các nhà đầu tư Đức, Pháp. Hầu hết dòng tiền này đổ vào các ngành sản xuất và công nghiệp. Báo cáo của Ernst & Young cho thấy Ba Lan xếp thứ 7 thế giới về mức độ thu hút đầu tư nước ngoài trên thế giới. Trong khi đó, Số liệu của World Bank chỉ ra Ba Lan là một trong những nền kinh tế dẫn đầu về cải cách tại EU cũng như trong Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD).

Nhờ những thành quả này mà người dân Ba Lan được cải thiện đáng kể về chất lượng sống, qua đó tác động tích cực ngược lại thị trường. Số liệu của viện Brooking cho thấy tăng trưởng tiêu dùng bình quân của người dân Ba Lan cao hơn 70% so với mức trung bình tại Phương Tây và hơn 80% số người dân nước này hài lòng với cuộc sống hiện tại. Tất cả những thành quả trên là nhờ chính sách đúng đắn cũng như tinh thần làm việc chăm chỉ của người dân Ba Lan chứ không hề dựa trên nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào hay những ưu đãi tài chính nào cả.

Trong lịch sử, Ba Lan từng là một trong những nước lớn nhất, giàu nhất và mạnh nhất châu Âu. Ngay từ năm 1791 Ba Lan đã có bản hiến pháp hiện đại đầu tiên ở châu Âu, thứ hai trên thế giới, sau Mỹ. Trước khi chuyển đổi chế độ, Ba Lan là nước tự do nhất, dân chủ nhất trong khối các nước XHCN. Suốt thời kỳ Ba Lan xây dựng CNXH, chỉ có 13% đất canh tác bị quốc hữu hóa và hợp tác hóa.

Ba Lan rất thuần khiết về dân tộc và tôn giáo. Trên lãnh thổ Ba Lan có 96% người gốc Ba Lan sinh sống và cũng có 96% người Ba Lan theo Công giáo La Mã. Tuy là một quốc gia thế quyền (secular - swiecki), nhưng đức tin tôn giáo của người Ba Lan cao thuộc nhóm hàng đầu thế giới. Đức Giáo hoàng John Paul II người Ba Lan có ảnh hưởng rất lớn đối với cộng đồng người Ba Lan.

Cuộc cách mạng chuyển đổi chế độ của Ba Lan được tiến hành triệt để, đồng bộ và toàn diện. Cánh hữu Ba Lan vừa là lực lượng đối lập mạnh nhất, vừa trực tiếp lãnh đạo đất nước, xuất thân chủ yếu từ Công đoàn Đoàn kết, một tổ chức chính trị chặt chẽ, tập hợp những người có lý tưởng sống cao. Dưới sự lãnh đạo của các chính phủ, Ba Lan dần trở thành nước ít tham nhũng nhất thế giới.

Tuy nhiên, nền dân chủ Ba Lan hậu không phải lúc nào cũng thuận buồm, mát mái. Hơn 30 năm nay Ba Lan phải trải qua nhiều thử thách đầy rẫy khó khăn. Năm năm sau khi chế độ XHCN sụp đổ, trong cuộc bầu cử quốc hội năm 1995, chính phủ dân chủ Ba Lan đầu tiên, liên minh giữa Công đoàn Đoàn kết và Đảng Nông dân đã mất quyền lãnh đạo đất nước.

Mười năm (từ 1995 - 2005) Đảng Dân chủ Cánh tả (SLD) theo CNXH quay lại nắm quyền điều hành chính phủ, Ba Lan đắm chìm trong nạn tham nhũng triền miên. Nhưng từ sau cuộc bầu cử năm 2005 đến nay, Đảng SLD đã bị loại ra khỏi quốc hội. 17 năm qua, phe hữu Ba Lan từng cùng chí hướng trong phong trào Công đoàn Đoàn kết trước đây, không còn đoàn kết nữa, mà quay ra chỉ trích nhau không khoan nhượng về quan điểm và quyền lợi. Trong đó sâu sắc nhất và có ảnh hưởng nhất là cuộc đối đầu giữa Đảng Pháp luật và Công lý (PiS) với Đảng Diễn đàn Công dân (PO).
Đảng Diễn đàn Công dân (PO) có quan điểm ôn hòa hơn. Lãnh tụ đảng này là Donand Tusk, từng làm chủ tịch EU hai khóa liền. Đảng Pháp luật và Công lý (PiS) có quan điểm khá cực đoan. Lãnh tụ đảng này là Jacek Kaczyński có thiên hướng dân tộc chủ nghĩa và gần gũi Giáo hội. Ông chống chế độ toàn trị quyết liệt, từng là tù nhân thời CHND Ba Lan, nhưng bản tính ông lại nhang nhác nhuốm màu độc tài. Mặc dù chống ******** và ghét cánh tả, nhưng ông lại thích sử dụng các chiêu trò dân túy của cánh tả để lôi kéo dân chúng ủng hộ đảng mình.








 
Quan trọng là Ba Lan có đánh giỏi không !? Khi xưa nói về vai trò tình báo thì tao có nhớ là Tình Báo được đào tạo ở Warsaw rất giỏi nhưng hiện nay thì ra sao ? Liệu có quá tự tin khi tự biến mình là cờ đầu chống Nga.
 
Quan trọng là Ba Lan có đánh giỏi không !? Khi xưa nói về vai trò tình báo thì tao có nhớ là Tình Báo được đào tạo ở Warsaw rất giỏi nhưng hiện nay thì ra sao ? Liệu có quá tự tin khi tự biến mình là cờ đầu chống Nga.
Mấy thằng cứ thích đâm đầu vào họng súng toàn bị giật dây thôi. Chứ dân thì nó lúc nào chẳng thích ăn chơi hoà bình
 
Mấy thằng cứ thích đâm đầu vào họng súng toàn bị giật dây thôi. Chứ dân thì nó lúc nào chẳng thích ăn chơi hoà bình
Mày nói thế khác đéo gì vả vào mồm tiền nhân của Đảng? Nói như mày giải phóng miền Nam chắc cũng chỉ là tham vọng cá nhân của mấy ông Ba Đình, còn dân miền Bắc thời đó chả ai muốn chiến tranh mà cũng chỉ muốn chia đôi đất nước trong hòa bình hả?
 
Quan trọng là Ba Lan có đánh giỏi không !? Khi xưa nói về vai trò tình báo thì tao có nhớ là Tình Báo được đào tạo ở Warsaw rất giỏi nhưng hiện nay thì ra sao ? Liệu có quá tự tin khi tự biến mình là cờ đầu chống Nga.
Cứ phang nhau thật đi rồi mới biết được, khi vào chiến tranh con người ta sẽ khác.
 
Mày nói thế khác đéo gì vả vào mồm tiền nhân của Đảng? Nói như mày giải phóng miền Nam chắc cũng chỉ là tham vọng cá nhân của mấy ông Ba Đình, còn dân miền Bắc thời đó chả ai muốn chiến tranh mà cũng chỉ muốn chia đôi đất nước trong hòa bình hả?
Đáng thương vl
 
Ăn bơ thừa sữa cặn mà thay da đổi thịt dữ, chả bù ăn thức ăn tăng gia bao cấp huy hoàng
 
Top