[ Cẩm nang chửi bò] - 20 lỗi ngụy biện trong tranh luận

Chuẩn như vậy. Nó coi mấy cái kia đều là trên giấy cả, nghĩa là các thứ học đều là học có sẵn. Muốn hiểu thì có thể tìm đọc. Cái nó cần là khả năng phản biện để tìm và lý giải ra điều mới.

Con ng nó thực dụng, nó nghĩ rằng việc tính toán có máy tính lo rồi, để dành sức cho việc khác ý nghĩa hơn. Nó dở trong việc tính vài lượt số 1 lúc, nhưng đến hàng ngàn phép tính 1 lúc ng mình ít người có thể bằng lại nó.



Tao nghĩ là do vấn đề tự do cá nhân + thích thuyết âm mưu. Chứ mấy ng anti vx đều có học thức và khả năng thống kê tốt.



Tao thấy khi tranh cử, có những câu mỉa mai và châm biếm cực thâm đi thẳng vào vấn đề mà. K lằng nhằng vô căn cứ.
Anti vaccine dựa trên cơ sở khoa học với lại quyền tự do cá nhân . Ở các nước Phương tây đặc quyền này nổi trội .
Nếu thật sự 1 cộng đồng chưa bị lây nhiễm thì việc ko tiêm vaccine là tốt hơn với sức khỏe người dân .
Với lại bệnh là bệnh , nếu cơ thể có cơ chế vượt qua đc thì để cơ thể tự vượt qua , khi nào khó qua đc thì mới điều trị .
Đó là kiến thức cơ bản của y học rồi .
Cho nên m sẽ thấy đặc biệt là trẻ em , ở nước tây phương khi bị cúm , sổ mũi đi bác sĩ , người ta chỉ kê vitamin và thuốc phụ trợ bổ sung sức khỏe cơ thể . Còn ở Việt Nam thì đa số bác sĩ sẽ đẩy vô kháng sinh để đề phòng phụ nhiễm .
Về mặt tự do cá nhân , mày ko thể bắt buộc nó tiêm vaccine nếu chính bản thân nó ko muốn , mày ko thể lấy lợi ích xã hội đè lên quyền tự do cá nhân ,quyền sử dụng thân thể của nó . Đó là nền tảng sự tự do của phương Tây .
 
Ngụy biện thế lol nào đc nếu gặp người hiểu biết... vì đã sai thì cãi thế nào cũng vẫn sai ... bọn DLV học văn mẫu chỉ lòe đc trẻ con hoặc mấy con bò bị nhồi sọ từ bé mà thôi.
 
T tìm được cái này trên GG, chia sẻ cho a e xamer để khi cãi nhau có cái mà phản biện với bò ( Tất cả cả loại bò vàng đỏ gì cũng quất hết)
Hi vọng nó có ích. T nghĩ có nhiều thằng xamer biết nó rồi nhưng éo nói thôi.

1. Ngụy biện tấn công cá nhân (ad hominem)​

Thay vì bàn luận vào chủ đề, người tranh luận lại sỉ nhục, hạ bệ, công kích đối tượng tranh luận bằng ngôn từ để làm giảm uy tín của họ. Các câu ngụy biện tấn công cá nhân thường thấy là “có làm được chưa mà nói”, “chưa làm được gì chỉ biết gõ phím thì nói gì ai”,…


Kiểu ngụy biện tấn công cá nhân này xuất hiện rất nhiều trong các cuộc tranh cãi trên mạng. Khi tranh luận, nhiều người không bàn luận vào chủ đề chính mà chỉ chăm chăm mắng nhiếc, nhục mạ người khác.

2. Ngụy biện bôi xấu (poisoning the well)​

Nói điều không tốt về người đang tranh luận với mình để hạ uy tín của người đó trước khi người đó đưa ra luận điểm của họ.

“Đừng nhờ A phụ mày tổ chức tiệc. Gu chọn nhạc của nó tệ lắm!”

Trong ví dụ trên, người này đã mắc lỗi ngụy biện bôi xấu, đưa ra một thông tin tiêu cực (có thể đúng hoặc sai) về A để làm giảm uy tín của A. Tổ chức một bữa tiệc còn bao gồm rất nhiều khía cạnh khác chứ không chỉ là về chọn nhạc hay. Dù A không có gu âm nhạc thì vẫn có thể hỗ trợ tổ chức tiệc được.


3. Ngụy biện bạo lực (ad baculum fallacy/ appeal to force fallacy)​

Thay vì dùng lý lẽ, logic thì lại dùng lời ám chỉ, đe dọa để bắt người đối thoại phải đồng ý với ý kiến của mình.

Nhân viên: “Thưa sếp, vì sao em phải làm thêm giờ nhưng lại không có thêm phụ cấp?”

Sếp: “Hoặc anh chấp nhận làm, hoặc nghỉ việc, thế thôi.”

Người sếp trong ví dụ trên đã mắc phải lỗi ngụy biện bạo lực, đe dọa đuổi việc anh nhân viên thay vì đưa ra lý lẽ logic. Loại ngụy biện này thường xuất hiện khi hai người tranh luận ở trong một mối quan hệ bất bình đẳng, chẳng hạn như người lớn-trẻ con, cấp trên-cấp dưới.

Người mắc lỗi ngụy biện này thường do thiếu kiên nhẫn, một phần còn do tâm lý của “kẻ mạnh”, ỷ lại mình ở thế trên để ép người kia chấp thuận ý kiến của mình.


4. Ngụy biện “bạn cũng vậy” (tu quoque fallacy)​

Nhắc đến thiếu sót, khuyết điểm của người tranh luận cùng để phủ định ý kiến hoặc lý luận của người đó. Thường thì khi phạm vào “tu quoque fallacy” sẽ phạm luôn “ad hominem” (công kích cá nhân).

A: “Gian lận như ông là sai.”

B: “Làm như ông chưa từng gian lận bao giờ vậy. Hồi đi học ông chẳng quay cóp suốt, giờ nói được ai!“

Thực chất thì việc anh ta có sai sót gì trong quá khứ, có làm được gì hay không làm được gì trong quá khứ đều không liên quan đến tính logic đang tranh luận.


5. Ngụy biện trượt dốc (slippery slope fallacy)​

Đưa ra những suy diễn thiếu căn cứ về tương lai để chứng minh một điều nào đó là sai. Người ngụy biện thường suy diễn một cách tùy tiện, thiếu căn cứ về một hậu quả trong tương lai, làm trầm trọng hóa vấn đề mà không bàn đến tính logic của luận điểm đã đưa ra.

Bạn xin bố mẹ đi chơi nhưng không được, và lý luận của bạn là:“Hôm nay bố mẹ mà không cho con đi, con sẽ mất hết bạn bè! Con sẽ bị cô lập! Rồi con sẽ bị ế tới già cho xem!”

A mang bánh đến lớp học, B hỏi xin A nhưng A từ chối: “Tớ không thể cho cậu bánh vì các bạn khác sẽ thấy và cũng xin tớ, như thế tớ sẽ không còn miếng bánh nào để ăn cả!”


6. Ngụy biện trắng-đen (black-or-white fallacy)​

Bắt đối phương chỉ được lựa chọn một trong hai điều mà người ngụy biện cho là duy nhất, trong khi thực tế vẫn còn nhiều lựa chọn khác.

Năm 2016, khi nhà máy thép Formosa xả thải làm cá chết hàng loạt, giám đốc đối ngoại của nhà máy này từng phát biểu:“Không thể được cả hai, phải chọn hoặc nhà máy, hoặc cá tôm”.

Thực tế còn cách khác để giải quyết vấn đề trên. Chẳng hạn như bắt buộc nhà máy này sử dụng công nghệ thân thiện môi trường, thường xuyên áp dụng các biện pháp bảo tồn hệ sinh thái, bảo vệ môi trường theo tiêu chuẩn an toàn. Chẳng qua vị giám đốc này đang muốn ngụy biện để chối bỏ trách nhiệm mà thôi.


7. Ngụy biện nghĩa vụ chứng minh (burden of proof)​

Nếu một người cho rằng X là đúng, thì người đó cần phải chứng minh X là đúng, chứ không phải cứ khăng khăng X là đúng vì không ai chứng minh được X là sai.

A: “Các nhà khoa học nghiên cứu ra rằng 80% người làm việc ở Mỹ chán ghét công việc hiện tại của mình.”

B: “Con số 80% từ đâu ra?”

A: “Vậy hãy chứng minh tôi nói sai đi.”

Đáng lẽ A phải là người chứng minh con số 80% chứ không phải chuyển trách nhiệm cho B.


8. Ngụy biện lảng tránh chủ đề (avoiding the issue)​

Thay vì đi thẳng vào chủ đề chính thì lại nói lòng vòng các vấn đề nhỏ nhặt xung quanh.

Ví dụ, nhà trường thông báo về việc tăng học phí. Nhưng trong thông báo lại tập trung vào việc đã cải thiện hệ thống tiếp nhận học phí, thuận tiện hơn cho học sinh bằng cách có thêm tài khoản ngân hàng, tăng thêm quầy thu, kéo dài giờ làm,…


9. Ngụy biện lòng vòng (circular reasoning argument)​

Thay vì đưa ra thông tin mới, người biện luận chỉ đang lặp lại các luận điểm cũ bằng cách diễn tả khác, rất thiếu tính thuyết phục vì chúng không thể tự bổ sung cho nhau.

A: “D có thể làm chứng cho tôi, tôi không hề lấy quyển sách đó.”

B: “Sao tôi lại phải tin D?

A: “Vì cậu ta là một người tốt. Tôi có thể làm chứng cho cậu ấy.”


10. Ngụy biện bằng chứng vụn vặt (anecdotal evidence fallacy)​

Thay vì đưa ra luận điểm và bằng chứng, thì lại đưa ra những kinh nghiệm vụn vặt cá nhân để làm cơ sở bác bỏ luận điểm của người khác.

A: “Hút thuốc rất có hại cho sức khỏe.”

B: “Ông nội của mình hút thuốc nhưng vẫn khỏe mạnh có bệnh tật gì đâu.”

Không nên dùng kinh nghiệm chủ quan, phiến diện của mình để làm cơ sở bác bỏ luận điểm người khác. Kinh nghiệm và những điều ta đã biết, đã trải qua không phải lúc nào cũng đủ bao quát cả trường hợp của người khác. Do đó, muốn đưa ra ý kiến có tính thuyết phục cao cần phải có cái nhìn toàn diện, đa chiều, có thể dựa vào kinh nghiệm bản thân nhưng phải suy xét và lựa chọn kỹ lưỡng.

Người tranh luận nên giữ bình tĩnh, đánh giá lập luận, chủ đề một cách khách quan, tránh phản bác theo cảm tính.

11. Ngụy biện lạm dụng vị thế/tác phong (appeal to appearance and manner)​

Thay vì bàn vào chủ đề thì lại đem vai vế, tuổi tác, kinh nghiệm, …để nâng mình lên và hạ bệ đối phương.


A: “Anh ơi tại sao trong vấn đề này ta phải giải quyết bằng cách X mà không làm cách Y cho tiện hơn?”

B: “Anh là sếp của em, em phải nghe anh, em biết gì mà ý kiến.”

Đây là kiểu ngụy biện khá thông dụng, nâng mình lên và hạ người khác xuống, đôi khi là biến tấu của ngụy biện công kích cá nhân (ad hominem).


12. Ngụy biện bù nhìn rơm (straw man)​

Bóp méo (bằng cách chế giễu, xuyên tạc, cường điệu hóa, thô tục hóa…) luận điểm của đối phương để tấn công nhận định của họ, nhằm cho thấy ý kiến của mình là “đúng đắn hơn”, “có lý hơn”.

A: “Tao ủng hộ quyền được làm chủ cơ thể của phụ nữ, họ nên có quyền tự quyết trong chuyện phá thai.”

B: “Phá thai tự do là giết hại hàng loạt sinh mạng vô tội. Mày ủng hộ việc giết người hàng loạt à?”

Trong ví dụ này, B đã cường điệu hóa “phá thai” thành “giết người hàng loạt” để dễ phản bác lại luận điểm của A và tấn công luận điểm của A là đang “ủng hộ việc giết người hàng loạt”.


13. Ngụy biện lợi dụng cảm xúc (appeal to emotion)​

Đưa những câu từ đánh vào tâm lý, đạo đức để khiến họ chấp nhận luận điểm (đôi khi là thiếu logic) của mình.

Khi còn nhỏ, mỗi khi tôi kén ăn, bố mẹ tôi lại kể chuyện ngày xưa nghèo khó thế nào, cơm trắng còn không có để ăn. Thật ra đó cũng là một kiểu ngụy biện lợi dụng cảm xúc, khiến tôi đồng cảm với tình cảnh đói khổ ngày trước để chịu ăn cơm.

Xem thêm: " Storage Là Gì ? Tìm Hiểu Tổng Quan Về Máy Chủ Lưu Trữ Storage Server Là Gì


Ngụy biện lợi dụng cảm xúc đánh vào nhiều trạng thái tâm lý, cảm xúc khác nhau như ghen tị, thù hận, thương hại, sợ hãi, tự hào, yêu mến,… Đôi khi các lập luận rất vô lý, nhưng con người lại rất dễ bị chi phối bởi cảm xúc nên loại ngụy biện này thường khá hiệu quả. Đó cũng là lý do mà ta phải luôn giữ cái đầu lạnh, bình tĩnh đưa ra ý kiến, nhận định của mình khi tranh luận.


14. Ngụy biện cá trích đỏ (red herring)​

Đưa những phát ngôn không liên quan, dính dáng đến chủ đề đang được đề cập nhằm mục đích đánh lạc hướng hay làm dừng cuộc tranh luận.

A: “Anh chưa hoàn thành công việc tôi giao nữa à?”

B: “Sếp ơi công nhận bộ vest hôm nay anh mặc đẹp thật đấy!”

B đã đánh lạc hướng khi bị A hỏi thăm về chuyện công việc bằng cách khen A mặc vest đẹp.

A: “Gấu trúc đang bên bờ vực tuyệt chủng, chúng ta cần phải có ý thức bảo vệ chúng!”

B: “Tại sao phải lo lắng về gấu trúc trong khi vẫn có hàng ngàn người vô gia cư, đói nghèo ngoài kia?”

Trong ví dụ này, B thay vì đưa ra ý kiến về vấn đề “gấu trúc tuyệt chủng”, anh ta lái vấn đề sang hướng khác (người vô gia cư, tất nhiên là không liên quan đến gấu trúc), mang ý trách móc để khiến A cảm thấy tội lỗi, từ đó tấn công vào luận điểm của A.


15. Ngụy biện trích dẫn thông tin ngoài ngữ cảnh (quoting out of context)​

Trích dẫn lại một thông tin (chẳng hạn như một phát ngôn, nhận xét, dữ liệu nào đó) ở dạng cắt xén, hay trích rút phát biểu ấy ra ngoài ngữ cảnh gốc, để lái vấn đề sang hướng khác, gây cho người đọc thứ ba hiểu nhầm.

Năm 2018, khi Luật An ninh mạng Việt Nam được Quốc hội Việt Nam khóa XIV biểu quyết thông qua, nhiều bài báo mạng đã trích dẫn các quy định trong Luật An ninh mạng nhưng lồng ghép, cắt xén hoặc bịa đặt thêm những điều hoàn toàn không có thật chỉ để kích động những người không tìm hiểu kỹ phản đối quyết định này.

Ngụy biện trích dẫn thông tin ngoài ngữ cảnh rất khó phát hiện nếu như ta không trang bị cho mình kiến thức thật vững vàng. Do đó, luôn cẩn thận kiểm tra kỹ lưỡng nguồn thông tin trên mạng. Lỗi ngụy biện này có thể xem như là một biến thể đặc biệt của ngụy biện bù nhìn rơm, các trang báo mạng thiếu uy tín thường sử dụng để định hướng dư luận.


16. Ngụy biện lợi dụng đám đông (appeal to the people)​

Lợi dụng sự ủng hộ của đám đông để biến luận điểm của mình thành đúng, “lấy ý kiến số đông rồi giết chết thiểu số”.

Một cô gái nói với bạn trai của mình “Anh ơi mua cho em đôi giày đó nhé, bạn của em đứa nào cũng có một đôi”.

Cô gái thuyết phục người bạn trai mua giày mới cho mình bằng cách chỉ ra rằng nhiều bạn bè của cô ấy ai cũng có đôi giày đó, nghĩa là việc mua đôi giày đó là một điều đúng đắn, hợp lý mà người bạn trai phải làm.

Rõ ràng luận điểm của ai đó được nhiều người đồng tình cũng chưa hẳn là đúng đắn. Vậy nên đừng vội tin những gì đám đông cho là đúng, cần phải có chính kiến của bản thân và biết cách quan sát, học hỏi bổ sung kiến thức.


17. Ngụy biện vin vào truyền thống (appeal to the tradition)​

Đưa ra lý lẽ rằng trước giờ ai cũng làm vậy hoặc đều tin điều đó là đúng, nên điều đó đúng.

A: “Chúng ta nên đổi mới quy trình sản xuất và áp dụng công nghệ để tăng mạnh hiệu suất của nhà máy.”

B: “Mặc kệ đi, đã mấy chục năm rồi cũng có sao đâu, cần gì thay đổi cho mệt!”

B cho rằng một quy trình sản xuất đã trải qua nhiều chục năm hiển nhiên sẽ là một điều đúng đắn, phản bác lại lý lẽ của A rằng muốn đổi mới quy trình sản xuất và áp dụng công nghệ. Tuy nhiên, không phải cái gì mang tính truyền thống cũng đúng hoàn toàn, mà cần phải phù hợp với điều kiện và bối cảnh hiện tại nữa.


18. Ngụy biện so sánh ẩu (faulty analogy)​

So sánh hai điều chỉ giống như ở một khía cạnh nhỏ chứ không thật sự tương đồng để có thể mang ra so sánh.

“Những người mà không thể không uống cà phê sáng cũng chẳng khác gì những kẻ nghiện rượu.”

Việc so sánh người nghiện cà phê cũng như người nghiện rượu trong câu trên thật sự rất khập khiễng. Bởi lẽ, rõ ràng rượu gây ra tác hại lớn hơn cà phê rất nhiều, những người nghiện cà phê không đáng bị chỉ trích nặng nề như thế.

So sánh ẩu cho phép kẻ ngụy biện chuyển hướng cuộc tranh luận, bóp méo sự việc. Người Việt Nam thường có thói quen ví von, so sánh trong trao đổi và tranh luận. Tuy nhiên không phải các sự vật, hiện tượng được mang ra so sánh đều hoàn toàn tương đồng với nhau. Trong tranh luận, nên suy nghĩ cẩn thận trước khi chấp nhận một câu so sánh làm dẫn chứng cho luận điểm của người khác.


19. Ngụy biện thống kê (statistical fallacy)​

Đưa ra những con số, thống kê sai, hoặc bịa ra những số liệu theo ý muốn để tranh luận. Tâm lý con người dễ bị thuyết phục bởi số liệu thống kê. Hơn nữa, muốn kiểm chứng mức độ đúng sai cũng cần mất nhiều thời gian tìm hiểu, vì thế rất nhiều người lợi dụng điều này để củng cố độ đáng tin cho lý lẽ của mình.

Một ví dụ rõ rệt nhất chính là số liệu thống kê “huyền thoại” về các sinh viên tốt nghiệp MBA tại Yale năm 1953. Đó là 3% sinh viên tốt nghiệp đặt ra mục tiêu và viết xuống giấy đều sở hữu tài sản lớn hơn 97% không xác định mục tiêu trước.

Thống kê này được trích dẫn trong hàng trăm cuốn sách self-help nhằm chứng minh luận điểm “việc đặt mục tiêu cụ thể có ảnh hưởng cực kỳ to lớn đối với thành công của bạn.” Thực tế thì chưa từng có nghiên cứu nào như thế được thực hiện tại Yale cả.


20. Ngụy biện thiên vị (cherry picking fallacy)​

Chỉ dùng những thông tin, khía cạnh có lợi cho mình mà lờ đi những thông tin chưa được kiểm chứng, hoặc những thông tin gây bất lợi cho mình hay tạo ra lợi thế cho người đối thoại.

Một ví dụ điển hình nhất của ngụy biện thiên vị là hồ sơ xin việc, bởi nó chỉ thể hiện ưu điểm của người xin việc và lờ đi các khuyết điểm. Hầu hết các nhà tuyển dụng đều biết điều đó nên họ chỉ dùng hồ sơ để tham khảo, còn quyết định có tuyển hay không phải chờ sau khi gặp trực tiếp để phỏng vấn.
Giờ tao nói mày copy paste không có tâm thì có phải là ngụy biện ko?
1647369022432.png
 
Chuẩn như vậy. Nó coi mấy cái kia đều là trên giấy cả, nghĩa là các thứ học đều là học có sẵn. Muốn hiểu thì có thể tìm đọc. Cái nó cần là khả năng phản biện để tìm và lý giải ra điều mới.

Con ng nó thực dụng, nó nghĩ rằng việc tính toán có máy tính lo rồi, để dành sức cho việc khác ý nghĩa hơn. Nó dở trong việc tính vài lượt số 1 lúc, nhưng đến hàng ngàn phép tính 1 lúc ng mình ít người có thể bằng lại nó.



Tao nghĩ là do vấn đề tự do cá nhân + thích thuyết âm mưu. Chứ mấy ng anti vx đều có học thức và khả năng thống kê tốt.



Tao thấy khi tranh cử, có những câu mỉa mai và châm biếm cực thâm đi thẳng vào vấn đề mà. K lằng nhằng vô căn cứ.
1647369291821.png
Anti vaccine dựa trên cơ sở khoa học với lại quyền tự do cá nhân . Ở các nước Phương tây đặc quyền này nổi trội .
Nếu thật sự 1 cộng đồng chưa bị lây nhiễm thì việc ko tiêm vaccine là tốt hơn với sức khỏe người dân .
Với lại bệnh là bệnh , nếu cơ thể có cơ chế vượt qua đc thì để cơ thể tự vượt qua , khi nào khó qua đc thì mới điều trị .
Đó là kiến thức cơ bản của y học rồi .
Cho nên m sẽ thấy đặc biệt là trẻ em , ở nước tây phương khi bị cúm , sổ mũi đi bác sĩ , người ta chỉ kê vitamin và thuốc phụ trợ bổ sung sức khỏe cơ thể . Còn ở Việt Nam thì đa số bác sĩ sẽ đẩy vô kháng sinh để đề phòng phụ nhiễm .
Về mặt tự do cá nhân , mày ko thể bắt buộc nó tiêm vaccine nếu chính bản thân nó ko muốn , mày ko thể lấy lợi ích xã hội đè lên quyền tự do cá nhân ,quyền sử dụng thân thể của nó . Đó là nền tảng sự tự do của phương Tây .
1647369328035.png
Thế 2 tml @Thaidui & @Brandon stark có anti-vaccine ko? Tao sợ đau nên tao ko chích, như tụi mày nói thì tao xe ôm Wave cùi "đều có học thức và khả năng thống kê tốt" rồi ấy nhở? :)) => tụi bây ngụy biện loại nào vậy?
 
Viết bài về nguỵ biện chống công kích cá nhân nhưng ngay tiêu đề của bài đã miệt thị người tranh luận là bò. 1 pha tự huỷ.
 
PHẢN CÔNGGGGGGGGGGGGGG

Cẩm Nang Huấn Luyện Dư Luận Viên


Còm: Cái trứng gà này dở như hạch.
Phản còm: Cái trứng vịt ở tiệm kế bên còn dở hơn, sao mày không chê?

Còm: Cái trứng gà này dở như hạch.
Phản còm: Làm ơn còm sao cho có tính xây dựng, nếu giỏi thì mày tự đẻ trứng luôn đi.

Còm: Cái trứng gà này dở như hạch.
Phản còm: Vẫn còn ngon hơn nhiều so với trứng năm ngoái.

Còm: Cái trứng gà này dở như hạch.
Phản còm: Mày lớn lên nhờ ăn trứng này, mày có quyền gì mà chê trứng dở?

Còm: Cái trứng gà này dở như hạch.
Phản còm: Mày có ý đồ gì mà chê bai vậy chớ?

Còm: Cái trứng gà này dở như hạch.
Phản còm: Đến cả trứng do chính gà của mày đẻ mà mày còn chê, mày có phải là người Việt Nam không dzậy?

Còm: Cái trứng gà này dở như hạch.
Phản còm: Mịa, tao nghi mày là Việt Tân.

Còm: Cái trứng gà này dở như hạch.
Phản còm: Chê ỏng chê eo chỉ vô ích thôi, nếu mày dư thời gian, sao không chăm chỉ làm ăn kiếm tiền đi chớ.

Còm: Cái trứng gà này dở như hạch.
Phản còm: Cái thằng cờ vàng, biến mẹ nó đi cho ông nhờ, chẳng ai mời mày vào đây.

Còm: Cái trứng gà này dở như hạch.
Phản còm: Vậy trứng VN toàn dở, còn trứng Mỹ toàn ngon à? Đồ phản quốc!

Còm: Cái trứng gà này dở như hạch.
Phản còm: Không thích thì qua Mẽo mà ăn trứng.

Còm: Cái trứng gà này dở như hạch.
Phản còm: Tui sẽ không tránh né trứng của tổ quốc bất luận dở cỡ nào đi nữa!

Còm: Cái trứng gà này dở như hạch.
Phản còm: Cầm chén ăn trứng xong buông đũa rồi chửi, mày chẳng biết cái gì đáng quý đáng trọng, đồ vô ơn, vô liêm sỉ, trơ trẽn!

Còm: Cái trứng gà này dở như hạch.
Phản còm: Trứng dở chỉ là thiểu số rất nhỏ, đại đa số trứng đều ngon, tuyệt hảo, và qua được kiểm định!

Còm: Cái trứng gà này dở như hạch.
Phản còm: Cái này đích thị là có động cơ ngầm và xúi giục [người khác], mày định làm gì dzậy?

Còm: Cái trứng gà này dở như hạch.
Phản còm: Nói chẳng có căn cứ gì hết, tui hy vọng báo chí có thể đưa tin khách quan!

Còm: Cái trứng gà này dở như hạch.
Phản còm: Trại gà chúng ta vẫn còn trong giai đoạn sơ khai, chúng ta phải kiên trì tiền lên XHCN thì trứng sẽ tuyệt hảo

Còm: Cái trứng gà này dở như hạch.
Phản còm: Đây là tin đồn thất thiệt gần đây do thiên hạ tung ra trên internet.

Còm: Cái trứng gà này dở như hạch.
Phản còm: Mày thuộc thiểu số nhỏ không hiểu rõ sự thật, làm sao trứng có thể dở được?

Còm: Cái trứng gà này dở như hạch.
Phản còm: Không có trứng nào hoàn hảo cả, vậy mày không có quyền đồn nhảm về cái trứng này nhá!

Còm: Cái trứng gà này dở như hạch.
Phản còm: KHông nhờ có Đảng thì cũng không có trứng mà ăn đâu nhé.
Mà mày thiếu cái Đặc điểm quan trọng nhất rầu : NGU NHƯ BÒ nên mới gọi là BÒ, mà tau thấy tội cho con bò.
 
Tao thấy các cuộc tranh luận trên xam này, các bên đều mắc các "lỗi ngụy biện" được kể ở trên.
Cuối cùng sẽ kết thúc cuộc tranh luận bằng việc các bên chửi nhau. Chấm hết.
=> Không nên tranh luận trên xam, cứ việc chửi là được, vì đằng nào cuối cùng cũng phải chửi.
 
Top