Live Cần mạnh tay xử lý hành vi lệch chuẩn của KOLs trên không gian mạng

Sau nhiều động thái tích cực của nhiều bộ, ngành, những ứng xử xấu xí, đặc biệt là ứng xử thiếu văn minh của người nổi tiếng, (KOLs) và nghệ sĩ trên không gian mạng vẫn đang là vấn đề nhức nhối.
Chúng tôi đã có dịp trò chuyện cùng PGS.TS Bùi Hoài Sơn, nguyên Viện trưởng Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam, hiện là Ủy viên thường trực Ủy ban Văn hóa Giáo dục của Quốc hội nhằm làm rõ hơn thực trạng này cũng như đưa ra giải pháp hiệu quả để chấn chỉnh.

Phóng viên (PV): Sau hơn 1 năm kể từ ngày Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Quy tắc ứng xử của người hoạt động văn hóa nghệ thuật trong đó có nghệ sĩ, câu chuyện ứng xử thiếu văn hóa, ứng xử lệch chuẩn của nghệ sĩ, KOLs vẫn là vấn đề “nóng” hiện nay. Theo ông, vì sao lại có tình trạng này?

PGS.TS Bùi Hoài Sơn:
Dù chúng ta đã ban hành một số văn bản liên quan đến văn hoá ứng xử của nghệ sĩ, người nổi tiếng (KOLs) nhưng vẫn phải chứng kiến nhiều ứng xử thiếu văn hóa, lệch chuẩn trên không gian mạng bởi rất nhiều lý do.

pgs.ts bui hoai son 1.jpg -0
PGS.TS Bùi Hoài Sơn.
Chúng ta thấy rằng, quản lý Nhà nước trong lĩnh vực nghệ thuật và trên không gian mạng gặp rất nhiều khó khăn. Điều này đến từ việc cạnh tranh quyết liệt của thị trường giải trí dẫn đến việc các nghệ sĩ, KOLs tìm mọi cách, mọi chiêu trò để có chỗ đứng tốt hơn trong thị trường. Sự phát triển như vũ bão của cách mạng công nghiệp lần thứ tư, với rất nhiều điều mới mẻ, không lường trước được, cũng khiến cho không chỉ chúng ta, mà còn nhiều nước trên thế giới, bị động trước ảnh hưởng của các phương tiện truyền thông mới, nhất là các mạng xã hội.

Như Tiktok chẳng hạn, giờ đây, nhiều nước đang tìm cách thích nghi, ứng phó với tác động tiêu cực từ mạng xã hội này. Mà nghệ thuật lại rất quan trọng đối với xã hội. Những gì chúng ta nghe, đọc, xem không chỉ để phục vụ giải trí mà còn ảnh hưởng đến tâm trí, nhận thức và tính cách, hành vi của mỗi người. Một môi trường nghệ thuật tiêu cực, tệ hại ảnh hưởng xấu đến môi trường xã hội chung.

Chúng ta giờ đây không chỉ đối phó với thách thức an ninh phi truyền thống, mà đang phải đối phó với cả những thách thức văn hóa phi truyền thống nữa. Những hành vi lợi dụng mạng xã hội để phát ngôn bừa bãi, tung tin đồn nhảm, xúc phạm người khác một cách công khai, quảng cáo sai sự thật, trục lợi... là những biểu hiện cụ thể như thế. Vì vậy, tăng cường những biện pháp xử lý ngay, từ sớm để những biến tướng tệ hại này không trở thành mầm mống làm băng hoại những nền tảng đạo đức của xã hội là một điều hết sức cần thiết.

Để làm được điều đó, chúng ta cần có nhiều lớp “tường lửa” mà bộ quy tắc ứng xử trên mạng xã hội hay đối với những người hoạt động nghệ thuật chỉ là một trong số đó. Chúng ta còn cần nhiều hơn các biện pháp khác nhau mới có thể giúp làm trong lành bầu không khí nghệ thuật, trên không gian mạng và ở ngoài xã hội được.
 
bắt ngay cái con ranh mặt xấu như con quỷ, cố ý lộ clip móc lồn. Giờ đang làm kol cho thằng Hải bán quần áo đểu cho bọn thanh niên
 
Top