Cập nhật: Kết thúc tốt đẹp cho nhiều bên vụ án chuyến bay giải cứu: Không có án tử hình nào , các bên vui vẻ

Lenovo11

Trưởng lão
Argentina
1. Bị cáo Phạm Trung Kiên (nguyên Thư ký một lãnh đạo Bộ Y tế) nhận hối lộ nhiều nhất với 253 lần, tổng số tiền hơn 42,6 tỷ đồng, xử phạt tù chung thân.

2, Bị cáo Vũ Anh Tuấn, nguyên Phó Trưởng phòng Tham mưu, Cục Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an, nhận hối lộ 49 lần, tổng số hơn 27,3 tỷ đồng, xử phạt tù chung thân.

3, Bị cáo Nguyễn Thị Hương Lan, nguyên Cục trưởng Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao, nhận hối lộ 32 lần, tổng số 25 tỷ đồng, xử phạt tù chung thân.

4, Bị cáo Tô Anh Dũng, nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, nhận hối lộ 37 lần, tổng số 21,5 tỷ đồng, xử phạt 16 năm tù.

5, Đỗ Hoàng Tùng, nguyên Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao, nhận hối lộ 38 lần, tổng số hơn 12,2 tỷ đồng, xử phạt 12 năm tù.

6, Vũ Sỹ Cường, nguyên cán bộ Phòng Tham mưu Cục Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an, nhận hối lộ 7 lần, xử phạt 9 năm tù.

7, Trần Văn Dự, nguyên Phó Cục trưởng Cục Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an đã nhận hối lộ 7,6 tỷ đồng, xử phạt 7 năm tù.

8, Trần Văn Tân, nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, nhận hối lộ 9 lần, tổng số tiền nhận 5 tỷ đồng, xử phạt 6 năm tù.

9, Nguyễn Quang Linh, nguyên Trợ lý Phó Thủ tướng Chính phủ, 5 lần nhận hối lộ số tiền hơn 4,2 tỷ đồng, xử phạt 7 năm tù.

10, Nguyễn Tiến Thân, nguyên Chuyên viên Vụ Quan hệ Quốc tế Văn phòng Chính phủ, 8 lần nhận hối lộ hơn 3,6 tỷ đồng, xử phạt 5 năm tù.

11, Nguyễn Thanh Hải, nguyên Vụ trưởng Vụ Quan hệ Quốc tế Văn phòng Chính phủ, 8 lần nhận số tiền hơn 3,6 tỷ đồng, xử phạt 6 năm tù.

12, Nguyễn Mai Anh, nguyên Chuyên viên, Vụ Quan hệ Quốc tế Văn phòng Chính phủ, 3 lần nhận hối lộ số tiền 3 tỷ đồng, xử phạt 6 năm tù.

13, Nguyễn Hồng Hà, nguyên Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Osaka, Nhật Bản, đã nhận hối lộ 2 lần, số tiền hơn 2 tỷ đồng, xử phạt 4 năm tù.

14, Chử Xuân Dũng, nguyên Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội, 7 lần nhận hối lộ hơn 2 tỷ đồng, xử phạt 3 năm tù.

15, Vũ Hồng Quang, nguyên Phó Trưởng phòng Vận tải Hàng không Cục Hàng không Việt Nam, Bộ GTVT, 9 lần nhận hơn 1,9 tỷ đồng, xử phạt 4 năm tù.

16, Vũ Hồng Nam, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản, đã nhận hối lộ 2 lần, tổng số hơn 1,8 tỷ đồng, xử phạt 30 tháng tù.

17, Lê Tuấn Anh, nguyên Chánh Văn phòng Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao, 19 lần nhận hối lộ tổng số hơn 1,7 tỷ đồng, xử phạt 42 tháng tù.

18, Ngô Quang Tuấn, nguyên Chuyên viên Vụ Hợp tác Quốc tế Bộ GTVT, có 7 lần nhận số tiền trên 1,8 tỷ đồng, xử phạt 4 năm tù.

19, Vũ Ngọc Minh, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Angola, nhận hối lộ 864 triệu đồng, xử phạt 30 tháng tù.

20, Lưu Tuấn Dũng, nguyên Phó Trưởng phòng Bảo hộ công dân, Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao, nhận hối lộ 14 lần, tổng số hơn 527 triệu đồng, xử phạt 18 tháng tù.

21, Lý Tiến Hùng, nguyên Bí thư thứ Nhất Đại sứ Việt Nam tại Liên bang Nga, nhận hối lộ 2 lần, số tiền hơn 437 triệu đồng, xử phạt 30 tháng tù.

Nhóm bị cáo “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”

22, Trần Việt Thái, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Malaysia, xử phạt 4 năm tù.

23, Nguyễn Lê Ngọc Anh, nguyên Bí thư thứ hai, Đại sứ Việt Nam tại Malaysia, xử phạt 30 tháng tù.

24, Nguyễn Hoàng Linh, nguyên Bí thư thứ hai, Đại sứ Việt Nam tại Malaysia, xử phạt 30 tháng tù.

25, Đặng Minh Phương, nguyên cán bộ Đại sứ Việt Nam tại Malaysia, xử phạt 18 tháng tù.

Nhóm bị cáo “Đưa hối lộ”

26, Nguyễn Thị Thanh Hằng, Phó Tổng giám đốc Công ty Bluesky, xử phạt 11 năm tù.

27, Lê Hồng Sơn, Tổng giám đốc Công ty Bluesky, xử phạt 10 năm tù.

28, Lê Văn Nghĩa, Giám đốc Công ty Nhật Minh, xử phạt 3 năm tù.

29, Võ Thị Hồng, Giám đốc Công ty Minh Ngọc, xử phạt 4 năm tù.

30, Hoàng Diệu Mơ, Tổng giám đốc Công ty An Bình, xử phạt 7 năm.

31, Nguyễn Tiến Mạnh, Giám đốc Công ty Hoàng Long Luxury, xử phạt 7 năm tù.

32, Vũ Thùy Dương, Giám đốc Công ty Lữ Hành Việt, xử phạt 3 năm hưởng án treo.

33, Nguyễn Thị Tường Vy, Giám đốc Công ty ATA, xử phạt 4 năm tù.

34, Trần Thị Mai Xa, Giám đốc Công ty Masterlife, xử phạt 3 năm tù.

35, Nguyễn Thị Hiền, lao động tự do, xử phạt 30 tháng tù.

36, Lê Thị Ngọc Anh, nhân viên Vụ Lễ tân Ban đối ngoại Trung ương, xử phạt 3 năm tù.

37, Phạm Bích Hằng, Phó giám đốc Công ty Du lịch quốc tế, xử phạt 20 tháng tù.

38, Phạm Bá Sơn, nhân viên Công ty Thái Hòa, xử phạt 18 tháng tù (hưởng án treo).

39, Đào Minh Dương, Chủ tịch HĐQT Công ty Vijasun, xử phạt 3 năm tù treo.

40, Nguyễn Thị Dung Hạnh, Giám đốc Công ty G19, xử phạt 30 tháng tù.

41, Phan Thị Mai, Giám đốc Công ty Sao Hà Nội, xử phạt 30 tháng tù (hưởng án treo)

42, Vũ Minh Thắng, Giám đốc Công ty Thuận An, xử phạt 30 tháng tù (hưởng án treo)

43, Nguyễn Thế Dũng, Giám đốc Công ty Sang Trọng, xử phạt 24 tháng tù (hưởng án treo)

44, Trần Hồng Hà, Giám đốc Công ty Sao Việt, xử phạt 24 tháng tù (hưởng án treo)

45, Trần Tiến, Giám đốc Công ty TNHH Thương mại và Du lịch Phi Trường, xử phạt 18 tháng tù (hưởng án treo).

46, Tào Đức Hiệp, Giám đốc Công ty Công đoàn Đường sắt, xử phạt 18 tháng tù (hưởng án treo).

47, Đào Thị Chung Thuý, lao động tự do, xử phạt 15 tháng tù (hưởng án treo).

48, Hoàng Anh Kiếm (lao động tự do) xử phạt 6 năm tù.

Nhóm bị cáo “Môi giới hối lộ”

49, Bị cáo Nguyễn Anh Tuấn, cựu Thiếu tướng, nguyên Phó giám đốc Công an Hà Nội, xử phạt 5 năm tù.

50, Bùi Huy Hoàng, cựu Chuyên viên Cục Y tế Dự phòng Bộ Y tế, xử phạt 30 tháng tù.

51, Phạm Thị Kim Ngân, cựu cán bộ Phòng trị sự Tạp chí Thanh tra Chính phủ, xử phạt 15 tháng tù.

52, Trần Quốc Tuấn, Giám đốc Công ty Vitrato, xử phạt 3 năm tù.

Nhóm bị cáo "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" và "Đưa hối lộ"

53, Hoàng Văn Hưng, nguyên Trưởng phòng điều tra thuộc Cục An ninh điều tra Bộ Công an, phạm tội về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" xử phạt tù chung thân.

54, Trần Minh Tuấn, Giám đốc Công ty CP Thái Hòa tội “Đưa hối lộ” xử phạt 2 năm và tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” xử phạt 16 năm, tổng mức hình phạt là 18 năm tù.


Phạm Trung Kiên, Nguyễn Thị Hương Lan, Vũ Anh Tuấn lãnh án chung thân

Mức đề nghị tử hình là phù hợp, nhưng Phạm Trung Kiên ăn năn hối cải

Trong phần tuyên án chiều nay (28-7), hội đồng xét xử nhận định bị cáo Phạm Trung Kiên (cựu thư ký thứ trưởng Bộ Y tế) cùng một số người khác có hành vi đòi hỏi ra giá sách nhiễu, yêu cầu doanh nghiệp đưa tiền mới cấp phép chuyến bay. Hội đồng xét xử cho rằng không cần thiết phải cách ly vĩnh viễn Phạm Trung Kiên ra khỏi đời sống. Nên tuyên mức án chung thân với bị cáo Kiên.

Các quan chức còn lại dù không đưa yêu cầu lợi ích cụ thể, không trực tiếp thỏa thuận với doanh nghiệp về chi phí cấp phép song đều gặp gỡ trao đổi, thống nhất sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp.

Ngoài bị cáo Phạm Trung Kiên, các bị cáo Vũ Anh Tuấn, nguyên phó trưởng Phòng Tham mưu, Cục Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an, nhận hối lộ hơn 27 tỉ đồng và Nguyễn Thị Hương Lan, nguyên cục trưởng Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao, nhận hối lộ hơn 25 tỉ đồng cùng bị tuyên án chung thân.
Hơn ba lần hội đồng xét xử dùng từ các bị cáo nhận số tiền hối lộ "lớn, rất lớn, đặc biệt lớn" để đánh giá về hành vi của Phạm Trung Kiên và các cựu quan chức.
"Số tiền hối lộ đều đặc biệt lớn, có lần lên đến hàng tỉ đồng, hàng trăm ngàn USD, việc nhận diễn ra nhiều lần, thường xuyên liên tục. Số tiền lớn quá mức thu nhập bình quân công chức. Các bị cáo đều nhận thức được nếu làm theo yêu cầu doanh nghiệp, doanh nghiệp sẽ chi tiền cảm ơn", hội đồng xét xử nhấn mạnh.

Hội đồng xét xử nhận thấy mức hình phạt tử hình viện kiểm sát đề nghị là phù hợp với hành vi phạm tội của Phạm Trung Kiên.

Tuy nhiên tại tòa, Kiên thể hiện thái độ ăn năn hối cải. Tổng số tiền bị cáo đã trả lại và cùng gia đình khắc phục là hơn 42,2 tỉ đồng.

Không cần thiết loại bỏ vĩnh viễn Phạm Trung Kiên ra khỏi đời sống xã hội

Trên cơ sở chính sách nhân đạo của pháp luật, hội đồng xét xử thấy không cần thiết phải áp dụng hình phạt loại bỏ vĩnh viễn bị cáo Phạm Trung Kiên khỏi đời sống xã hội, mà mức án khác cũng đủ sức răn đe.

Trước đó, trong phần luận tội, viện kiểm sát đánh giá cựu thư ký thứ trưởng Bộ Y tế nhận hối lộ với "thủ đoạn trắng trợn nhất" nên đề nghị mức án tử hình.

Phạm Trung Kiên là người duy nhất bị đề nghị mức án kịch khung trong nhóm tội nhận hối lộ. Kiên bị cáo buộc nhận hối lộ nhiều nhất trong vụ án này, với 253 lần, nhận tổng số tiền 42,6 tỉ.

Quá trình điều tra và xét xử vụ án, Phạm Trung Kiên đã trả lại tiền cho một số doanh nghiệp và cùng gia đình nộp tiền khắc phục, tổng 42,2 tỉ đồng.

Theo viện kiểm sát, ông Kiên được giao nhiệm vụ thư ký thứ trưởng Bộ Y tế nhưng đã lợi dụng chức vụ được giao, gây khó khăn cho các đại diện tham gia chuyến bay combo và chuyến bay giải cứu để các doanh nghiệp phải đưa tiền theo yêu cầu.

Khi vụ án bị khởi tố, để che giấu hành vi phạm tội, ông Kiên đã chuyển trả lại tiền cho một số người và nhờ họ khai báo số tiền đó là vay mượn cá nhân. Từ các nhận định trên, viện kiểm sát cho rằng cần áp dụng hình phạt nghiêm khắc nhất đối với cựu thư ký thứ trưởng.

Khi trả lời thẩm vấn và tự bào chữa, Kiên tiếp tục khẳng định mình "không thúc ép doanh nghiệp đưa tiền".

Phạm Trung Kiên nói mình day dứt xin nhận tội trước nhân dân, Đảng, Nhà nước và xin giảm nhẹ hình phạt vì mức án đề nghị tử hình "nghiệt ngã với cuộc đời bị cáo".

Ở phía buộc tội, nêu quan điểm đối đáp, viện kiểm sát nhận định hành vi của Phạm Trung Kiên cũng như các bị cáo làm mất đi ý nghĩa của chuyến bay giải cứu, gây bất bình trong nhân dân và "phản bội lại sự cố gắng của cả hệ thống chính trị, Đảng, Nhà nước, nhân dân".

Viện kiểm sát khẳng định hành vi của ông Kiên là nhận hối lộ, "nhận 253 lần thì không thể nói là vô ý được" để phản bác quan điểm bào chữa cho rằng "bị cáo vô ý nhận hối lộ, không nhận thức hết hành vi của mình".
 
Sửa lần cuối:
Cựu thứ trưởng Ngoại giao Tô Anh Dũng lãnh 16 năm tù
Ông Tô Anh Dũng bị tăng hình phạt so với đề nghị của viện kiểm sát

Theo bản án sơ thẩm vụ chuyến bay giải cứu tuyên chiều 28-7, cựu thứ trưởng Bộ Ngoại giao Tô Anh Dũng cùng 20 cựu quan chức bị cáo buộc lợi dụng việc tổ chức cấp phép các chuyến bay với mục đích lợi nhuận, vụ lợi cá nhân.

Các bị cáo đưa - nhận hối lộ, vi phạm quy định của Nhà nước. Khi vụ án được điều tra, điều tra viên chính trong vụ còn lừa đảo, nhận tiền "chạy án".

Sau khi đưa tiền bôi trơn các doanh nghiệp được các cán bộ công chức giúp đỡ cấp phép chuyến bay nhiều hơn, số lượng khách nhiều hơn
 
Tuyên án, hơn ba lần hội đồng xét xử dùng cụm từ nhận hối lộ số tiền "lớn, rất lớn, đặc biệt lớn" để đánh giá hành vi nhận hối lộ của các bị cáo.

Tòa tuyên phạt cựu thứ trưởng Tô Anh Dũng 16 năm tù (mức viện kiểm sát đề nghị 12-13 năm tù).

Trong nhóm cựu cán bộ ngoại giao, cựu Cục trưởng Lãnh sự Nguyễn Thị Hương Lan bị tuyên mức án cao nhất - chung thân. Trước đó, bà Lan được viện kiểm sát đề nghị 18-19 năm tù.

Đỗ Hoàng Tùng, nguyên phó Cục trưởng Cục Lãnh sự bị tuyên phạt 12 năm tù.

Bộ ngoại giao có nhiều lãnh đạo, cán bộ nhận hối lộ

Bộ Ngoại giao có 5 lãnh đạo, cán bộ bị cáo buộc "Nhận hối lộ" trong đó cựu thứ trưởng Tô Anh Dũng nhận "lót tay" 21,5 tỉ đồng từ các doanh nghiệp thân quen.

Bị can Nguyễn Thị Hương Lan, cựu Cục trưởng Cục Lãnh sự nhận 25,8 tỉ đồng; Đỗ Hoàng Tùng, cựu Phó cục trưởng nhận 12,2 tỉ; Lê Tuấn Anh, cựu Chánh văn phòng cục nhận 1,8 tỉ và Lưu Tuấn Dũng, cựu Phó phòng bảo hộ công dân, nhận 527 triệu.

Ngoài ra, có 5 bị can là đại điện ngoại giao cũng bị cáo buộc nhận hối lộ gồm Vũ Hồng Nam, cựu Đại sứ tại Nhật Bản, nhận 1,8 tỉ đồng; Nguyễn Hồng Hà, cựu Tổng lãnh sự tại Osaka, hơn 2 tỉ; Lý Tiến Hùng, cán bộ Đại sứ quán tại Nga, nhận 437 triệu; Vũ Ngọc Minh, cựu Đại sứ tại Angola, 864 triệu;

Nhóm cán bộ Đại sứ quán tại Malaysia, đứng đầu là cựu Đại sứ Trần Việt Thái bị xác định "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ" do có hành vi thu tiền cao hơn quy định với gần 2.000 người về nước.

Mức hình phạt cần đủ sức răn đe

Theo hội đồng xét xử, cựu thứ trưởng Tô Anh Dũng, cựu cục trưởng Hương Lan đã nhận số tiền đặc biệt lớn, gây nhức nhối trong xã hội, mất niềm tin trong nhân dân nên cần áp dụng mức hình phạt cao hơn mức mà cơ quan công tố đề nghị “mới đủ sức răn đe”.

Cựu thứ trưởng Tô Anh Dũng bị tuyên phạt 16 năm tù (mức đề nghị 12-13 năm), cựu Cục trưởng Lãnh sự Nguyễn Thị Hương Lan bị phạt tù chung thân (mức đề nghị 18-19 năm), Vũ Anh Tuấn, cựu phó phòng tham mưu Cục Quản lý Xuất nhập cảnh, Bộ Công an lãnh án chung thân (mức đề nghị 19-20 năm)...

Cùng nhóm tội Nhận hối lộ, bị cáo Nguyễn Quang Linh, cựu trợ lý Phó thủ tướng, bị phạt 7 năm tù; Chử Xuân Dũng, cựu Phó chủ tịch Hà Nội, lãnh án 3 năm tù; Trần Văn Tân, cựu Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, 6 năm tù; Trần Văn Dự, cựu Cục phó Quản lý Xuất nhập cảnh, 7 năm tù.

Ngoài ra, tòa tuyên 21 bị cáo nhận hối lộ mỗi người phải nộp phạt 100 triệu đồng sung công quỹ nhà nước.

Ở nhóm tội đưa hối lộ, đa số các bị cáo bị tuyên mức án nhẹ hơn mức viện kiểm sát đề nghị. Người bị tuyên mức án cao nhất là Nguyễn Thị Thanh Hằng (phó tổng giám đốc Công ty Bầu trời xanh) lãnh 11 năm tù. Trong nhóm này có 11 bị cáo được hưởng án treo, người thấp nhất là Đào Thị Chung Thúy bị tuyên phạt 15 tháng tù cho hưởng án treo.
 
DCM bọn tòa án diễn kịch à, khung nhận hối lộ trên 1 tỷ là tù 20 năm đến tử hình. Thằng đầu bùi giáo diên Chữ Xuân Dũng nhận 2 tỷ có 3 năm, những thằng khác toàn dưới khung xa. Lờ luôn các tình tiết tăng nặng là phạm tội nhiều lần, lợi dụng dịch bệnh, số tiền lớn..... Còn thằng dân vi phạm thì kịch khung.
 
Vậy số tiền dôi ra cả vài nghìn tỷ nó đi đâu rồi chúng mày . Vụ này nghe nói vài nghìn tỷ mà ông bà nào ăn cao lắm cũng nhõn 40 tỏi , còn lại vài trăm tr đến vài tỏi . Phần thừa kia lại biến mất , lạ nhể?
 
Vậy số tiền dôi ra cả vài nghìn tỷ nó đi đâu rồi chúng mày . Vụ này nghe nói vài nghìn tỷ mà ông bà nào ăn cao lắm cũng nhõn 40 tỏi , còn lại vài trăm tr đến vài tỏi . Phần thừa kia lại biến mất , lạ nhể?

Vụ này phải tính bằng 20-30 tỏi Biden, tiền VNĐ tính làm gì.

—> chung thân ở mình thì 15-20 năm là về —> anh hùng một cõi thôi.
 
Chung thân là may, thằng này phải vô khung nhận hối lộ để tử hình mới đúng. Cho nó cái tội lừa đảo tào lao. Dcm bọn công an VN.
Thằng hưng có tử hình mà tao hay mày bị bớ thì bọn điều tra viên vẫn ăn tiền đều thôi, chúng nó k sợ gì đâu
 
8hvs3y.png
 
Kịch diễn đi diễn lại như táo quân.
Bữa fb có page nói đề nghị án tử hình, tao vào cmt là sẽ chẳng có án tử nào đâu thì bị 1 đống chúng nó vào chửi, dell biết là bọn ngu hay bọn bò đỏ nữa
2 loại đó có đặc điểm gì khác nhau à ? Ngu & bò đỏ ?
 
Theo quy định tại Điều 196 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003, Tòa án chỉ xét xử những bị cáo và những hành vi theo tội danh mà Viện kiểm sát truy tố và Tòa án đã quyết định đưa ra xét xử. Toà án có thể xét xử bị cáo theo khoản khác với khoản mà Viện kiểm sát đã truy tố trong cùng một điều luật hoặc về một tội khác bằng hoặc nhẹ hơn tội mà Viện kiểm sát đã truy tố.

Tuy nhiên, Điều 298 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 đã mở rộng hơn giới hạn xét xử của Tòa án. Theo đó, ngoài giới hạn xét xử được quy định như Điều 196 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003, Tòa án còn có thể xét xử theo tội danh nặng hơn tội danh mà Viện kiểm sát đã truy tố.

Để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của bị cáo, nguyên tắc độc lập xét xử của Tòa án và việc thực hiện quyền công tố của Viện kiểm sát, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 đã quy định cụ thể về điều kiện để Tòa án có thể xét xử theo tội danh nặng hơn tội danh mà Viện kiểm sát đã truy tố.


Tại khoản 3 Điều 298 đã quy định, trường hợp xét thấy cần xét xử bị cáo về tội danh nặng hơn tội danh Viện kiểm sát truy tố thì Tòa án trả hồ sơ để Viện kiểm sát truy tố lại và thông báo rõ lý do cho bị cáo hoặc người đại diện của bị cáo, người bào chữa biết; nếu Viện kiểm sát vẫn giữ tội danh đã truy tố thì Tòa án có quyền xét xử bị cáo về tội danh nặng hơn đó.

Như vậy, khi Tòa án thấy cần cần xét xử bị cáo về tội danh nặng hơn tội danh Viện kiểm sát truy tố thì Tòa án trả hồ sơ để Viện kiểm sát truy tố lại mà không phải trả hồ sơ để điều tra bổ sung. Việc quy định như vậy làm giảm các trường hợp trả hồ sơ điều tra bổ sung, dẫn đến kéo dài quá trình giải quyết vụ án.

Rồi tòa trả hồ sơ về cho VKS truy tố lại đâu ??? Wtf nếu vậy thì vai trò của thằng VKS ở đây là gì khi tòa ngang nhiên tuyên án CAO HƠN mà ko cần trả về cho VKS truy tố lại ???
Án cho xử 1 tháng mà mới 18 ngày đã đóng án, chạy deadline hay gì ???
 
Kịch diễn đi diễn lại như táo quân.
Bữa fb có page nói đề nghị án tử hình, tao vào cmt là sẽ chẳng có án tử nào đâu thì bị 1 đống chúng nó vào chửi, dell biết là bọn ngu hay bọn bò đỏ nữa
tử cái lồn. tử hình xong mai cả nhà thằng hưng cầm súng bắn vỡ đầu thằng trọng lú
 
Với án tù chung thân, Toà đã đặt một dấu chấm hết. Nhưng ko phải cho Phạm Trung Kiên (nguyên Thư ký của thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên), mà đặt dấu chấm hết cho việc làm rõ trách nhiệm của ông thứ trưởng này.

Kiên, 253 lần nhận hối lộ với 42,6 tỉ đồng- nhiều nhất trong vụ án. Hạch sách, đòi hỏi kinh khủng nhất…Và rồi thì trung kiên nhận tội một mình.
Nghe khắm lặm.

Cũng thoát là ổng Mai Tiến Dũng, thời điểm xảy ra vụ án đương nhiệm Bộ trưởng VPCP.
Cả ông Tuyên và ông Dũng đều bị triệu tập tới tòa và cả 2 đều ko thèm đến luôn.

Đối với những nhân dân đã bị chặt chém trong những chuyến bay giải cứu, Toà cho rằng: Hồ sơ vụ án không có tài liệu hay thông tin về chi phí của họ do đó, không có cơ sở xem xét, giải quyết.

Họ được dành quyền yêu cầu các doanh nghiệp giải quyết quyền lợi theo quy định pháp luật.

Đấy, nhân dân tha hồ mà đi đòi bọn ma tù nhé. Tiền nộp thì xung công quỹ rồi.
 
Top