Châu Phi đề xuất hòa bình 10 điểm cho Ukraine, ông Putin bác gần hết

chipmini

Thanh niên hoi

Gặp gỡ Tổng thống Nga Vladimir Putin, lãnh đạo các nước châu Phi đã trình bày một kế hoạch hòa bình gồm 10 điểm về tình hình Ukraine. Tuy nhiên, kế hoạch này rất ít khả năng tạo ra đột phá.​


Châu Phi đề xuất hòa bình 10 điểm cho Ukraine, ông Putin bác gần hết - Ảnh 1.

Tổng thống Nga Vladimir Putin (trái) và Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa tại cuộc gặp ở Saint Petersburg (Nga) ngày 17-6 - Ảnh: REUTERS
Châu Phi là bên mới nhất bày tỏ mong muốn làm trung gian hòa bình cho cuộc xung đột Ukraine. Hôm 17-6, nhóm bảy nhà lãnh đạo châu Phi đã có cuộc gặp với Tổng thống Nga Putin.

Không nhiều điểm chung về Ukraine

Tham dự cuộc gặp trên gồm đại diện các nước châu Phi: Senegal, Ai Cập, Zambia, Uganda, Cộng hòa Congo, Comoros, và Nam Phi.
Châu Phi được xem là một trong những bên chịu ảnh hưởng từ cuộc xung đột Ukraine, đặc biệt trong vấn đề an ninh lương thực. Các lãnh đạo châu Phi bày tỏ mong muốn kết thúc cuộc xung đột Ukraine.
"Chúng tôi tới đây để lắng nghe ông và thông qua ông để lắng nghe tiếng nói của người dân Nga. Chúng tôi muốn khuyến khích ông tham gia các cuộc đàm phán với Ukraine nhằm chấm dứt vấn đề phức tạp này", Tổng thống Comoros Azali Assoumani nói. Hiện Comoros, quốc gia nằm phía đông nam châu Phi, đang là chủ tịch Liên minh châu Phi (AU).
Theo Hãng thông tấn TASS của Nga, tại cuộc gặp với Tổng thống Putin, Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa đã trình bày 10 điểm chính của kế hoạch hòa bình do nhóm các nước châu Phi nêu trên đề xuất.
Các đề xuất này bao gồm: 1. Kêu gọi lắng nghe lập trường của Nga và Ukraine; 2. Bắt đầu giảm căng thẳng lên hai phía; 3. Đảm bảo chủ quyền của các quốc gia và dân tộc theo Hiến chương Liên Hiệp Quốc; 4. Đạt được sự đảm bảo an ninh cho mọi nước; 5. Đảm bảo vận chuyển phân bón và ngũ cốc của hai nước; 6. Hỗ trợ nhân đạo cho người bị cuộc chiến ảnh hưởng; 7. Tái thiết hậu chiến và viện trợ cho người bị ảnh hưởng; 8. Tìm giải pháp cho vấn đề trao đổi tù nhân; 9. Hồi hương trẻ em; và 10. Hợp tác chặt chẽ hơn với các quốc gia châu Phi.
Đáp lại, Tổng thống Nga Putin đưa ra một số lời giải thích về lập trường của Nga đối với một số đề xuất trong kế hoạch của châu Phi.
Đáng chú ý, ông Putin khẳng định chính Ukraine đã rút khỏi các cuộc đàm phán với Nga, mặc dù hai bên đã có thỏa thuận sơ bộ ở Istanbul. Thêm vào đó, Nga có quyền công nhận độc lập cho hai nước cộng hòa ở vùng Donbass theo Hiến chương Liên Hiệp Quốc.

Bản tóm tắt của TASS cho thấy những "giải thích" của ông Putin diễn tả sự lệch pha nhất định trong cách nhìn nhận vấn đề của Nga và nhóm quốc gia châu Phi về Ukraine. Trong khi đó, Hãng tin Reuters mô tả hành động của ông Putin là "đưa cho phía châu Phi một danh sách các lý do mà ông tin rằng nhiều đề xuất của châu Phi là sai lầm".

Khó có đột phá cho thỏa thuận về Ukraine

Nhìn chung, châu Phi và Nga vẫn chưa giải quyết được khác biệt nhất định trong cách nhìn nhận bản chất cuộc xung đột ở Ukraine. Điều này khiến nỗ lực làm trung gian của châu Phi xem ra chưa có đột phá nào.
Theo Hãng tin AP, triển vọng đàm phán hòa bình Ukraine vẫn mờ mịt vì Ukraine và Nga có quan điểm quá khác biệt.
Hiện nay Ukraine yêu cầu Nga rút quân khỏi mọi vùng lãnh thổ Matxcơva đang chiếm đóng và xem đây là điều kiện tiên quyết để đàm phán.
Về phần mình, Nga muốn Ukraine công nhận việc sáp nhập bán đảo Crimea vào Nga năm 2014, cũng như thừa nhận một số vùng đất sáp nhập gần đây là của Nga.
Trong phần tường thuật của phía Nga, Matxcơva lưu ý các đề xuất của châu Phi hiện chưa phải đề xuất chính thức theo văn bản, đồng thời để ngỏ khả năng tiếp tục tương tác trong tương lai.
Tuy nhiên, như lời phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov, không phải mọi điều khoản trong đề xuất của châu Phi đều tương xứng với lập trường của Nga.
 
Các đề xuất này bao gồm: 1. Kêu gọi lắng nghe lập trường của Nga và Ukraine; 2. Bắt đầu giảm căng thẳng lên hai phía; 3. Đảm bảo chủ quyền của các quốc gia và dân tộc theo Hiến chương Liên Hiệp Quốc; 4. Đạt được sự đảm bảo an ninh cho mọi nước; 5. Đảm bảo vận chuyển phân bón và ngũ cốc của hai nước; 6. Hỗ trợ nhân đạo cho người bị cuộc chiến ảnh hưởng; 7. Tái thiết hậu chiến và viện trợ cho người bị ảnh hưởng; 8. Tìm giải pháp cho vấn đề trao đổi tù nhân; 9. Hồi hương trẻ em; và 10. Hợp tác chặt chẽ hơn với các quốc gia châu Phi.
Có cái loz mà bố chịu, bố ăn cướp quen rồi
 
Thiên triều làm trung gian hoà giải còn chưa thấm vào đâu, mấy anh nhọ châu phi làm được gì. Phải để chúng nó đánh nhau một trận tơi bời đã.
 
10 điểm này khá bất ngờ là có lợi nhiều cho phía Ukr hơn Nga nhưng về cơ bản là 2 bên đang đặt những mục tiêu quá xa nhau, ko có điểm chung nên mọi nỗ lực đàm phán lúc này là vô nghĩa.
Phải giải quyết ở chiến trường trước, rồi tùy theo kết cục lãnh đạo 2 bên sẽ phải thay đổi mục tiêu, đến khi nào có điểm chung thì mới ngồi đàm phán được.
 
lều báo vịt cộng ko thấy nói rõ butrim tham dự họp trong boongke nhỉ
 
Top