Chúng mày thử giải nghĩa câu " quân với dân như cá với nước" là nó như thế nào

Wololooo

Người phá đò sông Đà
China
Tại sao lại ví von " quân với dân như cá với nước"
Ai là cá? Ai là nước? Nước ko có cá thì chẳng làm sao chứ cá mà ko nước thì cá chết. Còn nước có cá thì cá nó ỉa đía thì chỉ tổ bẩn thêm :doubt:
 
Câu mày nói nói lên tất cả rổi còn gì. Quân là Cá, Dân là Nước. Mày nói cũng ok rồi còn hỏi gì nữa.
 
Thầy cùng các em phân tích câu tục ngữ "quân với dân như cá với nước"

Chở thuyền là dân, lật thuyền cũng là dân, sức dân như nước. Người Anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi đã khẳng định như vậy. Tức là dân được ví như nước từ lâu đời. Còn quân là cá thì tìm hiểu sau đây

Chủ tịch Hồ Chí Minh lúc còn sống cũng đã từng đạo văn lại rằng, “Trong bầu trời không gì quý bằng nhân dân. Trong thế giới không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân” (Hồ Chí Minh toàn tập, T 8, tr.276).
Mọi việc đều bắt nguồn từ dân, lấy dân làm gốc, lấy gốc làm thớt… là bài học lớn được đúc kết suốt chiều dài lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc được Đảng ta vận dụng thành công trong 90 mùa xuân qua.

Đâu tiên, để hiểu ngọn ngành, chúng ta phải giải thích được quân lài ai, và dân là ai, và vế sau của nó là cá và nước. Nghĩa khá rõ ràng: quân = cá, và dân = nước.

Quân là quân đội, đạo quân, là lực lượng vũ trang, được trang bị súng ống, đại bác, tên lửa, trực thăng, máy bay phản lực, vũ khí sinh hoá..v.v.v. Còn dân được hiểu là nhân dân, dân đen, người dân nói chung, sống trong 1 khu vực địa lý cụ thể. Tiếp đến chúng ta sẽ tìm hiểu tại sao lại là khu vực địa lý cụ thể.

Sở dĩ cho rằng nước trong câu tục ngữ là nước ao, nước hồ, dân gian gọi là "ao tù nước đọng đỉa tập bơi", nhiều học giả còn ví nước ở đây là nước giếng cũng có. Còn nước sông, nước biển thì ta còn xem xét bởi lẽ, nhân dân sống trong 1 khu vực địa lý như Việt Nam không thể tự do đi ra nước ngoài như Châu Âu, Mỹ, Nhật Hàn..., thậm chí phải trốn chui chốn lủi, ăn hang ở lỗ sống lay lắt trong rừng sâu buốt giá hoặc chết hàng chục người trong xe container để ra nước ngoài. Thật không dễ dàng gì để 1 con cá thoát khỏi cái ao tù để bơi ra biển lớn. Cho nên, nước ở đây là nước ao.

Ví dân như nước là 1 triết lý đầu tư khôn khéo. Bởi lẽ từ lâu đời cổ nhân đã dạy: "Nước trong thì không có cá, người tốt quá thì không ai chơi" cứ tưởng nó chỉ áp dụng vô việc đối nhân sử thể, giờ vẫn đúng trong việc nhìn nhận cả một quốc gia. Nếu đảng ta đã quyết khẳng định dân là nước, quân là cá thì cái ao đấy nó phải đục ngầu, phải hỗn loạn, thì cá mới dễ sống, mới béo, mới sinh sôi nảy nở phát triển tốt. Dân được ví là môi trường sống của lực lượng vũ trang mà thượng tầng là tầng lớp lãnh đạo và bộ máy chính quyền. Ao không đục, ắt phải làm cho nó đục. Đó là điều kiện cho tự tồn vong của cá.

Cá đã khuấy đục nước bằng cách nào? Đó chính la việc tạo ra các luật lệ, đường lối, chính sách gây khó cho nhân dân, thậm chí bẫy dân. Ví dụ như biển báo giao thông, vạch kẻ đường tùm lum gây nhầm lẫn để phạt dân thu về được nhiều tiền hơn hoặc tạo điều kiện để dễ dàng nhận hối lộ hơn. Trong 1 cái ao đục toàn chất thải và nhiều thức ăn cho cá, có những con cá to khổng lồ, được dung dưỡng bằng nước, chúng coi trời bằng vung, công khai thách thức nhân dân.

Rồi thì chuyện cá lớn nuốt cá bé. Nó ko phải là nuốt để giết mà là cả 1 hệ thống những con cá này vận hành đó là cá bé thì đớp chất bẩn từ cái đục của nước, còn cá lớn thì lại đớp lại phần chia chác của cá bé. Người dân là nước thì chỉ là thứ bị động không có khả năng phản đối, bị cá bé tí vẫy đuôi hôi tanh cũng có thể đẩy trôi đi đâu thì đẩy, không điểm dừng, và nó diễn ra khắp mọi nơi ở cái ao tù ấy. 1 hiệu trưởng nhỏ nhoi ở 1 cái trường xã cũng có khả năng ban hành các khoản lạm thu mà chả con em nào dám ý kiến, hay 1 phụ tá nhỏ nhoi ở 1 bệnh viện huyện cũng có thể gây khó dễ, làm tiền người nhà bệnh nhân liệu đã đủ chứng minh?

Sau cùng, chỉ khi nào có 1 cơn lũ dữ tràn đến, phá tan cái bờ ao đã vây hãm dân tộc này đê mở toang cánh cửa ra biển sộng sông dài, thì may ra nước mới trong và cá vẫn nhiều nhưng không béo
 
Sửa lần cuối:
Tại sao lại ví von " quân với dân như cá với nước"
Ai là cá? Ai là nước? Nước ko có cá thì chẳng làm sao chứ cá mà ko nước thì cá chết. Còn nước có cá thì cá nó ỉa đía thì chỉ tổ bẩn thêm :doubt:
Quân tức là thượng tầng & trung lưu CS
Dân: Hạ tầng & phần còn lại
Cá đc ví là quân
Nước là môi trường bắt buộc cần có để cá sinh tồn --> ở đây có thể hiểu là dùng truyền thông tẩy não hay nói gọn là mị dân
Ý nghĩa: CS chỉ tồn tại bền vững nếu như làm tốt việc mị dân
 
Quân với dân như cá với nước.
Quân là cá, dân là nước. Trong nước sinh ra cá, cá trốn trong nước. Muốn bắt được cá phải tát hết nước. Nước chính là nơi cá trú ẩn, sinh sôi, không có nước cá sẽ chết, cá ăn uống ỉa đái trong nước, nước ô nhiễm cá vẫn sống nhất là các loại cá như trê, tra càng sống mạnh.
Như vậy quân núp trong dân như cá núp trong nước, muốn bắt được quân thì phải bắt dân trước.
 
Tại sao lại ví von " quân với dân như cá với nước"
Ai là cá? Ai là nước? Nước ko có cá thì chẳng làm sao chứ cá mà ko nước thì cá chết. Còn nước có cá thì cá nó ỉa đía thì chỉ tổ bẩn thêm :doubt:
Cá đớp nước. Mước nuôi cá k đc ý kiến
 
Nghĩa trên mặt chữ, thế còn hỏi. Nước không có cá cũng không sao, nhưng cá không có nước thì chết thẳng.
 
"nước trong thị ko có cá"
nên tại sao quan chức vn lại giàu thế, thì đủ hiểu nước đục cỡ nào
 
Một, khi ông bị dân kiện về tội “tham lam, thô bỉ”, ông về kinh thành chầu vua, nhân đó tâu: “Tướng là chim ưng, dân lính là vịt, dùng vịt để nuôi chim ưng thì có gì là lạ”. Vua rất không hài lòng, Khánh Dư phải về ngay, e ở lại sẽ bị quở phạt.

Hai, “để ngăn phòng giặc Hồ, không thể đội nón phương Bắc”, ông “sai người nhà mua nón Ma Lôi từ trước” rồi lúc đó bán, dân “tranh nhau mua”, giá tăng cao dần, thu được nhiều tiền và “hàng ngàn tấm vải”, ĐVSKTT ghi là “tham lam, thô bỉ”, đến nỗi: “Vân Đồn gà chó thảy đều kinh”.
 
Top