Cuộc chiến Covid-19: Bản hùng ca của các chiến sĩ áo trắng

after all

Bò lái xe
Palestine
Đến thời điểm hiện tại, đại dịch Covid-19 đã được kiểm soát hoàn toàn trên phạm vi toàn quốc. Việt Nam đã thực hiện hiệu quả để thành công trong phòng, chống đại dịch Covid-19 để chuyển phân loại Covid-19 từ bệnh truyền nhiễm nhóm A (các bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm) sang nhóm B (các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm).

Covid-19 là đại dịch toàn cầu (lây lan đến 231 quốc gia, vùng lãnh thổ), chưa từng có trong lịch sử, các biến thể có độc lực cao, liên tục biến đổi. Đây là kẻ thù “vô hình”, “rất nguy hiểm”. Đã có nhiều làn sóng dịch bùng phát mạnh ở nhiều quốc gia, khu vực, gây áp lực lớn lên hệ thống y tế, kể cả những quốc gia phát triển, có nền y tế hiện đại. Việt Nam đối phó với đại dịch Covid-19 trong khi đất nước còn nhiều khó khăn, đặc biệt là hệ thống y tế cơ sở và y tế dự phòng còn nhiều hạn chế; hầu hết trang thiết bị, vật tư, y tế, thuốc, sinh phẩm, vaccine... đều chưa sản xuất được, phải nhập khẩu. Trong 3 năm, chúng ta đã trải qua 2 giai đoạn chống dịch và 4 đợt bùng phát dịch, gây nhiều thiệt hại và để lại hậu quả nặng nề.

<img src=https://file.qdnd.vn/data/images/0/2024/02/07/upload_2089/bannercmnm.jpg class=vllogo>

Tiêm vaccine phòng Covid-19 cho nhân viên y tế của Bệnh viện Nhi Trung ương. Ảnh: QUANG MINH

Từ những ngày đầu chống dịch, hình ảnh của các chiến sĩ áo trắng rời xa người thân và gia đình, xung phong vào tâm dịch các chiến trường: Từ Hạ Lôi - Mê Linh - Hà Nội, Sơn Lôi - Vĩnh Phúc, đến Hải Dương, Bắc Ninh, Bắc Giang, Đà Nẵng rồi đến các tỉnh phía Nam. Rất nhiều thầy thuốc có con nhỏ, mẹ già, bản thân có bệnh nền, nhưng những chiến sĩ áo trắng đã trở thành lực lượng chủ yếu tiên phong, dũng cảm, xông pha nơi tuyến đầu chống dịch. Trong cuộc chiến sinh-tử này, hàng trăm nghìn cán bộ y tế đã nỗ lực gấp 3-5 lần so với bình thường để điều trị, cấp cứu người bệnh trong những hoàn cảnh ngặt nghèo và thiếu thốn mọi mặt về điều kiện cơ sở vật chất, thuốc men, bên cạnh đó là số lượng bệnh nhân tăng lên quá nhanh đã tạo cho các y bác sĩ những áp lực vô cùng lớn.

Nhưng với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, của những nhân viên y tế với mục tiêu: “Đặt sức khỏe, tính mạng của nhân dân lên trên hết, trước hết”, Việt Nam đã thực hiện hiệu quả để thành công trong phòng, chống đại dịch Covid-19 để chuyển phân loại Covid-19 từ bệnh truyền nhiễm nhóm A (các bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm) sang nhóm B (các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm). Trong những ngày chiến đấu với đại dịch Covid-19, các y, bác sĩ đã có những tâm sự, những kỷ niệm có vui-có buồn không thể nào quên, một dấu ấn mang tên "kỳ tích" của ngành y. Chúng ta bắt gặp những lãnh đạo của ngành Y tế không ngại khó khăn, xông pha, bám trụ tại những vùng dịch, không ngại gian nguy, tiếp sức cho nhau để làm tròn bổn phận của người thầy thuốc trong công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe người dân. Và cả những hình ảnh những cán bộ y tế mồ hôi ướt đẫm trong ngày hè oi ả, những bữa cơm muộn, những đêm thức trắng để lấy mẫu xét nghiệm, truy vết, đưa người bệnh đi cách ly... thật sự xúc động và không thể nào quên...

<img src=https://file.qdnd.vn/data/images/0/2024/02/07/upload_2089/bannercmnm.jpg class=vllogo>


Tiêm vaccine phòng Covid-19 cho trẻ em tại tỉnh Vĩnh Phuc. ẢNH: PHẠM HẰNG

Việt Nam đã "đi sau về trước" trong công tác phòng, chống dịch, trở thành một trong những nước mở cửa sớm các hoạt động kinh tế-xã hội trong nước từ ngày 11-10-2021 và mở cửa với quốc tế từ ngày 15-3-2022. Ghi nhận những thành quả mà Việt Nam đã chiến đấu với đại dịch Covid-19, bà Angela Pratt, Trưởng Đại diện Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam khẳng định, Việt Nam có năng lực tốt trong phát hiện, truy vết, khoanh vùng, dập dịch; thực hiện đóng cửa biên giới, phong tỏa các điểm dịch phù hợp; có hệ thống và đội ngũ y tế tận tâm; sáng suốt thực hiện chiến lược vaccine thần tốc; có sự tham gia tích cực của cả cộng đồng; đặc biệt có sự quyết đoán, tận tâm của lãnh đạo Chính phủ trong phòng, chống dịch. Cùng với đó, chiến dịch triển khai vaccine đặc biệt này đã tạo tiền đề cho việc mở cửa lại theo từng giai đoạn mà Việt Nam cũng là một trong những điểm phục hồi kinh tế mạnh mẽ nhất trong khu vực, và cách thức ứng phó của Việt Nam trước đại dịch Covid-19 đã trở thành hình mẫu tham khảo cho các quốc gia khác.
 
đẳng cấp nghiêng vẹo .
làm nt mới là làm
ăn nt mới là ăn
 
Top