Đại nhảy vọt Thiên Triều năm 1958

Lenovo11

Trưởng lão
Argentina

Đại nhảy vọt: Cuộc thảm sát tồi tệ nhất trong lịch sử nhân loại​

Đại nhảy vọt (Giản thể:大跃进, Phồn thể:大躍進, bính âm:dàyuèjìn; âm Hán Việt: đại dược tiến) là tên thường gọi trong sách báo tiếng Việt cho kế hoạch xã hội và kinh tế của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thực hiện từ năm 1958 đến năm 1962 nhằm mục tiêu sử dụng dân số khổng lồ của Trung Quốc để chuyển tiếp nhanh chóng Trung Quốc đại lục từ một nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp lạc hậu, dựa vào nông dân là chính sang một xã hội công nghiệp ******** hiện đại. Mao Trạch Đông đặt điểm tựa của chương trình vào Lý luận sức sản xuất. Đại nhảy vọt ngày nay được đa số mọi người, cả trong và ngoài Trung Quốc, xem như là một chính sách kinh tế thất bại nặng nề. Sự thất bại của kế hoạch này làm đình trệ sản xuất, kết hợp với những thiên tai (lũ lụt, hạn hán, nạn châu chấu...) đã gây ra nạn đói, một con số ước lượng có đến 13-20 triệu người chết trong nạn đói này, đồng thời kéo tụt nền kinh tế non trẻ của Trung Quốc chậm lại hàng chục năm và được nhiều người gọi với cái tên đầy châm biếm Đại nhảy lùi. Sách báo tiếng Việt còn có một số cách gọi khác như Bước nhảy lớn, Bước nhảy vọt. Trong những đại hội đảng vào tháng 3 năm 1960 và tháng 5 năm 1962, những kết quả tồi tệ của cuộc Đại nhảy vọt được nghiên cứu bởi Đảng ******** Trung Quốc (CPC), và Mao đã bị chỉ trích trước đại hội vì đã đề ra những chính sách không hợ lý. Những đảng viên cao cấp dung hòa như Lưu Thiếu Kỳ và Đặng Tiểu Bình nhờ vậy giành được nhiều sự ủng hộ, và Mao dần mất đi tiếng nói, dẫn tới việc ông khởi xướng cuộc cách mạng văn hóa năm 1966 để tái củng cố quyền lực.

Đại nhảy vọt: Cuộc thảm sát tồi tệ nhất trong lịch sử nhân loại


Một hình ảnh cổ động cho Đại nhảy vọt năm 1958

Một nhà văn, người đã tiết lộ hàng triệu cái chết của người Trung Quốc trong thời kỳ Đại nhảy vọt, nói rằng Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã công bố ngày càng nhiều các tài liệu mô tả chi tiết thời kỳ đổ máu và đói kém này.

Một hình ảnh cổ động cho Đại nhảy vọt năm 1958
















Mao cho rằng sản xuất lúa gạo và thép như là cột trụ chính của phát triển kinh tế. Ông tiên đoán rằng trong vòng 15 năm kể từ Đại nhảy vọt, sản lượng thép của Trung Quốc sẽ vượt qua sản lượng thép của Vương quốc Anh. Trong các cuộc họp Bộ chính trị vào tháng 8 năm 1958, quyết định được đưa ra là sản xuất thép được ấn định tăng gấp đôi trong năm, đa số sản lượng gia tăng tới từ các lò nung thép sân vườn. Mao được Bí thư tỉnh An Huy cho xem một thí dụ về một lò nung thép sân vườn ở Hợp Phì vào tháng 9 năm 1958. Lò nung này được cho là đang sản xuất thép chất lượng cao (mặc dù thực tế thì thép tinh luyện này đã được sản xuất ở nơi khác). Mao khuyến khích việc thiết lập các lò nung thép sân vườn loại nhỏ tại mỗi xã và tại mỗi khu phố. Nỗ lực khổng lồ từ nông dân và các công nhân khác được đưa vào để sản xuất thép từ sắt vụn. Để cung cấp nhiên liệu đốt cho các lò nung, cây rừng bị chặt bừa bãi, gây thiệt hại lớn cho môi trường thiên nhiên của địa phương. Tình trạng phá cửa nhà và bàn ghế đồ đạc để lấy củi đốt lò nung cũng xảy ra khắp nơi. Nồi, xoong, chảo, và các thứ vật dụng kim loại khác được trưng dụng để cung cấp "sắt vụn" cho các lò nung để có thể đạt được mục tiêu sản xuất. Nhiều nam lao động nông nghiệp bị thuyên chuyển từ thu hoạch mùa màng sang giúp sản xuất thép cũng giống như các công nhân ở nhiều nhà máy, trường học và thậm chí cả bệnh viện. Đối với những ai có chút kinh nghiệm về sản xuất thép hoặc có hiểu biết cơ bản về luyện kim thì cũng có thể đoán ra được rằng sản phẩm từ các lò nung này là những đống sắt nguyên liệu phẩm chất thấp và chẳng có chút giá trị gì về kinh tế. Tuy nhiên, chính sự ngờ vực sâu đậm của Mao đối với giới trí thức, và niềm tin vào sức mạnh huy động khổng lồ của giới nông dân đã khiến ông ra lệnh thực hiện nỗ lực khổng lồ này trên toàn quốc mà không cần hỏi ý kiến của các chuyên gia. Nỗ lực lớn được thực hiện trong suốt Đại nhảy vọt trên phạm vi rộng như các dự án xây cất cơ bản thường được hoạch định cẩu thả, ví dụ như các công trình thủy lợi, thường được xây mà chẳng hỏi ý từ các kỹ sư được đào tạo. Hơn nữa, kinh nghiệm của các tầng lớp trí thức theo sau Chiến dịch trăm hoa đua nở đã khiến những ai biết được kế hoạch như thế là một chuyện điên rồ cũng chẳng dám lên tiếng chỉ trích. Theo bác sĩ riêng của ông là Lý Chí Tuy, Mao và đoàn tùy tùng đến viếng thăm khu sản xuất thép truyền thống tại Mãn Châu tháng 1 năm 1959 và khi đó ông mới biết được là thép chất lượng cao chỉ có thể sản xuất tại các nhà máy quy mô lớn, sử dụng nhiêu liệu đáng tin cậy như than đá. Tuy nhiên, ông quyết định không ra lệnh ngưng các lò nung thép sân vườn vì không muốn dập tắt nhiệt tâm cách mạng của quần chúng. Chương trình chỉ được bãi bỏ một cách lặng lẽ nhiều tháng sau đó. Tại các công xã, một số sáng kiến nông nghiệp gây tranh cãi được đề bạt theo mệnh lệnh của Mao. Nhiều sáng kiến trong số này dựa theo ý tưởng của nhà sinh vật học Liên Xô là Trofim Lysenko và những người theo chân ông. Các chính sách bao gồm việc trồng trọt trong đó hạt giống được gieo với mật độ dày hơn bình thường với nhận định sai lầm là các hạt giống cùng loại sẽ không cạnh tranh đất sống với nhau. Cày sâu được khuyến khích vì niềm tin sai lầm điều này sẽ cho cây trồng có thêm hệ thống rễ lớn hơn. Thậm chí tai hại hơn là có ý kiến cho rằng một phần đất trồng nên bỏ hoang. Tác động ban đầu của Đại nhảy vọt đã được bàn luận tại Hội nghị Lư Sơn vào tháng 7/8 năm 1959. Mặc dù nhiều người trong số các lãnh đạo ôn hòa hơn có giữ các điều kiện hạn chế đối với chính sách mới, người lãnh đạo cao cấp duy nhất công khai nói thẳng là nguyên soái Bành Đức Hoài. Mao dùng hội nghị để gạt bỏ Bành ra khỏi chiếc ghế Bộ trưởng Quốc phòng của ông và lên án cả Bành (người xuất thân từ một gia đình nông dân) và các người ủng hộ ông như những người tư sản và mở chiến dịch toàn quốc chống "chủ nghĩa cơ hội hữu khuynh". Bành bị Lâm Bưu thay thế và Lâm Bưu bắt đầu một cuộc thanh trừng có hệ thống những người ủng hộ Bành ra khỏi quân đội.








Chính sách kinh tế sai lầm đã đưa đến nạn đói lớn. Mặc dù có những sáng kiến nông nghiệp tai hại nhưng thời tiết năm 1958 rất thuận lợi và mùa thu hoạch rất hứa hẹn được mùa. Không may là rất nhiều lao động đã chuyển qua sản xuất thép và các dự án xây dựng, có nghĩa là nhiều vụ mùa bị bỏ hư không thu hoạch tại một số nơi. Một lý do khác là kết quả của Chiến dịch diệt chim sẻ. Mặc dù các vụ mùa thu hoạch giảm sút, các quan chức địa phương, dưới áp lực kinh khủng của chính phủ trung ương báo cáo các vụ mùa thu hoạch kỷ lục ứng với các sáng kiến mới, đã tranh nhau báo cáo với kết quả bị thổi phồng. Các con số này được dùng để tính số lượng lúa gạo mà nhà nước lấy để cung cấp cho thành thị và xuất khẩu. Việc các con số khác biệt quá lớn giữa báo cáo và thực tế khiến cho nhiều nông dân không còn đủ lương thực nuôi sống mình và gia đình, và ở một số nơi, nạn đói bắt đầu xảy ra. Trong những năm 1958-1960, Trung Quốc vẫn tiếp tục là nước xuất khẩu lúa gạo đáng kể mặc dù việc nạn đói lan rộng chỉ được biết đến ở nông thôn vì Mao muốn giữ thể diện và thuyết phục thế giới bên ngoài về sự thành công của những kế hoạch của ông. Các sách niên giám của Encyclopaedia Britannica cho các năm từ 1958 đến 1962 có nhắc đến thời tiết bất thường như sau: Các vụ hạn hán xảy ra sau các vụ lụt lội. Tuy nhiên, tất cả các dữ liệu thời tiết cho sách niên giám của Encyclopaedia Britannica là từ nguồn của chính phủ Trung Quốc. Vào năm 1959 và 1960, thời tiết ít thuận lợi hơn và tình hình trở nên khá nghiêm trọng, với nhiều tỉnh của Trung Quốc gặp phải nạn đói trầm trọng. Khô hạn, lụt lội, và thời tiết xấu làm cho Trung Quốc hoàn toàn trở tay không kịp. Sông Hoàng Hà gây lụt miền Đông Trung Quốc vào tháng 7 năm 1959. Theo Trung tâm Thảm họa (Disaster Center),[2] ước tính khoảng 2 triệu người vì đói và chết đuối do nạn lụt đó. Vào năm 1960, ảnh hưởng của hạn hán và các điều kiện thời tiết xấu khác đã làm ảnh hưởng đến 55 phần trăm đất canh tác. Khoảng 60% đất nông nghiệp ở miền bắc không có một chút mưa nào.[3] Với năng suất giảm kỷ lục, thậm chí các khu vực thành thị cũng phải chịu sự cắt giảm khẩu phần lương thực rất nhiều; tuy nhiên, nạn đói hàng loạt phần lớn chỉ tập trung ở nông thôn, nơi các con số thống kê sản xuất bị thổi phồng khủng khiếp. Kết quả là chỉ có rất ít lúa gạo còn lại cho nông dân. Sự thiếu lương thực xảy ra tồi tệ khắp đất nước; tuy nhiên, các tỉnh nào mà áp dụng cải cách của Mao triệt để nhất, ví dụ như An Huy, Cam Túc, Hà Nam, thường chịu thiệt hại nhiều hơn. Tứ Xuyên, một trong những tỉnh đông dân nhất của Trung Quốc và được biết đến tại Trung Quốc như "vựa thóc của trời" vì sự màu mỡ của nó, được cho rằng là nơi có con số người chết lớn nhất vì nạn đói do sự hăng say của người lãnh đạo tỉnh thực thi những cải cách của Mao. Các chính sách nông nghiệp của Đại nhảy vọt vẫn tiếp tục cho đến tháng 1 năm 1961, tại phiên họp toàn thể của Ủy ban Trung ương lần thứ 9, việc phục hồi sản xuất nông nghiệp bằng việc lật ngược các chính sách của Đại nhảy vọt được bắt đầu. Xuất khẩu lúa gạo ngưng lại và những lần nhập khẩu từ Canada và Úc giúp giảm tác động của việc thiếu lương thực, ít nhất là tại các thành phố duyên hải.


Hàng chục triệu người đã chết trong cuộc Cách mạng Đại nhảy vọt, dự án con cưng của cựu lãnh đạo ĐCSTQ Mao Trạch Đông từ năm 1958 đến 1962. Ông ta nghĩ rằng có thể tập hợp những người lao động nông nghiệp ở nông thôn Trung Quốc thành từng nhóm quy mô lớn.

Trong khi hầu hết người dân thế giới xem thảm sát Holocaust của Adolf Hitler, Đại thanh trừng của Joseph Stalin, “Nạn đói lịch sử” (Terror Famine) của Ukraine, hay cuộc tàn sát người da đỏ ở Tân Thế Giới là những vụ giết người hàng loạt tồi tệ nhất trong lịch sử, Đại nhảy vọt của Mao dường như đã vượt trội hơn tất cả với một khoảng thời gian kỷ lục.

Đại nhảy vọt đã giết chết khoảng 45 triệu người, theo nhà sử học Frank Dikötter, tác giả cuốn “Nạn đói lớn của Mao”, người đã viết một bản cập nhật cho nghiên cứu này trên tờ History Today xuất bản ngày 8/8.

Dikötter đã tóm tắt Đại nhảy vọt của Mao như sau:

Mao đã nghĩ rằng ông ta có thể giúp đất nước của mình vượt qua đối thủ cạnh tranh bằng cách tập hợp dân làng trên khắp đất nước thành những công xã khổng lồ. Nhằm theo đuổi một thiên đường không tưởng, tất cả mọi thứ phải là sở hữu tập thể. Người ta bị lấy đi công việc, nhà cửa, đất đai, đồ đạc và sinh kế. Trong bếp ăn tập thể, thức ăn, được phân phối theo thìa dựa theo công tội, đã trở thành một vũ khí để buộc người dân phải theo sát từng mệnh lệnh của Đảng. Động lực làm việc bị tiêu tan, thay vào đó cưỡng chế và bạo lực đã được sử dụng để bắt những nông dân đói khát phải lao động trên những công trình thủy lợi quy hoạch kém, còn những cánh đồng lúa thì rơi vào quên lãng.

Nhưng chính sách này hóa ra lại là một thảm họa, làm chết hàng chục triệu người dân bằng nạn đói. Nhưng không chỉ nạn đói gây ra chết người vô số kể, những tài liệu mới cho thấy vài triệu người cũng đã bị tra tấn đến chết hay bị hành hình trong cùng thời gian đó.

Nông dân bị buộc phải đi nấu gang thép trong Đại nhảy vọt (ảnh qua missedinhistory.com)
Ví dụ, ông viết: “một cậu bé lấy trộm nắm thóc trong một ngôi làng ở Hồ Nam và chỉ huy địa phương Xiong Dechang đã buộc cha cậu bé phải chôn sống cậu”. Vài ngày sau, người cha đã chết vì đau buồn.

Dikötter ghi chú, trong một ví dụ khác tàn bạo hơn, một người đàn ông tên là Wang Ziyou đã bị buộc tội đào trộm một củ khoai tây, để trừng phạt, các quan chức đã cắt một tai của anh, và “trói hai chân anh bằng dây sắt, thả hòn đá 10 kg xuống lưng anh và đóng dấu bằng một dụng cụ nóng”.

Trong suốt thời kỳ Đại nhảy vọt, thực phẩm – hay thiếu thực phẩm – trở thành phương tiện giết người.

“Trong cả nước những người ốm yếu bệnh tật cũng thường xuyên bị cắt nguồn cung cấp thực phẩm. Người bị bệnh, yếu nhược và người già bị cấm vào căng-tin, những cán bộ này tìm thấy nguồn cảm hứng trong câu châm ngôn của Lenin: ‘Ai không làm việc thì không được ăn'”, Dikötter viết.

Theo ghi chép lịch sử về các cuộc họp của lãnh đạo ĐCSTQ, Mao đã hoàn toàn biết về những gì đang xảy ra, nhưng vẫn ra lệnh thu vét nhiều lúa gạo hơn.

Dikötter cũng tìm thấy nhiều bằng chứng về các vụ lạm dụng của ĐCSTQ trong những năm đầu thập niên 1950. Trong nhiều ngôi làng ở Trung Quốc, các trưởng làng đã bị tra tấn, làm nhục, đất đai của họ được phân phối lại cho các nhà hoạt động chính trị của ĐCSTQ, các nhà hoạt động chính trị này sử dụng nông dân và côn đồ để thực hiện sự tàn bạo của mình. “Nói về cách thức giết người thì một số người bị chôn sống, một số bị hành hình, một số bị cắt thành từng mảnh, một số bị bóp cổ hay đánh đến chết, một vài tử thi bị treo lên cây hay cửa ra vào”, Lưu Thiếu Kỳ, lãnh đạo quyền lực thứ hai nói rằng, dường như bạo lực đã vượt khỏi tầm kiểm soát.

Một vài năm sau đó, để ứng phó với thất bại của cuộc Đại nhảy vọt và cuộc khủng hoảng kinh tế tiếp theo, Mao đã khởi động chiến dịch Đại Cách mạng Văn hóa, kéo dài từ năm 1966 đến 1976, tạo ra hiện tượng sùng bài cá nhân để “đè bẹp những người trong chính quyền theo con đường tư bản” và tăng cường ý thức hệ của riêng ông ta, theo một chỉ thị vào thời gian đầu.

Theo Dikötter, ít nhất hai triệu người đã chết và hàng triệu người đã bị giam cầm. Nhưng giết người hàng loạt không phải là điều tồi tệ nhất trong số đó.

Ông nói với Đài NPR vào tháng 5/2016: “Nếu so sánh với ‘Nạn đói lớn của Mao’ diễn ra trước đó từ năm 1958 đến 1962 thì đây dường như là một con số khá thấp. Nhưng điều đặc biệt ở đây là đặc trưng của Cách mạng Văn hóa không phải là số lượng người chết quá nhiều, mà là chấn thương tinh thần”.

“Đó là khi người ta đấu tố lẫn nhau, họ bị buộc phải tố cáo các thành viên trong gia đình, đồng nghiệp, bạn bè. Đó là sự mất mát, mất lòng tin, mất tình bạn, mất lòng tin vào người khác, mất khả năng dự đoán các mối quan hệ xã hội. Và đó mới là vết sẹo mà Cách mạng Văn hóa để lại phía sau”.
Nhiều thập kỷ sau cuộc Cách mạng Văn hóa và Đại nhảy vọt của Mao, việc giết người của ĐCSTQ dường như vẫn không dừng lại. Tháng 6/2016, ông David Kilgour, cựu Thứ trưởng Ngoại giao Canada về Châu Á Thái Bình Dương, Giám đốc của Tổ chức Phi lợi nhuận Advancing Human Rights ở New York và ông David Matas, luật sư nhân quyền quốc tế Canada đã công bố một báo cáo làm chấn động dư luận. Trong đó kết luận có đến 1,5 triệu nội tạng cấy ghép, hầu hết là từ những người tu Pháp Luân Công bị giết để lấy tạng đã diễn ra ở Trung Quốc. “Kết luận cuối cùng của lần cập nhật lần này, và từ thực tế công việc trước đây của chúng tôi, là Trung Quốc đã và đang tiến hành giết hại hàng loạt người vô tội”, ông David Matas nói.

Theo Epoch Times
Hoàng Vũ
 
Sửa lần cuối:
Top