Đập phá giảng đường của chùa Đại Thọ

Johnny Lê Nữu Vượng

Cái nồi có lắp
Belgium

Công an huyện Tam Bình đưa người và thiết bị tới đập phá giảng đường của chùa Đại Thọ sau khi bắt giữ sư trụ trì Thạch Chanh Đa Ra và các đệ tử cách đây không lâu​

image

Công an huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long đưa người và thiết bị tới đập phá giảng đường của chùa Đại Thọ sau khi bắt giữ sư trụ trì Thạch Chanh Đa Ra cách đây không lâu.

Sáu ngày sau khi bắt giữ sư Thạch Chanh Đa Ra và tín đồ Kim Khiêm với cáo buộc “lợi dụng quyền tự do dân chủ” theo Điều 331 và sáu người khác theo cáo buộc “bắt giữ người trái pháp luật” theo Điều 157 của Bộ luật Hình sự, chính quyền địa phương cưỡng chế, phá hủy công trình là nơi học tập của sư sãi và tín đồ được xây dựng cách đây hai năm.

Một tín đồ của chùa Đại Thọ không chứng kiến vụ việc nhưng được những người thân xung quanh đó thuật lại vụ việc. Người này nói với Đài Á Châu Tự Do (RFA) trong điều kiện ẩn danh vì lý do an ninh trong buổi chiều ngày 01/4:

“Sáng nay có khoảng 100 công an mặc cảnh phục và thường phục cùng nhiều chó nghiệp vụ được điều động đến khu vực giảng đường để ngăn cấm mọi người tiếp cận khu vực này.

Chính quyền cũng điều động khoảng sáu xe múc có gầu đến để phá huỷ giảng đường.”


Video một người dân quay lại sự việc và được nhiều tín đồ đăng tải trên mạng xã hội Facebook cho thấy, chính quyền sử dụng xe múc để đập phá công trình trên trong khi công an mặc cảnh phục đi lại trong khu vực.

Một người biết chuyện cho biết, năm 2020, sư Thạch Chanh Đa Ra có ý định xây dựng ngôi giảng đường trên phần đất hiến tặng của bà Thạch Thị Xà Bách ở huyện Tam Bình, tuy nhiên chính quyền địa phương lại cho đây là phần đất của bà Thạch Thị Ôi (em gái bà Bách).

Ông Thạch Chanh Đa Ra có xin phép chính quyền địa phương để xây dựng công trình này nhưng không được chấp thuận, tuy nhiên sau đó vẫn tiến hành xây dựng.

Bình luận về việc chính quyền huyện Tam Bình phá huỷ giảng đường, một tín đồ không muốn nêu danh tính nói với RFA:

“Thật là tàn ác quá đáng khi họ đang tâm đập phá giảng đường mà bá tánh đã xây dựng mấy năm qua! Chính thể này không ra thể thống gì nữa!”

Phóng viên gọi điện cho Công an huyện Tam Bình để hỏi về việc đưa người đến phá huỷ giảng đường của chùa Đại Thọ nhưng không có người nhấc máy, còn người trực điện thoại của Công an tỉnh Vĩnh Long đề nghị phóng viên đến trụ sở của cơ quan để được cung cấp thông tin trực tiếp của người có thẩm quyền.

Như tin đã đưa, sau khi bắt giữ hoà thượng Thạch Chanh Đa Ra cùng hai tín đồ là Kim Khiêm và Thạch Ve Sanal ngày 26/3, một ngày sau, công an bắt tiếp bốn nhà sư và một tín đồ khác với cáo buộc “bắt giữ người trái pháp luật.” Trong số này có sư Dương Khải, một người từng hoạt động nhân quyền và quyền của người bản địa Khmer Krom.

Việc bắt giữ tám người này, cùng với việc kết án ba nhà hoạt động nhân quyền Danh Minh Quang, Thạch Cương và Tô Hoàng Chương trong ba tháng vừa qua nằm trong chiến dịch trấn áp giới hoạt động người Khmer Krom, một sắc dân sinh sống hàng trăm năm nay ở vùng Nam Bộ nhưng hiện nay thuộc nhóm thiểu số ở Việt Nam.

Công an kêu gọi đồng phạm của Thạch Chanh Đa Ra đầu thú, sau khi người này bị bắt vì tội lợi dụng các quyền tự do, dân chủ và bắt giữ người trái pháp luật.​


Bị can Thạch Chanh Đa Ra - Ảnh: Công an cung cấp

Bị can Thạch Chanh Đa Ra - Ảnh: Công an cung cấp
Ngày 27-3, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Vĩnh Long - cho biết đang kêu gọi các đồng phạm của Thạch Chanh Đa Ra (34 tuổi, ngụ ấp Kỳ Son, xã Loan Mỹ, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long) sớm ra đầu thú để hưởng khoan hồng của Nhà nước.
Theo Công an tỉnh Vĩnh Long, chiều 26-3 Cơ quan An ninh điều tra đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam Thạch Chanh Đa Ra và Kim Khiêm (46 tuổi, ngụ ấp Tổng Hưng, cùng xã Loan Mỹ, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long) về tội "lợi dụng các quyền tự do, dân chủ, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân".
Cùng ngày, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Tam Bình cũng tống đạt quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam Thạch Ve Sanal (37 tuổi, ngụ ấp Tổng Hưng, xã Loan Mỹ, huyện Tam Bình) về tội "bắt giữ hoặc giam người trái pháp luật", xảy ra vào ngày 22-11-2023.
Thạch Chanh Đa Ra từng là tu sĩ tại chùa Đại Thọ, xã Loan Mỹ, huyện Tam Bình.
Từ năm 2020 đến nay, kể cả thời gian còn là tu sĩ và không còn là tu sĩ, Thạch Chanh Đa Ra và Kim Khiêm thường xuyên sử dụng mạng xã hội để đăng tải, chia sẻ bài viết, video và livestream nhiều thông tin sai sự thật, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân.
Đặc biệt, vào chiều 22-11-2023, tổ công tác của UBND huyện Tam Bình và UBND xã Loan Mỹ cùng 2 phật tử đại diện người dân địa phương đến chùa Đại Thọ liên hệ làm việc.
Khi tổ công tác vào trong khuôn viên chùa thì bị khóa cổng.

Thạch Chanh Đa Ra đã trực tiếp chỉ đạo khống chế các thành viên trong tổ công tác, hành hung gây thương tích. Đồng thời đưa các thành viên trong tổ công tác vào chánh điện, khóa cửa, canh giữ không cho ra ngoài.
Hành vi của Thạch Chanh Đa Ra đã bị Hội đồng Yết ma kết luận vi phạm Hiến chương Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Làm tổn hại đến thanh danh, sự hòa hợp giữa Tăng đoàn với Tăng đoàn, giữa Tăng đoàn và Ban Quản trị chùa Đại Thọ, gây phương hại đến khối đại đoàn kết.
Bị can Kim Khiêm và Thạch Ve Sanal - Ảnh: Công an cung cấp
Bị can Kim Khiêm và Thạch Ve Sanal - Ảnh: Công an cung cấp
Những hành vi trên đã vi phạm pháp luật, không xứng đáng là thành viên của Tăng đoàn và Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
Do đó, Hội đồng Yết ma đã biểu quyết 100% đồng ý khai trừ, không công nhận Thạch Chanh Đa Ra là thành viên Tăng đoàn và Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
Đầu tháng 12-2023, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam huyện Tam Bình tổ chức công bố quyết định của Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Vĩnh Long về việc không công nhận Thạch Chanh Đa Ra là tu sĩ thành viên Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Vĩnh Long.
Còn ông Kim Khiêm đã từng có 1 tiền sự về hành vi đăng thông tin sai sự thật, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức nhưng đến nay vẫn không chấp hành việc nộp phạt, không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả.
 
Top