Đạo lý Giới thiệu về Tịnh Ðộ Tông

Giới thiệu về Tịnh Ðộ Tông​

Thích Viên Giác



A- Dẫn nhập

Tịnh độ là một trong những pháp môn tu tập phổ biến đối với người Phật tử tại nhiều nước như Trung Hoa, Nhật Bản, Việt Nam. Giáo nghĩa Tịnh độ tông thuộc hệ tư tưởng Ðại thừa và xuất hiện vào thời kỳ Phật giáo Phát triển.

Phật giáo Nguyên thủy chú trọng tự lực, Phật giáo Phát triển (Ðại thừa) đa dạng hóa đường lối tu tập nên có những pháp môn chú trọng tha lực, tức nhờ vào Phật lực mà thành tựu đạo quả hoặc vượt thoát khổ đau, lý tưởng như pháp môn Tịnh độ. Vì vậy, Tịnh độ là một đường lối tu tập phổ biến, đáp ứng nhu cầu tâm linh về một đời sống vĩnh cửu và hoàn toàn giải thoát khổ đau của con người.


B- Nội dung

I. Lịch sử và sự truyền thừa Tịnh độ tông

Lý thuyết Tịnh độ được phát triển ở Ấn Ðộ, là một đường lối tu tập nhưng không thiết lập tông phái, chỉ khi các kinh điển Tịnh độ truyền qua Trung Hoa thì Tịnh độ trở thành tông phái.

Phật giáo truyền vào Trung Hoa vào cuối thế kỷ thứ nhất cho đến đầu thế kỷ thứ hai nhưng những kinh luận thuộc giáo nghĩa Tịnh độ phải đến thế kỷ thứ ba mới xuất hiện. Vào thời Ngụy (250), ngài Khang Tăng Ngãi (Sanghavarman) dịch kinh Vô Lượng Thọ, cư sĩ Chí Khiếm (thời Tôn Quyền) dịch bộ Ðại A Di Ðà kinh. Ðến đời Diêu Tần (thế kỷ IV), ngài La Thập dịch Phật thuyết A Di Ðà kinh, còn gọi là tiểu kinh A Di Ðà, ngài Phật Ðà Bạt Ðà La (Giác Hiền) dịch Tân Vô Lượng Thọ kinh, Quán Phật tam muội kinh, ngài Trí Nghiêm dịch Tịnh độ tam muội. Thời Lưu Tống (thế kỷ V), ngài Cương Lương Da Xá (Kàlayàsas) dịch Quán Vô Lượng Thọ kinh, ngài Bồ Ðề Lưu Chi (thế kỷ VI) dịch Vô Lượng Thọ kinh luận. Ðặc biệt, ngài Thế Thân trước tác Vãng sinh Tịnh độ luận..., đến đây giáo nghĩa Tịnh độ tông tương đối hoàn chỉnh. Ba tác phẩm được coi là nền tảng của Tịnh độ tông là kinh Vô Lượng Thọ, Quán Vô Lượng Thọ, kinh A Di Ðà, cộng thêm tác phẩm Vãng sinh Tịnh độ luận của Thế Thân. Mặc dù chỉ một vài bộ kinh triển khai giáo lý Tịnh độ, nhưng rất nhiều kinh luận trong hệ thống giáo lý Ðại thừa ca ngợi tư tưởng Tịnh độ, làm cho Tịnh độ tông trở nên phổ biến và nổi bật trong nền tư tưởng Phật học Trung Hoa.

Lịch sử truyền thừa của Tịnh độ tông không theo đường lối thông thường là người trước truyền cho người sau như các tông phái khác, mà chỉ căn cứ vào sự đóng góp nhiều ít công cuộc xiển dương giáo lý Tịnh độ.

Tịnh độ tông Trung Hoa, ngài Huệ Viễn (333-416) được coi là người sáng lập. Ngài quê ở Nhạn Môn, 21 tuổi xuất gia làm môn đệ của ngài Ðạo An. Ngài thông minh xuất chúng, được ngài Ðạo An khen ngợi. Vì hoàn cảnh loạn lạc, Ngài di cư xuống Tương Dương, sau đó trên đường hành đạo, Ngài đến Lô Sơn, thấy cảnh trí u tịch, phù hợp với chí nguyện tu hành, Ngài ở lại đó và thành lập chùa Ðông Lâm. Ngài chủ trương tu tập pháp môn niệm Phật, ẩn dật tu hành không màng thế sự..., nhất là quan hệ gần gũi với vua chúa. Ðể phản đối sắc lệnh của nhà vua về việc người xuất gia vào chầu phải lạy, Ngài viết bộ Sa môn bất bái vương giả luận. Năm 402, Ngài lập ra Hội Niệm Phật tại Lô Sơn, lấy tên là Bạch liên xã, đây là một hình thức tổ chức quần chúng tu tập, manh nha một đường lối tu Tịnh độ cho tứ chúng về sau. Tổ chức Bạch liên xã không phân biệt tại gia hay xuất gia, cách tu đơn giản là thành kính lễ bái và niệm hồng danh Ðức Phật A Di Ðà. Pháp tu của ngài Huệ Viễn đã tạo nên đường lối của Tịnh độ tông.

Ðến thế kỷ sau, ngài Ðàm Loan (476-542) tiếp nối xiển dương pháp môn Tịnh độ. Ngài cũng là người ở Nhạn Môn, tu học rất tinh cần, chuyên nghiên cứu chú giải kinh sách nhưng nửa chừng bị bệnh nặng, Ngài tìm thầy chữa bệnh, nhân đó gặp đạo sĩ Ðạo Hoằng Cảnh dạy cho tiên thuật và giao cho 10 cuốn tiên kinh. Trên đường về phương Bắc gặp được ngài Bồ Ðề Lưu Chi (Bodhiruci) trao cho Ngài những tác phẩm pháp môn Tịnh độ, căn cứ vào đó Ngài chuyên tu Tịnh độ. Ngài trước tác những bộ: Vãng sinh luận chú, Tán Phật A Di Ðà kệ... Ngài dạy chúng tu học và xiển dương giáo lý Tịnh độ, chú trọng yếu tố "Tín tâm niệm Phật", đây cũng là sắc thái khác của Tịnh độ tông.

Ngài Ðạo Xước (562-645) có nhân duyên với ngài Ðàm Loan dù sống cách nhau vài chục năm. Ngài đã tiếp nhận pháp môn Tịnh độ trong trường hợp đặc biệt. Ngài Ðạo Xước xuất gia năm 14 tuổi, chuyên nghiên cứu về Niết bàn tông, một hôm đến chùa Huyền Trung núi Thạch Bích, đọc bia đá ghi chép sự tích ngài Ðàm Loan thì lòng sinh cảm kích, Ngài quay sang tu Tịnh độ và thường giảng dạy Quán Vô Lượng Thọ kinh. Ngài nỗ lực giáo hóa dân chúng trong vùng tu Tịnh độ và là người chế ra tràng hạt để dạy cách trì danh niệm Phật. Ðối với nông dân, Ngài bày cách lấy hạt đậu đếm số niệm Phật gọi là "tiểu đậu niệm Phật". Ngài trước tác An lạc tập và một số tác phẩm khác, triển khai ý nghĩa tu dễ và tu khó để kết luận rằng tu Tịnh độ là dễ. Ngài biện minh ý nghĩa tha lực của Ðức Phật A Di Ðà làm cho mọi người đều thích thú pháp môn này. Ðệ tử của Ngài khá đông, xuất sắc gồm có Thiện Ðạo, Ðạo Phủ, Tăng Ðiền...

Ngài Thiện Ðạo (613-681) nối chí thầy mình xiển dương giáo lý Tịnh độ. Phật giáo đời Ðường rất hưng thịnh, Tịnh độ tông cũng phát triển mạnh mẽ, phần lớn nhờ công lao của Thiện Ðạo. Ngài là người ở Lâm Truy, khi xuất gia tìm thầy học đạo, Ngài gặp Ðạo Xước học pháp môn Tịnh độ. Sau khi thầy mất, Ngài về Trường An trụ trì chùa Quang Minh và chùa Từ Ân, giảng dạy và truyền bá pháp môn Tịnh độ. Ngài viết 10 vạn cuốn kinh A Di Ðà và vẽ 300 đồ hình tả cảnh Tịnh độ, làm cho thế giới Tịnh độ trở nên sống động và hiện thực trong tâm người tu nên họ theo rất đông. Ngài trước tác nhiều kinh sách như Quán Vô Lượng Thọ kinh sớ, Vãng sinh lễ tán, Quán niệm pháp môn, Ban châu tán. Ðường lối tu tập của Ngài được đời sau ca ngợi và trở thành một phương thức đặc trưng của Tịnh độ tông.

Ngài Từ Mẫn (680-748) là một hành giả Tịnh độ khá nổi tiếng vào đời Ðường, Ngài noi gương các vị tiền bối, lên đường "nhập Trúc cầu pháp". Ngài ra đi năm 702 (thời Võ Tắc Thiên), đến Bắc Thiên Trúc (Ấn Ðộ) gặp được hóa thân của Quán Thế Âm Bồ tát trao cho pháp môn Tịnh độ. Ngài ở Ấn Ðộ 18 năm mới về nước, được vua Huyền Tôn tặng danh hiệu "Từ Mẫn tam tạng". Ngài trước tác Vãng sinh Tịnh độ tập để truyền bá pháp môn Tịnh độ mà Ngài đã lãnh hội trên đất Ấn, trở thành một dòng tư tưởng Tịnh độ độc lập. Tuy nhiên, hệ thống của Ngài không hưng thịnh lâu.

Như vậy, hệ thống truyền thừa pháp môn Tịnh độ từ sơ khởi cho đến đời Ðường không tiếp nối đời này qua đời khác mà tùy thuận vào nhân duyên của mỗi hành giả. Bắt đầu từ đời Ðường mới có sự truyền thừa, và rõ nét nhất phải chờ đến đời Tống. Sau này, các học giả phân chia đường hướng tu tập của pháp môn Tịnh độ thành 4 hệ thống: Huệ Viễn chú trọng "Quán tưởng niệm Phật", Ðàm Loan chú trọng "Tín tâm niệm Phật", Thiện Ðạo chú trọng "Khẩu xưng niệm Phật", Từ Mẫn thiên về "Thiện căn niệm Phật".

Ðến đời Tống (960-1279), Phật giáo vẫn duy trì các hệ tư tưởng và truyền thống tu tập của các tông phái. Tịnh độ tông mặc dù vẫn duy trì truyền thống độc lập của mình, nhưng vẫn bị ảnh hưởng tác động của các hệ tư tưởng khác. Vào thời kỳ này, các tông phái nói chung đều có xu hướng dung hợp, ví dụ Thiên thai tông chủ trương kiêm tu Tịnh độ, đại biểu cho chủ trương này có ngài Tuân Thức, Từ Lễ, Trí Viên. Luật tông cũng kiêm tu Tịnh độ do ngài Nguyên Chiếu chủ trương. Thiền tông cũng kiêm tu Tịnh độ do ngài Diên Thọ chủ trương... cho nên sắc thái Tịnh độ muôn màu muôn vẻ. Những hội niệm Phật đua nhau xuất hiện, nổi bật là hội "Tịnh hạnh xã" của ngài Tĩnh Thường.

Ðời Minh (1360-1661), Tịnh độ tông được phát triển do các đại sư Vân Thê, Liên Trì, Trí Húc, nhất là hàng cư sĩ tu Tịnh độ phát triển mạnh phổ cập sâu rộng trong quần chúng. Ðến đời Thanh, tư tưởng Tịnh độ dung hợp trong mọi pháp môn, tông phái. Những đại sư xiển dương Tịnh độ có ngài Tĩnh An, Thực Hiền (1686-1734). Ngài Êẽn Quang ở cuối đời Thanh là một bậc cao đức truyền bá pháp môn Tịnh độ. Pháp môn Tịnh độ hưng khởi ở Trung Quốc, sau đó được truyền qua các nước Tây Tạng, Nhật Bản, Việt Nam, Triều Tiên, được tiếp nhận nhanh chóng và phát triển mạnh mẽ.


II. Giáo nghĩa Tịnh độ tông

Tịnh độ tông lấy 3 bộ kinh và 1 bộ luận làm nền tảng cho tư tưởng của mình: kinh "Vô Lượng Thọ" nói về tiền thân Ðức Phật A Di Ðà khi còn là Pháp Tạng Tỳ kheo đã phát nguyện 48 lời nguyện để cứu độ chúng sanh, kinh Quán Vô Lượng Thọ nói rõ phép quán tưởng niệm Phật, kinh A Di Ðà miêu tả thế giới Cực lạc đẹp đẽ trang nghiêm có Ðức Phật A Di Ðà đang thuyết pháp, và bộ luận Vãng sinh Tịnh độ của ngài Thế Thân tán thán và giảng về ý nghĩa của ba bộ kinh trên.

Theo kinh Quán Vô Lượng Thọ thì giáo lý Tịnh độ đã được Ðức Phật Thích Ca Mâu Ni thuyết cho hoàng hậu của nước Kosala là Videhi. Bà bị chính con trai bà giam lỏng và chán nản vô cùng trước cảnh thế thái nhân tình. Bà cầu mong Ðức Phật cứu giúp vượt qua nỗi khốn khổ này, Ðức Phật đã xuất hiện và giới thiệu các quốc độ chỉ có an lạc không có khổ đau, bà chọn cõi Phật A Di Ðà. Ðức Phật dạy bà phương pháp niệm danh hiệu Phật để được vãng sanh về cõi ấy. Trong kinh tạng Nguyên thủy không đề cập đến chi tiết ấy, có thể nói kinh tạng Nguyên thủy ít quan tâm đến yếu tố tha lực. Ðến thời kỳ đầu của Phật giáo Phát triển, ngài Nagasena đã đưa lý thuyết Phật cứu độ vào trong lý luận của mình, trở thành tiền đề cho tư tưởng Phật lực về sau.

Cực lạc thế giới, Hán dịch từ tiếng Phạn Sukhànatì, là nơi có hạnh phúc mà không có khổ đau. Cõi giới này do Ðức Phật A Di Ðà giáo hóa. Có thể nói thế giới Cực lạc là một khái niệm khác của Niết bàn, vì Niết bàn (Nirvana) có nghĩa là dập tắt mọi phiền não khổ đau. Trong ý nghĩa hẹp hơn thì đó là một thế giới hiện thực ở phương Tây, khác với thế giới Ta bà đầy đau khổ này mà kinh A Di Ðà gọi là "ngũ trược ác thế".

Thế giới Cực lạc có những ưu điểm tiêu biểu như không có ô uế, không có phiền não, thọ mạng lâu dài, ăn uống tự có, có các thần thông... Ðất nước rất đẹp được cấu tạo bằng các chất quý báu như vàng, ngọc, lưu ly...; cây cối, ao hồ, cung điện, đường sá đều bằng các thứ báu, có ca nhạc như âm nhạc cõi trời, các loài chim hót ca như thuyết pháp... Tóm lại, đó là một thế giới lý tưởng, là môi trường tốt cho sự tu hành và đạt được hạnh phúc tối thượng.

Ðức Phật A Di Ðà là vị giáo chủ của thế giới Cực lạc. A Di Ðà là danh từ dịch âm của Amitàbha, dịch nghĩa là Vô lượng quang, còn Amitàyus là Vô lượng thọ. Vô lượng quang chỉ cho ánh sáng vô lượng, biểu tượng cho trí tuệ viên mãn hay cho Pháp thân (Dharma-kàya). Vô lượng thọ chỉ cho đời sống vĩnh cửu, biểu tượng của đại định hay còn gọi là Giải thoát thân (Vinuktikàya). Với ý nghĩa danh hiệu như vậy, Ðức Phật A Di Ðà tượng trưng cho sự sống vĩnh cửu và giải thoát hoàn toàn khổ đau, đó là mục đích cao cả và hấp dẫn đối với con người ở mọi thời đại.

Theo kinh Vô Lượng Thọ thì Ðức Phật A Di Ðà từng là một nhà vua. Sau khi ngộ đạo, Ngài phát tâm xuất gia và trở thành vị Tỳ kheo tên là Pháp Tạng (Dharmàkara). Ngài quyết tâm tu hành thành Phật và phát nguyện độ hết chúng sanh trong cõi Cực lạc của mình. Ngài lập 48 lời nguyện giúp chúng sanh giải thoát. Những nguyện quan trọng là nguyện thứ 18: "Ví con được thành Phật, mười phương chúng sanh muốn sanh về cõi nước con mà chí tâm tin mến niệm từ một niệm cho đến mười niệm, nếu không được sinh thì con không thành bậc Chánh giác. Chỉ trừ những kẻ tạo tội ngũ nghịch, hủy báng chánh pháp". Nguyện thứ 19: "Ví con được thành Phật, mười phương chúng sanh phát Bồ đề tâm, tu các công đức, dốc lòng phát nguyện muốn sanh về cõi nước con, đến lúc mạng chung, ví con chẳng cùng đại chúng vây quanh hiện thân trước người đó, thì con không thành bậc Chánh giác". Nguyện thứ 20: "Ví con được thành Phật, chúng sanh khắp mười phương nghe danh hiệu con, nhớ nghĩ quốc độ con, vun trồng các công đức, rồi dốc lòng hồi hướng muốn sanh về cõi nước con, nếu không được toại nguyện thì con không thành bậc Chánh giác" (Kinh Vô Lượng Thọ, Chân Thường dịch, Thành hội Phật giáo TP. Hồ Chí Minh ấn hành, 1992).

Qua nội dung 48 lời nguyện cho thấy con đường tu tập Tịnh độ dựa vào nguyện lực của Ðức Phật A Di Ðà và nhất tâm niệm Phật là con đường tu dễ nhất, đó là lý do tại sao Tịnh độ tông được truyền bá rộng rãi nhất.

Con đường tu tập của pháp môn Tịnh độ dựa trên ba nguyên tắc:

1- Niềm tin (Tín): Ðây là điều kiện tiên quyết, không có niềm tin hay niềm tin không đủ mạnh thì không thể tu Tịnh độ được. Sự tin tưởng là nền tảng khởi lên ước muốn và hướng tâm về thế giới Cực lạc. Như tất cả các pháp môn khác, niềm tin là mẹ của các thiện pháp và phát sinh công đức.

Niềm tin của hành giả Tịnh độ rất rõ, tin rằng Ðức Phật A Di Ðà và thế giới Cực lạc là có thực, Ðức Phật và Thánh chúng luôn sẵn sàng tiếp độ chúng ta, chỉ cần chuyên tâm tin tưởng và niệm Phật quyết chí vãng sanh thì chắc chắn được vãng sanh. Vì vậy, các kinh sách Tịnh độ và các hành giả Tịnh độ thường nói xác quyết chứ không có thái độ lưỡng lự, phân hai.

2- Nguyện lực hay tâm mong muốn (Nguyện): Niềm tin ổn định sẽ đưa đến ước muốn vãng sanh gọi là ước nguyện. Mọi hoạt động tâm lý đều hướng về Tịnh độ, mọi ước muốn đều được kích thích bằng sự nhàm chán đối với đời sống uế trược và bất an này. Nếu ta còn ham muốn vật chất, tình cảm, tư tưởng của cuộc đời này thì ước muốn vãng sanh không mạnh. Nghiệp liên kết với đời sống này không giảm thì Tịnh độ không hấp dẫn ta được, nên có chán Ta bà mới ước mong mãnh liệt về Tịnh độ được. Ðó cũng là lý do tại sao người lớn tuổi ưa tu Tịnh độ hơn là giới trẻ.

Biểu hiện của ước nguyện về Tịnh độ là mọi hành vi, lời nói và tâm ý đều phải thể hiện ước nguyện đó. Với lời nguyện mạnh mẽ từ bỏ uế độ vãng sanh Tịnh độ, mong có khả năng để cứu độ chúng sanh. Tâm nguyện như vậy mới tương ứng với tâm nguyện của Tịnh độ, mới có cảm ứng với Phật và Thánh chúng ở Cực lạc.

3- Hành trì (Hạnh): Khi tâm nguyện hướng về Tịnh độ thì mọi hành động, ngôn ngữ đều được tu tập liên tục, nghĩa là thực hành phương pháp niệm Phật, quán tưởng... đều đưa đến hợp nhất thân khẩu ý, không để cho các đối tượng của trần gian lôi kéo làm tâm bị tán loạn. Mọi công đức, thiện pháp ta có đều hồi hướng về Tịnh độ, thường thì hành giả thiết lập cho mình một thời khóa tu niệm, ví dụ như trong một ngày một đêm chia thành sáu thời khóa để tụng niệm, tạo cho mình tiêu chuẩn niệm bao nhiêu lần, nhờ hành trì mà hành giả có thể đắc định, thấy Phật và Thánh chúng cõi Cực lạc.


III. Phương pháp niệm Phật

Mục đích của pháp niệm Phật A Di Ðà là đưa đến nhất tâm, chế ngự mọi vọng tưởng của tâm. Niệm Phật là thực hành chánh niệm, như vậy về mặt bản chất, pháp môn niệm Phật không khác biệt với thiền quán, là cốt lõi của các pháp môn.

Phương pháp niệm Phật có bốn cách:

1- Trì danh niệm Phật: Niệm danh hiệu Phật A Di Ðà, hoặc niệm thầm hoặc phát âm thanh.

2- Quán tượng niệm Phật: Niệm Phật và chăm chú nhìn vào tượng Phật, thấy rõ tướng tốt của Phật, hoặc tướng tốt của các Bồ tát và Thánh chúng.

3- Quán tưởng niệm Phật: Quán tưởng hình ảnh của Ðức Phật A Di Ðà cho đến khi thấy được linh ảnh của Ðức Phật. Pháp quán này khác với quán tượng là không sử dụng hình ảnh bên ngoài. Trong kinh Quán Vô Lượng Thọ đề cập đến 16 pháp quán.

4- Thật tướng niệm Phật: Niệm Phật đạt đến chỗ vô niệm, không còn chủ thể và đối tượng. Pháp quán này mang sắc thái Thiền hơn là Tịnh độ cho nên không phổ biến được.

Phương pháp tu Tịnh độ được nhiều người chấp nhận và hành trì, nhất là Trì danh niệm Phật, ai thực hành cũng được, có thể niệm lớn tiếng gọi là Cao thanh trì, niệm thầm gọi là Mặc trì, mấp máy môi mà không ra tiếng gọi là Kim cang trì. Người xưa còn đưa ra 4 sắc thái niệm Phật: Hòa hoãn niệm là niệm từ từ không cần gấp, không nôn nóng, chỉ cần bền bỉ, có thể vừa làm việc vừa niệm Phật, không cần "tu mau kẻo trễ"; thứ hai là Truy đảnh niệm, là đưa câu niệm Phật nằm trên đỉnh cao của dòng tâm thức, nghĩa là niệm Phật luôn hiện tiền, không bị chi phối bởi công việc, quyết chí cao, ấn định thời gian và cần có kết quả rõ; thứ ba là Thiền định niệm, tức trụ tâm vào định rồi sử dụng tâm định ấy mà niệm Phật. Ðây là lối tu dựa trên cơ sở truyền thống nguyên thủy, khi tâm đạt định, hướng tâm ấy về tam minh, ở đây hành giả hướng tâm về cõi Tịnh độ và Ðức Phật A Di Ðà; thứ tư là Tham cứu niệm, là cách niệm Phật ảnh hưởng thiền công án, như nêu câu hỏi: Niệm Phật là gì? Sự nung nấu nghi tình đến đỉnh cao sẽ bùng vỡ ý thức và giác ngộ. Sắc thái này mang dấu ấn của Thiền hơn là của Tịnh độ.


C- Kết luận

Tịnh độ tông chú trọng vào niềm tin của cá nhân và sự cứu độ của Ðức Phật A Di Ðà. Pháp tu chủ yếu là niệm danh hiệu Phật A Di Ðà và quán tưởng đến thế giới Cực lạc. Ðây là một tông phái được phổ biến rộng rãi nhất và cũng được nhiều tông phái khác phổ biến và hành trì. Pháp môn niệm Phật là con đường tu tập khá phù hợp với nhiều căn cơ khác nhau. Thực ra, pháp môn niệm Phật có từ thời Phật giáo Nguyên thủy, Ðức Phật dạy các đối tượng quán niệm trong đó niệm Phật là đứng đầu, vì đây là đối tượng dễ đưa tâm vào chánh niệm, trong Phật giáo Nguyên thủy, ý nghĩa về Phật lực đã được bao hàm trong pháp niệm Phật. Qua thời kỳ tiền Ðại thừa, luận sư Nagasena (Na Tiên Tỳ kheo) chủ trương thuyết cứu độ qua cuộc vấn đạo của vua Milinda (hoàng đế Hy Lạp). Vua cho rằng không thể chấp nhận được khi một người ác lại được cứu độ nếu y tin tưởng vào một vị Phật vào đêm trước ngày chết. Nagasena đáp: "Một hòn đá dầu nhỏ cách mấy vẫn chìm trong nước, nhưng một tảng đá vẫn nổi trên nước nếu đặt lên thuyền". Về sau, các luận sư Ðại thừa triển khai triệt để hơn về thuyết Phật cứu độ và qua kinh điển, Tịnh độ tông tiêu biểu rõ cho luận thuyết ấy.

Con đường giải thoát của đạo Phật căn bản là ở tâm, tức là nỗ lực cá nhân, pháp môn Tịnh độ vẫn không ngoài đường lối ấy, hòn đá lớn nhờ thuyền chở mà nổi trên nước, nhưng vận chuyển hòn đá ấy lên thuyền phải là công phu tự thân, để có được 10 niệm nhất tâm và sự cứu độ của Phật, hành giả phải có công phu tích lũy lớn, nghĩa là có một quá trình tu tập. Sau này, khi các tông phái khác phát triển đã ảnh hưởng đến tư tưởng Tịnh độ, nhất là tư tưởng Tịnh độ tại tâm như "Tự tánh Di Ðà, duy tâm Tịnh độ" làm cho pháp môn Tịnh độ có tính tự lực nhiều hơn nhưng có lẽ đó không phải là bản ý của Tịnh độ tông.

Ðể kết luận, xin dẫn lời bàn về niệm Phật của nhà vua, Thiền sư Việt Nam thời Trần là Trần Thái Tông trong tác phẩm Khóa hư lục: "Người niệm Phật có ba bậc: bậc thượng trí thì tâm tức Phật chẳng nhờ tu chứng, thân Phật là thân ta không có hai tướng, tánh tướng không hai, tịch mà thường còn, còn mà chẳng biết. Ðó là hoạt Phật. Bậc trung trí phải nương vào niệm Phật, chú ý chuyên cần, niệm Phật không quên tự nhiên thuần thiện. Niệm thiện đã hiện niệm ác liền tiêu. Niệm ác đã tiêu duy còn niệm thiện. Bởi niệm ý niệm niệm niệm tất diệt. Khi niệm đã diệt, ắt về chánh đạo. Tới khi mạng chung được vui Niết bàn. Bậc hạ trí thì miệng chuyên niệm lời Phật, tâm muốn thấy tướng Phật, thân nguyện sinh nước Phật, ngày đêm siêng năng không thoái chuyển. Sau khi mạng chung thì nhờ thiện niệm đó được sinh sang nước Phật, nghe Phật nói pháp mà chứng đạo Bồ đề" (Khóa hư lục, HT. Thanh Kiểm dịch, Thành hội Phật giáo TP. Hồ Chí Minh ấn hành, 1992). Ngài kết luận ba hạng người trên đây sâu cạn khác nhau nhưng mục đích và kết quả là một, tuy nhiên bậc thượng trí nói thì dễ làm thì khó, bậc trung trí nếu chuyên cần nỗ lực sẽ thành tựu trong đời này nhưng nếu nghiệp nặng chưa dứt thì khó thành tựu, bậc hạ trí lối tu lấy niệm Phật làm nấc thang bước từng bước vững chắc được qua nước Phật rồi thì chí nguyện sẽ thành. Vậy muốn thành tựu cái siêu việt phải bắt đầu bằng cái đơn giản./.

-oOo-
5 điều kiện để được sinh về cõi Tịnh độ của Đức Phật A Di Đà

Tôi mơ cõi nước của Phật Di Đà


Tây Phương Cực Lạc Là Gì? Có Thật Hay Không?? - Bích Tọa Đàm


KHAI THỊ]: Khẳng Định Thế Giới Tây Phương Cực Lạc Là Có Thật, A Di Đà Phật  Là Có Thật.
 
Sửa lần cuối:
gieo duyên lành thôi bae =)) thì chính cái món giờ thời đại này mày thấy nhờ tha thực + tự lực còn đéo ăn thua nữa là tự lực 100% =))
Ba la mật kém .. thôi cũng đành, thuận theo dòng chảy tự nhiên
 
Những người đó không phải Tỳ Kheo 🙏
Không có Tam Quy 🙏

Chiếc áo không làm nên thầy tu
Đầu trọc đôi khi cho mát chứ không thể hiện sự buông bỏ 🙏

Chúng Tăng đệ tử Phật là 4 đôi 8 chúng 🙏
mấy ô trọc có nghề đi cúng kiếm tiền mà. Bắt dọn cỗ mặn luôn ấy.
 
trước t có nghe 1 thầy gây rất nhiều tranh cãi là Thích thông lạc. Khầy đâm chém có biết ko
Tôi ko biết vị này bên ngoài.
Nhưng dựa vào những gì vị đó nói tôi có thể khẳng định vị này ko phải A La Hán.
 
✴️
VÃNG SANH TỊNH ĐỘ TRONG KINH ĐIỂN PALI


Chỉ là một phần đường trên hành trình Giải thoát của một vị Thinh Văn, và như thế cái gọi pháp môn Tịnh Độ hay con đường Vãng Sanh trong trường hợp này cũng đồng nghĩa với hành trình Tam Học, hành trình Tứ Niệm Xứ, Bát Chánh Đạo, nói chung là hành trình 37 Bồ Đề Phần.

Các pháp trong 37 Bồ Đề Phần đối với nhau chỉ là mối quan hệ Tương Tức :
- Cái này chính là cái kia, trong cái kia có cái này.

● Pháp môn Tịnh Độ trong kinh điển Pàli.


Người Phật tử Việt Nam xưa nay thường biết đến khái niệm Tịnh Độ qua các Kinh nói về Phật Di Đà (Amitàbhasutra và Sukhavativyùhasutra ) từ Hán Tạng, vốn được phiên dịch từ kinh điển Sanskrit.

Ở đó, cõi Tịnh Độ hay Cực Lạc (từ Phạn ngữ là Sukhavatì) được mô tả là một cảnh giới tuyệt vời với tất cả những thứ du dương, mát mẻ, thơm ngát và không có chuyện đói lạnh. Con đường dẫn đến cõi này có thể chỉ gói gọn trong công phu trì niệm hồng danh Phật Di Đà.

Ngoài sự thanh tịnh có được từ việc nhất tâm trong lúc niệm Phật Di Đà, oai lực của Ngài cũng thừa sức tiếp dẫn vong linh đương sự (tức người niệm Phật) vãng sinh về thế giới Tịnh Độ của Ngài để họ tiếp tục tu hành trong điều kiện thuận lợi hơn xưa gấp triệu lần.

Trên ấy giữa người với người không hề biết tương tranh, thù hận vì ở đó không có chuyện chiếm hữu lợi danh như ở cõi Sa Bà nhiều kiếp nạn này.
Nhưng đó là theo Hán tạng, nguồn giáo lý chủ đạo của hệ Phật giáo Bắc truyền.

Trong bài viết này ta thử tìm hiểu vấn đề qua Kinh điển Pàli, nguồn giáo lý căn bản của Phật Giáo Nam phương, xem sao.
Dĩ nhiên, trong Tam Tạng Pàli cũng có khái niệm Tịnh Độ (nếu ta muốn gọi thế) với những những trình bày thật rõ ràng về cảnh giới này, những cư dân ở đó và con đường dẫn đến cảnh giới Tịnh Độ, tức phép cầu vãng sanh theo kinh điển Nam Truyền.

I- CÕI TỊNH ĐỘ THEO KINH ĐIỂN PÀLI


Trước hết, cõi Tịnh Độ được biết đến trong Kinh điển Pàli qua danh từ Suddhàvàsa, còn được dịch là Tịnh Cư, theo lối chiết tự Suddha (thanh tịnh) và Àvàsa (chỗ ở).

Vậy Suddhàvàsa cũng có thể được dịch là Tịnh Độ, Tịnh Thổ.
Thậm chí chữ Pàli này còn gần gũi với chữ Tịnh Độ, Tịnh Thổ hơn là Sukhavati (Chốn An Lạc), một chữ chỉ có thể xem là tương đương với từ Sugati (Lạc Cảnh, Thiện Thú) trong kinh điển Pàli, chỉ chung cho các cõi nhân thiên.

Theo các Chú Sớ A Tỳ Đàm,

Có tất cả 5 cõi Tịnh Độ,
nằm trong 16 cõi Phạm thiên Hữu Sắc, và là chỗ tái sanh của các bậc Thinh Văn Bất Lai hay còn gọi là A-Na-Hàm (Anàgàmi, Người-Không-Còn-Trở-Lại-Các-Cõi-Dục-Giới).
Tuy cảnh giới này chỉ gồm toàn các vị Bất Lai và La Hán (chứng La Hán sau khi sanh về đây), nhưng trên căn bản vì vẫn là cõi Hữu Sắc nên ở 5 cõi Tịnh Độ này vẫn có những lâu đài, hoa viên rất trang nghiêm, dĩ nhiên không phải là nơi chốn hưởng thụ, mà đó chỉ là những dấu vết tối thiểu của một cõi Ngũ Uẩn [*].

Về tuổi thọ, chư thánh Bất Lai ở cõi thấp nhất trong 5 cõi Tịnh Độ là cõi Vô Phiền (Avihà) có thọ mạng 1000 đại kiếp, cõi kế đến là Vô Nhiệt (Àtappà) có thọ mạng 2000 đại kiếp, cõi thứ ba là Thiện Hiện (Sudassà) có thọ mạng 4000 đại kiếp, cõi thứ tư là Thiện Kiến (Sudassì) có thọ mạng 8000 đại kiếp và cõi Sắc Cứu Cánh (Akanittha) có thọ mạng 16000 đại kiếp.
Do có những lúc trải qua một thời gian quá dài không có chư Phật ra đời độ sinh, nhân số trên 5 cõi Tịnh Độ chỉ có giảm mà không được bổ sung nên cũng có những thời điểm 5 cõi này không tiếp tục tồn tại.

II -CƯ DÂN TỊNH ĐỘ THEO KINH ĐIỂN PÀLI

Trước tiên là vài hàng trình bày đại lược về 4 tầng Thánh Trí làm nên 4 bậc Thánh nhân và chính đức Phật cũng được kể vào đó.
Sơ Quả hay Tu Đà Hoàn (Sotàpatti, Dự Lưu ) còn được gọi là Thất Lai, người không thể tái sanh quá 7 lần, là vị đã chấm dứt hoàn toàn 3 thứ phiền não Thân Kiến (nôm na là Chấp kiến trong 5 Uẩn), Hoài Nghi (nghi ngờ về Phật Pháp nói chung) và Giới Cấm Thủ (chấp trước các tín điều mù quáng).

Ở một số vị, Thánh trí Sơ Quả chỉ là một giai đoạn thoáng qua trước khi hoàn tất các tầng thánh trí cao hơn.
Như trường hợp đức Phật hoặc các vị Thinh Văn tốc chứng. Nhưng cũng có lúc giai đoạn này kéo dài trong nhiều giờ, nhiều ngày, nhiều năm hoặc vài kiếp sống (dĩ nhiên không quá 7 kiếp).

Sớ Giải Trường Bộ ghi rằng :

Thiên vương Đế Thích hiện nay là một vi thánh Sơ Quả. Khi hết tuổi thọ, ngài sẽ sinh xuống nhân gian làm Chuyển Luân Vương và chứng đắc Nhị Quả Tư Đà Hàm.
Sau đó sanh lên Đao Lợi Thiên chứng Tam Quả A Na Hàm và lần lượt tái sanh ở đủ 5 cõi Tịnh Độ, bắt đầu là cõi Vô Phiền.
Cuối cùng ngài sẽ chứng quả La Hán và nhập diệt ở cõi Sắc Cứu Cánh.

Tầng thánh trí thứ hai là Nhị Quả Tư Đà Hàm. Ngoài 3 phiền não đã chấm dứt ở tầng thánh trước, quả vị này còn làm giảm nhẹ Dục Ái và Sân Hận. Do chỉ còn có thể tái sanh cõi Dục Giới một lần nữa thôi, nên quả vị này còn được gọi là Nhất Lai (Sakadàgàmì).

Tầng thánh thứ ba là Tam Quả A na Hàm, chữ phiên âm từ tiếng Pàli là Anàgàmi, nghĩa là bậc Bất Lai, người không còn trở lui các cõi Dục Giới nữa (có tất cả 11 cõi Dục Giới). Theo A Tỳ Đàm Tạng Pàli thì do đã chấm dứt Dục Ái (niềm tham luyến trong ngũ trần) và Sân Hận nên vị thánh Tam Quả trong trường hợp không thể chứng La Hán rồi nhập diệt ngay đời này thì chỉ có hai con đường để đi:

A- Nếu đã chứng đắc Ngũ Thiền thì sẽ tùy theo khả năng mạnh yếu của Ngũ Quyền (Tín, Tấn, Niệm, Định, Tuệ) mà sanh về cõi nào đó trong 5 cõi Tịnh Độ. Tín Quyền nổi trội thì sanh về cõi Vô Phiền, Tấn Quyền hùng hậu thì về cõi Vô Nhiệt, Niệm Quyền hùng hậu về cõi Thiện Hiện, Định Quyền hùng hậu thì về cõi Thiện Kiến, Tuệ Quyền thâm hậu thì sanh về cõi Sắc Cứu Cánh (Pàli gọi là Akanittha, Không-Thứ-Gì-Yếu-Kém). Ở cõi Tịnh Độ thứ năm này toàn bộ Ngũ Quyền đều được sung mãn, vì đây là nơi chốn sau cùng để một vị Bất Lai chứng quả La Hán và nhập diệt.

B- Trong trường hợp vị thánh Bất Lai chưa chứng qua một tầng thiền định nào, tức chỉ có trí tuệ Thiền Quán (Vipassanà) mà không từng tu tập thiền Chỉ (Samatha) thì lúc mạng chung, vị này do khả năng ly dục vô sân tuyệt đối nên tối thiểu cũng thành tựu Sơ Thiền trước khi mạng chung ở cõi Dục giới và như vậy cũng đủ để sanh về cõi Phạm Thiên thấp nhất là Phạm Thiên Sơ Thiền.

Do túc duyên và trình độ tu chứng có khác nhau nên giữa các bậc thánh Tam Quả cũng có vài sai biệt, theo Manorathapurani, Chú Sớ Tăng Chi Bộ (Phần Tika) :

- Antaràparinibbàyì (Tiền Bán Niết Bàn) : vị Bất Lai chứng La Hán khi chưa sống hết phân nửa thọ mạng cõi Tịnh Độ nào đó trong 5 cõi.
- Upahaccaparinibbàyì (Hậu Bán Niết Bàn) : Chứng La Hán sau khi sống hơn nửa thọ mạng ở cõi Tịnh Độ nào đó.
- Uddhamsoto Akanitthagàmì (Luân Lưu Niết Bàn) : Do căn tánh không xuất sắc, có vị Bất Lai phải lần lượt sanh đủ 5 cõi Tịnh Độ mới chứng quả La Hán rồi nhập diệt ở cõi Tịnh Độ cao nhất.
- Asankhàraparinibbàyì (Bất Lao Niết Bàn) : Vị Bất Lai có thể chứng La Hán mà không cần nhiều cố gắng.
- Sasankhàraparinibbàyì (Cần Lao Niết Bàn) : Vị Bất Lai phải nhiều nổ lực mới có thể chứng La Hán.
Tầng thánh trí thứ tư chính là quả vị La Hán, người chấm dứt toàn bộ phiền não.

Theo A Tỳ Đàm Pàli thì có 3 quả vị La Hán
: Chư Phật Chánh Đẳng Giác (sammàsambuddha hay Sabbannubuddha - Toàn Giác) cũng là những vị La Hán nhưng do tự mình chứng đắc và là đạo sư hướng dẫn cho những người hữu duyên chứng đắc La Hán. Những vị La Hán đệ tử này được gọi là Thinh Văn Giác (Sàvakabuddha). Quả vị La Hán thứ ba là Độc Giác Phật (Paccekabuddha), những vị tự mình chứng ngộ La Hán nhưng không thể hướng dẫn người khác chứng ngộ La Hán.

Kinh điển Hán Tạng còn gọi Độc Giác Phật là Duyên Giác Phật vì cho rằng các ngài nhờ liễu ngộ nguyên lý Duyên Khởi mà giác ngộ (cách nghĩ này bắt nguồn từ những giai thoại về chư Phật Độc Giác trong Chú Sớ Tiểu Bộ Kinh, một trong những bộ phận kinh điển từng làm nền tảng cho nhiểu Kinh luận hậu tác, ai từng đọc kỹ các bộ A Hàm sẽ thấy rõ điều này).

Kỳ thực, nếu đọc kinh Đại Duyên trong Trường Bộ Kinh, ta sẽ thấy lý Duyên Khởi và lý Tứ Đế (vẫn bị hiểu lầm là dành riêng cho Thinh Văn) vốn dĩ chỉ là một. Trong Trung Bộ Kinh, đức Phật đã xác định ai thấy lý Duyên Khởi chính là thấy Pháp và ngược lại. Đồng thời, không hề có chuyện một người giác ngộ lý Tứ Đế mà lại mơ hồ về lý Duyên Khởi hay ngược lại. Tất cả quả vị La Hán vừa nêu trên đây luôn giống nhau về khía cạnh giác ngộ các pháp cần yếu (như Tứ Đế, Duyên Khởi...) chỉ khác ở hai điểm chính : Tự mình hiểu ra hay phải nhờ thầy hướng dẫn, và điểm thứ hai là ngoài Trí tuệ Giác ngộ có còn khả năng hiểu biết sâu rộng những gì nằm ngoài lý tưởng Giác ngộ hay không.

Xét về khía cạnh này, chỉ có chư Phật Chánh Đẳng Giác là viên mãn.
Trong bài viết này chúng ta chỉ đặc biệt nhấn mạnh Quả vị Bất Lai, vì đề tài ở đây là các cõi Tịnh Độ.

III- PHÉP VÃNG SANH TỊNH ĐỘ THEO KINH ĐIỂN PÀLI

Vãng sanh vẫn được dùng song song với chữ siêu sanh, nhưng theo tinh thần A Tỳ Đàm Pàli mà nói thì Siêu Sanh còn có thể được hiểu là vượt thoát tái sanh, một điều chỉ thực hiện được bởi một vị La Hán.
Như vậy trong trường hợp vị Bất Lai sanh về các cõi Tịnh Độ chỉ có thể gọi là Vãng Sanh.

Và nếu phải trả lời câu hỏi về con đường vãng sanh Tịnh Độ, thì như tất cả những gì vừa nêu phần trên, ta hoàn toàn có thể nói rằng Vãng Sanh Tịnh Độ chỉ là một phần đường trên hành trình Giải thoát của một vị Thinh Văn, và như thế cái gọi pháp môn Tịnh Độ hay con đường vãng sanh trong trường hợp này cũng đồng nghĩa với hành trình Tam Học, hành trình Tứ Niệm Xứ, Bát Chánh Đạo, nói chung là hành trình 37 Bồ Đề Phần. Các pháp trong 37 Bồ Đề Phần đối với nhau chỉ là mối quan hệ Tương Tức : Cái này chính là cái kia, trong cái kia có cái này.

Đã nói rõ ràng như vậy thì lời đáp cho câu hỏi về con đường vãng sanh lúc này đã là toàn bộ những gì mà ta vẫn gọi là Phật Pháp và theo cách hiểu này, pháp môn Tịnh Độ cần thiết cho tất cả mọi người, chỉ trừ những vị nuôi hạnh Bồ Tát, muốn trở thành một đức Phật Chánh Đẳng Giác trong tương lai.

Một khi đã chấp nhận ghé bến Tịnh Độ thì không thể đi xa hơn nữa.
Bởi theo Kinh điển Pàli chỉ có hàng Thinh Văn mới có thể rơi vào trường hợp kéo dài thời gian sau khi chứng ngộ một quả vị Hữu Học nào đó, chỉ vì khiếm khuyết túc duyên.
Bởi rõ ràng 5 cõi Tịnh Độ chỉ là trạm trung chuyển cho những người chậm bước và điều này dĩ nhiên không thể xảy ra đối với chư Phật.

Đồng thời, chiếu theo tinh thần căn bản của Phật Giáo mà nói thì khi nhắc đến pháp môn Tịnh Độ, ta còn phải định nghĩa lại chữ CẦU trong CẦU VÃNG SANH vì Cầu Vãng Sanh không hề có nghĩa là chờ đợi sự tiếp dẫn của bất cứ ai, mà phải là sự lên đường bằng chính đôi chân của mình.
Vì sao lại thế ?
Xin thưa :
- Khi ta nói ai đó đã sáng thế có nghĩa là ta đang gián tiếp nguyền rủa kẻ đã tạo nên một thế giới khổ nhiều hơn vui, và khi ta cường điệu cái gọi là oai lực gia trì của chư Phật có nghĩa là ta đang thầm trách các Ngài khi Phật lực thì trùng trùng nhưng người khổ vẫn cứ điệp điệp.

Mong thay !
🍁
TOẠI KHANH
FLORIDA, MÙA TỰ TỨ 2005

[*] Theo A Tỳ Đàm Pàli, trong cái gọi là thế giới này gồm có 31 cõi với
○ 11 cõi Dục giới (có đủ 5 uẩn),
○ 16 cõi Sắc giới (trong đó có cõi Vô Tưởng, chỉ có Sắc uẩn mà thôi),
○ 4 cõi Vô Sắc (chỉ có 4 uẩn Thọ, Tưởng, Hành, Thức).
🙏
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

(Nguồn :@ Kalama Journal )
 
Ở hà nội có chùa Thắng nghiêm tu theo lối mật tông, thấy khác hẳn các tông phái khác, thầy trò trong chùa tự dạy nhau thì phải. Có cao nhân nào biết giúp ae mở mang tầm mắt với
 
Nếu thấy họ sai trái hay gì đó thì cũng mặc kệ.
Vì đời trăm người nghìn ý 🙏 🙏
Chủ yếu e muốn nghe chuyện về chùa chứ cũng không có gì phán xét. Một dạo cũng từng xuống đấy chơi nhiều, thấy nhiều điều đáng để suy nghĩ nên muốn tìm hiểu thêm để giải toả phần nào suy nghĩ trong đầu
 
Chủ yếu e muốn nghe chuyện về chùa chứ cũng không có gì phán xét. Một dạo cũng từng xuống đấy chơi nhiều, thấy nhiều điều đáng để suy nghĩ nên muốn tìm hiểu thêm để giải toả phần nào suy nghĩ trong đầu
Nếu muốn tìm hiểu mình rcm cuốn này :
 
✴️
VÃNG SANH TỊNH ĐỘ TRONG KINH ĐIỂN PALI


Chỉ là một phần đường trên hành trình Giải thoát của một vị Thinh Văn, và như thế cái gọi pháp môn Tịnh Độ hay con đường Vãng Sanh trong trường hợp này cũng đồng nghĩa với hành trình Tam Học, hành trình Tứ Niệm Xứ, Bát Chánh Đạo, nói chung là hành trình 37 Bồ Đề Phần.

Các pháp trong 37 Bồ Đề Phần đối với nhau chỉ là mối quan hệ Tương Tức :
- Cái này chính là cái kia, trong cái kia có cái này.

● Pháp môn Tịnh Độ trong kinh điển Pàli.

Người Phật tử Việt Nam xưa nay thường biết đến khái niệm Tịnh Độ qua các Kinh nói về Phật Di Đà (Amitàbhasutra và Sukhavativyùhasutra ) từ Hán Tạng, vốn được phiên dịch từ kinh điển Sanskrit.

Ở đó, cõi Tịnh Độ hay Cực Lạc (từ Phạn ngữ là Sukhavatì) được mô tả là một cảnh giới tuyệt vời với tất cả những thứ du dương, mát mẻ, thơm ngát và không có chuyện đói lạnh. Con đường dẫn đến cõi này có thể chỉ gói gọn trong công phu trì niệm hồng danh Phật Di Đà.

Ngoài sự thanh tịnh có được từ việc nhất tâm trong lúc niệm Phật Di Đà, oai lực của Ngài cũng thừa sức tiếp dẫn vong linh đương sự (tức người niệm Phật) vãng sinh về thế giới Tịnh Độ của Ngài để họ tiếp tục tu hành trong điều kiện thuận lợi hơn xưa gấp triệu lần.

Trên ấy giữa người với người không hề biết tương tranh, thù hận vì ở đó không có chuyện chiếm hữu lợi danh như ở cõi Sa Bà nhiều kiếp nạn này.
Nhưng đó là theo Hán tạng, nguồn giáo lý chủ đạo của hệ Phật giáo Bắc truyền.

Trong bài viết này ta thử tìm hiểu vấn đề qua Kinh điển Pàli, nguồn giáo lý căn bản của Phật Giáo Nam phương, xem sao.
Dĩ nhiên, trong Tam Tạng Pàli cũng có khái niệm Tịnh Độ (nếu ta muốn gọi thế) với những những trình bày thật rõ ràng về cảnh giới này, những cư dân ở đó và con đường dẫn đến cảnh giới Tịnh Độ, tức phép cầu vãng sanh theo kinh điển Nam Truyền.

I- CÕI TỊNH ĐỘ THEO KINH ĐIỂN PÀLI

Trước hết, cõi Tịnh Độ được biết đến trong Kinh điển Pàli qua danh từ Suddhàvàsa, còn được dịch là Tịnh Cư, theo lối chiết tự Suddha (thanh tịnh) và Àvàsa (chỗ ở).

Vậy Suddhàvàsa cũng có thể được dịch là Tịnh Độ, Tịnh Thổ.
Thậm chí chữ Pàli này còn gần gũi với chữ Tịnh Độ, Tịnh Thổ hơn là Sukhavati (Chốn An Lạc), một chữ chỉ có thể xem là tương đương với từ Sugati (Lạc Cảnh, Thiện Thú) trong kinh điển Pàli, chỉ chung cho các cõi nhân thiên.

Theo các Chú Sớ A Tỳ Đàm,

Có tất cả 5 cõi Tịnh Độ,
nằm trong 16 cõi Phạm thiên Hữu Sắc, và là chỗ tái sanh của các bậc Thinh Văn Bất Lai hay còn gọi là A-Na-Hàm (Anàgàmi, Người-Không-Còn-Trở-Lại-Các-Cõi-Dục-Giới).
Tuy cảnh giới này chỉ gồm toàn các vị Bất Lai và La Hán (chứng La Hán sau khi sanh về đây), nhưng trên căn bản vì vẫn là cõi Hữu Sắc nên ở 5 cõi Tịnh Độ này vẫn có những lâu đài, hoa viên rất trang nghiêm, dĩ nhiên không phải là nơi chốn hưởng thụ, mà đó chỉ là những dấu vết tối thiểu của một cõi Ngũ Uẩn [*].

Về tuổi thọ, chư thánh Bất Lai ở cõi thấp nhất trong 5 cõi Tịnh Độ là cõi Vô Phiền (Avihà) có thọ mạng 1000 đại kiếp, cõi kế đến là Vô Nhiệt (Àtappà) có thọ mạng 2000 đại kiếp, cõi thứ ba là Thiện Hiện (Sudassà) có thọ mạng 4000 đại kiếp, cõi thứ tư là Thiện Kiến (Sudassì) có thọ mạng 8000 đại kiếp và cõi Sắc Cứu Cánh (Akanittha) có thọ mạng 16000 đại kiếp.
Do có những lúc trải qua một thời gian quá dài không có chư Phật ra đời độ sinh, nhân số trên 5 cõi Tịnh Độ chỉ có giảm mà không được bổ sung nên cũng có những thời điểm 5 cõi này không tiếp tục tồn tại.

II -CƯ DÂN TỊNH ĐỘ THEO KINH ĐIỂN PÀLI

Trước tiên là vài hàng trình bày đại lược về 4 tầng Thánh Trí làm nên 4 bậc Thánh nhân và chính đức Phật cũng được kể vào đó.
Sơ Quả hay Tu Đà Hoàn (Sotàpatti, Dự Lưu ) còn được gọi là Thất Lai, người không thể tái sanh quá 7 lần, là vị đã chấm dứt hoàn toàn 3 thứ phiền não Thân Kiến (nôm na là Chấp kiến trong 5 Uẩn), Hoài Nghi (nghi ngờ về Phật Pháp nói chung) và Giới Cấm Thủ (chấp trước các tín điều mù quáng).

Ở một số vị, Thánh trí Sơ Quả chỉ là một giai đoạn thoáng qua trước khi hoàn tất các tầng thánh trí cao hơn.
Như trường hợp đức Phật hoặc các vị Thinh Văn tốc chứng. Nhưng cũng có lúc giai đoạn này kéo dài trong nhiều giờ, nhiều ngày, nhiều năm hoặc vài kiếp sống (dĩ nhiên không quá 7 kiếp).

Sớ Giải Trường Bộ ghi rằng :

Thiên vương Đế Thích hiện nay là một vi thánh Sơ Quả. Khi hết tuổi thọ, ngài sẽ sinh xuống nhân gian làm Chuyển Luân Vương và chứng đắc Nhị Quả Tư Đà Hàm.
Sau đó sanh lên Đao Lợi Thiên chứng Tam Quả A Na Hàm và lần lượt tái sanh ở đủ 5 cõi Tịnh Độ, bắt đầu là cõi Vô Phiền.
Cuối cùng ngài sẽ chứng quả La Hán và nhập diệt ở cõi Sắc Cứu Cánh.

Tầng thánh trí thứ hai là Nhị Quả Tư Đà Hàm. Ngoài 3 phiền não đã chấm dứt ở tầng thánh trước, quả vị này còn làm giảm nhẹ Dục Ái và Sân Hận. Do chỉ còn có thể tái sanh cõi Dục Giới một lần nữa thôi, nên quả vị này còn được gọi là Nhất Lai (Sakadàgàmì).

Tầng thánh thứ ba là Tam Quả A na Hàm, chữ phiên âm từ tiếng Pàli là Anàgàmi, nghĩa là bậc Bất Lai, người không còn trở lui các cõi Dục Giới nữa (có tất cả 11 cõi Dục Giới). Theo A Tỳ Đàm Tạng Pàli thì do đã chấm dứt Dục Ái (niềm tham luyến trong ngũ trần) và Sân Hận nên vị thánh Tam Quả trong trường hợp không thể chứng La Hán rồi nhập diệt ngay đời này thì chỉ có hai con đường để đi:

A- Nếu đã chứng đắc Ngũ Thiền thì sẽ tùy theo khả năng mạnh yếu của Ngũ Quyền (Tín, Tấn, Niệm, Định, Tuệ) mà sanh về cõi nào đó trong 5 cõi Tịnh Độ. Tín Quyền nổi trội thì sanh về cõi Vô Phiền, Tấn Quyền hùng hậu thì về cõi Vô Nhiệt, Niệm Quyền hùng hậu về cõi Thiện Hiện, Định Quyền hùng hậu thì về cõi Thiện Kiến, Tuệ Quyền thâm hậu thì sanh về cõi Sắc Cứu Cánh (Pàli gọi là Akanittha, Không-Thứ-Gì-Yếu-Kém). Ở cõi Tịnh Độ thứ năm này toàn bộ Ngũ Quyền đều được sung mãn, vì đây là nơi chốn sau cùng để một vị Bất Lai chứng quả La Hán và nhập diệt.

B- Trong trường hợp vị thánh Bất Lai chưa chứng qua một tầng thiền định nào, tức chỉ có trí tuệ Thiền Quán (Vipassanà) mà không từng tu tập thiền Chỉ (Samatha) thì lúc mạng chung, vị này do khả năng ly dục vô sân tuyệt đối nên tối thiểu cũng thành tựu Sơ Thiền trước khi mạng chung ở cõi Dục giới và như vậy cũng đủ để sanh về cõi Phạm Thiên thấp nhất là Phạm Thiên Sơ Thiền.

Do túc duyên và trình độ tu chứng có khác nhau nên giữa các bậc thánh Tam Quả cũng có vài sai biệt, theo Manorathapurani, Chú Sớ Tăng Chi Bộ (Phần Tika) :

- Antaràparinibbàyì (Tiền Bán Niết Bàn) : vị Bất Lai chứng La Hán khi chưa sống hết phân nửa thọ mạng cõi Tịnh Độ nào đó trong 5 cõi.
- Upahaccaparinibbàyì (Hậu Bán Niết Bàn) : Chứng La Hán sau khi sống hơn nửa thọ mạng ở cõi Tịnh Độ nào đó.
- Uddhamsoto Akanitthagàmì (Luân Lưu Niết Bàn) : Do căn tánh không xuất sắc, có vị Bất Lai phải lần lượt sanh đủ 5 cõi Tịnh Độ mới chứng quả La Hán rồi nhập diệt ở cõi Tịnh Độ cao nhất.
- Asankhàraparinibbàyì (Bất Lao Niết Bàn) : Vị Bất Lai có thể chứng La Hán mà không cần nhiều cố gắng.
- Sasankhàraparinibbàyì (Cần Lao Niết Bàn) : Vị Bất Lai phải nhiều nổ lực mới có thể chứng La Hán.
Tầng thánh trí thứ tư chính là quả vị La Hán, người chấm dứt toàn bộ phiền não.

Theo A Tỳ Đàm Pàli thì có 3 quả vị La Hán : Chư Phật Chánh Đẳng Giác (sammàsambuddha hay Sabbannubuddha - Toàn Giác) cũng là những vị La Hán nhưng do tự mình chứng đắc và là đạo sư hướng dẫn cho những người hữu duyên chứng đắc La Hán. Những vị La Hán đệ tử này được gọi là Thinh Văn Giác (Sàvakabuddha). Quả vị La Hán thứ ba là Độc Giác Phật (Paccekabuddha), những vị tự mình chứng ngộ La Hán nhưng không thể hướng dẫn người khác chứng ngộ La Hán.

Kinh điển Hán Tạng còn gọi Độc Giác Phật là Duyên Giác Phật vì cho rằng các ngài nhờ liễu ngộ nguyên lý Duyên Khởi mà giác ngộ (cách nghĩ này bắt nguồn từ những giai thoại về chư Phật Độc Giác trong Chú Sớ Tiểu Bộ Kinh, một trong những bộ phận kinh điển từng làm nền tảng cho nhiểu Kinh luận hậu tác, ai từng đọc kỹ các bộ A Hàm sẽ thấy rõ điều này).

Kỳ thực, nếu đọc kinh Đại Duyên trong Trường Bộ Kinh, ta sẽ thấy lý Duyên Khởi và lý Tứ Đế (vẫn bị hiểu lầm là dành riêng cho Thinh Văn) vốn dĩ chỉ là một. Trong Trung Bộ Kinh, đức Phật đã xác định ai thấy lý Duyên Khởi chính là thấy Pháp và ngược lại. Đồng thời, không hề có chuyện một người giác ngộ lý Tứ Đế mà lại mơ hồ về lý Duyên Khởi hay ngược lại. Tất cả quả vị La Hán vừa nêu trên đây luôn giống nhau về khía cạnh giác ngộ các pháp cần yếu (như Tứ Đế, Duyên Khởi...) chỉ khác ở hai điểm chính : Tự mình hiểu ra hay phải nhờ thầy hướng dẫn, và điểm thứ hai là ngoài Trí tuệ Giác ngộ có còn khả năng hiểu biết sâu rộng những gì nằm ngoài lý tưởng Giác ngộ hay không.

Xét về khía cạnh này, chỉ có chư Phật Chánh Đẳng Giác là viên mãn.
Trong bài viết này chúng ta chỉ đặc biệt nhấn mạnh Quả vị Bất Lai, vì đề tài ở đây là các cõi Tịnh Độ.

III- PHÉP VÃNG SANH TỊNH ĐỘ THEO KINH ĐIỂN PÀLI

Vãng sanh vẫn được dùng song song với chữ siêu sanh, nhưng theo tinh thần A Tỳ Đàm Pàli mà nói thì Siêu Sanh còn có thể được hiểu là vượt thoát tái sanh, một điều chỉ thực hiện được bởi một vị La Hán.
Như vậy trong trường hợp vị Bất Lai sanh về các cõi Tịnh Độ chỉ có thể gọi là Vãng Sanh.

Và nếu phải trả lời câu hỏi về con đường vãng sanh Tịnh Độ, thì như tất cả những gì vừa nêu phần trên, ta hoàn toàn có thể nói rằng Vãng Sanh Tịnh Độ chỉ là một phần đường trên hành trình Giải thoát của một vị Thinh Văn, và như thế cái gọi pháp môn Tịnh Độ hay con đường vãng sanh trong trường hợp này cũng đồng nghĩa với hành trình Tam Học, hành trình Tứ Niệm Xứ, Bát Chánh Đạo, nói chung là hành trình 37 Bồ Đề Phần. Các pháp trong 37 Bồ Đề Phần đối với nhau chỉ là mối quan hệ Tương Tức : Cái này chính là cái kia, trong cái kia có cái này.

Đã nói rõ ràng như vậy thì lời đáp cho câu hỏi về con đường vãng sanh lúc này đã là toàn bộ những gì mà ta vẫn gọi là Phật Pháp và theo cách hiểu này, pháp môn Tịnh Độ cần thiết cho tất cả mọi người, chỉ trừ những vị nuôi hạnh Bồ Tát, muốn trở thành một đức Phật Chánh Đẳng Giác trong tương lai.

Một khi đã chấp nhận ghé bến Tịnh Độ thì không thể đi xa hơn nữa.
Bởi theo Kinh điển Pàli chỉ có hàng Thinh Văn mới có thể rơi vào trường hợp kéo dài thời gian sau khi chứng ngộ một quả vị Hữu Học nào đó, chỉ vì khiếm khuyết túc duyên.
Bởi rõ ràng 5 cõi Tịnh Độ chỉ là trạm trung chuyển cho những người chậm bước và điều này dĩ nhiên không thể xảy ra đối với chư Phật.

Đồng thời, chiếu theo tinh thần căn bản của Phật Giáo mà nói thì khi nhắc đến pháp môn Tịnh Độ, ta còn phải định nghĩa lại chữ CẦU trong CẦU VÃNG SANH vì Cầu Vãng Sanh không hề có nghĩa là chờ đợi sự tiếp dẫn của bất cứ ai, mà phải là sự lên đường bằng chính đôi chân của mình.
Vì sao lại thế ?
Xin thưa :
- Khi ta nói ai đó đã sáng thế có nghĩa là ta đang gián tiếp nguyền rủa kẻ đã tạo nên một thế giới khổ nhiều hơn vui, và khi ta cường điệu cái gọi là oai lực gia trì của chư Phật có nghĩa là ta đang thầm trách các Ngài khi Phật lực thì trùng trùng nhưng người khổ vẫn cứ điệp điệp.

Mong thay !
🍁
TOẠI KHANH
FLORIDA, MÙA TỰ TỨ 2005

[*] Theo A Tỳ Đàm Pàli, trong cái gọi là thế giới này gồm có 31 cõi với
○ 11 cõi Dục giới (có đủ 5 uẩn),
○ 16 cõi Sắc giới (trong đó có cõi Vô Tưởng, chỉ có Sắc uẩn mà thôi),
○ 4 cõi Vô Sắc (chỉ có 4 uẩn Thọ, Tưởng, Hành, Thức).
🙏
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

(Nguồn :@ Kalama Journal
lành thay.. ngay trong các đạo tràng cư sĩ đến sư sãi bây giờ vẫn nhiều người nghĩ là cứ "mượn" tha lực của Phật mà cứ thế là về. ko "phá" được thân này thì cứ mọt đời ở lại.
 
Các thầy đại thừa có lòng độ thì cho mình xin định nghĩa và bằng chứng hay cách chứng minh cõi cực lạc có thật với. Nói chuyện đọc sách thì kinh nghiệm đau thương là đọc kinh thánh xong càng ko thể tin nổi 😂
Trong đây toàn kẻ phàm phu, bạn chỉ nên tham khảo thôi. Có thì giờ thì tìm nghe lời thuyết pháp các bậc cao tăng đại đức được thế giới công nhận ấy.
Còn về Kinh thánh nó là một Tôn giáo có Thần hoặc Đấng sáng thế cao nhất có thể ban phước giáng họa. Mọi sự đều do thần chi phối. Nếu do thần chi phối thì làm thiện làm ác chẳng có liên can gì tới mình. Nhưng tới khi chịu quả báo thì mình phải gánh, thần chẳng giúp gì được. Ðây là chỗ chẳng hợp lý.
Còn Phật pháp thì ko phải là Tôn giáo, vì Phật pháp là vô tư, là chân tướng thực sự của Vũ trụ Nhân sanh. Phật thì coi mọi chúng sanh là bình đẳng ngang với Phật vì đều có Phật tính tương lai sẽ thành Phật.
Còn Cõi cực lạc là có thật, A Di Đà Phật là có thật, pháp môn Tịnh độ là diệu pháp trong diệu pháp mà Như lai đã thuyết. Vì sao ? vì Phật pháp chính là tâm pháp.
 
Sửa lần cuối:
Trong đây toàn kẻ phàm phu, bạn chỉ nên tham khảo thôi. Có thì giờ thì tìm nghe lời thuyết pháp các bậc cao tăng đại đức được thế giới công nhận ấy.
Còn về Kinh thánh nó là một Tôn giáo có Thần hoặc Đấng sáng thế cao nhất có thể ban phước giáng họa. Mọi sự đều do thần chi phối. Nếu do thần chi phối thì làm thiện làm ác chẳng có liên can gì tới mình. Nhưng tới khi chịu quả báo thì mình phải gánh, thần chẳng giúp gì được. Ðây là chỗ chẳng hợp lý.
Còn Phật pháp thì ko phải là Tôn giáo, vì Phật pháp là vô tư, là chân tướng thực sự của Vũ trụ Nhân sanh. Phật thì coi mọi chúng sanh là bình đẳng ngang với Phật vì đều có Phật tính tương lai sẽ thành Phật.
Còn Cõi cực lạc là có thật, A Di Đà Phật là có thật, pháp môn Tịnh độ là diệu pháp trong diệu pháp mà Như lai đã thuyết. Vì sao ? vì Phật pháp chính là tâm pháp.
Vậy ông a di đà tu pháp môn j hả bạn? Niệm phật thành phật thì ông ý niệm ai?
 
Trong đây toàn kẻ phàm phu, bạn chỉ nên tham khảo thôi. Có thì giờ thì tìm nghe lời thuyết pháp các bậc cao tăng đại đức được thế giới công nhận ấy.
Còn về Kinh thánh nó là một Tôn giáo có Thần hoặc Đấng sáng thế cao nhất có thể ban phước giáng họa. Mọi sự đều do thần chi phối. Nếu do thần chi phối thì làm thiện làm ác chẳng có liên can gì tới mình. Nhưng tới khi chịu quả báo thì mình phải gánh, thần chẳng giúp gì được. Ðây là chỗ chẳng hợp lý.
Còn Phật pháp thì ko phải là Tôn giáo, vì Phật pháp là vô tư, là chân tướng thực sự của Vũ trụ Nhân sanh. Phật thì coi mọi chúng sanh là bình đẳng ngang với Phật vì đều có Phật tính tương lai sẽ thành Phật.
Còn Cõi cực lạc là có thật, A Di Đà Phật là có thật, pháp môn Tịnh độ là diệu pháp trong diệu pháp mà Như lai đã thuyết. Vì sao ? vì Phật pháp chính là tâm pháp.
Vậy ông a di đà tu pháp môn j hả bạn? Niệm phật thành phật thì ông ý niệm ai?

Thời Đức Phật, ở Sāvatthi (Xá-vệ) có bảy mươi triệu người. Năm mươi triệu trong đó là các vị Thánh đệ tử tại gia của Đức Phật. Con số các vị thánh đệ tử tại gia ở Rājagaha (Vương Xá) cũng vào khoảng năm mươi triệu. Hàng ngày, họ sửa soạn thức ăn vào buổi sáng và cúng dường đến chư Tăng (Saṅgha). Sau bữa ăn trưa, các vị tín nữ đi đến tu viện để nghe Pháp và hành thiền ở đó. Họ trở về nhà trước lúc hoàng hôn. Buổi tối, các vị thiện nam đi đến tu viện để nghe Pháp và hành thiền ở đó. Họ về nhà sáng sớm ngày hôm sau. Theo cách này, họ hành Pháp (Dhamma) cho đến mức có thể. Vì thế có rất nhiều vị Thánh đệ tử tại gia trong thời đức Phật.

Nếu quý vị muốn được là một người đệ tử có lòng tin của Đức Phật, quý vị nên cố gắng bắt chước tấm gương của họ. Bởi vì chỉ những vị Thánh đệ tử mới có niềm tin bất động nơi Đức Phật mà thôi. Quý vị không nên cố gắng để trở thành những đệ tử tại gia tân thời của Đức Phật.

Quý vị có biết đệ tử tại gia tân thời là thế nào không? Họ là những đệ tử Phật chỉ vài giờ trong một tuần, đặc biệt là khi cúng dường đến các vị sư và nghe thuyết Pháp ngày Chủ nhật. Còn hầu hết thời giờ, họ là những đệ tử có niềm tin của vô tuyến truyền hình, của âm nhạc, xi-nê, báo chí, mua sắm, nói chuyện tầm phào, v.v... Vui lòng cho tôi biết quý vị muốn làm loại đệ tử có niềm tin nào đây?

Quý vị không thể vừa đắm chìm trong dục lạc vừa muốn duy trì định sâu cùng một lúc được, bởi vì dục lạc là một trong năm chướng ngại (triền cái) đối với định. Nếu thực lòng quý vị muốn thành công trong thiền hay muốn duy trì thiền của mình, quý vị phải từ bỏ các dục lạc. Chớ đừng lấy phiền não của quý vị như một cái cớ (bào chữa) cho việc không có thì giờ hành thiền. Điều đó thực sự là tai hại, vì nghiệp xấu của quý vị sẽ không chấp nhận một lời bào chữa như vậy, và chắc chắn nó sẽ kéo quý vị vào khổ cảnh trong kiếp sau.

Nếu quý vị muốn thành công trong thiền, quý vị nên dành thật nhiều thời gian cho việc hành thiền. Thiền trong một vài tuần lễ như vậy là quá ngắn, vì thế quý vị không nên trông đợi nhiều từ nó. Tôi hiểu, là những người thế tục, quý vị rất bận rộn và có nhiều vấn đề trong cuộc sống. Bởi lẽ có nhiều người trong quý vị gặp rất nhiều vấn đề trong cuộc sống của mình, nên cho phép tôi được đưa ra một đề nghị: nếu quý vị trở thành một vị sư hay tu nữ thì thế nào? (quý vị có muốn xuất gia hay không?)

(Trích "Vượt qua chướng ngại", Ngài Pa Auk, Tỳ kheo Pháp Thông dịch Việt)
 
Vậy ông a di đà tu pháp môn j hả bạn? Niệm phật thành phật thì ông ý niệm ai?
Vậy bạn nên đi hỏi A Di Đà chứ mình nói bạn tin sao đc. Còn bạn hiểu câu Niệm Phật thành Phật như vậy là chưa đủ, phải là Niệm Phật "nhất tâm" mới "tiến tới" thành Phật, tuy nhiên chỗ "tiến tới" này thù thắng và nhanh hơn so với những chỗ "tiến tới" khác. Mà giờ ai nói đúng nói sai bạn cũng chẳng tin đâu, vì thiện căn của bạn chưa đủ, trạch pháp nhãn cũng ko có. Vậy nên chịu khó mà đọc mà nghe nhiều hơn đi
 
MƯỜI HAI BỘ KINH

Toàn bộ Kinh tạng của Phật giáo cộng chung có mười hai bộ:

1. Bộ Trường hàng: Giữa một bản Kinh không có ngắt đoạn cho nên gọi là Trường hàng.

2. Bộ Trùng Tụng: Lập lại ý nghĩa đã nói trong Kinh; nói lập lại văn Kinh Trường hàng để dễ ghi nhớ.

3. Bộ thọ ký: Trong Kinh điển đề cập đến việc Ðức Phật trước thọ ký cho Ðức Phật sau, ví như nói: “Ông ở kiếp nào đó sẽ được thành Phật tên là gì? Thọ mạng bao lâu? Chúng sanh giáo hóa được nhiều ít? Ở trước quốc độ nào?…” đều là dự báo trước, đó gọi là Thọ ký.

4. Bộ nhơn duyên: Do các thứ nhơn duyên mà nói các thứ pháp.

5. Bộ Thí dụ: Dùng một sự vật nào đó, tỷ dụ cho một sự vật nào đó để thuyết minh chỗ nhiệm mầu của Phật Pháp.

6. Bộ Bổn sự: Hoặc Ðức Phật Thích Ca Mâu Ni tự thuật việc tiền thân, hoặc thuật lại những sự tích tiền thân của một vị Phật hay một vị Bồ tát nào đó.

7. Bộ Bổn sanh: Nói về sự tích đời này của Phật Thích Ca Mâu Ni, hoặc việc đời này của một vị Bồ tát nào đó.

8. Bộ Phương quảng: Phương là bốn phương, Quảng là rộng khắp, biểu thị pháp được nói ra rất tinh vi rộng lớn.

9. Bộ Vị tằng hữu: Những điều này là từ trước đến nay chưa từng nói ra hay bây giờ mới nói.

10. Bộ Bất vấn tự thuyết: Như Kinh A-Di-Ðà, do vì bộ Kinh này rất trọng yếu, tất cả hàng Thanh văn không thể hiểu được, cho đến các vị Bồ tát cũng chưa có thể đạt đến cảnh giới này, nhơn đó Ðức Phật tự phóng ra ánh sáng chấn động cõi nước để nói ra bộ Kinh này.

Thông thường người ta cho rằng pháp môn Niệm Phật là của mấy bà già, người có trí thì không cần đến, đây là ý nghĩ rất sai lầm. Nếu mình không Niệm Phật thì mình luôn luôn vọng tưởng, hết tưởng Ðông tưởng Tây đến tưởng Nam tưởng Bắc, tạp niệm lăng xăng, dục niệm khởi lung tung, có dùng được gì đâu? Niệm Phật có thể trừ được những vọng tưởng này. Có một khắc niệm Phật thì có một khắc không vọng tưởng, cho đến từ sáng đến tối niệm niệm không lìa Phật, thì ngày ấy không vọng tưởng. Vọng tưởng không nổi lên tức là Diệu pháp, cho nên niệm Phật có thể đối trị được các thứ bịnh như vọng tưởng, tán loạn, tham sân si…

Một câu Di Ðà: vạn pháp vương

Năm thời, tám giáo phán tinh tường

Hành nhơn chỉ việc chuyên trì niệm

Sẽ nhập Tịch Quang bất động thường.

Niệm Phật có thể dứt hết cuồng tâm, cho nên Kinh này là cảnh giới cao nhất, Bồ tát đều không thể thưa hỏi được, vì họ không biết được chỗ vi diệu của niệm Phật cho nên Ðức Phật không đợi thưa hỏi mà tự nói ra pháp môn vi diệu này. Thế thì tự hỏi mà nói có phải là pháp môn vi diệu hay không? -Ðúng thế, đều là pháp môn vi diệu thậm thâm cả!


11. Bộ Cô khởi: Cũng gọi là Phúng tụng. Trong một bộ Kinh, đó là những bài kệ đứng riêng một mình, không liên quan gì đến kinh văn trước hay sau cả, hoặc nói ra riêng rẽ về đạo lý, như Kinh Kim Cang.

12. Bộ Luận nghị: Nghiên cứu luận nghị về nghĩa lý của một loại Phật pháp.

Có bài kệ về mười hai bộ trên như sau:
Trường hàng, Trùng tụng và Thọ ký,
Cô khởi, Vô vấn mà tự thuyết,
Nhơn duyên, Thí dụ với Bổn sự,
Bổn sanh, Phương quảng, Vị tằng hữu,
Luận nghị cộng thành mười hai bộ.
- Cổ Quán Âm giảng.
 
Vậy bạn nên đi hỏi A Di Đà chứ mình nói bạn tin sao đc. Còn bạn hiểu câu Niệm Phật thành Phật như vậy là chưa đủ, phải là Niệm Phật "nhất tâm" mới "tiến tới" thành Phật, tuy nhiên chỗ "tiến tới" này thù thắng và nhanh hơn so với những chỗ "tiến tới" khác. Mà giờ ai nói đúng nói sai bạn cũng chẳng tin đâu, vì thiện căn của bạn chưa đủ, trạch pháp nhãn cũng ko có. Vậy nên chịu khó mà đọc mà nghe nhiều hơn đi
Hãy chia sẻ thêm về pháp môn này nên đọc các loại Kinh nào nữa.


 
Hãy chia sẻ thêm về pháp môn này nên đọc các loại Kinh nào nữa.



Đọc Kinh chỉ để tăng trưởng Tín tâm. Nếu Tín tâm vững chắc thì chẳng cần đọc Kinh. Cứ thế mà Niệm Phật, khi đạt tới Nhất tâm Niệm phật thì tự tánh khai mở, trăm ngàn Kinh ngàn luận chỉ cần đọc 2 3 trang đầu là hiểu cả bộ
 
Hãy chia sẻ thêm về pháp môn này nên đọc các loại Kinh nào
MƯỜI HAI BỘ KINH

Toàn bộ Kinh tạng của Phật giáo cộng chung có mười hai bộ:

1. Bộ Trường hàng: Giữa một bản Kinh không có ngắt đoạn cho nên gọi là Trường hàng.

2. Bộ Trùng Tụng: Lập lại ý nghĩa đã nói trong Kinh; nói lập lại văn Kinh Trường hàng để dễ ghi nhớ.

3. Bộ thọ ký: Trong Kinh điển đề cập đến việc Ðức Phật trước thọ ký cho Ðức Phật sau, ví như nói: “Ông ở kiếp nào đó sẽ được thành Phật tên là gì? Thọ mạng bao lâu? Chúng sanh giáo hóa được nhiều ít? Ở trước quốc độ nào?…” đều là dự báo trước, đó gọi là Thọ ký.

4. Bộ nhơn duyên: Do các thứ nhơn duyên mà nói các thứ pháp.

5. Bộ Thí dụ: Dùng một sự vật nào đó, tỷ dụ cho một sự vật nào đó để thuyết minh chỗ nhiệm mầu của Phật Pháp.

6. Bộ Bổn sự: Hoặc Ðức Phật Thích Ca Mâu Ni tự thuật việc tiền thân, hoặc thuật lại những sự tích tiền thân của một vị Phật hay một vị Bồ tát nào đó.

7. Bộ Bổn sanh: Nói về sự tích đời này của Phật Thích Ca Mâu Ni, hoặc việc đời này của một vị Bồ tát nào đó.

8. Bộ Phương quảng: Phương là bốn phương, Quảng là rộng khắp, biểu thị pháp được nói ra rất tinh vi rộng lớn.

9. Bộ Vị tằng hữu: Những điều này là từ trước đến nay chưa từng nói ra hay bây giờ mới nói.

10. Bộ Bất vấn tự thuyết: Như Kinh A-Di-Ðà, do vì bộ Kinh này rất trọng yếu, tất cả hàng Thanh văn không thể hiểu được, cho đến các vị Bồ tát cũng chưa có thể đạt đến cảnh giới này, nhơn đó Ðức Phật tự phóng ra ánh sáng chấn động cõi nước để nói ra bộ Kinh này.

Thông thường người ta cho rằng pháp môn Niệm Phật là của mấy bà già, người có trí thì không cần đến, đây là ý nghĩ rất sai lầm. Nếu mình không Niệm Phật thì mình luôn luôn vọng tưởng, hết tưởng Ðông tưởng Tây đến tưởng Nam tưởng Bắc, tạp niệm lăng xăng, dục niệm khởi lung tung, có dùng được gì đâu? Niệm Phật có thể trừ được những vọng tưởng này. Có một khắc niệm Phật thì có một khắc không vọng tưởng, cho đến từ sáng đến tối niệm niệm không lìa Phật, thì ngày ấy không vọng tưởng. Vọng tưởng không nổi lên tức là Diệu pháp, cho nên niệm Phật có thể đối trị được các thứ bịnh như vọng tưởng, tán loạn, tham sân si…

Một câu Di Ðà: vạn pháp vương

Năm thời, tám giáo phán tinh tường

Hành nhơn chỉ việc chuyên trì niệm

Sẽ nhập Tịch Quang bất động thường.

Niệm Phật có thể dứt hết cuồng tâm, cho nên Kinh này là cảnh giới cao nhất, Bồ tát đều không thể thưa hỏi được, vì họ không biết được chỗ vi diệu của niệm Phật cho nên Ðức Phật không đợi thưa hỏi mà tự nói ra pháp môn vi diệu này. Thế thì tự hỏi mà nói có phải là pháp môn vi diệu hay không? -Ðúng thế, đều là pháp môn vi diệu thậm thâm cả!


11. Bộ Cô khởi: Cũng gọi là Phúng tụng. Trong một bộ Kinh, đó là những bài kệ đứng riêng một mình, không liên quan gì đến kinh văn trước hay sau cả, hoặc nói ra riêng rẽ về đạo lý, như Kinh Kim Cang.

12. Bộ Luận nghị: Nghiên cứu luận nghị về nghĩa lý của một loại Phật pháp.

Có bài kệ về mười hai bộ trên như sau:
Trường hàng, Trùng tụng và Thọ ký,
Cô khởi, Vô vấn mà tự thuyết,
Nhơn duyên, Thí dụ với Bổn sự,
Bổn sanh, Phương quảng, Vị tằng hữu,
Luận nghị cộng thành mười hai bộ.
- Cổ Quán Âm giảng.
 
trước t có nghe 1 thầy gây rất nhiều tranh cãi là Thích thông lạc. Khầy đâm chém có biết ko
Thầy Thích Thông Lạc cũng tu theo đường lối Phật Giáo Nguyên Thủy, và cũng bài bác khá mạnh mẽ các quan điểm mê tín bên Phật Giáo Bắc Tông.

Nhưng để nói vị ấy là một vị A La Hán thì là không đúng. Rất nhiều vị thiền sư nổi tiếng lỗi lạc trên thế giới cũng không bao giờ tự nhận mình là A La Hán. Các vị ấy chỉ tu hành và chia sẻ lại kinh nghiệm tu hành. Việc tự công khai chứng đắc có thể vi phạm giới luật nặng.

Vị ấy sau khi qua đời thì được các đệ tử xiển dương và truyền tụng là một vị A La Hán. Việc này gần như không ai có thể làm chứng, nên tốt nhất không nên dùng danh vị đó để đi tuyên truyền.
 
Đọc Kinh chỉ để tăng trưởng Tín tâm. Nếu Tín tâm vững chắc thì chẳng cần đọc Kinh. Cứ thế mà Niệm Phật, khi đạt tới Nhất tâm Niệm phật thì tự tánh khai mở, trăm ngàn Kinh ngàn luận chỉ cần đọc 2 3 trang đầu là hiểu cả bộ
Nghe lạ vậy bạn.
Khái niệm này lần đầu mình nghe. Câu này lấy ở đâu vậy.
 
Top