Hàng không lãi đậm, Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu rà soát giá vé máy bay tăng cao

Một nhân viên của Vietnam Airlines làm thủ tục cho hành khách tại Sân bay Quốc tế Tân Sơn Nhất, TP HCM

NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
Chụp lại hình ảnh,Một nhân viên của Vietnam Airlines làm thủ tục cho hành khách tại Sân bay Quốc tế Tân Sơn Nhất, TP HCM
56 phút trước
Trong bối cảnh giá vé máy bay nội địa tăng cao, Bộ Giao thông vận tải Việt Nam vừa yêu cầu Cục Hàng không khẩn trương rà soát, kiểm tra ngay công tác bán vé, thực hiện kê khai, niêm yết giá bay của các hãng hàng không.
Cụ thể, công văn do Bộ trưởng Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng ký ban hành hôm 3/5 nêu rõ thời gian vừa qua, tình trạng giá vé máy bay của các hãng hàng không nội địa tăng cao đã ảnh hưởng trực tiếp tới nhu cầu đi lại của người dân, nhất là trong dịp cao điểm như kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 mới đây.
Bộ GTVT yêu cầu Cục Hàng không kịp thời chỉ đạo, xử lý ngay vi phạm theo thẩm quyền, báo cáo về bộ trước ngày 10/5 nếu có trường hợp bất thường.
Theo khảo sát của BBC News Tiếng Việt trên một số trang bán vé trực tuyến, các chặng bay như Hà Nội - Nha Trang, giá vé lên tới 6-7 triệu đồng/vé khứ hồi, Hà Nội - Phú Quốc có thời điểm hơn 8 triệu đồng,… trong dịp lễ, khiến nhiều khách nội địa chuyển sang đi đường bộ, đường sắt và các phương tiện cá nhân.
Trong khi đó, các hãng hàng không đồng loạt ghi nhận doanh thu tăng trưởng ấn tượng.

Vietnam Airlines lãi kỷ lục​

Báo cáo tài chính quý 1/2014 của Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) công bố tổng doanh thu hợp nhất của Vietnam Airlines đạt gần 28.270 tỷ đồng, tăng trên 25% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong ba tháng đầu năm, hãng hàng không mà nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ đạt lợi nhuận sau thuế 4.441 tỷ đồng, đảo chiều ngoạn mục so với mức lỗ 37 tỷ đồng cùng kỳ.
Mức lãi nêu trên là lớn nhất của hãng này trong một quý, kể từ khi công khai thông tin tài chính đến nay, đồng thời chấm dứt chuỗi 16 quý thua lỗ liên tiếp.
Lý giải kết quả kinh doanh đột biến, Vietnam Airlines cho biết quý 1 là giai đoạn kinh doanh cao điểm trong ngành hàng không. Nhờ thị trường vận tải phục hồi mạnh, Vietnam Airlines đã khôi phục lại toàn bộ mạng bay nội địa. Hãng cũng đã nối lại hầu hết các đường bay quốc tế và mở thêm các đường bay mới.
Ngoài ra, việc Pacific Airlines (công ty con của Vietnam Airlines) đàm phán trả lại toàn bộ máy bay đang thuê và xử lý các khoản nợ được cho là đã giúp hãng hàng không quốc gia ghi nhận "khoản thu nhập khác" tăng đột biến.
Trước đó, Pacific Airlines đã phải trả toàn bộ máy bay do không đạt được thỏa thuận với chủ cho thuê khiến hoạt động khai thác của hãng bị ngưng trệ và công ty mẹ Vietnam Airlines phải "điều" máy bay hỗ trợ.
Dù quý 1/2024 lãi cao, tính đến hết ngày 31/3/2024, Vietnam Airlines vẫn lỗ lũy kế 36.742 tỷ đồng và vốn chủ sở hữu âm hơn 12.556 tỷ đồng.
Cũng trong ba tháng đầu năm, các hãng bay khác của Việt Nam ghi nhận con số “bội thu”. Hãng hàng không tư nhân Vietjet Air báo cáo lãi sau thuế gần 540 tỷ đồng trong quý 1/2014, gấp 3 lần quý 1/2023, đạt mức lợi nhuận cao nhất kể từ năm 2020.
Vietravel Airlines đạt doanh thu hơn 490 tỷ đồng trong quý 1, lãi ròng hơn 10 tỷ đồng. Đây cũng là lần đầu tiên hãng hàng không lữ hành này có lãi 3 tháng liền kể từ khi đi vào hoạt động đầu năm 2021.
Vietnam Airlines lãi kỷ lục trong bối cảnh thị trường hàng không thiếu máy bay, nhu cầu đi lại dịp cao điểm tăng mạnh

NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
Chụp lại hình ảnh,Vietnam Airlines lãi kỷ lục trong bối cảnh thị trường hàng không thiếu máy bay, nhu cầu đi lại dịp cao điểm tăng mạnh

Vì sao giá vé máy bay nội địa cao chót vót?​

Doanh thu các hãng bay nội địa tăng trưởng mạnh vào những tháng đầu năm diễn ra trong bối cảnh giá vé máy bay nội địa luôn ở mức cao chót vót.
Những mức giá 0 đồng, 9.000 đồng, 14.000 đồng, 19.000 đồng... để kích cầu đi lại hay du lịch sau đại dịch Covid-19 gần như biến mất từ năm 2023.
Việc tăng giá trần vé máy bay từ ngày 1/3, với mức 3,75-6,67% trên hầu hết các chặng nội địa, là một trong những nguyên nhân khiến vé máy bay trở nên đắt đỏ.
Theo quy định mới, các đường bay có khoảng cách dưới 500 km có mức giá trần là 1,6 triệu đồng/vé/chiều với đường bay phát triển kinh tế - xã hội và 1,7 triệu đồng/vé/chiều với các đường bay khác.
Các nhóm đường bay còn lại chịu mức tăng giá từ 50.000 - 250.000 đồng/vé/chiều so với quy định cũ, phụ thuộc vào độ dài từng đường bay.
Bộ Giao thông vận tải cho biết việc tăng giá vé máy bay nội địa là do sự thay đổi của các yếu tố hình thành giá vé, đặc biệt là giá nhiên liệu tăng và tỷ giá đều tăng cao.
Theo Vietnam Airlines, chi phí nhiên liệu hàng không trung bình năm 2022 tăng 85% so với năm 2015 (thời điểm giá trần cũ được áp dụng).
Vietnam Airlines và Viejet Air đang thiếu hụt 40 máy bay dòng chủ lực A321 do bảo dưỡng

NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
Chụp lại hình ảnh,Vietnam Airlines và Viejet Air đang thiếu hụt 40 máy bay dòng chủ lực A321 do bảo dưỡng
Một lý do khác khiến vé máy bay nội địa chưa thể hạ nhiệt là tình trạng thiếu máy bay.
Như đã nêu ở trên, Pacific Airlines đã trả hết máy bay từ cuối tháng 3/2014, trong khi Bamboo Airways đang trong quá trình tái cơ cấu, thu hẹp và chỉ còn 7-8 máy bay.
Hai hãng nội địa lớn nhất của Việt Nam là Vietnam Airlines và Viejet Air cũng đang thiếu hụt 40 máy bay dòng chủ lực A321 do bảo dưỡng.
Bên cạnh đó, nhu cầu bay quốc tế tăng trở lại cũng khiến các hãng tập trung tăng tần suất bay quốc tế, từ đó giảm tần suất hoặc tạm dừng khai thác với các chặng bay nội địa kém hiệu quả.

Việt Nam giá vé 'trên trời', Thái Lan giảm giá sốc​

Không chỉ vào các kỳ nghỉ lễ, giá vé máy bay chặng nội địa tại Việt Nam luôn ở mức cao so với trước đây và không có dấu hiệu hạ nhiệt.
Trong khi nhiều người chuyển sang đi đường bộ, đường sắt và các phương tiện cá nhân, nhiều người khác lại lựa chọn bay sang nước ngoài du lịch.
Một cặp vé khứ hồi tới các địa điểm du lịch nổi tiếng trong nước có giá ngang ngửa một tour du lịch Thái Lan trọn gói (đã gồm vé máy bay, ăn uống, khách sạn...) mà nhiều hãng lữ hành đang rao bán.
Tại Thái Lan, quốc gia láng giềng trong khu vực ASEAN thường được mang ra so sánh với Việt Nam về ngành du lịch, giá vé máy bay trong dịp lễ tết lại giảm.
Trong lễ hội té nước Songkran, dịp lễ lớn nhất trong năm vào giữa tháng 4 vừa qua, Thái Lan đã áp dụng giảm giá 20% cho các chuyến bay nội địa vào sáng sớm và đêm muộn đồng thời bổ sung 104 chuyến bay như một sự lựa chọn tiết kiệm cho khách du lịch nội địa, theo Bangkok Post.
Thay vì tranh thủ mùa cao điểm để tăng giá các dịch vụ, ngành du lịch Thái Lan cũng chung tay "tung" loạt chương trình giảm giá, khuyến mãi hấp dẫn để kích cầu, thu hút du khách.
Khi so sánh với giá vé máy bay ở Việt Nam, tài khoản Lộc Hoàng bình luận trên trang Facebook của BBC News Tiếng Việt: “Đi du lịch Thái, Singapore trong im lặng không lại bảo sính ngoại, không yêu nước.”
 
Ủa, sao tao nhớ năm 2022-2023, mã bluechip VNA bị đưa vào diện cảnh báo nhiều lần, và có nguy cơ delist. Sao giờ vỏn vẹn 1 tháng, hợp nhất báo cáo tài chính kiểu quần què ji, lại lãi đậm ??? :amazed:

Trước đó nó còn nợ lương, delay trả, vận động cán bộ công nhân viên lâu năm mua ủng hộ lô trái phiếu doanh nghiệp của chính tụi nó mà. Thằng nào từ chối là miễn xếp / xếp ít chuyến bay lại. Đợt đó phi công VNA nhảy cty cả đống
 
Top