Hành trình Nhật Bản thoát phương Tây, đánh bại đế quốc Nga và trở thành cường quốc diễn ra như thế nào?

Tml có vẻ nhầm lẫn gì ở đây, phải nói là hành trình thoát khỏi cái tư tưởng Đông Á mới đúng, thời Minh Trị nước Nhật nó phấn đấu để tây hóa chứ đéo phải thoát phương tây:vozvn (12):
 
Vn mà có một ông lãnh đạo tài như thiên hoàng minh trị thì hay biết mấy.
 
Quan trọng là thằng Nhật địa lý nó tách biệt. Nền tảng văn hóa của nó liền lạc, không bị đức gãy, xâm thực.

Có chiến tranh cũng là nó đi đánh nhau với thằng khác ở nước khác, chứ khi nào mà đánh ở nước nó.

Nó có chiến tranh cũng chỉ là bọn trong nước tự đập nhau.

Đáng kể nhất là nó ăn 2 quả bom của thằng Mỹ. Nhưng thằng Nhật nó có cái nền như thằng Đức, dù có bét nhè sau WW, nhưng nó vẫn gầy lại dc.

Một phần là 2 thằng này cùng dc thằng Mỹ bơm máu sau chiến tranh.

Còn VN chiến tranh bét nhè, tới tận năm 92 vẫn còn lùng bùng bên Campuchia, có cái vùng biển Đông mà đến giờ cả chục thằng giành giật. Có thằng đại ca Tàu khựa, thì nó đéo bơm máu cho tử tế.

Từ thời khai thiên lập địa, là nghe truyện Thánh gióng đánh giặc từ lúc mới đẻ. Đến lúc thời ông Trịnh Công Sơn, 1 nghìn năm đô hộ giặc Tàu, 1 trăm năm nô lệ giặc Tây, mấy chục năm nội chiến từng ngày. Gia tài của mẹ chỉ còn cái nịt.

Sau giải phóng, lớp thì nó cấm vận, lớp thằng khơ me đỏ, lớp thì trung quốc phía bắc đánh từ 79 đến 84 88, rồi lớp thì đánh ngoài trường sa, rồi bọn fulro...

Từ 92 mà đến 2k22 dc như giờ tao đéo dám khén, nhưng cũng đỡ lắm rồi. VN ở cái vị trí địa lý, loạn xà ngầu từ xưa tới giờ có bao giờ yên ổn làm ăn đâu.

Ngày xưa ông cụ đi nhờ Mỹ, Mỹ nó say no, nhờ Liên Xô nó cũng say đéo. Có đéo thằng nào chịu giúp VN khi đó. May nhờ thằng tàu khựa.
Cuối cùng phản bội tàu khựa bú đít lx và bị nó vã cho lệch mỏ
 
Tao thấy không nhất thiết cứ bài viết nào ca ngợi nước khác thì có nghĩa là hạ thấp VN đâu mày ạ.

Thằng thớt nó đăng bài như này cũng là để kể cái quá trình Nhật Bản thăng hoa, đơn giản chỉ có thế thôi, mày không cần suy diễn quá.

Mày rất giống mấy thằng bạn hay đi caffe với tao, đợt tao đi du lịch khen đường phố Nhật Bản nó sạch sẽ với không khí trong lành, lập tức chúng nó cho rằng tao đang đá đểu Việt Nam? Ủa tao chỉ đơn giản là khen nước người ta thôi chứ tao có nói nước mình xấu xí gì đâu mà chúng nó phải nhạy cảm như thế nhỉ? Khen nước ngoài 1 cái là có ngay 1 bộ phận cho rằng mình đang nói xấu đất nước mình và rồi lại "mày thích nước khác thế thì cút mẹ sang đấy mà sống".
Mấy đứa đó do thủ dâm lâu ngày nên rất "nhạy cảm". Mày chỉ cần cầm quả chuối lên là chúng nó hình dung ra cái chim thẳng ngay. Đối với chủ đề đất nước cũng thế, muốn khen Nhật thì cũng phải khéo khéo và lựa lời, ko là lũ bò nó hay giật mình á. Ví dụ: mày khen cái toa let thông minh của Nhật, hóa ra cũng chẳng có gì ghê gớm, đi vệ sinh cũng chả khác gì cái chuồng phân ở quê!
 
Cuối cùng phản bội tàu khựa bú đít lx và bị nó vã cho lệch mỏ
Đánh bạc thôi. Kèo nào chả có ưu nhược điểm.
Theo TQ đợt đấy thì đương nhiên sẽ ko bị đánh. Nhưng thành kiểu TT đói nghèo lạc hậu vì TQ khi đó cũng có mẹ gì mà buff? Thậm chí đến tận bây giờ nó vươn lên thứ 2 TG, trình độ ko quá thua kém p. Tây mà nhìn kiểu nó buff thằng Cam thế nào là hiểu.
 
Trong giai đoạn khai thác thuộc địa, châu Phi và nhiều nước châu Á trở thành thuộc địa của các nước phương Tây, Nhật Bản cũng bị nhòm ngó. Thế nhưng khác với đại đa số các nước khác, Nhật Bản không chỉ thoát khỏi nguy cơ trở thành thuộc địa, mà còn vươn lên thành cường quốc hàng đầu thế giới.

Đề phòng phương Tây
Năm 1543, một nhóm người Bồ Đào Nha trên một chiếc thuyền Trung Quốc bị trôi dạt đến đảo Tanegashima, nằm ở phần cực nam đảo Kyushu. Họ đưa ra một số loại súng ống của phương Tây. Đây là lần đầu tiên Nhật Bản tiếp xúc với loại vũ khí hiện đại này.

Bấy giờ ở Nhật Bản đang là thời kỳ chiến quốc (1467-1615) nên vũ khí rất được coi trọng. Người Nhật đã tìm hiểu và chế tác theo loại súng này. Đến năm 1560, súng ống đã được các lãnh chúa và Mạc phủ sử dụng cho các binh sĩ của mình.

Sau thời kỳ chiến quốc, Nhật Bản bước vào giai đoạn hòa bình. Cũng trong giai đoạn này, các nước phương Tây bắt đầu tìm hiểu và muốn mở rộng tới thị trường Nhật Bản. Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha muốn được đến Nhật để buôn bán và truyền Đạo. Nhưng người Nhật Bản vốn có truyền thống tín ngưỡng của riêng mình, nên dần dần có cái nhìn đề phòng, thậm chí lựa chọn thái độ bài xích, cấm đoán.

View attachment 801506

Thuyền Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha đến Nhật buôn bán (tranh thế kỷ XVI).

Nhật Bản chỉ mở một cảng ở vịnh Nagasaki cho người Hà Lan đến buôn bán, bởi họ cho rằng người Hà Lan không can thiệp vào Nhật Bản mà chú trọng buôn bán hơn. Đồng thời thông qua việc giao thương này, người Nhật cũng có thể tiếp thu kỹ thuật phương Tây.

Bị Mỹ uy hiếp bắt mở cửa, châu Âu dòm ngó
Sau hơn 200 năm người Nhật lựa chọn thái độ cấm đoán, năm 1852, Phó đề đốc hải quân Mỹ là Matthew Perry đưa 4 tàu chiến là Mississippi, Plymouth, Saratoga, Susquehanna đến Nhật Bản nhằm tìm kiếm Hiệp ước thương mại. Các tàu chiến Mỹ đến gần Edo (Tokyo ngày nay). Perry hướng đại bác vào đất liền đe dọa, Nhật Bản cho các tàu chiến của mình vây quanh và yêu cầu các tàu chiến Mỹ rời đi.

View attachment 801508

Phó Đề đốc hải quân Mỹ Matthew Perry

Tuy nhiên Perry yêu cầu các tàu Nhật phải tránh xa nếu không sẽ dùng vũ lực tiêu diệt. Đồng thời Perry cho người chuyển thư của Tổng thống Mỹ đến Mạc Phủ kèm một lá cờ trắng ngụ ý buộc đầu hàng. Trong thư nêu rõ Mỹ muốn được giao thương với Nhật, nếu không sẽ dùng vũ lực. Sau đó Perry rời đi và nói sẽ quay trở lại nhận câu trả lời.

Tháng 2/1854, Perry trở lại Nhật Bản với số tàu chiến tăng gấp đôi. Trước sức mạnh của vũ khí phương Tây, Nhật Bản phải nhượng bộ. Đàm phán diễn ra, hai bên đồng ý ký Hiệp định Kanagawa, khiến phía Nhật chịu nhiều thiệt thòi.

Theo sau Mỹ, các nước châu Âu cũng đổ bộ vào Nhật Bản, buộc Nhật phải ký tiếp các Hiệp ước với Anh, Nga, Hà Lan, v.v.. Đây đều là các Hiệp ước không có lợi cho Nhật.

Sau khi thực thi các Hiệp ước bất bình đẳng với phương Tây, chế độ Mạc Phủ ngày càng suy yếu, khủng hoảng mọi mặt về xã hội, kinh tế và chính trị. Nhiều tầng lớp xã hội bất mãn bởi việc này.

Thiên Hoàng nắm quyền, bắt đầu thời kỳ Minh Trị
Trong lịch sử Nhật Bản thì rất nhiều thời kỳ Thiên Hoàng không nắm quyền. Năm 1868-1869 diễn ra cuộc chiến giữa các Phiên ủng hộ danh nghĩa Thiên Hoàng và quân của Mạc Phủ. Kết quả chế độ Mạc Phủ thua trận và sụp đổ, Triều đình Thiên Hoàng nắm quyền, thời kỳ Minh Trị bắt đầu.

Thời điểm này nhiều nước Đông Nam Á đã trở thành thuộc địa phương Tây. Người Nhật hiểu rằng để tránh trở thành nước thuộc địa thì cần cải cách đưa đất nước đến hùng mạnh, có tiềm lực quân đội ngang phương Tây thì mới được.

View attachment 801509

Thiên Hoàng Minh Trị
Cùng với rất nhiều nhân vật lỗi lạc thời đó, Thiên Hoàng đã thực hiện chính sách cải cách thay đổi quân sự, xã hội, chính trị và kinh tế, đưa Nhật Bản trở thành cường quốc công nghiệp. Tuy nhiên vì tự chủ động thay đổi nên người Nhật vẫn giữ được văn hóa truyền thống và niềm tin tín ngưỡng của dân tộc mình ở mức độ khá cao.

Giáo dục được thay đổi, ngoài giáo dục theo truyền thống, Nhật thuê 500 giảng viên nước ngoài đến 15 trường đại học để giảng dạy về khoa học và quân sự phương Tây. Các giảng viên này được trả lương đến 300 yên/tháng, cao gấp 10 lần so với người Nhật. Đồng thời Nhật Bản cũng cử những sinh viên giỏi sang du học ở phương Tây.

Nhật Bản cho nhập khẩu vũ khí từ phương Tây, thuê chuyên gia nước ngoài hướng dẫn tìm hiểu, hướng đến có thể tự sản xuất được vũ khí. Các sĩ quan nước ngoài trực tiếp huấn luyện quân đội: hải quân theo mô hình của Anh, bộ binh theo mô hình của Đức, hệ thống hậu cần được học hỏi từ nước Mỹ, đồng thời các sĩ quan của Nhật cũng được đưa sang Anh, Pháp học tập. Sau một phần tư thế kỷ, quân đội Nhật Bản thay đổi hoàn toàn.

View attachment 801513
Học viện quân sự Ichigaya được Pháp xây dựng ở Nhật, chụp năm 1874.

Năm 1894-1895 diễn ra cuộc chiến Trung-Nhật, Nhật Bản giành được chiến thắng, thay thế nhà Thanh, buộc nhà Thanh phải từ bỏ quyền thiên triều đối với Triều Tiên. Hơn nữa, nhà Thanh còn phải cắt Đài Loan, quần đảo Bành Hồ cùng bán đảo Liêu Đông (Lữ Thuận) giao cho Nhật Bản.

Năm 1902, trước sự hùng mạnh của mình, người Nhật đã tự tin tuyên bố xóa bỏ các hiệp ước bất bình đẳng đã ký trước đó với các nước phương Tây. Đương nhiên phương Tây cũng không thể làm gì trước sự hùng mạnh của người Nhật.

Đánh bại Đế quốc Nga
Lúc này Đế quốc Nga hùng mạnh liên tục tiến về phía đông, từ Trung Á đến tận bán đảo Kamchatka (ở miền viễn đông nước Nga). Việc bành trướng của Nga khiến Nhật lo lắng bị ảnh hưởng quyền lợi, nhất là ở Triều Tiên và cả vùng Mãn Châu (phía đông bắc Trung Quốc). Cuộc chiến Nga-Nhật đã xảy ra.

Nhà Thanh được phương Tây khuyên nên nằm ngoài cuộc chiến. Các nước phương Tây giữ thái độ trung lập nhưng ngầm ủng hộ Nga, chỉ có Anh là ủng hộ Nhật Bản vì lo Nga sẽ tràn vào Ấn Độ vốn là thuộc địa của mình. Nhiều nước nhận định Nga sẽ thắng vì tiềm lực mạnh mẽ của Đế quốc này.

Thế nhưng thực tế người Nhật giành chiến thắng liên tục, khiến hạm đội Thái Bình Dương nổi tiếng của Nga cũng bị xóa sổ. Thế giới bị bất ngờ, chiến thắng đã đưa Nhật Bản trở thành cường quốc.

View attachment 801518
Quân Nga thảm bại, phải rút khỏi bán đảo Liêu Đông.
Nga và Nhật ký Hòa ước Portsmouth, theo đó Nga phải triệt thoái khỏi Triều Tiên, Mãn Châu, đồng thời phải cắt đất trên đảo Sakhalin (một đảo lớn ở bắc Thái Binh dương) cho Nhật.

Từ một đất nước không cởi mở, bị hải quân Mỹ uy hiếp bắt mở cửa, bị phương Tây nhòm ngó muốn khai thác làm thuộc địa, Nhật Bản đã có cuộc thay đổi triệt để về mọi mặt, vươn lên thành cường quốc trên thế giới.
"Giá mà có thêm sự lãnh ₫ của ₫ thì giờ Nhật đã thành siêu cường số 1 thế giới rồi" - 1 :vozvn (42): said
 
Sát vách Việt Nam với Trung Quốc thiếu đéo gì nước, chúng nó vẫn tồn tại tới tận bây giờ đấy thôi :)) =))

PS: Riêng bọn Miến Điện còn có thời cực thịnh nó đánh tới sát Việt Nam luôn. May mà quốc vương Miến Điện chết đột ngột không thì Việt Nam có khi mệt với chúng nó.
Tuổi lol với người Do Thái đông lào nhé tml
Mày thấy quốc gia nào dám lấy bom ra cưa như vn không ?
 
Nhờ ơn ông này, mà nước Nhật hóa rồng.
1024px-Tokyo_Stabbing.jpg
the last samurai
 
Người Nhật xứng đáng được hưởng một nền văn minh tự do. Còn mấy thằng hèn không dám đứng lên khởi nghĩa thì làm tôi làm mọi chó cho ******** hề hề.
Clgv giờ xàm viết từ cơm sườn cũng bị code à???
 
Đánh bạc thôi. Kèo nào chả có ưu nhược điểm.
Theo TQ đợt đấy thì đương nhiên sẽ ko bị đánh. Nhưng thành kiểu TT đói nghèo lạc hậu vì TQ khi đó cũng có mẹ gì mà buff? Thậm chí đến tận bây giờ nó vươn lên thứ 2 TG, trình độ ko quá thua kém p. Tây mà nhìn kiểu nó buff thằng Cam thế nào là hiểu.
Tt nó kiểu đéo muốn phát triển chứ có phải do tq đéo đâu . vn chon lx nhưng nó cũng buff cho được gì đâu .
 
Mày kiếm cuốn Thiên Hoàng Minh Trị mà đọc, ông tác giả kể rõ chuyện cải cách minh trị cho mà nghe.
Làm Thiên Hoàng như ông này bị giam trong cung có đc đi ra ngoài đâu. Sau mới bức rức liên lạc với đám tài phiệt lật đổ mạc phủ nó phức tạp lắm mày ạ.
 
Tt nó kiểu đéo muốn phát triển chứ có phải do tq đéo đâu . vn chon lx nhưng nó cũng buff cho được gì đâu .
Vkl VN ko đc LX buff gì? Từ thủy điện, cầu cống, đường xá, đến đủ các thể loại nhà máy (đương nhiên đi kèm máy móc trong đó) lại còn viện trợ lương thực.

Năm 79 TQ do Bình lùn nắm quyền đang tập trung làm hòa với Mỹ. Theo nó thì nó ko đánh chứ nó chả dám buff VN, kẻ thù cũ của đứa nó đang nịnh.

TT bây giờ mà đc TQ bơm cho thủy điện, cầu cống đường xá, khoa học nông nghiệp, nhà máy như cách LX buff VN xem.
 
Tao thì thấy Nhật Bản mới là ông tổ của đạo nhái, TQ còn phải học dài, nhờ sự thông minh sáng tạo à khi đạo nhái về Nhật đã biến cái của người khác thành của mình....
học hỏi chứ sao lại gọi là đạo nhái?

chừng nào nó làm ra cây đàn fender cũng giống như cây fender, nhưng lấy tên là Jender, tức là ngoại hình ko khác thứ gì, chỉ khác mỗi tên mới gọi là đạo nhái.

người ta kiu là học hỏi, đạo nhái là trung quốc mới là đạo nhái.

nhật nó học hỏi từ việc làm đàn guitar fender của Leo Fender, Mỹ.
Tự sản xuất ra được hàng loạt đàn tương đối giống Fender, nhưng thương hiệu nhật bản, làm Mỹ phải lập cty fender japan, để không cho hàng nhật được nhập vào mỹ. Fender Japan bị cấm nhập vào mỹ, chứ ko là ăn đứt tụi mỹ.

Nhật bản nó làm cái gì là tốt cái nấy, cho nên nó sợ, nó cấm đồ nhật tại mỹ là vậy.
Đó là còn chưa kể những thứ khác về electronic, đồ mỹ chất lượng không bằng của nhật.
 
Địa lý thiên nhiên là 1 chuyện thôi, quan trọng nhất vẫn là ý chí con người

Mày nhìn như Israel, môi trường địa lý thiên nhiên của nó lởm như nào mà giờ nó thành cường quốc nông nghiệp của thế giới? Rồi bị bao vây giữa cả khối Ả Rập mà nó cân hết, không thể đổi lỗi là Mỹ bơm đồ là xong vì không thiếu những nước Mỹ bơm đồ còn kinh hơn mà vẫn thua.
Ịt xà nó như kiểu ae làm ăn thành công nơi đất khách xong ôm tiền với các mối quan hệ có sắn về xây dựng cho quê hương giầu đẹp ấy. Đm Nhật nó 100 năm trước đã cùng mâm với các anh đại chia lại thế giới rồi, nó thua cuộc nên bị kìm kẹp nên chỉ là thằng nhà giầu thôi ko thế vươn mình nên làm anh đại được, cũng tiếc cho nó.
 
Vkl VN ko đc LX buff gì? Từ thủy điện, cầu cống, đường xá, đến đủ các thể loại nhà máy (đương nhiên đi kèm máy móc trong đó) lại còn viện trợ lương thực.

Năm 79 TQ do Bình lùn nắm quyền đang tập trung làm hòa với Mỹ. Theo nó thì nó ko đánh chứ nó chả dám buff VN, kẻ thù cũ của đứa nó đang nịnh.

TT bây giờ mà đc TQ bơm cho thủy điện, cầu cống đường xá, khoa học nông nghiệp, nhà máy như cách LX buff VN xem.
Cầu cống đường xá lol nào lx buff .
Còn mấy thứ thủy điện máy móc đều mua bằng tiền cả , mà mua đắt chứ có rẻ lol đâu . thay vào đó thì bị tàu bị mỹ nó đập .
Thời đó mà theo tàu thì vn đỡ bị mấy cuộc chiến tranh
 
Vkl VN ko đc LX buff gì? Từ thủy điện, cầu cống, đường xá, đến đủ các thể loại nhà máy (đương nhiên đi kèm máy móc trong đó) lại còn viện trợ lương thực.

Năm 79 TQ do Bình lùn nắm quyền đang tập trung làm hòa với Mỹ. Theo nó thì nó ko đánh chứ nó chả dám buff VN, kẻ thù cũ của đứa nó đang nịnh.

TT bây giờ mà đc TQ bơm cho thủy điện, cầu cống đường xá, khoa học nông nghiệp, nhà máy như cách LX buff VN xem.
Thực ra cái bạn nói chỉ là 1 phần thôi, sự thật thì Trung Quốc nó được Liên Xô chuyển giao cái khủng khiếp nhất là kĩ nghệ luyện kim quân sự. Nên bạn thấy không? Giờ Trung Quốc nó thích làm nhái cái gì cũng được, phẩm chất lại cao. Còn Việt Nam giờ bảo Mỹ nó cho cái F-35 mổ ra nghiên cứu có làm được không? Rõ ràng là không thể vì chúng ta không nắm được cái công nghệ lõi là luyện kim.

Từ kĩ nghệ luyện kim quân sự nó kéo theo luyện kim dân sự như ô tô, xe máy là rất nhanh. Cho nên đó là lý do vì sao Trung Quốc làm được mọi thứ còn Việt Nam thì không.
 
Trong giai đoạn khai thác thuộc địa, châu Phi và nhiều nước châu Á trở thành thuộc địa của các nước phương Tây, Nhật Bản cũng bị nhòm ngó. Thế nhưng khác với đại đa số các nước khác, Nhật Bản không chỉ thoát khỏi nguy cơ trở thành thuộc địa, mà còn vươn lên thành cường quốc hàng đầu thế giới.

Đề phòng phương Tây
Năm 1543, một nhóm người Bồ Đào Nha trên một chiếc thuyền Trung Quốc bị trôi dạt đến đảo Tanegashima, nằm ở phần cực nam đảo Kyushu. Họ đưa ra một số loại súng ống của phương Tây. Đây là lần đầu tiên Nhật Bản tiếp xúc với loại vũ khí hiện đại này.

Bấy giờ ở Nhật Bản đang là thời kỳ chiến quốc (1467-1615) nên vũ khí rất được coi trọng. Người Nhật đã tìm hiểu và chế tác theo loại súng này. Đến năm 1560, súng ống đã được các lãnh chúa và Mạc phủ sử dụng cho các binh sĩ của mình.

Sau thời kỳ chiến quốc, Nhật Bản bước vào giai đoạn hòa bình. Cũng trong giai đoạn này, các nước phương Tây bắt đầu tìm hiểu và muốn mở rộng tới thị trường Nhật Bản. Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha muốn được đến Nhật để buôn bán và truyền Đạo. Nhưng người Nhật Bản vốn có truyền thống tín ngưỡng của riêng mình, nên dần dần có cái nhìn đề phòng, thậm chí lựa chọn thái độ bài xích, cấm đoán.

View attachment 801506

Thuyền Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha đến Nhật buôn bán (tranh thế kỷ XVI).

Nhật Bản chỉ mở một cảng ở vịnh Nagasaki cho người Hà Lan đến buôn bán, bởi họ cho rằng người Hà Lan không can thiệp vào Nhật Bản mà chú trọng buôn bán hơn. Đồng thời thông qua việc giao thương này, người Nhật cũng có thể tiếp thu kỹ thuật phương Tây.

Bị Mỹ uy hiếp bắt mở cửa, châu Âu dòm ngó
Sau hơn 200 năm người Nhật lựa chọn thái độ cấm đoán, năm 1852, Phó đề đốc hải quân Mỹ là Matthew Perry đưa 4 tàu chiến là Mississippi, Plymouth, Saratoga, Susquehanna đến Nhật Bản nhằm tìm kiếm Hiệp ước thương mại. Các tàu chiến Mỹ đến gần Edo (Tokyo ngày nay). Perry hướng đại bác vào đất liền đe dọa, Nhật Bản cho các tàu chiến của mình vây quanh và yêu cầu các tàu chiến Mỹ rời đi.

View attachment 801508

Phó Đề đốc hải quân Mỹ Matthew Perry

Tuy nhiên Perry yêu cầu các tàu Nhật phải tránh xa nếu không sẽ dùng vũ lực tiêu diệt. Đồng thời Perry cho người chuyển thư của Tổng thống Mỹ đến Mạc Phủ kèm một lá cờ trắng ngụ ý buộc đầu hàng. Trong thư nêu rõ Mỹ muốn được giao thương với Nhật, nếu không sẽ dùng vũ lực. Sau đó Perry rời đi và nói sẽ quay trở lại nhận câu trả lời.

Tháng 2/1854, Perry trở lại Nhật Bản với số tàu chiến tăng gấp đôi. Trước sức mạnh của vũ khí phương Tây, Nhật Bản phải nhượng bộ. Đàm phán diễn ra, hai bên đồng ý ký Hiệp định Kanagawa, khiến phía Nhật chịu nhiều thiệt thòi.

Theo sau Mỹ, các nước châu Âu cũng đổ bộ vào Nhật Bản, buộc Nhật phải ký tiếp các Hiệp ước với Anh, Nga, Hà Lan, v.v.. Đây đều là các Hiệp ước không có lợi cho Nhật.

Sau khi thực thi các Hiệp ước bất bình đẳng với phương Tây, chế độ Mạc Phủ ngày càng suy yếu, khủng hoảng mọi mặt về xã hội, kinh tế và chính trị. Nhiều tầng lớp xã hội bất mãn bởi việc này.

Thiên Hoàng nắm quyền, bắt đầu thời kỳ Minh Trị
Trong lịch sử Nhật Bản thì rất nhiều thời kỳ Thiên Hoàng không nắm quyền. Năm 1868-1869 diễn ra cuộc chiến giữa các Phiên ủng hộ danh nghĩa Thiên Hoàng và quân của Mạc Phủ. Kết quả chế độ Mạc Phủ thua trận và sụp đổ, Triều đình Thiên Hoàng nắm quyền, thời kỳ Minh Trị bắt đầu.

Thời điểm này nhiều nước Đông Nam Á đã trở thành thuộc địa phương Tây. Người Nhật hiểu rằng để tránh trở thành nước thuộc địa thì cần cải cách đưa đất nước đến hùng mạnh, có tiềm lực quân đội ngang phương Tây thì mới được.

View attachment 801509

Thiên Hoàng Minh Trị
Cùng với rất nhiều nhân vật lỗi lạc thời đó, Thiên Hoàng đã thực hiện chính sách cải cách thay đổi quân sự, xã hội, chính trị và kinh tế, đưa Nhật Bản trở thành cường quốc công nghiệp. Tuy nhiên vì tự chủ động thay đổi nên người Nhật vẫn giữ được văn hóa truyền thống và niềm tin tín ngưỡng của dân tộc mình ở mức độ khá cao.

Giáo dục được thay đổi, ngoài giáo dục theo truyền thống, Nhật thuê 500 giảng viên nước ngoài đến 15 trường đại học để giảng dạy về khoa học và quân sự phương Tây. Các giảng viên này được trả lương đến 300 yên/tháng, cao gấp 10 lần so với người Nhật. Đồng thời Nhật Bản cũng cử những sinh viên giỏi sang du học ở phương Tây.

Nhật Bản cho nhập khẩu vũ khí từ phương Tây, thuê chuyên gia nước ngoài hướng dẫn tìm hiểu, hướng đến có thể tự sản xuất được vũ khí. Các sĩ quan nước ngoài trực tiếp huấn luyện quân đội: hải quân theo mô hình của Anh, bộ binh theo mô hình của Đức, hệ thống hậu cần được học hỏi từ nước Mỹ, đồng thời các sĩ quan của Nhật cũng được đưa sang Anh, Pháp học tập. Sau một phần tư thế kỷ, quân đội Nhật Bản thay đổi hoàn toàn.

View attachment 801513
Học viện quân sự Ichigaya được Pháp xây dựng ở Nhật, chụp năm 1874.

Năm 1894-1895 diễn ra cuộc chiến Trung-Nhật, Nhật Bản giành được chiến thắng, thay thế nhà Thanh, buộc nhà Thanh phải từ bỏ quyền thiên triều đối với Triều Tiên. Hơn nữa, nhà Thanh còn phải cắt Đài Loan, quần đảo Bành Hồ cùng bán đảo Liêu Đông (Lữ Thuận) giao cho Nhật Bản.

Năm 1902, trước sự hùng mạnh của mình, người Nhật đã tự tin tuyên bố xóa bỏ các hiệp ước bất bình đẳng đã ký trước đó với các nước phương Tây. Đương nhiên phương Tây cũng không thể làm gì trước sự hùng mạnh của người Nhật.

Đánh bại Đế quốc Nga
Lúc này Đế quốc Nga hùng mạnh liên tục tiến về phía đông, từ Trung Á đến tận bán đảo Kamchatka (ở miền viễn đông nước Nga). Việc bành trướng của Nga khiến Nhật lo lắng bị ảnh hưởng quyền lợi, nhất là ở Triều Tiên và cả vùng Mãn Châu (phía đông bắc Trung Quốc). Cuộc chiến Nga-Nhật đã xảy ra.

Nhà Thanh được phương Tây khuyên nên nằm ngoài cuộc chiến. Các nước phương Tây giữ thái độ trung lập nhưng ngầm ủng hộ Nga, chỉ có Anh là ủng hộ Nhật Bản vì lo Nga sẽ tràn vào Ấn Độ vốn là thuộc địa của mình. Nhiều nước nhận định Nga sẽ thắng vì tiềm lực mạnh mẽ của Đế quốc này.

Thế nhưng thực tế người Nhật giành chiến thắng liên tục, khiến hạm đội Thái Bình Dương nổi tiếng của Nga cũng bị xóa sổ. Thế giới bị bất ngờ, chiến thắng đã đưa Nhật Bản trở thành cường quốc.

View attachment 801518
Quân Nga thảm bại, phải rút khỏi bán đảo Liêu Đông.
Nga và Nhật ký Hòa ước Portsmouth, theo đó Nga phải triệt thoái khỏi Triều Tiên, Mãn Châu, đồng thời phải cắt đất trên đảo Sakhalin (một đảo lớn ở bắc Thái Binh dương) cho Nhật.

Từ một đất nước không cởi mở, bị hải quân Mỹ uy hiếp bắt mở cửa, bị phương Tây nhòm ngó muốn khai thác làm thuộc địa, Nhật Bản đã có cuộc thay đổi triệt để về mọi mặt, vươn lên thành cường quốc trên thế giới.


Bài này hay, cơ mà còn thiếu. Từ trước thời Minh Trị cả hơn ba thế kỷ thì Nhật đã cử những người tài giỏi đi sang Tây học nghề, tiếp thu thành tựu khoa học kỹ thuật của Tây rồi. Việc tiếp theo là dịch tài liệu, văn bản của Tây sang tiếng Nhật để người dân dễ dàng tiếp thu. Có vậy thì khi Thiên Hoàng thực hiện cải cách mới có ng để giáo dục, có sách để dạy, chứ k có hai cái đó thì Thiên Hoàng chắc cải cách bằng mồm. Mà tao cũng không hiểu sao, cho tới bây giờ, ngta thường nhắc tới Thiên Hoàng để nói về cải cách của Nhật, chứ k bao giờ đề cập đến quá trình trước Thiên hoàng, theo tao đó là một thiếu xót trầm trọng.

Nhật nó bảo vệ văn hóa tốt, hòa nhập chứ k hòa tan. Thật ra, do vị trí địa lý nó cách biệt với đất liền, nên chiến tranh xâm lược ít khiến cho nền văn hóa của nó giữ gìn được. Chứ thử như VN, hoặc có vị trí chiến lược giữa Châu Phi chứ k phải là cửa ngõ giữa Châu Á, Thái Bình Dương cạnh Nga Ngố và Trung Quốc thì nó cũng chẳng có vị gì hoặc cũng tìm đường đu dây thôi, đánh nhau nhiều quá, cộng thêm nội chiến triền miên khiến cho con bộ não con ngta thường kiếm con đường để sinh tồn nhiều hơn là văn hóa phát triển, mà thay đổi được nó phải mất rất nhiều năm.
 
Bài này hay, cơ mà còn thiếu. Từ trước thời Minh Trị cả hơn ba thế kỷ thì Nhật đã cử những người tài giỏi đi sang Tây học nghề, tiếp thu thành tựu khoa học kỹ thuật của Tây rồi. Việc tiếp theo là dịch tài liệu, văn bản của Tây sang tiếng Nhật để người dân dễ dàng tiếp thu. Có vậy thì khi Thiên Hoàng thực hiện cải cách mới có ng để giáo dục, có sách để dạy, chứ k có hai cái đó thì Thiên Hoàng chắc cải cách bằng mồm. Mà tao cũng không hiểu sao, cho tới bây giờ, ngta thường nhắc tới Thiên Hoàng để nói về cải cách của Nhật, chứ k bao giờ đề cập đến quá trình trước Thiên hoàng, theo tao đó là một thiếu xót trầm trọng.

Nhật nó bảo vệ văn hóa tốt, hòa nhập chứ k hòa tan. Thật ra, do vị trí địa lý nó cách biệt với đất liền, nên chiến tranh xâm lược ít khiến cho nền văn hóa của nó giữ gìn được. Chứ thử như VN, hoặc có vị trí chiến lược giữa Châu Phi chứ k phải là cửa ngõ giữa Châu Á, Thái Bình Dương cạnh Nga Ngố và Trung Quốc thì nó cũng chẳng có vị gì hoặc cũng tìm đường đu dây thôi, đánh nhau nhiều quá, cộng thêm nội chiến triền miên khiến cho con bộ não con ngta thường kiếm con đường để sinh tồn nhiều hơn là văn hóa phát triển, mà thay đổi được nó phải mất rất nhiều năm.
Thời đó chủ yếu giao lưu với đám Hà Lan, có hẳn 1 khái niệm gọi là Lan Học (Rangaku) trong tiếng Nhật Bản
 
Top