Kiến Thức Về Trà (phần 2): trà Việt Nam

Trà shan tuyết

***

Trăm năm trải gió, nằm sương

Chắt chiu chất đất, gom hương vị trời

Sắc như hoa tuyết rạng ngời

Hiên ngang vững chãi giữa đời phôi pha.

“Thơ Con Cóc" của… Ninh 99 viết năm 2017


Trà Shan Tuyết Là Gì?
View attachment 788855


Chè Shan tuyết giống chè Shan, có tên khoa học là Camellia Sinensis var. Shan. Chè Shan - một trong 4 thứ chè theo bảng phân loại của Cohen Stuart (chè Trung Quốc lá nhỏ, chè Trung Quốc lá to, chè Shan, chè Ấn Độ).

Cái tên shan tuyết ( nghĩa là “tuyết trên núi”) bắt nguồn từ sắc trắng như tuyết của lớp lông mao dày trên búp non. Lưu ý 1 chút, không phải loại nào có lớp lông mao trắng (ví dụ như Bạch Trà Tiên) cũng thuộc dòng shan tuyết cổ thụ.

Đây là loại trà mọc hoang, thường sống trên núi cao thuộc phạm vi ảnh hưởng của các dãy Hoàng Liên Sơn hay Tây Côn Lĩnh.

Nước ta chỉ mới phát hiện được một số vùng cao tại Yên Bái, Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu, Sơn La… và một số nơi khác phân bố rải rác loại trà này. Tuy nhiên trà shan tuyết về cơ bản được biết đến nhiều nhất ở 3 tỉnh:

  • Yên Bái: (vùng Suối Giàng cũng là vùng trà shan tuyết đầu tiên được công nhận di sản)
  • Sơn La
  • Hà Giang


Nguồn Gốc Trà Shan Tuyết

View attachment 788861
Ảnh Ninh 99 thăm cây chè năm 2015​
Trà shan tuyết là giống mọc hoang, tuổi đời khoảng 300 đến 400 trăm năm tuổi tại các vùng núi Đông- Tây Bắc. Cá biệt có những cây chè hơn 600 năm tuổi.

Ví dụ: 1 cây chè tổ của Suối Giàng- Văn Chấn- Yên Bái được tính toán hơ 600 năm tuổi tuy nhiên cụ đã hy sinh năm 2016.
1 số rừng chè cổ thụ tại Hoàng Liên Sơn nằm sâu trong rừng già Được Cho là có tuổi thọ hơn 1000 năm. (Số liệu này cần được kiểm chứng.)

Ngoài Việt Nam thì shan tuyết cổ thụ còn mọc nhiều tại Vân Nam (Trung Quốc), Thượng Lào (em mới biết tỉnh Phong Sa Lỳ và đã từng được uống), Myanmar và 1 số vùng khác thuộc Ấn Độ.

Tuy nhiên các loại trà được chế biến từ shan cổ thụ được đánh giá cao nhất vẫn là của Trung Quốc và Việt Nam. Mới đây, nhờ công nghệ phát triển, chất lượng các sản phẩm là từ trà tuyết của Việt Nam cũng được đánh giá rất cao.

Chế biến trà shan tuyết

Đa số mọi người khi nói tới trà shan tuyết thì thường hiểu nó là Bạch Trà (loại được chế biến từ 1 tôm) hoặc Lục Trà shan tuyết. Nhưng thực ra shan tuyết cổ thụ là 1 giống cây. Và từ đó họ làm ra vô số các sản phẩm khác.

Sơ sơ có vài dòng sau:

  • Bạch trà: bạch hào và bạch mẫu đơn
  • Lục trà: các loại trà sao, diệt men đều được xếp vào dạng này. Thường lục trà shan tuyết làm từ phẩm 1 tôm 1 lá hoặc lá non

  • Hoàng trà: loại này ít, mới thấy vài năm gần đây tại Việt Nam. Hồi đầu năm cũng có vài người gửi nhờ mình test nhưng ra vị giống hồng trà hơn là hoàng trà ngày trước uống của Tàu
  • Hồng trà: Loại này thì nhiều
  • Phổ Nhĩ: Trước đây Trung Quốc hay nhập nguyên liệu shan tuyết thô của mình về làm Phổ Nhĩ, hiện Việt Nam mình đã tự chủ được công nghệ nhưng có lẽ trà chưa đủ tuổi hay do công nghệ chế biến còn yếu nên hương vị vẫn chưa được ngon như của Tàu.
Ngoài ra còn 2 dòng nữa khá thú vị mà khó xếp vào đâu là Trà Lam (trà Ống tre) và trà Chít (trà bó) xin được chia sẻ thêm trong bài viết tiếp theo.

View attachment 788863
View attachment 788864
Trà Lam
View attachment 788866
Trà Chít​

Trong giới trà thì thường có quan điểm trà ngon nhất vẫn là trà sao tay và “thủ công toàn chế”. Tuy nhiên quan điểm của em hơi khác so với các anh các bác. Trong trường hợp sản lượng trà ít thì “thủ công” là 1 phương pháp hay, tuy nhiên sản lượng nhiều thì máy móc vẫn là lựa chọn tối ưu nhất. Không chỉ chuẩn về nhiệt độ, thời gian mà chất lượng sản phẩm cũng đồng đều hơn.

Nói thật là sống trong thế kỷ 21 rồi, mình cần phải lý tính hơn 1 xíu. Tất nhiên có ông nào đem biếu tặng loại “thủ công hoàn toàn” thì cũng nên trân quý bởi nó là tấm lòng. Nên ai biếu trà em thì em … toàn khen. Còn trong bài viết đánh giá thực tế thì mình lại phải lý tính: phân tích rõ mùi hương, vị, màu sắc, xác trà,… thậm chí cả bao bì sản phẩm như thế nào…

Thưởng Trà Shan Tuyết

Người Trung Quốc có câu "Có phúc được thưởng trà cổ thụ". Các sản phẩm được chế biến từ trà shan tuyết cổ thụ thường được coi là trân phẩm có giá trị nhất.
Những cánh trà shan tuyết sắc trắng, pha ra hương thơm nhưng vị đầu rất nhạt. Kẻ thô tục chưa quen vị trà thì buột miệng một câu: “Trà nhạt lách!” rồi bỏ đi.

Người tinh tế lại từ từ ngẫm nghĩ, nhâm nhi và cảm nhận.

Pha trà, nhiều người thường dùng ấm tử sa nhưng với món trà tuyết thì tôi khuyên thật nên dùng ấm thủy tinh. Ấm thủy tinh tuy không giữ nhiệt tốt (điều này không đáng lo vì trà rót ra tới đâu uống tới đó, trà chưa kịp nguội đã hết rồi!)

Sau khi đánh thức trà, hương trà đã dậy lên, man mác mùi nhựa cỏ ngắt buổi sớm, thơm nhẹ mà hơi ngai ngái, khó bút nào tả được. Nước rửa trà thường được chuyên từ chén này sang chén khác để làm nóng và lưu hương.

Nước đầu thưởng thức hương, nước 2 thấm nhuần môi, nước ba chát đầu lưỡi, nước 4, nước 5 mới ngọt cổ họng, đến nước thứ 6, thứ 7, hương thơm, mùi vị đã nhạt nhưng cảm giác xao xuyến vẫn còn vương vấn.

Thưởng trà shan tuyết như ăn mía từ ngọn ăn xuống, qua mỗi lần nước, vị cứ ngọt dần trong cổ. Sau 7 chén trà, chỉ thấy gió thổi vù vù như có cánh bay, tâm hồn lâng lâng bay bổng trên mây, miệng không ngớt ngân nga trà ca Lô Đồng mà đôi tay chừng chưa muốn buông chén, …Đến lúc này, người thưởng trà mới chợt nhận ra: vẻ đẹp của trà là nét tươi trong thiên nhiên cây cỏ, sự say sưa của rượu ngô nương, sắc trắng tinh khôi của sương giá ngây lòng người!

Nguồn: Trà Nam Hoa (tác giả Ninh 99)
Bạng có bao giờ nghĩ tới việc khai sinh một kênh du túp không ?!
Nghiêm túc đấy !
 
Bạng có bao giờ nghĩ tới việc khai sinh một kênh du túp không ?!
Nghiêm túc đấy !
Đầu tiên thì em rất cảm ơn anh. Anh có cách nói chuyện rất giống với 1 ông anh em bên quận 8: nói chuyện rất vui, lúc đầu thấy hơi tếu táo nhưng sau phải suy nghĩ rất nhiều. Lúc đầu làm em suýt nhận nhầm. KKK.
Trước khi đi ngủ em tâm sự mỏng xíu.
Nói thật là có 1 thời kỳ tạm gọi là ngày còn trẻ em mê trà còn hơn mê tiền. Chính xác thì bị ảnh hưởng bởi kiểu lãng mạn ngôn tình từ hồi ngồi trên ghế nhà trường nên suốt ngày chỉ mơ mộng "Khai dân chí, chấn dân khí, hậu dân sinh" mà cứ làm vì đam mê thế thôi. Sau này ra cuộc sống bị cuộc đời vùi dập cho như chó lúc ấy tỉnh ra nhiều thứ.
Năm 2017 lúc ấy em bắt đầu quyết tâm tạo dựng thương hiệu trà riêng sau 1 thời gian đi làm và nghiên cứu trà. Nick name thời đó là Tiêu Dao Tử và 1 vài cái nick nữa, chém gió như ông già. Rồi cũng tập hợp được 1 nhóm, lập được 1 cái Youtube gần 3000 lượt Sub, 1 nhóm trà hơn 10k thành viên và chục cái Page chia sẻ kiến thức về trà. Mọi việc có vẻ rất hanh thông thì đùng cái cậu em chủ lực về Marketing trong nhóm chết trẻ do bệnh máu trắng. Nhóm tan, còn mỗi mình em. Sau đó năm 2018 lại lập ra vài cái nhóm nữa. Lúc đầu cũng quyết tâm lắm, nhưng mọi người muốn đổ tiền và đi theo các dòng trà dễ dàng hơn, em thì phản đối, muốn làm có chiều sâu hơn, bất đồng quan điểm cuối cùng tan. Nói chung hợp rồi tan vài cái như thế cuối cùng còn lại 1 mình em với Trà.
Em tự đi tới các công ty, làm quen, rồi test đủ mọi thứ trà, kiếm nguồn trà tốt và tạo mối quan hệ với người ta. May mắn là nhờ kiến thức trà tốt nên các công ty rất welcome và sẵn sàng giúp đỡ. Rồi tự mò Marketing, tự học chụp hình, túm cái quần lại là tự làm hết. Mà anh biết rồi đấy. Xây dựng 1 cái thương hiệu mà đi 1 mình nó khó khăn và vất vả nhường nào. Nhưng mình vẫn phải đi thôi. Ở trang trước em có tâm sự em ko có bằng đại học. Toàn tự học không. Bạn bè không ai tin. Gia đình không ai tin. Đến chính bản thân em đôi lúc cũng không tin em. 2 năm qua dịch dã, nhiều lúc đi làm nghề khác kiếm xiền nuôi trà nhưng chính công ty em làm bị phá sản kèm theo mấy tháng lương nợ nữa. Đời nó có lúc như thế đấy. Chẳng có cái quần què gì ngoài bản thân mình và... Niềm Tin. KKK. May mắn là bạn Trà bạn ấy không bỏ em. Hết dịch khách cũ vẫn ới mình, khách mới cũng bắt đầu có. Cảm giác công sức mấy năm 1 mình bắt đầu đơm hoa.
Năm nay có tuổi rồi, hứa với gia đình là năm cuối em làm trà. Nếu vẫn chưa sống được với nghề thì phải bỏ, quay lại làm gỗ với gia đình và coi trà như 1 thú chơi thôi. Nên em xác định là em vẫn cứ phải đi 1 mình em với trà tới hết năm nay. Còn năm sau, cố gắng kiếm thêm bạn đồng hành rồi mới phát triển được.
Thôi, nói nhiều quá. Em đi ngủ đây. Mọi người ngủ ngon.
 
Chào mọi người

Sau những bài viết ở topic trước được rất đông trà hữu ủng hộ nhiệt tình, mình xin phép mở tiếp Topic này. Tất nhiên, nó cũng là chủ đề Trà thôi. Nhờ động lực đến từ mọi người mà mình đã rút ngắn được thời gian hoàn thành cuốn sách về trà mà mình tâm đắc. Tất nhiên bản đầy đủ thì còn rất rất nhiều thứ cũng như phải đi thực địa thêm ít nhất 2 năm nữa.
View attachment 765667

Còn Topic này là topic mà mình tâm huyết nhất, tích lũy kiến thức nhiều nhất về Trà mà cụ thể là Trà Việt Nam!

Xin giới thiệu chủ đề của từng phần:

1. Sơ khởi Trà Việt: khái niệm, nguồn gốc

2. Các vùng trà và các loại trà Việt Nam

3. Danh trà Việt Nam. Trong phần này mình sẽ chia làm từng bài nhỏ:

- Trà shan tuyết và các chế phẩm của trà shan tuyết

- Trà xanh Thái Nguyên và các vùng trà Thái Nguyên ngon (tứ đại danh trà Thái Nguyên)

- Trà Ô long

- Trà ướp hương và cách ướp trà

- Một số loại trà khác: huyền thoại và sự thật!

4. Trà dược, tác dụng của trà và một số Bí Mật trong ngành trà (ví dụ trà ướp hương hóa chất, trà giảm cân,…)

5. Hướng dẫn cách mua trà ngon, một số thương hiệu trà nổi tiếng và giải đáp các thắc mắc về trà Việt cho mọi người!

Ngoài ra, mình cũng xin chia sẻ thật, hiện tại mình đang xây dựng 1 thương hiệu trà riêng tuy nhiên vẫn hợp tác với rất nhiều hãng khác. Loại nào mình có mà ngon mình sẽ giới thiệu bên mình, loại nào mình không có hoặc không ngon bằng xin giới thiệu hãng khác!

Rất cảm ơn mọi người trong suốt thời gian qua đã quan tâm, ủng hộ sản phẩm trà và bài viết của mình!

Trân trọng!
Bớt xàm và dùng nick ảo QC đi.
Tao có 1 cty về trà thảo dược sức khoẻ và trà xanh thái nguyên.
Vào đây chơi thôi,kinh doanh j chỗ này.
 
Xin chủ thớt tư vấn một vài loại trà để thải độc gan và dạ dày (mình bị viêm da cơ địa).
Thứ lỗi nếu lời nhờ tư vấn đã phá vỡ không gian bàn trà của ae!
 
Mình lại phải đọc, vào xàm thỉnh thoảng thích đọc những bài viết kiểu này nhất, vừa kiếm tiền, vừa đam mê lại có thể chia sẻ kiến thức. Thanks bạn thớt.
 
Bớt xàm và dùng nick ảo QC đi.
Tao có 1 cty về trà thảo dược sức khoẻ và trà xanh thái nguyên.
Vào đây chơi thôi,kinh doanh j chỗ này.
Mày nói đúng 1 nửa.
Tao Quảng Cáo cho tao là Đúng. Ngoài quảng cáo cho tao tao còn quảng cáo và giơi thiệu cho các thương hiệu các bạn tao từ bán trà Thái Nguyên ngoài Bắc cho tới shan tuyết và Ô long. Nhưng Xàm thì Không.
Mày khoe mày có cty trà Thảo Dược và trà Thái Nguyên đấy là việc của mày. Có kiến thức thì show ra cho mọi người đoc chơi. Khoe làm chi. Dân làm trà Thái Nguyên tao chỉ nể vài người. Mấy anh lớn thế hệ 6X 7X thành danh chắc chẳng có thời gian vào đây đâu. Thế hệ 8X thì có mấy ai đâu. Đủ kiến thức thì vào đây chém gió. Còn nếu ko thì xin lỗi tao ko tiếp.
 
Xin chủ thớt tư vấn một vài loại trà để thải độc gan và dạ dày (mình bị viêm da cơ địa).
Thứ lỗi nếu lời nhờ tư vấn đã phá vỡ không gian bàn trà của ae!
Thằng cu ở trên nói nó bán trà Thảo Dược có lẽ bạn hỏi nói thi hợp hơn.
Tuy nhiên với cá nhân tôi thì Đừng Bao Giờ mua trà Thảo Dược trên mạng khi không hiểu về thuốc và bản thân mình kẻo bệnh thêm.
1 bài thuốc giải độc về cơ bản phải đủ Quân Thần Tá Sứ. Đứng đơn lẻ ko hỗ trợ được nhiều đâu ạ. Đấy là ông bác sĩ hay uống trà nói với em.
Mong bác khỏe.
 
Mình lại phải đọc, vào xàm thỉnh thoảng thích đọc những bài viết kiểu này nhất, vừa kiếm tiền, vừa đam mê lại có thể chia sẻ kiến thức. Thanks bạn thớt.
Cảm ơn bạn
 
T ko sành cũng ko hay uống chè. Đi chơi ng ta mời thì uống thôi chứ ko ham. Chỉ vì t sống ở Thái nguyên, cũng có quen biết một số ng làm về chè nên comment tý.
Nói về chè TN thường ng tiêu dùng hay biết đến Tân Cương, vì nó đc marketing mạnh. Tuy nhiên nếu là ng sản xuất thì sẽ thấy vùng khác ngon hơn. Bên Sông Cầu hay bên La Bằng giáp chân dãy Tam Đảo chẳng hạn. Nhà vợ t bên La Bằng, đa phần bán tươi cho thương lái Tân Cương. Có sao khô thì cũng bán cho họ về đóng mác Tân Cương bán.
Chè TN có tiếng từ lâu do chất đất, khí hậu ưu đãi, nhưng sau này sx công nghiệp rồi hóa chất đủ kiểu tác động làm phẩm chất kém đi.
Có đợt dân còn cạo nhọ nồi cho lẫn vào chè cho có vị! T chả hiểu vị gì, nghe kể thế thôi. Đến giờ có nơi cũng còn cho mỳ chính vào nữa.
Chè của nước ngoài thì t thấy nó tạo thương hiệu nên bán đắt, kiểu phải bán đắt để ng mua nghĩ là giá trị. Chứ t nghĩ nó cũng ko phải thần thánh gì. Bản chất nó cũng là đồ uống thôi chứ chẳng phải uống vài chén hay vài cân là sạch bệnh tật, trường sinh bất lão đc.
Tóm lại t nghĩ chè ngon nó dựa vào nhiều yếu tố: giống, đất, khí hậu, chế độ canh tác, khâu chế biến, bảo quản, pha chế, thời điểm thưởng thức, tâm trạng thưởng thức. Cái lĩnh vực ẩm thực khó có thể bảo cái gì tuyệt đối hơn nhau đc. Chè ngon mà uống lúc thất tình hay trong đám ma thì cũng chả ai thấy vị gì đc. :d
Về cá nhân t hồi còn đi học từng mong nghiên cứu thành lập cty chuyên về đồ uống tốt cho sức khỏe thật sự. Kiểu giải độc, chữa bệnh ấy vì cây thuốc quanh ta rất nhiều, chỉ là chưa đc nghiên cứu và chiết xuất đúng mà đa phần xuất thô sang TQ.
Tuy nhiên cơm áo gạo tiền nó xô đẩy, giờ vẫn chỉ đi làm thuê kiếm ăn từng bữa thôi.
 
T ko sành cũng ko hay uống chè. Đi chơi ng ta mời thì uống thôi chứ ko ham. Chỉ vì t sống ở Thái nguyên, cũng có quen biết một số ng làm về chè nên comment tý.
Nói về chè TN thường ng tiêu dùng hay biết đến Tân Cương, vì nó đc marketing mạnh. Tuy nhiên nếu là ng sản xuất thì sẽ thấy vùng khác ngon hơn. Bên Sông Cầu hay bên La Bằng giáp chân dãy Tam Đảo chẳng hạn. Nhà vợ t bên La Bằng, đa phần bán tươi cho thương lái Tân Cương. Có sao khô thì cũng bán cho họ về đóng mác Tân Cương bán.
Chè TN có tiếng từ lâu do chất đất, khí hậu ưu đãi, nhưng sau này sx công nghiệp rồi hóa chất đủ kiểu tác động làm phẩm chất kém đi.
Có đợt dân còn cạo nhọ nồi cho lẫn vào chè cho có vị! T chả hiểu vị gì, nghe kể thế thôi. Đến giờ có nơi cũng còn cho mỳ chính vào nữa.
Chè của nước ngoài thì t thấy nó tạo thương hiệu nên bán đắt, kiểu phải bán đắt để ng mua nghĩ là giá trị. Chứ t nghĩ nó cũng ko phải thần thánh gì. Bản chất nó cũng là đồ uống thôi chứ chẳng phải uống vài chén hay vài cân là sạch bệnh tật, trường sinh bất lão đc.
Tóm lại t nghĩ chè ngon nó dựa vào nhiều yếu tố: giống, đất, khí hậu, chế độ canh tác, khâu chế biến, bảo quản, pha chế, thời điểm thưởng thức, tâm trạng thưởng thức. Cái lĩnh vực ẩm thực khó có thể bảo cái gì tuyệt đối hơn nhau đc. Chè ngon mà uống lúc thất tình hay trong đám ma thì cũng chả ai thấy vị gì đc. :d
Về cá nhân t hồi còn đi học từng mong nghiên cứu thành lập cty chuyên về đồ uống tốt cho sức khỏe thật sự. Kiểu giải độc, chữa bệnh ấy vì cây thuốc quanh ta rất nhiều, chỉ là chưa đc nghiên cứu và chiết xuất đúng mà đa phần xuất thô sang TQ.
Tuy nhiên cơm áo gạo tiền nó xô đẩy, giờ vẫn chỉ đi làm thuê kiếm ăn từng bữa thôi.
Đầu tiên cảm ơn mày. Thứ hai phải thừa nhận mày nói đúng á.
Còn vụ trà La Bằng trà La Bằng ngon mà. Tannin nhìu nên hậu vị đậm đà. Đa số ngoài thị trường là trà Đại Từ chứ Tân Cương chỉ là 1 xã có méo đâu mà có nhiều.
Còn ước mơ tao thì độc thân vui tính nên ước mơ cao xa. Mày nói chuẩn vụ trà nước ngoài ấy. Chưa kể tâm lý mình sính ngoại. Ngay như tao bán Ô long cũng phải thêm vài chữ như Công nghệ Đài Lon hay Xuất Khẩu Đài Loan để nâng cao giá trị. Mày có gia đình đôi khi cũng bị hạn chế. Nhưng sống có 1 lần. Nên cố gắng thực hiện. Kkk. Chúc mày cuối tuần nhiều niềm vui.
 
Shan tuyết. Các cụ cho em ít dòng nhận xét hay chém gió về shan tuyết cổ thụ xem nào.
 
aaai chà chủ đề hay phết. Cảm ơn a vì đã chia sẽ nhé ạ
 
Shan tuyết. Các cụ cho em ít dòng nhận xét hay chém gió về shan tuyết cổ thụ xem nào.
Có vẻ như về Shan Tuyết ở Xam huynh đệ một mình một ngựa rồi, Thôi cứ thế mà dẩn lối đi cho các đạo hữu đc mở thêm góc nhìn.

Đôi khi hiểu về cái thứ mình uống sâu một tí thì vị nó lại ngon thêm một tí.
 
Chào mọi người

Sau những bài viết ở topic trước được rất đông trà hữu ủng hộ nhiệt tình, mình xin phép mở tiếp Topic này. Tất nhiên, nó cũng là chủ đề Trà thôi. Nhờ động lực đến từ mọi người mà mình đã rút ngắn được thời gian hoàn thành cuốn sách về trà mà mình tâm đắc. Tất nhiên bản đầy đủ thì còn rất rất nhiều thứ cũng như phải đi thực địa thêm ít nhất 2 năm nữa.
View attachment 765667

Còn Topic này là topic mà mình tâm huyết nhất, tích lũy kiến thức nhiều nhất về Trà mà cụ thể là Trà Việt Nam!

Xin giới thiệu chủ đề của từng phần:

1. Sơ khởi Trà Việt: khái niệm, nguồn gốc

2. Các vùng trà và các loại trà Việt Nam

3. Danh trà Việt Nam. Trong phần này mình sẽ chia làm từng bài nhỏ:

- Trà shan tuyết và các chế phẩm của trà shan tuyết

- Trà xanh Thái Nguyên và các vùng trà Thái Nguyên ngon (tứ đại danh trà Thái Nguyên)

- Trà Ô long

- Trà ướp hương và cách ướp trà

- Một số loại trà khác: huyền thoại và sự thật!

4. Trà dược, tác dụng của trà và một số Bí Mật trong ngành trà (ví dụ trà ướp hương hóa chất, trà giảm cân,…)

5. Hướng dẫn cách mua trà ngon, một số thương hiệu trà nổi tiếng và giải đáp các thắc mắc về trà Việt cho mọi người!

Ngoài ra, mình cũng xin chia sẻ thật, hiện tại mình đang xây dựng 1 thương hiệu trà riêng tuy nhiên vẫn hợp tác với rất nhiều hãng khác. Loại nào mình có mà ngon mình sẽ giới thiệu bên mình, loại nào mình không có hoặc không ngon bằng xin giới thiệu hãng khác!

Rất cảm ơn mọi người trong suốt thời gian qua đã quan tâm, ủng hộ sản phẩm trà và bài viết của mình!

Trân trọng!
Cho tớ xin lại link shopee đi chủ thớt
 
Trà shan tuyết

***

Trăm năm trải gió, nằm sương

Chắt chiu chất đất, gom hương vị trời

Sắc như hoa tuyết rạng ngời

Hiên ngang vững chãi giữa đời phôi pha.

“Thơ Con Cóc" của… Ninh 99 viết năm 2017


Trà Shan Tuyết Là Gì?
View attachment 788855


Chè Shan tuyết giống chè Shan, có tên khoa học là Camellia Sinensis var. Shan. Chè Shan - một trong 4 thứ chè theo bảng phân loại của Cohen Stuart (chè Trung Quốc lá nhỏ, chè Trung Quốc lá to, chè Shan, chè Ấn Độ).

Cái tên shan tuyết ( nghĩa là “tuyết trên núi”) bắt nguồn từ sắc trắng như tuyết của lớp lông mao dày trên búp non. Lưu ý 1 chút, không phải loại nào có lớp lông mao trắng (ví dụ như Bạch Trà Tiên) cũng thuộc dòng shan tuyết cổ thụ.

Đây là loại trà mọc hoang, thường sống trên núi cao thuộc phạm vi ảnh hưởng của các dãy Hoàng Liên Sơn hay Tây Côn Lĩnh.

Nước ta chỉ mới phát hiện được một số vùng cao tại Yên Bái, Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu, Sơn La… và một số nơi khác phân bố rải rác loại trà này. Tuy nhiên trà shan tuyết về cơ bản được biết đến nhiều nhất ở 3 tỉnh:

  • Yên Bái: (vùng Suối Giàng cũng là vùng trà shan tuyết đầu tiên được công nhận di sản)
  • Sơn La
  • Hà Giang


Nguồn Gốc Trà Shan Tuyết

View attachment 788861
Ảnh Ninh 99 thăm cây chè năm 2015​
Trà shan tuyết là giống mọc hoang, tuổi đời khoảng 300 đến 400 trăm năm tuổi tại các vùng núi Đông- Tây Bắc. Cá biệt có những cây chè hơn 600 năm tuổi.

Ví dụ: 1 cây chè tổ của Suối Giàng- Văn Chấn- Yên Bái được tính toán hơ 600 năm tuổi tuy nhiên cụ đã hy sinh năm 2016.
1 số rừng chè cổ thụ tại Hoàng Liên Sơn nằm sâu trong rừng già Được Cho là có tuổi thọ hơn 1000 năm. (Số liệu này cần được kiểm chứng.)

Ngoài Việt Nam thì shan tuyết cổ thụ còn mọc nhiều tại Vân Nam (Trung Quốc), Thượng Lào (em mới biết tỉnh Phong Sa Lỳ và đã từng được uống), Myanmar và 1 số vùng khác thuộc Ấn Độ.

Tuy nhiên các loại trà được chế biến từ shan cổ thụ được đánh giá cao nhất vẫn là của Trung Quốc và Việt Nam. Mới đây, nhờ công nghệ phát triển, chất lượng các sản phẩm là từ trà tuyết của Việt Nam cũng được đánh giá rất cao.

Chế biến trà shan tuyết

Đa số mọi người khi nói tới trà shan tuyết thì thường hiểu nó là Bạch Trà (loại được chế biến từ 1 tôm) hoặc Lục Trà shan tuyết. Nhưng thực ra shan tuyết cổ thụ là 1 giống cây. Và từ đó họ làm ra vô số các sản phẩm khác.

Sơ sơ có vài dòng sau:

  • Bạch trà: bạch hào và bạch mẫu đơn
  • Lục trà: các loại trà sao, diệt men đều được xếp vào dạng này. Thường lục trà shan tuyết làm từ phẩm 1 tôm 1 lá hoặc lá non

  • Hoàng trà: loại này ít, mới thấy vài năm gần đây tại Việt Nam. Hồi đầu năm cũng có vài người gửi nhờ mình test nhưng ra vị giống hồng trà hơn là hoàng trà ngày trước uống của Tàu
  • Hồng trà: Loại này thì nhiều
  • Phổ Nhĩ: Trước đây Trung Quốc hay nhập nguyên liệu shan tuyết thô của mình về làm Phổ Nhĩ, hiện Việt Nam mình đã tự chủ được công nghệ nhưng có lẽ trà chưa đủ tuổi hay do công nghệ chế biến còn yếu nên hương vị vẫn chưa được ngon như của Tàu.
Ngoài ra còn 2 dòng nữa khá thú vị mà khó xếp vào đâu là Trà Lam (trà Ống tre) và trà Chít (trà bó) xin được chia sẻ thêm trong bài viết tiếp theo.

View attachment 788863
View attachment 788864
Trà Lam
View attachment 788866
Trà Chít​

Trong giới trà thì thường có quan điểm trà ngon nhất vẫn là trà sao tay và “thủ công toàn chế”. Tuy nhiên quan điểm của em hơi khác so với các anh các bác. Trong trường hợp sản lượng trà ít thì “thủ công” là 1 phương pháp hay, tuy nhiên sản lượng nhiều thì máy móc vẫn là lựa chọn tối ưu nhất. Không chỉ chuẩn về nhiệt độ, thời gian mà chất lượng sản phẩm cũng đồng đều hơn.

Nói thật là sống trong thế kỷ 21 rồi, mình cần phải lý tính hơn 1 xíu. Tất nhiên có ông nào đem biếu tặng loại “thủ công hoàn toàn” thì cũng nên trân quý bởi nó là tấm lòng. Nên ai biếu trà em thì em … toàn khen. Còn trong bài viết đánh giá thực tế thì mình lại phải lý tính: phân tích rõ mùi hương, vị, màu sắc, xác trà,… thậm chí cả bao bì sản phẩm như thế nào…

Thưởng Trà Shan Tuyết

Người Trung Quốc có câu "Có phúc được thưởng trà cổ thụ". Các sản phẩm được chế biến từ trà shan tuyết cổ thụ thường được coi là trân phẩm có giá trị nhất.
Những cánh trà shan tuyết sắc trắng, pha ra hương thơm nhưng vị đầu rất nhạt. Kẻ thô tục chưa quen vị trà thì buột miệng một câu: “Trà nhạt lách!” rồi bỏ đi.

Người tinh tế lại từ từ ngẫm nghĩ, nhâm nhi và cảm nhận.

Pha trà, nhiều người thường dùng ấm tử sa nhưng với món trà tuyết thì tôi khuyên thật nên dùng ấm thủy tinh. Ấm thủy tinh tuy không giữ nhiệt tốt (điều này không đáng lo vì trà rót ra tới đâu uống tới đó, trà chưa kịp nguội đã hết rồi!)

Sau khi đánh thức trà, hương trà đã dậy lên, man mác mùi nhựa cỏ ngắt buổi sớm, thơm nhẹ mà hơi ngai ngái, khó bút nào tả được. Nước rửa trà thường được chuyên từ chén này sang chén khác để làm nóng và lưu hương.

Nước đầu thưởng thức hương, nước 2 thấm nhuần môi, nước ba chát đầu lưỡi, nước 4, nước 5 mới ngọt cổ họng, đến nước thứ 6, thứ 7, hương thơm, mùi vị đã nhạt nhưng cảm giác xao xuyến vẫn còn vương vấn.

Thưởng trà shan tuyết như ăn mía từ ngọn ăn xuống, qua mỗi lần nước, vị cứ ngọt dần trong cổ. Sau 7 chén trà, chỉ thấy gió thổi vù vù như có cánh bay, tâm hồn lâng lâng bay bổng trên mây, miệng không ngớt ngân nga trà ca Lô Đồng mà đôi tay chừng chưa muốn buông chén, …Đến lúc này, người thưởng trà mới chợt nhận ra: vẻ đẹp của trà là nét tươi trong thiên nhiên cây cỏ, sự say sưa của rượu ngô nương, sắc trắng tinh khôi của sương giá ngây lòng người!

Nguồn: Trà Nam Hoa (tác giả Ninh 99)
Bạn bán ở đâu cho cái link web đặt ít về uống, hehe
 
Thích cách chia sẻ của chủ thớt. Cũng ko phải là dân trà j nhưng có mấy lần đi mua để biếu tặng các kiểu. Mình thấy shan tuyết nó thanh nhẹ ko phải dạng đậm đà , uống khá dễ chịu có chút ngọt lắng xuống cổ (phần hậu). Lúc đầu thì mua trà tặng xong thấy các câu chuyện của ng bán lẫn người dùng trà thế là thấy thích thích và có tìm hiểu dc chút xíu.
 
Top