Lan man mùa Covid

J0ker

Chú bộ đội
bạn nhắn tin "tóc anh dài quá, giống họa sĩ lắm rồi". tôi trả lời "sao anh lại giống họa sĩ? anh chả giống thứ sĩ nào cả, anh chỉ giống anh thôi". có lẽ tư duy theo lối mòn của thành kiến là đặc điểm lớn nhất trong cách tư duy của người việt. tóc dài nghệ sĩ, tóc cua tóc đinh hổ báo bặm trợn, tóc ngắn xẻ ngôi đứng đắn tư cách, tóc chôm chôm xanh đỏ nhăng nhít trẻ trâu... v.v. tại sao kiểu tóc lại chứng tỏ phẩm chất một người? thứ tư duy đi theo lối mòn thành kiến nguy hiểm ở chỗ nó ngăn cản chúng ta trưởng thành.

tôi không đang nói về tóc tai hay thành kiến mà tôi đang nghĩ về những người làm nghề cắt tóc. sài gòn cách li theo ct 15 từ bao giờ nhỉ? lâu quá rồi nên không còn nhớ nữa. ct 15 không "khét" như ct 16 nhưng nó cũng khiến những người hành nghề hớt tóc vỡ mồm. thợ hớt tóc chẳng "tích lũy" được bao nhiêu nên chắc hẳn họ khó khăn lắm rồi. dùng từ "khó khăn" cho êm tai chứ đúng ra nên dùng từ "đói". riêng nghề hớt tóc thôi, thành phố này có bao nhiêu người?

nhiều bạn đọc nhắn tin cho tôi kể về những tình huống thiếu đói oái oăm và tôi nghĩ, những câu chuyện đó hẳn cũng không phải cá biệt. người ta đói rạc đói dài là có thật tuy nhiên cái đó chưa đáng suy nghĩ bằng việc mới đây có ông bộ trưởng tuyên bố "100% người lao động tự do ở tp hcm đã nhận trợ cấp". nhiều khi cứ băn khoăn tự hỏi, không biết quan chức xứ này nghĩ gì, cảm xúc của họ ra sao khi khơi khơi nói láo. họ có áy náy không? họ có thấy xấu hổ không?

dân mạng kháo nhau, rằng một trong những thủ pháp tuyên truyền chống dịch của chính quyền là: lộ tin đồn - lan tin đồn - phủ nhận tin đồn - thực hiện tin đồn. nghe như chuyện tiếu lâm, nhưng cay đắng thay, nó là hiện thực hoàn toàn. chưa xa, báo tuổi trẻ hôm qua đăng tin người dân vùng xanh được đi chợ tuần một lần thì chỉ vài tiếng sau bà phó chủ tịch bảo không có đứa nào được đi chợ hết. như trò hề!

cũng giống các bạn nên tựa bài tôi dùng từ "mùa dịch" (or "mùa covid"). dùng từ "mùa" là sai về ngôn ngữ do đó sai luôn về tư duy. "mùa" có nghĩa rằng hết mùa sẽ hết. sai ở đây là chẳng có mùa nào cả, khả năng rất lớn là covid sẽ đồng hành cùng chúng ta suốt đời, và đời đời. cách nghĩ "dập dịch", "truy vết", "khoanh vùng", "tách f0"... là cách nghĩ chỉ nên có cách đây hai năm, khi cúm tầu mới xuất hiện. tới giờ này mà vẫn cương cứng kiểu đó thì chỉ chứng tỏ sự dốt nát, duy ý chí. và kiêu ngạo nữa. thực tế còn đang cho thấy rằng vắc xin hiện cũng không phải biện pháp có tính tuyệt đối, vậy thì cái tư tưởng "hết ép không" có phải là duy ý chí cách đần độn hay không?

từ ct 15 tới ct16, từ giới nghiêm parttime tới thiết quân luật fulltime, và tới đây sẽ là gì nữa? là gì thì tôi không biết nhưng tôi biết dân ta nói chung và dân sài gòn nói riêng quá hiền. nhân dân chấp nhận dù biết bị đè đầu cưỡi cổ, nhân dân im lặng dù biết chính quyền nhố nhăng sai trái, bởi vì truyền thống nhân dân ta chỉ cầu mong sự yên lành. dân ngu hiền thì chính quyền sung sướng. có lẽ chẳng chính quyền nào sướng như chính quyền này.

mới nhìn thấy cái dự thảo tiêu chuẩn nhà công vụ cho các quan, cỡ nào thì biệt thự năm sao cỡ nào thì biệt thự ba sao cỡ nào thì biệt thự liền kề... v.v. cũng mới nhìn đoàn "công voa" (convoy) của ông phó thủ tướng mà phát hãi. xe một đoàn dài, còi hú hét ầm ỹ. ông phó đi đâu mà ầm ỹ thế? à, ông ấy về địa phương chống dịch. nhưng chuyện các quan sung sướng oai phong tôi không care, cái tôi quan tâm là các quan ngu xuẩn và hống hách coi thường dân quá.

nếu quan chức không thay đổi tư duy, thay đổi biện pháp chống dịch một cách căn cơ thì tương lai dân đen chúng ta chẳng có gì ngoài thảm kịch.

giờ này người ta vẫn hô hào truy vết khoanh vùng tách ép không khiến tôi nhớ tới sấm ngôn bất hủ "thà hy sinh tất cả chứ không chịu mất nước". không quá lời khi "parody" thành "thà hy sinh tất cả chứ không chịu thua covid".

thà chết, không đầu hàng covid. chúng ta sẽ chiến đấu với covid tới người cuối cùng.
 
Top