Luận bàn về đạo vô vi của Lão Tử

ntthaoneu

Mai là mùng một
United-Kingdom
Bài viết trích dẫn:

1. Dục vọng được xem là kẻ thù của hầu hết trường phái triết học, thường được cho là nguồn gốc của tai họa, khổ đau và gần như mọi tư tưởng triết học đều muốn hướng con người tránh xa khỏi nó. Triết học Trung Hoa cổ đại có hai luồng tư tưởng đối nghịch nhau nhưng lại bổ trợ cho nhau. Nếu như Nho gia đề cao việc diệt dục với một lối sống khắc kỷ, phục lễ từ bên ngoài để uốn nắn con người vào khuôn phép của luân lý xã hội thì Đạo gia lại chủ trương diệt dục từ bên trong bằng cách soi chiếu chính mình và giải thoát nội tâm bằng thuyết Vô Vi.

2. “Vô Vi” được nhắc đến và được coi là trọng yếu trong “Đạo Đức Kinh” của Lão Tử. Vô vi thường bị hiểu lầm là không làm gì cả, thụ động trước những gì diễn ra trong cuộc sống. Trái lại, vô vi của Lão Tử không phải là không làm gì. Vô vi là làm tất cả theo bản năng vốn có mà tự nhiên đã ban cho, như con người đói thì phải ăn, mệt thì phải ngủ. Chủ trương độc đáo của vô vi là lối sống vừa phải, tránh hành động thái quá. Không ai phủ nhận được dục vọng của con người, vì đó là một phần bản tính vốn có của nó. Nhưng chỉ vì dục vọng quá lớn so với sự cần thiết của bản năng mà mới phát sinh ra tai họa. Ăn vừa đủ no, ngủ vừa đủ giấc, ấy là biết hài lòng với nhu cầu của bản thân, luôn duy trì sự ham muốn của mình một cách vừa phải.

..
Đọc tiếp

1. Dục vọng được xem là kẻ thù của hầu hết trường phái triết học, thường được cho là nguồn gốc của tai họa, khổ đau và gần như mọi tư tưởng triết học đều muốn hướng con người tránh xa khỏi nó. Triết học Trung Hoa cổ đại có hai luồng tư tưởng đối nghịch nhau nhưng lại bổ trợ cho nhau. Nếu như Nho gia đề cao việc diệt dục với một lối sống khắc kỷ, phục lễ từ bên ngoài để uốn nắn con người vào khuôn phép của luân lý xã hội thì Đạo gia lại chủ trương diệt dục từ bên trong bằng cách soi chiếu chính mình và giải thoát nội tâm bằng thuyết Vô Vi.

2. “Vô Vi” được nhắc đến và được coi là trọng yếu trong “Đạo Đức Kinh” của Lão Tử. Vô vi thường bị hiểu lầm là không làm gì cả, thụ động trước những gì diễn ra trong cuộc sống. Trái lại, vô vi của Lão Tử không phải là không làm gì. Vô vi là làm tất cả theo bản năng vốn có mà tự nhiên đã ban cho, như con người đói thì phải ăn, mệt thì phải ngủ. Chủ trương độc đáo của vô vi là lối sống vừa phải, tránh hành động thái quá. Không ai phủ nhận được dục vọng của con người, vì đó là một phần bản tính vốn có của nó. Nhưng chỉ vì dục vọng quá lớn so với sự cần thiết của bản năng mà mới phát sinh ra tai họa. Ăn vừa đủ no, ngủ vừa đủ giấc, ấy là biết hài lòng với nhu cầu của bản thân, luôn duy trì sự ham muốn của mình một cách vừa phải.

3. Để đạt được cảnh giới vô vi, trong chương 2 của “Đạo Đức Kinh”, Lão Tử có chỉ ra năm điều căn bản: (1) truyền dạy mà không câu nệ vào ngôn từ, lời nói, không lệ thuộc vào sách vở; (2) tránh can thiệp vào sự phát triển của sự vật sự việc, sinh dưỡng vạn vật mà không chiếm làm riêng của mình; (3) làm việc mà không nghĩ mình có năng lực hơn người khác; (4) giúp người khác tự nhiên kín đáo mà không nghĩ công lao; (5) đừng chiều theo bản năng lợi ích của mình mà hành động. Người có dục vọng nhiều chừng nào thì càng rời xa vô vi nhiều chừng ấy. Trái lại, người biết theo những điều ấy thì chóng được một lối sống chừng mực.

4. Dưới góc nhìn của Lão Tử, con người thường tranh nhau để làm gia tăng cái bản ngã của mình, làm sao muốn có cái lợi về mình càng nhiều càng tốt. Do bản tính tham lam, hiếu thắng, con người luôn bị chìm đắm vào dục vọng hão huyền của bản thân tựa như con thiêu thân lao vào lửa. Do vậy, nếu muốn sống hạnh phúc thoát khỏi sự khổ thì phải biết “thủ dục tri túc” (kiềm chế dục vọng, biết vừa đủ vừa phải). Nghĩa là, đừng tự tư, chỉ biết mình mà không biết người; đừng tự cho bản thân mình là giỏi; đừng tự cho mình cái quyền quyết định phải trái đúng sai; đừng cho mình là có công; đừng tự cho mình là trên hết. Hãy sống một cách thành thật tự nhiên, không tham lam, không màng danh lợi. Đó là vô vi trong cách sống - luôn nhìn lại chính mình để tiêu diệt bản ngã, hòa nhập vào “Đạo”, vào cái lẽ tự nhiên vốn có.

5. Như vậy, vô vi là một cách sống hết sức giản dị tự nhiên. Nhìn núi là núi dù cao hay thấp, nhìn mây là mây dù trắng hay đen, ấy đã là vô vi rồi. Vì thế, người nào sống vô vi sẽ leo núi mà không quản ngại núi cao, nhìn mây đen mà không bận lòng vương vấn. Họ sẽ thảnh thơi an lạc dù quãng đời có hữu hạn, có nhiễu nhương đến nhường nào đi chăng nữa. Còn những người sa lầy trong “hữu vi” bao giờ cũng bị lệ thuộc, cũng để ý đến lợi, hại, xấu, tốt, thường xuyên “phải vui”, “phải buồn”. Vậy nên, để có một lối sống không dục vọng, chúng ta không nên cố chấp, không nên chỉ sống vì một cái gì đó, mà nên cố gắng để làm sao cho mỗi khoảnh khắc sống đều diễn ra một cách tự nhiên nhất. Bình thản trước sự tuần hoàn của tạo hóa và hòa nhập với thiên nhiên, mùa xuân đến thì hoa nở, mùa xuân qua đi thì hoa tàn là những lẽ tất nhiên. Đó cũng là cánh cửa dẫn con người tới những điều kỳ diệu trong cuộc sống.

Author: Thanh Phong
Designer: Hoài Thương (May)
#Philosapiens #TriếtHọc #philosophy #daoism
----------

Luận bàn


1. Bản thân tiêu đề đã thấy sai với tư tưởng các ý trong bài viết "THẾ NÀO LÀ LỐI SỐNG KHÔNG DỤC VỌNG?".

Sai ở chữ "Không" trong "Không dục vọng" =))

  • Tại ý số 2 có nói: “Vô Vi” được nhắc đến và được coi là trọng yếu trong “Đạo Đức Kinh” của Lão Tử. Vô vi thường bị hiểu lầm là không làm gì cả, thụ động trước những gì diễn ra trong cuộc sống. Trái lại, vô vi của Lão Tử không phải là không làm gì. Vô vi là làm tất cả theo bản năng vốn có mà tự nhiên đã ban cho, như con người đói thì phải ăn, mệt thì phải ngủ.
  • Tại ý số 5: toàn bài viết đã thấy khá hay nhưng phần chốt ở ý 5 không hài lòng lắm, em nghĩ vậy là sống buông bỏ, mà vô vi em vẫn hiểu là tiết chế dục vọng, tiết chế ham muốn, sống thuận theo tự nhiên, dục vọng của bản thân và hạ thấp cái ego, bản ngã xuống. (rõ ràng là người leo núi có cái ham thích chinh phục đỉnh núi, người ngắm mây thấy mây đen để về sớm trú mưa trú bão tìm cho mình một nơi chốn hehe)

=> Cuộc sống có thể nào không dục vọng chứ? Thế nên dùng từ lối sống không dục vọng nghe có vẻ sai sai.

2. Sợ triết học vì nó quá rộng lớn và tầm cỡ các bộ não hàng top thế giới nên khó dung nạp: -> Có thể rơi vào ma đạo nếu không tỉnh táo, nhẹ thì đau đầu nặng thì điên loạn.

Qua bài viết thấy tư tưởng vô vi có vẻ hay. Nhưng lần trước có đọc lời giới thiệu một tư tưởng khác chưa thẩm được, đó là cái tư tưởng trong cuốn Nam Hoa Kinh thì khiến mình có một dạo rất sợ các tư tưởng triết học, thoát tục, hướng người ta đến giác ngộ - vì mình không thể hiểu được và thấy nó đáng sợ kiểu gì ấy, xa người lánh đời - kiểu chẳng biết thế nào cho cùng, cho đúng.

3. Như tiên sinh/ nhà triết học xàm @Damlolol từng bình luận :
Dục sinh cầu, cầu sinh khổ, từ khổ mà giác ngộ ra, nước đi cũng khá hay đó.
Nhưng phải gian nan hơn vì mỗi người đều tự tìm đường giác ngộ của riêng mình từ khổ ải, diệt dục của mình bằng cách riêng biệt, thì mới gọi là giác ngộ được.


Mong các cao nhân trong xam chỉ lối, vẽ đường thêm về các tư tưởng các bậc đại hiền triết trung hoa (bách gia chư tử), phương tây cũng là một chân trời khác.
af1bb078b82c2ee10ccac16530db30fb

---
P/s: bài viết vô tình thấy đứa bạn share trên fb thấy deep deep, chưa hỏi nguồn cụ thể nên ko có link FB ạ.
 
Sửa lần cuối:
Bài viết trích dẫn:
1. Dục vọng được xem là kẻ thù của hầu hết trường phái triết học, thường được cho là nguồn gốc của tai họa, khổ đau và gần như mọi tư tưởng triết học đều muốn hướng con người tránh xa khỏi nó. Triết học Trung Hoa cổ đại có hai luồng tư tưởng đối nghịch nhau nhưng lại bổ trợ cho nhau. Nếu như Nho gia đề cao việc diệt dục với một lối sống khắc kỷ, phục lễ từ bên ngoài để uốn nắn con người vào khuôn phép của luân lý xã hội thì Đạo gia lại chủ trương diệt dục từ bên trong bằng cách soi chiếu chính mình và giải thoát nội tâm bằng thuyết Vô Vi.

2. “Vô Vi” được nhắc đến và được coi là trọng yếu trong “Đạo Đức Kinh” của Lão Tử. Vô vi thường bị hiểu lầm là không làm gì cả, thụ động trước những gì diễn ra trong cuộc sống. Trái lại, vô vi của Lão Tử không phải là không làm gì. Vô vi là làm tất cả theo bản năng vốn có mà tự nhiên đã ban cho, như con người đói thì phải ăn, mệt thì phải ngủ. Chủ trương độc đáo của vô vi là lối sống vừa phải, tránh hành động thái quá. Không ai phủ nhận được dục vọng của con người, vì đó là một phần bản tính vốn có của nó. Nhưng chỉ vì dục vọng quá lớn so với sự cần thiết của bản năng mà mới phát sinh ra tai họa. Ăn vừa đủ no, ngủ vừa đủ giấc, ấy là biết hài lòng với nhu cầu của bản thân, luôn duy trì sự ham muốn của mình một cách vừa phải.

3. Để đạt được cảnh giới vô vi, trong chương 2 của “Đạo Đức Kinh”, Lão Tử có chỉ ra năm điều căn bản: (1) truyền dạy mà không câu nệ vào ngôn từ, lời nói, không lệ thuộc vào sách vở; (2) tránh can thiệp vào sự phát triển của sự vật sự việc, sinh dưỡng vạn vật mà không chiếm làm riêng của mình; (3) làm việc mà không nghĩ mình có năng lực hơn người khác; (4) giúp người khác tự nhiên kín đáo mà không nghĩ công lao; (5) đừng chiều theo bản năng lợi ích của mình mà hành động. Người có dục vọng nhiều chừng nào thì càng rời xa vô vi nhiều chừng ấy. Trái lại, người biết theo những điều ấy thì chóng được một lối sống chừng mực.

4. Dưới góc nhìn của Lão Tử, con người thường tranh nhau để làm gia tăng cái bản ngã của mình, làm sao muốn có cái lợi về mình càng nhiều càng tốt. Do bản tính tham lam, hiếu thắng, con người luôn bị chìm đắm vào dục vọng hão huyền của bản thân tựa như con thiêu thân lao vào lửa. Do vậy, nếu muốn sống hạnh phúc thoát khỏi sự khổ thì phải biết “thủ dục tri túc” (kiềm chế dục vọng, biết vừa đủ vừa phải). Nghĩa là, đừng tự tư, chỉ biết mình mà không biết người; đừng tự cho bản thân mình là giỏi; đừng tự cho mình cái quyền quyết định phải trái đúng sai; đừng cho mình là có công; đừng tự cho mình là trên hết. Hãy sống một cách thành thật tự nhiên, không tham lam, không màng danh lợi. Đó là vô vi trong cách sống - luôn nhìn lại chính mình để tiêu diệt bản ngã, hòa nhập vào “Đạo”, vào cái lẽ tự nhiên vốn có.

5. Như vậy, vô vi là một cách sống hết sức giản dị tự nhiên. Nhìn núi là núi dù cao hay thấp, nhìn mây là mây dù trắng hay đen, ấy đã là vô vi rồi. Vì thế, người nào sống vô vi sẽ leo núi mà không quản ngại núi cao, nhìn mây đen mà không bận lòng vương vấn. Họ sẽ thảnh thơi an lạc dù quãng đời có hữu hạn, có nhiễu nhương đến nhường nào đi chăng nữa. Còn những người sa lầy trong “hữu vi” bao giờ cũng bị lệ thuộc, cũng để ý đến lợi, hại, xấu, tốt, thường xuyên “phải vui”, “phải buồn”. Vậy nên, để có một lối sống không dục vọng, chúng ta không nên cố chấp, không nên chỉ sống vì một cái gì đó, mà nên cố gắng để làm sao cho mỗi khoảnh khắc sống đều diễn ra một cách tự nhiên nhất. Bình thản trước sự tuần hoàn của tạo hóa và hòa nhập với thiên nhiên, mùa xuân đến thì hoa nở, mùa xuân qua đi thì hoa tàn là những lẽ tất nhiên. Đó cũng là cánh cửa dẫn con người tới những điều kỳ diệu trong cuộc sống.

Author: Thanh Phong
Designer: Hoài Thương (May)
#Philosapiens #TriếtHọc #philosophy #daoism
----------

Luận bàn


1. Bản thân tiêu đề đã thấy sai với tư tưởng các ý trong bài viết "THẾ NÀO LÀ LỐI SỐNG KHÔNG DỤC VỌNG?".

Sai ở chữ Không, Không dục vọng =))

Tại ý số 2 có nói: “Vô Vi” được nhắc đến và được coi là trọng yếu trong “Đạo Đức Kinh” của Lão Tử. Vô vi thường bị hiểu lầm là không làm gì cả, thụ động trước những gì diễn ra trong cuộc sống. Trái lại, vô vi của Lão Tử không phải là không làm gì. Vô vi là làm tất cả theo bản năng vốn có mà tự nhiên đã ban cho, như con người đói thì phải ăn, mệt thì phải ngủ.

Tại ý số 5: toàn bài viết đã thấy khá hay nhưng phần chốt ở ý 5 không hài lòng lắm, em nghĩ vậy là sống buông bỏ, mà vô vi em vẫn hiểu là tiết chế dục vọng, tiết chế ham muốn, sống thuận theo tự nhiên, dục vọng của bản thân và hạ thấp cái ego, bản ngã xuống.

=> Cuộc sống có thể nào không dục vọng chứ? Thế nên dùng từ lối sống không dục vọng nghe có vẻ sai sai.

2. Qua bài viết thấy tư tưởng vô vi có vẻ hay. Nhưng lần trước có đọc lời giới thiệu một tư tưởng khác chưa thẩm được, đó là cái tư tưởng trong cuốn Nam Hoa Kinh thì khiến mình có một dạo rất sợ các tư tưởng triết học, thoát tục, hướng người ta đến giác ngộ - vì mình không thể hiểu được và thấy nó đáng sợ kiểu gì ấy, xa người lánh đời - kiểu chẳng biết thế nào cho cùng, cho đúng.

3. Như tiên sinh/ nhà triết học xàm @Damlolol từng bình luận :



Mong các cao nhân trong xam chỉ lối, vẽ đường thêm về các tư tưởng các bậc đại hiền triết trung hoa (bách gia chư tử), phương tây cũng là một chân trời khác.
af1bb078b82c2ee10ccac16530db30fb

---
P/s: bài viết vô tình thấy đứa bạn share trên fb thấy deep deep, chưa hỏi nguồn cụ thể nên ko có link FB ạ.
Haha. Cõi này chỉ có xạo lol thôi em
 
Để tìm hiểu về triết học này thì m đừng có đọc những tài liệu cổ đại nhất là của TQ vì nó rất mù mờ ko rõ ràng càng làm rối tâm trí. Kinh phật thì rõ ràng bài bản hơn nhưng phân tán nhiều khó chọn lọc.

M hãy đọc sách hiện đại, rõ nhất là " sức mạnh của hiện tại ", youtube thì tìm " tỉnh thức " vì nó diễn đạt đầy đủ gần gũi nhất . Khi đó m sẽ hiểu rõ ý của Lão tử, phật tổ, jesu.
 
Sửa lần cuối:
Thôi em cứ tìm đi. Anh hồi xưa cũng như em. Đọc hết Đạo Đức Kinh, Thơ Dâng, Phật, Kinh Thánh... nhưng giờ chỉ thấy đạo lộn nhù của xàm là chân ái =))=))
Thế tâm trí vẫn còn mù mờ lắm đại k, chưa giác ngộ rồi. Hoặc giác ngộ ra con đường của mình là sống như hiện tại kk.
 
Thôi em cứ tìm đi. Anh hồi xưa cũng như em. Đọc hết Đạo Đức Kinh, Thơ Dâng, Phật, Kinh Thánh... nhưng giờ chỉ thấy đạo lộn nhù của xàm là chân ái =))=))
Xàm này cũng nhiều anh, em cha chú giác ngộ ở tầng cao hơn nên mình tiếp nối cái giác ngộ của họ để đi tìm tiếp, sớm đắc đạo. KK
 
Thế tâm trí vẫn còn mù mờ lắm đại k, chưa giác ngộ rồi. Hoặc giác ngộ ra con đường của mình là số như hiện tại kk.
Thường chỉ có chết mới giác ngộ được em. Còn nữa chỉ che đậy. Mà che đậy hay gặp nhất là bằng lời nói. Người nghe nghe xong gật gù nhưng rồi đâu lại vào đấy. Cái vòng lặp này nó liên miên bất tận. Anh thấy em tìm hiểu nhiều giống anh hồi trước, hi vọng không sa vào càng tư duy càng tăm tối như anh một giai đoạn.
 
Thôi em cứ tìm đi. Anh hồi xưa cũng như em. Đọc hết Đạo Đức Kinh, Thơ Dâng, Phật, Kinh Thánh... nhưng giờ chỉ thấy đạo lộn nhù của xàm là chân ái =))=))
Em thấy chỉ học 1 chữ tĩnh trong đạo thôi nó đã vô cùng khó rồi, chứ chưa nói gì đến vô vi hay hữu vi.
ve-ky-hieu-am-duong-bat-quai-bang-illustrator.jpg
 
" Đạo khả đạo, phi thường đạo. Danh khả danh, phi thường danh. Vô danh thiên địa chi thủy, hữu danh vạn vật chi mẫu...."
Nghe mấy câu đầu tiên đã thấy khó hiểu rồi. Tao hay tìm đọc những mẩu chuyện về cuộc sống của người ta hơn là đọc những tác phẩm mà người ta viết. Như lúc Khổng tử đến chơi với Lão tử, Lão tử lúc tiêzn khách khuyên Khổng tử bỏ hết vinh hoa phú quý đi mà làm người vô vi. Khổng tử nhận mà chỉ để đấy. Thật gia thời chiến quốc bách gia chư tử như nấm sau mưa ( nho gia, đạo gia, pháp gia, binh gia ....) mà sau này nhà tần đốt hết. Đặc biệt đến thời nhà hán chỉ còn mỗi nho gia là độc tôn vì có ích cho chế độ chuyên chế.
 
Thường chỉ có chết mới giác ngộ được em. Còn nữa chỉ che đậy. Mà che đậy hay gặp nhất là bằng lời nói. Người nghe nghe xong gật gù nhưng rồi đâu lại vào đấy. Cái vòng lặp này nó liên miên bất tận. Anh thấy em tìm hiểu nhiều giống anh hồi trước, hi vọng không sa vào càng tư duy càng tăm tối như anh một giai đoạn.
Em nghĩ nhiều người giống anh đấy, không chỉ em đâu.
 
Đạo Đức Kinh là quyển sách tôi tâm đắc.
Tôi ngộ được Lão Tử dạy về Trung Dung chứ ko phải Vô Vi.
Nhưng thể ngộ mỗi tầng sẽ mỗi khác.
Đạo Gia có sách Thần Tiên Truyện đọc cũng khá hay. Ai có duyên có thể tìm đọc.
 
" Đạo khả đạo, phi thường đạo. Danh khả danh, phi thường danh. Vô danh thiên địa chi thủy, hữu danh vạn vật chi mẫu...."
Nghe mấy câu đầu tiên đã thấy khó hiểu rồi. Tao hay tìm đọc những mẩu chuyện về cuộc sống của người ta hơn là đọc những tác phẩm mà người ta viết. Như lúc Khổng tử đến chơi với Lão tử, Lão tử lúc tiêzn khách khuyên Khổng tử bỏ hết vinh hoa phú quý đi mà làm người vô vi. Khổng tử nhận mà chỉ để đấy. Thật gia thời chiến quốc bách gia chư tử như nấm sau mưa ( nho gia, đạo gia, pháp gia, binh gia ....) mà sau này nhà tần đốt hết. Đặc biệt đến thời nhà hán chỉ còn mỗi nho gia là độc tôn vì có ích cho chế độ chuyên chế.

Ông có biết điển tích sau buổi bái kiến Lão Tử về, Khổng Tử đã phải thốt lên với đệ tử rằng Lão Tử như rồng trên mây ko?
Câu chuyện đó có hàm ý rất thú vị.
 
Em thấy chỉ học 1 chữ tĩnh trong đạo thôi nó đã vô cùng khó rồi, chứ chưa nói gì đến vô vi hay hữu vi.
ve-ky-hieu-am-duong-bat-quai-bang-illustrator.jpg
Thử đọc cuốn Tự do, đầu tiên và cuối cùng của Krishnamuti xem. Để hiểu thêm thì đầu tiên là buông bỏ chứ không phải là tư duy thêm. Kkk. Vì càng đào nó càng sâu. Chả ai ở dưới vũng lầy mà lại đào sâu thêm cả.
 
Ông có biết điển tích sau buổi bái kiến Lão Tử về, Khổng Tử đã phải thốt lên với đệ tử rằng Lão Tử như rồng trên mây ko?
Câu chuyện đó có hàm ý rất thú vị.
Nhưng quan trọng là Kt để đấy chứ có nghe lời người ta đâu. Một điển tích cũng hay nữa là Kt đối đáp với Hạng Trác.
 
Dục là xung lực bản năng (ý chí tự nhiên, ngoại lực), tiết dục là điều hoà bản năng bằng ý chí tự thân (nội lực) giúp cân bằng một cá thể.

Thánh nhân sở dĩ trở thành thánh nhân, bởi dục tính của họ mạnh mẽ hơn thường nhân. Thánh nhân có khả năng điều hoà, cân bằng, hướng dục tính trở thành những năng lực như suy tư, sáng tạo. Thường nhân chỉ biểu lộ dục tính qua những hình thức cơ bản nhất như thèm địt, thèm chức quyền, ăn ngon mặc đẹp.

Vô vi ở đây là dạy cách hướng dục tính để thành thánh nhân.
 
Nhưng quan trọng là Kt để đấy chứ có nghe lời người ta đâu. Một điển tích cũng hay nữa là Kt đối đáp với Hạng Trác.

Uh, Khổng Tử một đời chạy theo chí hướng khôi phục lễ nhạc mà ko hiểu thời vận đã xoay chuyển. Như Lão Tử cưỡi trâu về núi tu luyện, đắc Đạo phi thiên sống an nhàn ăn đào tiên có phải vui ko chứ… :d
 
Lấy nhu nhược thắng cương cường - trong đầu ông ta có ý muốn phân tranh rồi. Chỉ là cách của ông ta là kiểu vô chiêu mà thắng hữu chiêu thôi : ))).
 
Để tìm hiểu về triết học này thì m đừng có đọc những tài liệu cổ đại nhất là của TQ vì nó rất mù mờ ko rõ ràng càng làm rối tâm trí. Kinh phật thì rõ ràng bài bản hơn nhưng phân tán nhiều khó chọn lọc.

M hãy đọc sách hiện đại, rõ nhất là " sức mạnh của hiện tại ", youtube thì tìm " tỉnh thức " vì nó diễn đạt đầy đủ gần gũi nhất . Khi đó m sẽ hiểu rõ ý của Lão tử, phật tổ, jesu.
Dạ, nghe trí lý quá. Có khi trong lúc đọc các còm tiền bối em có thể giác ngộ ra chân lý rồi ý.
 
Uh, Khổng Tử một đời chạy theo chí hướng khôi phục lễ nhạc mà ko hiểu thời vận đã xoay chuyển. Như Lão Tử cưỡi trâu về núi tu luyện, đắc Đạo phi thiên sống an nhàn ăn đào tiên có phải vui ko chứ… :d
Sao hồi bé tao đọc lại là lão tử cưỡi trâu xanh đi qua cửa ải về phía đại mạc rồi mất hút nhỉ. Người ta bảo đạo Khổng là dành cho bậc Đế, đạo Lão là dành cho bậc Vương, duy chỉ có đạo Pháp lúc bấy giờ là dùng được cho bậc Bá, mới giúp nươca tần thôn tính được thiên hạ.
 
Top