Có Video Mỗi Ngày Một Bài Hát - Một Câu Chuyện

Tao đang tĩnh tâm đọc sách 🙏

Mày có khoái mấy cụm Hán - Việt ko.

321dapQ.jpeg
Thích chứ này
 
3. Bài hát hôm nay tao muốn chia sẻ với tụi bây là Câu chuyện tình yêu & Khúc hát ân tình
***
Nước Việt Nam hình chữ S, nằm bên bờ Thái Bình Dương, bên cạnh dãy Trường Sơn, với ba miền Bắc, Trung, Nam. Con đường xuyên Việt nối liền ba miền, còn gọi là con đường thiên lý, hay con đường cái quan, đi qua những xóm làng, nông thôn, thành thị. Năm 1936 tuyến đường sắt xuyên Việt với những đoàn tàu đi qua lại mỗi ngày như nối liền ba miền Bắc Trung Nam với nhau trên suốt chiều dài đất nước.

Năm 1954, khi những người di cư từ Bắc vào Nam và cũng như những người Nam tập kết ra Bắc theo hiệp định Genève, biết bao người như đàn chim thiên di về phương Nam ấm áp khi mùa đông về, hàng loạt các khu định cư mới được hình thành, tại Sài Gòn với các xứ đạo ở Ngã ba Ông Tạ, hay khu vực quận 4, quận 8, hay Gò Vấp với Xóm Mới với các xứ đạo san sát nhau. Biên Hòa có Hố Nai với các xóm đạo dọc theo quốc lộ, Long Khánh với dốc Mơ, Gia Kiệm…vv

Biết bao chàng trai Nam đã ngơ ngác khi nhìn thấy các cô gái Bắc trong chiếc áo dài những buổi lễ về, làm nhớ đến những bài thơ của nhà thơ Nguyễn Tất Nhiên ngày trước, Cô Bắc kỳ nho nhỏ, nhạc sĩ Phạm Duy phổ nhạc, hay câu chuyện tình yêu trong bài hát Dốc Mơ của nhạc sĩ Ngô Thụy Miên…vv

Những câu chuyện cứ dài thêm mãi, và chan chứa biết bao ân tình, để là cảm hứng cho câu chuyện tình yêu trong ca khúc Khúc hát ân tình* sáng tác của nhạc sĩ Xuân Tiên**, còn có tên là Tình Bắc duyên Nam.
Khúc hát ân tình
“Người từ là từ phương Bắc đã qua dòng sông, sông dài.
Tìm đến phương này, một nhà thân ái.
Ơi, tình Bắc duyên Nam là duyên
tình chung muôn đời ta đắp xây.
Gặp nàng, nàng là thôn nữ mắt duyên cười say môi hồng.
Tình ngát đôi lòng mộng vàng chung bóng.
Ơi, mạch đất dâng hương là hương
cần lao chung đời vai sát vai.
Cùng góp bàn tay thương yêu nhau rồi
ngô khoai hai mùa ngát một niềm vui chung vui.
Cho thơm hương đời lúa vàng tình ơi!
Ngày mai hạnh phúc nơi nơi reo cười.
Quê hương thôi đau sầu ngăn sông núi cách chia.
Ta đem yêu thương về cho phương Bắc.
Tìm về mảnh vườn hoa thắm hái bông tầm xuân trao nàng.
Lời hát ân tình hồng hồng đôi má.
Ơi, đời sống yên vui, là vui.
Dìu nhau đi vào chung bóng mơ.”
(Lời bài hát Khúc hát ân tình, tác giả Xuân Tiên)

Ngày đó cũng có nhiều chuyện vui buồn của đôi bờ Nam Bắc, trong ăn uống, người Bắc thích ăn rau muống, người Nam ăn giá sống, trong sinh hoạt người Bắc gọi cây đàn, người Nam gọi cây đờn, người Bắc gọi cái mùng, người Nam gọi cái màn…vv

Ở Sài Gòn con trai Bắc học trường Chu Văn An, con trai Nam học trường Pétrus Ký, con gái Bắc học trường Trưng Vương, con gái Nam học trường Gia Long…vv Con gái Bắc thường có đạo nhiều hơn, hay đi nhà thờ, ngày đó con trai Nam thường thích con gái Bắc vì ăn nói dịu dàng, dễ thương…vv

Có phải vì thế mà nhạc sĩ Xuân Tiên và Song Hương đã viết về câu chuyện tình yêu tình Bắc duyên Nam, khi hàng triệu người Bắc di cư vào Nam trải ra trên khắp các khu ở mới trên nhiều thành thị miền Nam, với cuộc đời mới ở vùng đất phương Nam xinh đẹp chan chứa biết bao ân tình,
“Người từ là từ phương Bắc đã qua dòng sông, sông dài. Tìm đến phương này, một nhà thân ái. Ơi, tình Bắc duyên Nam là duyên, tình chung muôn đời ta đắp xây…”***

Nét duyên dáng trong âm nhạc của nhạc sĩ Xuân Tiên là giai điệu và lời hát đi vào lòng người, đi vào cuộc sống, giản dị, chân thật, lôi cuốn người nghe, mà vẫn lai láng óng ả trong lời hát cùng những ẩn dụ sâu sắc trong cuộc sống, vẫn là đất nước chung một dòng sông, biển núi mây trời, với những con người Nam Bắc Trung giản dị ân cần rộng mở tay trong tay,
“…Gặp nàng, nàng là thôn nữ mắt duyên cười say môi hồng. Tình ngát đôi lòng mộng vàng chung bóng. Ơi, mạch đất dâng hương là hương, cần lao chung đời vai sát vai…”***

Bài hát chứa chan đầy yêu thương và hy vọng, với những mong ước một ngày đất nước nối liền một dải, ba miền lại hòa chung tiếng nói và chung tay xây đắp quê hương, một ngày lại được trở về quê xa, với niềm yêu thương bát ngát,
“…Cùng góp bàn tay thương yêu nhau rồi, ngô khoai hai mùa ngát một niềm vui chung vui. Cho thơm hương đời lúa vàng tình ơi. Ngày mai hạnh phúc nơi nơi reo cười. Quê hương thôi đau sầu ngăn sông núi cách chia. Ta đem yêu thương về cho phương Bắc…”***

Có biết bao những chia xa, cũng như những mối tình thầm trao chờ đợi người trở về, chờ đợi một ngày mai xán lạn với những tình yêu thắm nồng trong lời hò hẹn yêu thương,
“…Tìm về mảnh vườn hoa thắm hái bông tầm xuân trao nàng. Lời hát ân tình hồng hồng đôi má. Ơi, đời sống yên vui, là vui. Dìu nhau đi vào chung bóng mơ.”***
Khúc hát ân tình như là tình yêu của người xa xứ, cũng như cảm ơn miền đất mới đã nuôi dưỡng với những trái tim nhân hậu rộng mở của biết bao người ở đó. Tất cả đều là nhà, là quê hương của những đứa con dòng dõi tiên rồng, với bốn ngàn năm lịch sử.
Khúc hát ân tình như lời yêu thương nhắn gửi và để lại cho nhau, tình yêu và cuộc sống, như mong ước của tác giả, tình Bắc duyên Nam, và đó cũng là tình yêu của người nghệ sĩ, nhạc sĩ Xuân Tiên và Song Hương trong bài hát Khúc hát ân tình.
***
Saigonvip 02/05/2024
************************************
*Khúc hát ân tình: Bài hát được viết năm 1958 bởi nhạc sĩ Xuân Tiên, lời Song Hương. Bài hát được trình bày qua các giọng hát Phương Dung, Duy Khánh, Như Quỳnh…vv
** Xuân Tiên: Nhạc sĩ, tên đầy đủ Phạm Xuân Tiên, sinh ngày 28 tháng 01 năm 1921 tại Hà Nội, và mất ngày 02 tháng 06 năm 2023 tại Smithfield, New South Wales, Úc.
Nhạc sĩ Xuân Tiên có tài năng chơi được nhiều nhạc cụ, chế tác nhạc cụ truyền thống. Sau 1975 nhạc sĩ Xuân Tiên sống và làm việc tại Úc.
Các tác phẩm: Chờ anh bên đồi, Chờ anh em nhé (nhạc Xuân Tiên, lời Nhật Bằng), Chờ một kiếp mai (nhạc Xuân Tiên, lời Ngọc Bích), Cung sầu, Cùng một mái nhà (nhạc Xuân Tiên, lời Nhật Bằng), Dâng nắng, Duyên tình (Xuân Tiên và Y Vân), Đất Việt, Đêm trăng mơ, Đón mùa xuân mới, Đường đi lối về (Xuân Tiên và Y Vân), Đường lên non, Giọt lệ sông Hương, Hận Đồ Bàn, Hoài vọng, Hồn tha hương, Lòng người xa quê, Lửa ấm, Lửa rừng (nhạc Xuân Tiên, lời Thanh Nam), Khói mây, Khúc hát ân tình (nhạc Xuân Tiên, lời Song Hương), Khúc hoan ca, Khúc nhạc đồng xanh, Mây chiều, Mong chờ, Mộng vàng, Mơ bóng người xưa, Mùa lá vàng, Ngát hương thanh bình, Ngày đầu năm, Ngõ xưa, Nguồn sống bao la (Xuân Tiên và Thy Vân), Nhắn mây, Nhắn bạn (Xuân Tiên và Nhật Bằng), Nhịp sống vui, Những người tôi thương, Sầu thu, Tiếng bình minh, Tiếng hát đường xa, Tiếng hát trong sương, Tiếng trống trong rừng sâu, Tiếng vọng tâm hồn, Tìm trăng đô thị, Tình và gió, Tình viễn khơi, Trăm năm hạnh phúc, Trăng khuya (Xuân Tiên và Y Vân), Trên kiếp hoa, Trung Thu, Vần thương, Về dưới mái nhà (Xuân Tiên và Y Vân), Vương vấn, Xa quê hương (nhạc Xuân Tiên, lời Đan Thọ), Xuân muôn thuở, Xuân qua, Xuân tự do. Hoạt động từ 1944 đến 1975.

 
Âm nhạc là một món quà tuyệt vời mà cuộc sống ban tặng cho con người. Âm nhạc có thể xoa dịu tâm hồn, khơi gợi cảm xúc và truyền tải thông điệp. Âm nhạc có thể giúp chúng ta thư giãn sau một ngày dài mệt mỏi, hoặc tiếp thêm động lực để chinh phục những thử thách mới. Âm nhạc là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi người.

Mỗi ngày tao sẽ đăng một bài hát, và câu chuyện đi kèm với nó. Mỗi bài hát điều chất chứa những nỗi niềm của tác giả, những suy tư, nỗi lòng không có cơ hội được nói ra nói ra chỉ có thể gửi gắm vào âm nhạc để đem lại cho đời những tác phẩm bất hủ.

1.
Gần đây tao thấy Xamer hay có nhiều Topic về tình yêu đôi lứa và những trắc trở trong chuyện tình cảm, nên bài hát đâu tiền tao muốn chia sẻ là: Câu chuyện tình yêu & Niệm khúc cuối

Tình yêu là gì? Làm sao định nghĩa được tình yêu? Trong bài thơ Vì sao của nhà thơ Xuân Diệu (tập thơ Thơ Thơ 1938), có đoạn,
“…Làm sao cắt nghĩa được tình yêu
Có nghĩa gì đâu, một buổi chiều
Nó chiếm hồn ta bằng nắng nhạt,
Bằng mây nhè nhẹ, gió hiu hiu…”
(Trích đoạn bài thơ Vì sao, tác giả Xuân Diệu)

Câu cuối cùng Xuân Diệu viết “Tôi khờ khạo lắm, ngu ngơ quá. Chỉ biết yêu thôi, chẳng hiểu gì.”
Và bạn sẽ thế nào khi nhìn thấy tình yêu của mình qua đi. Có bao giờ những người yêu nhau sẽ đến được với nhau trong cuộc đời này. Các nghệ sĩ viết về tình yêu và những mất mát trong tình yêu, như viết cho chính họ và những gì họ sống, họ thấy. Những ca khúc về tình yêu như một phần cuộc đời của tất cả mọi người. Trong những tình khúc của các nhạc sĩ nổi tiếng, xuất hiện một nhạc sĩ với các sáng tác của ông, đem lại những niềm cảm xúc yêu thương. Đó là nhạc sĩ Ngô Thụy Miên, với hàng loạt các ca khúc được yêu mến Áo lụa Hà Đông (thơ Nguyên Sa), Paris có gì lạ không em (thơ Nguyên Sa), Mùa thu cho em, Giáng Ngọc, Dấu tình sầu, Bản tình cuối,…vv

Ngày ấy, nhạc Ngô Thụy Miên như những làn sóng tràn ngập không khí âm nhạc Sài Gòn cho đến tận bây giờ. Một ca khúc viết về một cuộc tình đã đi qua được yêu thích nhất đó là Niệm khúc cuối.
Giai điệu Boston nhẹ nhàng với lời hát như một hoài niệm, một mong ước cho người tình xưa hạnh phúc và yêu thương như của chính mình.
Bài hát như một lời thơ viết về cuộc tình trong sáng và đẹp hơn bao giờ của những người yêu nhau. Khi yêu nhau, ai chẳng muốn đưa người mình yêu đến cuối cuộc đời, dù mưa, dù bão tố, dù tuyết gió lạnh… và người muốn nói rằng,
“…dù sao đi nữa tôi vẫn yêu em…”***
Đúng vậy, lời hát là nỗi lòng của những người yêu nhau còn gì hơn khi nghe hát rằng,
“…Dựa vai nhau cho nhau уên vui ấm áp cuộc đời. Tìm môi nhau, cho nhau rã nát, rã nát tim đau…”***
Những lời hát cho một cuộc tình nhiều yêu thương, khi mà tóc rối, vết dấu tình sầu và muốn nói yêu nàng,
“…Vừa đôi taу, ước muốn tù đầу. Tóc rối bạc màu vết dấu tình sầu. Nhìn em, nhìn em giâу phút, muốn nói уêu em…”***

Ai đó ví von lại câu chuyện Adam và Eva phạm tội ăn trái cấm ngày xưa, và phải rời bỏ vườn Địa Đàng. Tình yêu giống như một trái táo ngon, khi ai đó cắn vào quả táo, hương vị ngọt ngào của tình yêu sẽ làm những người yêu nhau đắm say trong hạnh phúc. Khi ai đó mất đi quả táo, cũng như mất đi tình yêu, làm sao để giữ được tình yêu với những hương vị ngọt ngào đã có…vv

Sau những ước muốn, đoạn điệp khúc như nỗi lòng của một người nhìn thấy được tình yêu của mình, hạnh phúc của mình, yêu thương của mình. Bạn có muốn lấy người bạn yêu làm vợ? Bạn có muốn lấy người mình yêu làm chồng? Trước bàn lễ hôn phối, bạn có muốn cùng người bạn đời của mình chia sẻ yêu thương và giúp nhau đi đến tận cuộc đời.

“…Xin cho tôi, tôi như cơn ngủ. Ru em, đưa em một lần. Ru em vào mộng, đưa em vào đời. Một thời уêu đương. Ϲho tôi xin em như gối mộng. Ϲho tôi ôm em vào lòng. Xin cho một lần, cho đêm mặn nồng. Yêu thương vợ chồng…”***
Những khát khao yêu thương cảm xúc vợ chồng là thiêng liêng nhất trong cuộc sống con người. Nếu không chỉ giống như những phạm tội khi ăn trái cấm. Đó là câu chuyện của Adam và Eva, câu chuyện ngụ ngôn của tổ tiên loài người.
Tại sao Niệm khúc cuối lại là ca khúc được yêu thích đến thế, vì Ngô Thụy Miên đã nói cho chính ông, cũng như cho chính chúng ta và cho tất cả mọi người,
“Xin cho một lần, cho đêm mặn nồng, yêu thương vợ chồng…”***
Nhiều chàng trai trẻ đã hát đoạn điệp khúc này trong suốt cả cuộc đời, vì tình yêu nếu không đến được với nhau và đi đến hôn nhân. Nhìn thấy tình yêu của mình đi xa khỏi tầm tay, Ngô Thụy Miên đã viết đoạn cuối thật hay, thật xót xa khi phải hát và chấp nhận, để nói rằng “Tình ơi, dù sao đi nữa, xin vẫn yêu em.”***
Cũng như trong cuộc đời những lời nói muộn màng về một tình yêu, lời trách hay lời cầu xin và mong ước, chỉ biết đó là từ những xót xa của một tình yêu không còn nữa,
“…Dù mai đâу ai đưa em đi đến cuối cuộc đời. Dù cho em, em đang tâm xé, xé nát tim tôi. Dù có ước, có ước ngàn lời, có trách một đời. Ϲũng đã muộn rồi. Tình ơi! dù sao đi nữa xin vẫn уêu em.”***

Những khi buồn, chơi vơi, hay một chiều mưa, những lúc thấy lòng nhẹ bay, xin hãy nghe Niệm khúc cuối* của Ngô Thụy Miên**
Niệm khúc cuối
“Dù cho mưa tôi xin đưa em đến cuối cuộc đời
Dù cho mâу haу cho bão tố có kéo qua đâу
Dù có gió, có gió lạnh đầу, có tuуết bùn lầу
Ϲó lá buồn gầу, dù sao, dù sao đi nữa tôi vẫn уêu em
Dựa vai nhau cho nhau уên vui ấm áp cuộc đời
Tìm môi nhau, cho nhau rã nát, rã nát tim đau
Vừa đôi taу, ước muốn tù đầу,
Tóc rối bạc màu vết dấu tình sầu
Nhìn em, nhìn em giâу phút, muốn nói уêu em
Xin cho tôi, tôi như cơn ngủ
Ru em, đưa em một lần
Ru em vào mộng, đưa em vào đời
Một thời уêu đương
Ϲho tôi xin em như gối mộng
Ϲho tôi ôm em vào lòng
Xin cho một lần, cho đêm mặn nồng
Yêu thương vợ chồng
Dù mai đâу ai đưa em đi đến cuối cuộc đời
Dù cho em, em đang tâm xé, xé nát tim tôi
Dù có ước, có ước ngàn lời, có trách một đời
Ϲũng đã muộn rồi
Tình ơi! dù sao đi nữa xin vẫn уêu em”
(Lời bài hát Niệm khúc cuối)

Như một lời kết cho một tình yêu, đó là những gì trong ca khúc Niệm khúc cuối. Có thể xem Niệm khúc cuối như một khúc kinh cầu của tình yêu, xin được yêu và yêu thương, dù chỉ một lần. Nếu bạn xin một điều gì đó, đúng, cuộc đời sẽ cho bạn. Còn nếu bạn muốn xin, trước hết bạn hãy tập cho. Hãy cho nhiều và có ngày bạn sẽ được nhận. Đó là chân lý của cuộc sống và cũng là chân lý của tình yêu.
Đừng chỉ vì những cám dỗ, những ước muốn một lần cắn vào trái táo ngọt ngào kia, có khi bạn sẽ phải rời khỏi vườn địa đàng ngày xưa như Adam và Eva. Đừng bao giờ chỉ xin mà không nhận.
Hãy nói với nhau rằng “Tình ơi dù sao đi nữa ta vẫn bên nhau” phải không?

Nhớ Sài Gòn, phố bước lang thang, một ngày mưa rồi lại nắng...
Saigonvip 29/04/2024

*Niệm khúc cuối: Ca khúc được sáng tác bởi nhạc sĩ Ngô Thụy Miên trong tuyển tập Tình ca Ngô Thụy Miên.
** Ngô Thụy Miên: Nhạc sĩ, tên thật là Ngô Quang Bình, sinh ngày 26 tháng 09 năm 1948 tại Hải Phòng. Tập nhạc đầu tiên của ông có tên là Tình khúc Đông Quân năm 1969 (Đông Quân là bút hiệu đầu tiên, sau đổi lại là Ngô Thụy Miên).
Năm 1974 Ngô Thụy Miên thực hiện băng nhạc đầu tiên có tên Tình ca Ngô Thụy Miên gồm 17 bài hát ông sáng tác từ 1965 đến 1972. Ông nổi tiếng với các nhạc phẩm phổ thơ Nguyên Sa như Áo lụa Hà Đông, Tuổi 13, Paris có gì lạ không em…vv
Các bài hát của ông như Chiều nay không có em (1965), Giáng Ngọc, Mùa thu cho em, Dấu tình sầu, Thu trong mắt em, Tình khúc tháng 6, Riêng một góc trời (1997), Mưa trên cuộc tình tôi (2000)…vv


@Lala123hihi nghe nhạc b
Dạo này thấy bớt viết văn, làm thơ tản mạn tâm tư r.
 
Sửa lần cuối:
@Lala123hihi nghe nhạc b
Dạo này thấy bớt viết văn, làm thơ tản mạn tâm tư r.
“Ngày nào anh yêu em, anh đã quen trong cay đắng tuyệt vời”, phải chăng đó là lời trần tình của một người bước vào con đường tình yêu và đã nếm trải hết những vị đắng cay của cuộc tình.
 
4. Bài hát hôm nay tao muốn chia sẻ với tụi bây là: Câu chuyện tình yêu & Tình nhớ
***
Một chiều mưa Sài Gòn giọng hát Khánh Ly văng vẳng trong những ca khúc Trịnh Công Sơn, da diết buồn xa vắng theo những giọt mưa rơi bay trong trời gió lồng lộng.
Ở đây, một chiều mưa Cali, vẫn giọng hát Khánh Ly dằng dặc trong tiếng ào ạt mưa rơi, vẫn những ca khúc của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, như mưa về một nơi rất xa, với nỗi nhớ xa xăm.
Mùa xuân với những cơn mưa, mưa vẫn cứ rơi, làm nhớ lại những chiều mưa Sài Gòn, nhớ những con đường với hai hàng cây cao xanh ngát mây trời, và thoáng qua nỗi nhớ tình yêu, trong ca khúc Tình nhớ của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.
Bạn còn nhớ câu chuyện tình yêu trong ca khúc Tình nhớ* sáng tác của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn**, với tiếng hát Khánh Ly***, của Sài Gòn 1974.
Tình nhớ
“Tình ngỡ đã quên đi
như lòng cố lạnh lùng
Người ngỡ đã xa xăm
bỗng về quá thênh thang
Ôi áo xưa lồng lộng
đã xô dạt trời chiều
Như từng cơn nước rộng
xóa một ngày đìu hiu
Tình ngỡ đã phôi pha
nhưng tình vẫn còn đầy
Người ngỡ đã đi xa
nhưng người vẫn quanh đây
Những bước chân mềm mại
đã đi vào đời người
Như từng viên đá cuôị
rớt vào lòng biển khơi
Khi cơn đau chưa dài
thì tình như chút nắng
Khi cơn đau lên đầy
thì tình đã mênh mông
Một người về đỉnh cao,
một người về vực sâu
Để cuộc tình chìm mau
như bóng chim cuối đèo
Tình ngỡ chết trong nhau
nhưng tình vẫn rộn ràng
Người ngỡ đã quên lâu
nhưng người vẫn bâng khuâng
Những ngón tay ngại ngùng
đã ru lại tình gần
Như ngoài khơi gió động
hết cuộc đời lênh đênh
Người ngỡ đã xa xưa
nhưng người bỗng lại về
Tình ngỡ sóng xa đưa
nhưng còn quá bao la
Ôi trái tim phiền muộn
đã vui lại một giờ
Như bờ xa nước cạn
đã chìm vào cơn mưa”
(Lời bài hát Tình nhớ, tác giả Trịnh Công Sơn)

Những cảm xúc trong các ca khúc của Trịnh Công Sơn đến thật nhẹ nhàng, như những cuộc tình trong đời, của ai đó. Cũng như biết bao câu chuyện tình yêu, tình yêu mơ mộng tuổi học trò, tình yêu đôi lứa.
Có những cuộc tình đẹp mãi, những cuộc tình chia xa. Nào phải cuộc tình nào cũng dài lâu và mãi mãi, có khi như chỉ là giấc mơ qua, để lại những vết thương đầy trong tim và nỗi nhớ, không biết khi nào nhạt phai.
Nỗi nhớ về một tình yêu, để lại trong một những bản tình ca hay nhất của nhạc sĩ trịnh Công Sơn, đó là ca khúc Tình nhớ. Với ai đó, nhạc Trịnh là những bản tình ca thấm sâu vào trong lòng người những cảm xúc mênh mông với những trái tim đang yêu, đã yêu và sẽ yêu.

Tình nhớ như hơi thở và nhịp đập của một con tim đang thổn thức, nức nở, nuối tiếc như dùng dằng níu kéo những xa xăm thật gần, với những nhạt nhòa đắm say bao lần. Cố quên và tưởng rằng đã quên, để nhớ lại những chiều gió lộng với con nước thênh thang, với tà áo bay trong chiều bên nhau,

“Tình ngỡ đã quên đi, như lòng cố lạnh lùng. Người ngỡ đã xa xăm, bỗng về quá thênh thang. Ôi áo xưa lồng lộng, đã xô dạt trời chiều. Như từng cơn nước rộng, xóa một ngày đìu hiu…”****
Lời hát của một tình yêu đã xa, với những nỗi nhớ thương cho một người tình đã xa. Tất cả như quyện vào nhau, với cuộc đời và hư ảo trong mơ và cuộc sống, đẹp như một tình yêu, với bước chân ngày nào trên từng viên đá cuội, với biển sóng chập chùng ngày qua,

“…Tình ngỡ đã phôi pha, nhưng tình vẫn còn đầy. Người ngỡ đã đi xa, nhưng người vẫn quanh đây. Những bước chân mềm mại, đã đi vào đời người. Như từng viên đá cuôị, rớt vào lòng biển khơi… “****
Những cảm xúc cứ nối tiếp nhau như bóng dáng một tình yêu ra đi và trở lại, đối nghịch nhau giữa đời thực và hư ảo, với những nỗi đau chìm trong vực sâu của thương đau cuối trời mênh mông
“…Khi cơn đau chưa dài, thì tình như chút nắng. Khi cơn đau lên đầy, thì tình đã mênh mông. Một người về đỉnh cao, một người về vực sâu. Để cuộc tình chìm mau, như bóng chim cuối đèo…”****

Con người và những giấc mơ tình yêu, thức dậy vào một buổi sớm mai khi xuân về, và ngủ yên lặng lẽ để cố quên đi khi cuộc tình bay xa, Và có khi trong giấc mơ lại hiện về, ánh mắt và nụ cười, mái tóc dài và những ngón tay ngoan ru tình yêu lại gần, những cơn mưa giữa trời biển động và một đời sóng lênh đênh,
“…Tình ngỡ chết trong nhau, nhưng tình vẫn rộn ràng. Người ngỡ đã quên lâu, nhưng người vẫn bâng khuâng. Những ngón tay ngại ngùng, đã ru lại tình gần. Như ngoài khơi gió động, hết cuộc đời lênh đênh…”****
Tưởng chừng đã quên, như đã ngủ yên, nhưng rồi bỗng lại trở về. Có phải đó là giấc mơ của ai đó khi ôm trái tim phiền muộn, và trong trái tim cô đơn lại đến với niềm vui như sóng vỗ trào dâng, như dòng sông đi qua cuộc đời với những cơn sóng xô, hay cơn mưa vùi trong gió bờ xa.

Giấc mơ hay là hiện thực, để lại trong trái tim người nghệ sĩ những cảm xúc yêu thương một lần nữa
“…Người ngỡ đã xa xưa, nhưng người bỗng lại về. Tình ngỡ sóng xa đưa, nhưng còn quá bao la. Ôi trái tim phiền muộn, đã vui lại một giờ. Như bờ xa nước cạn, đã chìm vào cơn mưa.”****

Có ai đó nói rằng cuộc đời là những chuyến xe qua, và để có những bến đỗ, như là hình ảnh của cuộc đời với nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Khi tình yêu đi qua đời ông, chỉ có một mình ông ở lại với hy vọng.
Giai điệu và lời hát trong Tình Nhớ là những hình ảnh, góc cạnh của cuộc sống, đầy ắp sắc màu và đường nét hội họa, phong cảnh tuyệt cảnh của một nơi chốn nào đó của thời gian và không gian đi qua đó.
Tình nhớ để lại nhiều cảm xúc trong trái tim người nghe, như nỗi nhớ của ai đó với tình yêu, với những gì đi qua và để lại, để nhớ và để quên, một ngày, một đời và mãi mãi.

Trong tác phẩm Thư tình gửi một người, làm người đọc nhớ về một ngày xưa của những năm tháng tuổi yêu người của chàng trai Trịnh Công Sơn, viết văn và làm nhạc cho đời, hình ảnh của một nghệ sĩ đang chờ ở đó, trên những dòng thư kể những câu chuyện tình yêu, ở một nơi chốn tận cùng của cô đơn và tĩnh lặng xa xăm.

Có những cái tên để nhớ, về một ai đó, như một tình yêu, một giấc mơ, với những câu chuyện nhớ về một nơi xa, và không biết còn mong quay về, ở đó, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã viết ca khúc Biển nhớ với nỗi nhớ biển, viết ca khúc Tình nhớ để nhớ về một tình yêu, và viết về biết bao điều để nhớ và để quên, như tuổi trẻ và cuộc đời, của chính mình.

Những nghệ sĩ dường như gặp nhau ở đó, cảm hứng cuộc đời và sáng tác, Bob Dylan (Mỹ), Leonard Cohen (Canada), Serge Lama (Pháp)..vv trên con đường của mình, viết cho đời những câu chuyện tình yêu, với âm nhạc thơ ca và văn chương hòa quyện vào nhau.

Nền văn hóa Pháp để lại trong tâm tưởng chàng trai Trịnh Công Sơn những ám ảnh của nền văn chương thi ca lãng mạn Pháp, hội họa và âm nhạc ấn tượng, với dòng sông Seine và con phố thành Paris như dòng sông Hương và những bức tường thành cổ kính rêu phong của cố đô Huế, cùng với một trung tâm Sài Gòn giống Paris vô cùng.
Những cơn mưa Cali cứ dai dẳng không dứt trong tiếng hát của nữ ca sĩ Khánh Ly, như buổi đầu tiên và cho đến mãi bây giờ. Những cơn mưa cứ còn mãi làm nhớ về những nỗi nhớ day dứt trong Tình nhớ của Trịnh Công Sơn.
Nghe nhạc Trịnh trên đất Mỹ, Canada, Pháp cũng tuyệt vời như ở một nơi nào đó ở Việt Nam với cơn mưa, tràn ngập tiếng mưa rơi, hay những chiều vàng nắng trên phố, bên những dòng sông trôi xa mịt mờ, trong tiếng sóng vỗ của ngàn khơi biển nhớ vời vợi trong Tình Nhớ của Trịnh Công Sơn qua giọng hát Khánh Ly.
***
Saigonvip 03/05/2024
************************************
*Tình nhớ: Bài hát được viết bởi Trịnh Công Sơn. Bài hát được trình bày qua tiếng hát Khánh Ly năm 1974.
** Trịnh Công Sơn: Nhạc sĩ, sinh ngày 28 tháng 02 năm 1939 tại Buôn Ma Thuột, và mất ngày 01 tháng 04 năm 2001 tại Sài Gòn.
Nhạc sĩ là một trong những nhạc sĩ lớn của nền âm nhạc đương đại Việt. Các tác phẩm tiêu biểu như Ướt mi, Diễm xưa, Biển nhớ, Hạ trắng, Nắng thủy tinh, Mưa hồng, Nhìn những mùa thu đi, Ru em từng ngón xuân nồng, Như cánh vạc bay, Rừng xưa đã khép, Rồi như đá ngây ngô, Đêm thấy ta là thác đổ, Phôi pha, Ngụ ngôn mùa đông, Đàn bò vào thành phố, Người già em bé, Tình xa, Tình sầu, Tình nhớ, Em còn nhớ hay em đã quên, Như một lời chia tay …vv
*** Khánh Ly: Ca sĩ, tên đầy đủ là Nguyễn Thị Lệ Mai, sinh ngày 06 tháng 03 năm 1045 tại Hà Nội. Sau 1975 sống và làm việc tại California, Hoa Kỳ. Giọng hát Khánh Ly gắn liền với các ca khúc của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Được mệnh danh là nữ hoàng chân đất trước 1975.

 
Sửa lần cuối:
Nay tao nghe bài “Dư âm”
Thấy hoà âm hay

"Dư âm" vẫn được coi là một trong những tình khúc tiêu biểu nhất của tân nhạc lãng mạn thập niên 1940. Với giai điệu tha thiết, ca từ trau chuốt. Sáng tác từ mối tình trong sáng khiến người nghe như tìm thấy chính mình trong ca khúc.
 
"Dư âm" vẫn được coi là một trong những tình khúc tiêu biểu nhất của tân nhạc lãng mạn thập niên 1940. Với giai điệu tha thiết, ca từ trau chuốt. Sáng tác từ mối tình trong sáng khiến người nghe như tìm thấy chính mình trong ca khúc.
Mày có bài nào tựa tựa vậy; cho tao xin thêm với, chất nhạc này nghe thấy hay
 
Top