Phản biện về luân hồi, tiền kiếp - Sự vô lí

https://xamvn.icu/r/dan-so-the-gioi...-chuyen-sv-thoi-cac-tml.514951/#post-10905771
Dự báo trên do Ban Kinh tế và Xã hội LHQ đưa ra. Ban này cho biết dân số thế giới đang tăng với tốc độ chậm nhất kể từ năm 1950, sẽ đạt 8,5 tỉ người vào năm 2030 và 9,7 tỉ người vào năm 2050. Dân số thế giới sẽ đạt đỉnh khoảng 10,4 tỉ người vào thập niên 2080 trước khi ổn định ở mức đó cho đến năm 2100, theo dự báo của LHQ.
Vấn đề dân số

Luân Hồi không cho bạn bất kỳ một câu trả lời hay một dấu chấm nào để chấm dứt các khuất mắt mà bạn thấy ở trần gian này. Khoan bàn tới việc nó có thật hay không, ta hãy nhìn qua một chút về logic cơ bản.

Một người Ấn Độ giáo hay Phật tử thường sẽ quan niệm rằng: “Khi một người lìa đời thì linh hồn người ấy sẽ tái sinh trong một bào thai khác”. Kể cả khi chiến tranh và điêu tàn có xảy ra thì dân số thế giới cũng vẫn như vậy, nơi này có chiến tranh, dân số giảm thì nơi khác sẽ có thịnh vượng, dân số tăng. Nếu chiếu theo đó thì thuyết Luân Hồi chỉ đúng khi dân số thế giới luôn ở một mức độ ổn định tương đối. Bởi vì ai cũng có “nghiệp”, ai cũng có kiếp trước, “đời là bể khổ”. Nhưng, rõ ràng, thế giới có thuận theo quy luật vừa nêu trên không? Vào năm 1575, dân số thế giới đã là 500 triệu người. Và chỉ cần đến năm 1975, dân số thế giới đã là 4 tỷ người. Rõ ràng bài toán về dân số thế giới đã không ủng hộ thuyết tiến hóa về mặt logic. Cứ cho rằng dân số thế giới ngay từ những ngày khởi đầu đã là một con số cố định và cứ thế cứ thế cho đến ngày hôm nay, như vậy, cả tỷ con người trên thế giới này đang đi đi lại lại ngoài kia thật ra là cái xác không hồn sao?

Dĩ nhiên, những người Ấn Độ giáo và Phật giáo cũng đã “chiêm nghiệm” ra cái vấn đề dân số này và thế là a lê hấp, bây giờ từ con người cũng có thể trở thành con thú và ngược lại từ con thú cũng có thể trở thành con người. Nhưng, bài toán dân số lại vẫn ám theo họ, bằng việc khẳng định rằng con người cũng có thể trở thành con thú và ngược lại, họ có thể giải thích được dân số nhân loại, nhưng còn dân số của loài thú? Như vậy thì người tăng lên còn thú thì giảm đi sao? Không phải thế!

Không có cơ sở nào để nói rằng đây là giai đoạn duy nhất mà dân số loài người (hay bất kỳ loài nào trên thế gian) đã và đang tăng lên.

Khi Phật giáo không cho rằng con người có ‘linh hồn’ được tạo ra bởi thượng đế sáng tạo, vậy thì Phật giáo giải thích thế nào về việc dân số của loài người đang tăng lên như ngày nay?. Đây là một câu hỏi khá lý thú mà rất nhiều người đã hỏi.

Vấn đề Đạo đức và Công lý

Hitler ra lệnh giết chết 6 triệu người Do Thái. Tội ác mà y gây ra không phải chỉ cho những 60 triệu người đã chết mà cho cả những người đã sống sót sau Thế Chiến II. Chiếu theo luật nhân quả thì 60 triệu người đã chết thực chất là đang gánh nghiệp. Nhưng, luật “Luân Hồi” rất công bằng, như thế Hitler sẽ phải gánh chịu khoảng… 60 triệu kiếp nạn để trả “nghiệp”. Suy nghĩ như thế thì tôi e là không có tinh thần “từ bi hỷ xả”, thôi thì, để tôi vẽ ra một viễn cảnh tươi sáng hơn cho y. Sau khi đã trải qua nhiều kiếp nạn trở thành vài con gián, rồi lên con chuột, rồi lên con mèo, cuối cùng Hiter cũng đã trở thành con người. Nhưng, bởi vì nghiệp kiếp trước vẫn còn, cho nên trong kiếp này Hitler sẽ trở thành một bé gái mang tên là Jennie (xin lỗi những ai mang tên Jennie), bé gái này bị què chân và sinh trưởng trong một gia đình tệ hại. Jennie tự hỏi tại sao mình khổ quá vậy, bé đâu biết thật ra mình là Hitler đầu thai, và kiếp này bé phải chịu đựng mà trả nghiệp cho vị quốc trưởng lừng lẫy mà thầy cô nói ở trường.

Ở đây, chúng ta đã thấy ngay sự bất hợp lý về mặt Đạo Đức ở trong trường hợp này. Luân Hồi cho rằng, chúng ta phải gánh chịu hậu quả mà chúng ta gây ra về sau này. Khi chết đi, nhân cách cũ tiêu biến, mọi thứ được làm mới, linh hồn lại đầu thai vào một thân xác mới, nhưng này, nhân cách mới không biết mình đã phạm tội gì, không biết kiếp trước của mình thế nào? Vậy mà phải trả nghiệp cho nhân cách cũ vốn là cái mà họ không biết? Vậy thì mục đích của việc trừng phạt là gì? Khi người bị phạt không biết và những người xung quanh lại chỉ vào mà cho rằng “kiếp trước ngươi phạm tội?” Công lý là gì? Đó là khi phạm nhân biết rõ tội của mình và nhận ra mình phải trả giá cho những điều ấy, Hỏa Ngục của Kito giáo cũng như vậy, đối phương phải có khả năng nhận thức tội và trả giá cho điều ấy khi bị hành hạ bởi lương tâm và thân xác, đó mới chính là công lý. Còn đằng này, tội lỗi không biết, sự trừng phạt giáng xuống cũng không rõ nguyên do. Vậy thì công lý ở đâu?

Vấn đề Triết Học

Luân hồi cho rằng sự khổ kiếp này là để trả nghiệp cho kiếp trước, vậy ta phải nhìn về sự bắt đầu của mọi sự. Nếu chiếu theo luân hồi thì những con người đầu tiên phải giải thích thế nào? Đã là đầu tiên thì làm sao mà có kiếp trước? Và những tội ác đầu tiên được gây ra là để trả cho cái gì? Bởi vì những khuất mắt này cho nên Ấn Độ giáo và Phật giáo họ không tin vào một sự bắt đầu của vũ trụ, đối với họ vũ trụ là một cái gì đó vô tận, đã có tự muôn đời và vận hành muôn đời, khi cần thì sẽ tự thanh lọc lại và bắt đầu một bánh xe luân hồi mới. Vậy ai hay cái gì là chủ thể đứng ra quản lý sự luân chuyển linh hồn qua các kiếp? Ai/cái gì sẽ định đoạt người nào sống tốt và sống tệ để chọn kiếp sau tương ứng cho mỗi linh hồn một cách đúng đắn? Ai là đối tượng vận hành bánh xe luân hồi? Nguồn năng lượng nào quyết định được luân hồi có thực sự chạy đúng theo quy tắc mà bản thân nó đã đề ra nếu như không có chủ thể nào có suy nghĩ và biết phán xử công bằng? Chúng ta nên biết rằng, theo Kito giáo thì mọi sự được tạo dựng bởi đôi tay của Thiên Chúa, vũ trụ có điểm bắt đầu, đây không phải chỉ là nói theo góc nhìn tôn giáo mà nói theo cả góc nhìn khoa học (thuyết Big Bang của Linh mục Lemaitre). Nếu mọi thứ đều chỉ là một sự ngẫu nhiên và một chuỗi các sự ngẫu nhiên ấy kéo dài mà thành mọi sự thì Ấn Độ giáo và Phật giáo phải giải thích thế nào khi ở điểm bắt đầu mọi thứ chỉ là một sự hư vô, không có gì? Từ “không có gì” làm sao tự nó trở thành “có gì” nếu không có một bàn tay tạo hóa ra lệnh cho nó?

Sáng Thế Ký 1 : 1 Lúc khởi đầu, Thiên Chúa sáng tạo trời đất. 2 Đất còn trống rỗng, chưa có hình dạng, bóng tối bao trùm vực thẳm, và thần khí Thiên Chúa bay lượn trên mặt nước. 3 Thiên Chúa phán: "Phải có ánh sáng." Liền có ánh sáng. 4 Thiên Chúa thấy rằng ánh sáng tốt đẹp. Thiên Chúa phân rẽ ánh sáng và bóng tối. 5 Thiên Chúa gọi ánh sáng là "ngày", bóng tối là "đêm". Qua một buổi chiều và một buổi sáng: đó là ngày thứ nhất.

Còn một khía cạnh mà tôi cần phải đi sâu hơn về những câu hỏi đã đặt ra ở trên, đó là sự thưởng – phạt ở thuyết Luân Hồi. Hiển nhiên nó phải hoạt động dựa trên một tiêu chuẩn khách quan của sự tốt và sự xấu thì nó mới công bằng cho mọi linh hồn. Nhưng dựa trên quy luật nào, và bởi những phán quyết nào mà Luân Hồi có thể định đoạt xem những cá nhân nào được thưởng và những cá nhân nào sẽ bị phạt? Mọi cỗ máy đều phải được lập trình và mọi quy luật đều phải được quy định. Nước chảy, lửa đốt, quy luật tự nhiên tất yếu nhưng nó phải luôn hoạt động theo quy luật. Ai là người đã quy định những điều ấy? Song Phật giáo và Ấn Độ giáo lại không hề có quan niệm rõ ràng nào về một Đấng Tạo Hóa, người sáng tạo ra muôn vật hữu hình và vô hình. Vậy thì họ phải giải thích làm sao cho cái hệ thống Luân Hồi của họ? Một cái quy luật lại có thể tự mình vận hành mà không cần luật và chủ thể ra luật? Như vậy nó vui thì nó phạt, còn buồn thì nó thưởng sao? Rõ là điều mơ hồ.
 
Thật ra k có kiếp nào cả. Phật giáo muốn có thuyết luân hồi trả nghiệp là để giáo dưỡng con người thôi. Hãy sống với hiện tại đi.
mỗi người chỉ có duy nhất một cuộc đời, do đó, con người cần nỗ lực sống tốt nhất có thể. :vozvn (22):
 
Nếu không có luân hồi, thì m giải thích xem tại sao con người ta khi sinh ra mỗi người có 1 tính cách khác nhau. Tính cách cũng không hề có xu hướng di truyền từ bố mẹ sang con cái như ngoại hình.

Linh hồn, hồi quy tiền kiếp cũng là một chủ đề gây đau đầu cho những nhà khoa học và gây ra nhiều cuộc tranh cãi. Những gì m ko biết tới hay hiểu về nó thì m ko thể khẳng định là nó không tồn tại.

"Có một điều chắc chắn nhất là không có gì là chắc chắn cả"
 
Luân hồi doạ dẫm các kiểu để hướng người ta sống tốt hơn thôi chứ làm gì có cái gọi là luân hồi.
Tao giả sử luân hồi là có thật, vậy nếu trái đất này nổ tung thì chúng mày sẽ luân hồi đi đâu? Chúng mày luân hồi thành thiên thạch à :))
 
Nếu không có luân hồi, thì m giải thích xem tại sao con người ta khi sinh ra mỗi người có 1 tính cách khác nhau. Tính cách cũng không hề có xu hướng di truyền từ bố mẹ sang con cái như ngoại hình.

Linh hồn, hồi quy tiền kiếp cũng là một chủ đề gây đau đầu cho những nhà khoa học và gây ra nhiều cuộc tranh cãi. Những gì m ko biết tới hay hiểu về nó thì m ko thể khẳng định là nó không tồn tại.

"Có một điều chắc chắn nhất là không có gì là chắc chắn cả"
Tính cách thay đổi liên tục và vô thường trong từng giây phút. Ai cũng chết đi sống lại trong từng khoảnh khắc chứ không có một cái “tinh cách của ai” nào cố định liên tục hiện hữu hết. Một người mười tuổi là đã khác ‘con người’ đó lúc năm tuổi.
 
Luân hồi doạ dẫm các kiểu để hướng người ta sống tốt hơn thôi chứ làm gì có cái gọi là luân hồi.
Tao giả sử luân hồi là có thật, vậy nếu trái đất này nổ tung thì chúng mày sẽ luân hồi đi đâu? Chúng mày luân hồi thành thiên thạch à :))
Earth 636
 
Tính cách thay đổi liên tục và vô thường trong từng giây phút. Ai cũng chết đi sống lại trong từng khoảnh khắc chứ không có một cái “tinh cách của ai” nào cố định liên tục hiện hữu hết. Một người mười tuổi là đã khác ‘con người’ đó lúc năm tuổi.
Cái này thì nó là một phần trong tâm lý học hành vi con người. Và đã được Carl Jung ông tổ của ngành tâm lý học chuyển hóa thành các khái niệm sau:

Persona (Mặt nạ): Là những mảng tính cách chúng ta thay đổi phụ thuộc vào môi trường bên ngoài, người mà chúng tiếp xúc, giao tiếp, vv.v..v. Mỗi người sẽ sử dụng hai hay nhiều persona mà đôi khi chính bản thân họ cũng không nhận thức được. Vd: khi gặp đối tác hay sếp thì chúng ta chỉnh chu, đạo mạo; nhưng ngay buổi chiều hôm đấy ngồi uống bia với đám bạn thì lại bộc lộ sự bẩn bựa và hãm lol ngay được, ....

Ego (Bản ngã): Đây là tính cách gốc trong mỗi con người và nó sẽ theo ta tới suốt cả cuộc đời.
 
Cái này thì nó là một phần trong tâm lý học hành vi con người. Và đã được Carl Jung ông tổ của ngành tâm lý học chuyển hóa thành các khái niệm sau:

Persona (Mặt nạ): Là những mảng tính cách chúng ta thay đổi phụ thuộc vào môi trường bên ngoài, người mà chúng tiếp xúc, giao tiếp, vv.v..v. Mỗi người sẽ sử dụng hai hay nhiều persona mà đôi khi chính bản thân họ cũng không nhận thức được. Vd: khi gặp đối tác hay sếp thì chúng ta chỉnh chu, đạo mạo; nhưng ngay buổi chiều hôm đấy ngồi uống bia với đám bạn thì lại bộc lộ sự bẩn bựa và hãm lol ngay được, ....

Ego (Bản ngã): Đây là tính cách gốc trong mỗi con người và nó sẽ theo ta tới suốt cả cuộc đời.
Hay 😶‍🌫️
 
Tính cách thay đổi liên tục và vô thường trong từng giây phút. Ai cũng chết đi sống lại trong từng khoảnh khắc chứ không có một cái “tinh cách của ai” nào cố định liên tục hiện hữu hết. Một người mười tuổi là đã khác ‘con người’ đó lúc năm tuổi.
Hay. Game này chỉ có 1 mạng :)))
 
Cái này thì nó là một phần trong tâm lý học hành vi con người. Và đã được Carl Jung ông tổ của ngành tâm lý học chuyển hóa thành các khái niệm sau:

Persona (Mặt nạ): Là những mảng tính cách chúng ta thay đổi phụ thuộc vào môi trường bên ngoài, người mà chúng tiếp xúc, giao tiếp, vv.v..v. Mỗi người sẽ sử dụng hai hay nhiều persona mà đôi khi chính bản thân họ cũng không nhận thức được. Vd: khi gặp đối tác hay sếp thì chúng ta chỉnh chu, đạo mạo; nhưng ngay buổi chiều hôm đấy ngồi uống bia với đám bạn thì lại bộc lộ sự bẩn bựa và hãm lol ngay được, ....

Ego (Bản ngã): Đây là tính cách gốc trong mỗi con người và nó sẽ theo ta tới suốt cả cuộc đời.
Bản ngã là sự nhận thức tự thân của một người. Tính cách là cách người đó suy nghĩ, bộc lộ với thế giới bên ngoài. Tml đã tranh luận thì yêu cầu dùng từ chuẩn xác.
 
Đéo thèm trả lời :feel_good:
Nếu không có luân hồi, thì m giải thích xem tại sao con người ta khi sinh ra mỗi người có 1 tính cách khác nhau. Tính cách cũng không hề có xu hướng di truyền từ bố mẹ sang con cái như ngoại hình.

Linh hồn, hồi quy tiền kiếp cũng là một chủ đề gây đau đầu cho những nhà khoa học và gây ra nhiều cuộc tranh cãi. Những gì m ko biết tới hay hiểu về nó thì m ko thể khẳng định là nó không tồn tại.

"Có một điều chắc chắn nhất là không có gì là chắc chắn cả"
 
Luân hồi cc, dân số ngày càng đông thì lấy đâu ra nhiều linh hồn vậy. Chết rồi nó tự phân chia như tế bào à. :vozvn (19):
Theo tụi nó sắp nói có 3000 thế giới đó m, như xuyên không :oh:
 
Muốn bàn về luân hồi thì phải hiểu được Ấn độ giáo và hệ thống tôn ti của nó, phật giáo chỉ là nhánh rất nhỏ của nó thôi.
 
Luân hồi doạ dẫm các kiểu để hướng người ta sống tốt hơn thôi chứ làm gì có cái gọi là luân hồi.
Tao giả sử luân hồi là có thật, vậy nếu trái đất này nổ tung thì chúng mày sẽ luân hồi đi đâu? Chúng mày luân hồi thành thiên thạch à :))
Thành người ngoài hành tinh, thuyết luân hồi mở rộng :look_down:
 
Muốn bàn về luân hồi thì phải hiểu được Ấn độ giáo và hệ thống tôn ti của nó, phật giáo chỉ là nhánh rất nhỏ của nó thôi.
Đó là lý do mà phật giáo cùng khổng giáo được các vua chúa Á Đông ngày xưa lựa chọn đấy.
 
Tao không biết luân hồi có thật không. Tao chỉ mong được gặp lại người thân đã mất của tao khi tao về già và mất.
Hq t có đọc 1 bài về định nghĩa lại sự sống do hiện tại đã có thể đảo ngược sinh tử trên heo chết 3h, đảo ngược về mặt sinh học.
Tao thì có sn thế này, nếu m ráng sống tầm 70 100 năm nữa có thể m sẽ ko fai chứng kiến sinh tử nữa. Ngta nói tới chuyện tải ý ức của ngưòi vào máy và cho chạy IA sau khi mất. Còn t thì sn khi đứa con nít sinh ra nên tải sinh nghĩ của nó vào máy ngay và tất cả những suy nghĩ đều thông qua AI trưics khi chuyển dữ liệu tới não thật thì sau khi đứa trẻ đó già và mất IA sẽ hoạt động như não của nó hoàn toàn như khi còn sống
 
Mấy thế giới kia thì dân nó cũng tăng dần đều mà chứ bớt đi thế đéo nào được. :look_down:
Thì m cứ sn là lúc thế giwois này mới có adam eva thì thêa giới kia nc nào cũng dân đông như quân nguyên rồi. Mà t có biết đéo đâu =))), nc t đéo tin
 
Top