Đạo lý Phân tích tâm lí học - Triết học A tỳ đàm

Triết học A tỳ đàm


Thông thường chúng ta thường hay nhận xét đây là người tiểu nhân, đây là quân tử.
Người này là tốt, người kia xấu, keo kiệt, đố kỵ, hiền lành, tham lam, tự cao, tự ái ....

Đó chỉ là định nghĩa chung chứ chưa phân tích rốt ráo vì đâu cấu tạo nên cái nhìn để đánh giá về con người đó. Vậy thế nào là thiện, thế nào là ác, thiện và ác gồm những gì ?

Hôm nay t sẽ mạo mụi viết bài phân tích các thành tố tâm lí để cấu tạo nên cái gọi là tính cách, trạng thái tâm lý và dẫn tới các hành động, biểu hiện.

Ở #1 sẽ là giới thiệu khái quát. Các phần sau sẽ đi chi tiết và rõ ràng.
------------------------------------------


Vi Diệu Pháp Nhập Môn
Namo Tassa Bhagavato Arahato Sammasambhuddhassa.
Cung Kính Ðức Thế Tôn, Bậc Ứng Cúng, Ðấng Chánh Biến Tri.

1- Pháp (Dhamma) (*)​

V- Pháp là chi?

Ð- Pháp là những trạng thái riêng biệt, có tướng trạng khác nhau (như vuông, tròn, dài, ngắn, sáng, tối v.v.) tức là những tư cách riêng biệt để phân biệt được. Pháp có hai:

Là Pháp Chơn Ðế.
Là Pháp Tục Ðế.
(*) Tự trì trạng thái gọi là Pháp (Attano lakkhanaṃ dhāretīti: Dhammo); hay "Nhậm trì tự tánh; Quỷ sanh vật giải".

2- Pháp Chơn Ðế (Paramatthasacca).

V- Thế nào là Pháp Chơn Ðế?

Ð- Pháp Chơn Ðế là pháp bản thể chơn tướng, sự thật của Chế Ðịnh, không thay đổi (Pháp Chơn Ðế ví như chất vàng. Còn Pháp Tục Ðế ví như các kiểu nữ trang). Pháp Chơn Ðế có hai:

Là Chơn Ðế vô vi.
Là Chơn Ðế hữu vi.

3- Chơn Ðế Vô Vi (Asaṅkhāta).

V- Thế nào là Chơn Ðế vô vi?

Ð- Chơn Ðế vô vi là bản thể vắng lặng, hoàn toàn thanh tịnh, cứu cánh tối hậu: cũng gọi là viên tịch, Niết Bàn, Diệt Ðế v.v...


4- Chơn Ðế Hữu Vi (Saṅkhāta).

V- Thế nào là Chơn Ðế hữu vi?

Ð- Chơn Ðế hữu vi là pháp bản thể còn sanh diệt, còn tạo tác. Do các duyên trợ tạo cũng gọi là pháp hành, pháp hợp thế v.v.. có hai loại Chơn Ðế hữu vi là Sắc và Danh.


5- Sắc (Rūpā).

V- Thế nào là Sắc?

Ð- Sắc là thể chất vô tri giác, hằng tiêu hoại đổi thay. Cũng gọi là Pháp Hợp thế, Dục giới, Cảnh Lậu v.v.. bản chất của Sắc là vật biến ngại và biến hoại.


6- Danh (Nāma).

V- Thế nào là Danh?

Ð- Danh là pháp không hình sắc cũng gọi là Tâm Pháp tức là Tâm, Tánh, Trí, Thức, hiểu biết, suy nghĩ, trừu tượng v.v.. Danh có hai loại:

Tâm.
Sở Hữu Tâm.

7- Tâm (citta) (*).

V- Thế nào là Tâm?

Ð- Tâm là hiểu biết, suy nghĩ, nhận thức, tức là biết cảnh, nhận thức đối tượng, cũng gọi là Ý Thức. Tâm có hai loại:

Tâm Hợp Thế.
Tâm Siêu Thế.
(*) Tướng trạng của tâm là biết cảnh; phận sự của tâm là làm hướng đạo cho Sở hữu tâm và Sắc pháp; sự thành tựu của tâm là được sinh khởi liên tục; nhân cần thiết của tâm là Sắc, Thọ, Tưởng và Hành uẩn.

8- Tâm Hợp Thế (Lokiya citta).

V- Thế nào là Tâm Hợp Thế?

Ð- Tâm Hợp Thế là Tâm biết cảnh trong đời, tâm biết cảnh còn sanh tử, tâm biết cảnh phiền não, tâm biết cảnh còn giới hạn bởi không gian và thời gian. Tâm Hợp Thế có hai:

Tâm Dục Giới.
Tâm Ðáo Ðại.

9- Tâm Dục Giới (Kāmāvacara citta).

V- Thế nào là Tâm Dục Giới?

Ð- Tâm Dục Giới là Tâm chuyên môn bắt cảnh dục (chuyên biết cảnh Sắc, thinh, khí, vị và xúc). Tâm Dục Giới có ba:

Tâm Bất Thiện.
Tâm Vô Nhân.
Tâm Dục Giới Tịnh Hảo.

0xfmivo.jpg
 
Sửa lần cuối:
Tâm sở Tịnh Hảo ( Thiện ) - Tịnh Hảo Biến Hành

- Vô tham : là đối nghịch với tham, chối bỏ mọi tham ái chấp thủ, không nắm níu cái gì trên đời, tỉ lệ thuận với sự buông bỏ mà các đậu hủ nước tương hay nói. Là nền tảng của nhân lành và quả lành.


Hay định nghĩa nôm na là : chối bỏ sự tham thích với CẢNH KHẢ Ý.

Hỏi: Thế nào là vô tham (alobha)?

Đáp: Alobha khi phân tích thì được na + căn lubh.

Căn Lubh là dính mắc, bám níu.

Alobh là không dính mắc, không thích thú.

*- "Không dính mắc".
Ngài Buddhaghosa (Giác Âm) cho ví dụ như nước lăn trên lá sen.

*- "Không thích thú". Ngài Buddhaghosa cho ví dụ như người rơi vào hố rác, người này không thích thú nơi hôi thối ấy.

Vô tham là pháp đối nghịch với tham, là căn bản của thiện pháp.

"Tīṇimāni, bhikkhave, kusalamūkāni. Katamāni tīṇi?

Có ba căn bản thiện, này các Tỳkhưu. Thế nào là ba?

Alobho kusalamūlaṃ, adoso kusalamūlaṃ, amoho kusalamūlaṃ.

- Không tham là căn bản của thiện, không sân là căn bản của thiện, không si là căn bản của thiện"
[41] .

Bộ Pháp Tụ có giải thích như sau:

Katamo tasmiṃ samaye alobho hoti?

Thế nào là vô tham trong khi ấy?

Yo tasmiṃ samaye alobho alubbhanā alubbhitattaṃ asārāgo asārajjanā asārajjitattaṃ anabhijjhā alobho kusalāmūla.

Ayaṃ tasmiṃ samaye alobho hoti.

Trong khi ấy, sự mà không tham muốn, không nhiễm đắm, không tham đắm, không tham luyến, không quyến luyến, không tham ác, vô tham là căn thiện.

Đây là vô tham trong khi ấy
[42] .

Ngài Buddhaghosa giải thích [43] :

*- Na lubbhanti = alobho: Không dính mắc, gọi là vô tham.

Hay: Alubbhanamatta = alobho: Không tham muốn, không thích thú, gọi là vô tham.

*- Alubbhanāti alubbhanākāro. Lobhasamaṅgī puggalo lubbhito nāma:

"Không nhiễm đắm" là làm cho không có tham. Người có khuynh hướng tham [44] , gọi là nhiễm đắm.

*- Alubbhitassa bhāvo alubbhitattaṃ: Thực trạng không bám níu, là không tham đắm ...

34-Hỏi: Hãy giải thích bốn đặc tính của tâm sở vô tham?

Đáp: Bốn đặc tính của tâm sở vô tham là:

1- Trạng thái: Tâm không đắm nhiễm trong cảnh (ārammaṇe cittassa agedha lakkhaṇo).

Hoặc là: "Không bám víu thực trạng (adaggabhāva lakkhaṇo)".

2- Phận sự: Không nắm giữ (apariggaharaso).

3- Thành tựu: Không bám lấy (anallīyana paccupaṭṭhāno).

4- Nhân cận: Tác ý khéo (yoniso manasikāra).

- Vô sân : đối nghịch với sân, không có sân hận, không giận hờn, không bất mãn, không ghim thâm thù đại hận hay để bụng gì hết. Là gốc nền tảng của Tâm Từ ( 1 trong 4 vô lượng tâm - phạm trú).

Định nghĩa nôm na là không bất mãn với CẢNH NGHỊCH Ý

Tâm từ là cái cao hơn vô sân và dựa trên nền tảng của vô sân


So sánh bốn đặc tính của tâm Từ với bốn đặc tính của vô sân, chúng ta thấy rõ sự khác biệt của hai pháp này.

Bốn đặc tính của tâm Từ như sau :

- Trạng thái: Mang lại những điều lợi ích (hitākarappavattilakkhaṇā).

- Phận sự: Gom góp những điều lợi ích (hitūpasaṃhāsarasā).

-Thành tựu: Làm tan biến hiềm hận (āghātavinayapaccupaṭṭhāṇā).

-Nhân gần: Nhận ra ưu điểm nổi bật của chúng sinh (sattānaṃ mahāpabhāvadassanapadaṭṭhāṇā) (sđd).


Hỏi: Thế nào là Vô sân (adosa)?

Đáp: Adosa được phân tích thành: Na + căn dus; căn DUS là "không hài lòng, không vui, bất mãn, bất toại nguyện" [71] .

Adosa thường được dịch là vô sân, nghĩa là "không phiền muộn, không khó chịu, thân thiện, ôn hòa...".

Tuy nhiên, "không phiền muộn", "không khó chịu"... chưa hẳn đó là vô sân.

Một người đang thọ hưởng dục lạc với tâm đắm nhiễm, khi ấy không cảm thấy khó chịu, hay bực phiền. Vậy khi ấy có Vô sân chăng?.

Trước những cảnh tốt đẹp, cảnh đáng hài lòng, tham sinh khởi lên, sân vắng mặt. Và sân vắng mặt chưa hẳn là có vô sân, vì sao? Vì vô sân là thiện còn tham là bất thiện; thiện và bất thiện không thể cùng hiện hữu.

Trong Trung bộ I, kinh Ví dụ cái cưa [72] , Đức Phật thuật lại câu chuyện nữ gia chủ Vedehikā, nữ chủ này được nhiều người khen ngợi là hiền thục (soratā), là nhu thuận (nivātā), là ôn hòa (upasantā).

Sở dĩ, nữ chủ Vedehikā được như vậy vì cô nữ tỳ Kālī đã làm chu toàn mọi sự.

Để thử nội tâm nữ chủ Vedehikā có hay không có sân, một hôm cô nữ tỳ dậy trễ, nữ chủ Vedihikā hỏi "vì sao dậy trễ"? Nữ tỳ Kālī đáp "không có chi cả, chỉ vì muốn dậy trể thôi".

Và nữ chủ Vedehikā đã phẩn nộ (kupitā), bất mãn (anattamanā), trừng mắt (bhūkutiṃ), đến lần thứ ba thì nữ chủ Vedihikā khôgn kềm được phẫn nộ, đã đánh nữ tỳ Kālī lỗ đầu.

"Không khó chịu, không bất mãn" khi đứng trước cảnh nghịch của tâm, khi ấy mới thật sự là adosa (vô sân). Vì làm duyên cho sân sinh lên là "tướng không tốt đẹp (asubhanimitta) và không như lý tác ý" [73] .

Cảnh nghịch của tâm chưa hẳn là cảnh xấu, có thể là cảnh tốt nhưng tâm lại không thích cảnh ấy.

Như ngoại giáo không thích nhìn kim thân Phật, một số phật tử không thích người khác thảo luận về Vi diệu pháp (abhidhamma) hay pháp hành thiền...

Sân có nhiều mức độ khác nhau, sách Mahāniddesa có giải thích:

Dosa = dubbala kodha: Khó chịu yếu ớt gọi là sân (dosa).

Paṭigha = balavakodha: Khó chịu mạnh mẽ gọi là phẩn nộ.

Khi phẩn nộ cường thịnh sẽ trở thành "làm hại (hiṃsa)".

Cũng vậy, adosa (vô sân) có nhiều cấp độ như:

- Kiên nhẫn trước sự nóng bức hay lạnh buốt của thời tiết.

- Bình thản trước sự chưỡi mắng của kẻ ác.

Như vua trời Sakka im lặng trước lời chưỡi mắng của chúa Atula Vepacitti [74] . Sự im lặng này không phải do sợ hay do ngu si.

- Có tâm từ với những sinh chúng.

- Không có ác cảm ....

Vô sân là một trong ba cội nguồn (mūla) của thiện pháp.


- Hành xả : là trạng thái quân bình không thích không ghét.

Với tâm ý hiểu rõ : " Thương ai lắm cũng không giúp người đó bằng thiện nghiệp của họ, ghét ai lắm cũng không hại họ bằng nghiệp ác của họ". Hành xả khi mà không còn có thể giúp ai được nữa hay nói cách khác là sau các bước Từ - Bi - Hỷ rồi. Xả còn là Xả giác chi trong 7 giác chi hay Xả ba la mật trong Thập Độ.

Hành xả dùng để chế ngự sân hận khi không giúp được ai đó như mình muốn và không tham đắm những cái mà mình thích thành tham ái.

Hành xả là có trí tuệ nghiệp lí chứ không phải là lãnh đạm vô trí, dửng dưng, hờ hững với sự đời và chúng sinh.


Hỏi: Hãy giải thích từ tatramajjhattatā?

Đáp: Tatramajjhattatā khi phân tích thành : Tatra + majjhattatā.

*- Tatra = tattha, là một tỉnh từ (adj) có ba nghĩa:

1- Tatra với ý nghĩa là "ở đó".

Như: "Tatra kho Bhagavā bhikkhū āmantesi – bikkhavo’ti:

"Chính tại nơi đó Đức Thế Tôn gọi các tỳkhưu rằng:Này các tỳkhưu". [1]

Hoặc là: "Tatrāyaṃ vitthārakathā : Ở đây, theo câu chuyện chi tiết" [2] .

2- Tatra với nghĩa "điều này". Như: "Tatr’abhiratiṃ iccheyya: Hãy cầu vui Nípbàn" [3] .

3- Tatra dùng như một tiếp đầu ngữ (tatratatra), được xem như "khái quát hóa" với ý nghĩa là "bắt nguồn từ đây", như:

"Tatrāyaṃ ādi bhāvati; idha paññassa bhikkhuno...:

"Từ lợi ích tu tập ban đầu; ở đây, vị tỳkhưu có trí..." [4] .

*- Majjhattatā = majjha + ttatā.

- Majjha được dùng như một tính từ (adj) thì có nghĩa là "cân bằng".

Majjhattatā là "trung trực, ngay thẳng, ở giữa".

- Majjha được dùng như một danh từ thì có nghĩa là "chính giữa".

Tatramajjhattatā là "không thiên vị, không thiên lệch".

47- Hỏi: Hãy giải thích tâm sở tatramajjhattatā (tâm sở quân bình)?

Đáp: Tatramajjhattatācetasika được dịch là "tâm sở quân bình" hay "tâm sở hành xả".

Đây là tâm sở làm cho các danh pháp đồng sinh với nó "ngang bằng với nhau", ví như người đánh xe song mã thiện xảo, y điều khiển hai con ngựa được huấn luyện thuần thục chạy song song với nhau.

Tatra là "ở đó", là ở nơi đối tượng (ārammaṇa – cảnh) mà tâm nhận biết, còn majjhattatā là "ở khoảng giữa", nghĩa là không thiên lệch.

Majjhattatā xem như là trọng tâm căn nhà, hay xem như đường phân giác của một góc...

Đôi khi tâm sở quân bình được xem là upekkhā (xả) trong bốn tâm vô lượng là : Từ, bi, hỷ và xả.

Trong tâm sở Vô lượng phần không Từ và Xả, vì tâm Từ xuất phát từ tâm sở vô sân, còn tâm Xả xuất phát từ tâm sở quân bình này.

Có thể hiểu: Tâm sở vô sân như đứa bé còn non yếu, tâm Từ vô lượng (hay Từ phạm trú –mettābrahmavihāra) là đứa bé trưởng thành và Từ tâm giải thoát (mettāceto vimutti) ví như chàng trai đang độ tuổi sung mãn.

Tương tự như thế với tâm sở quân bình, tức là tâm sở quân bình khi phát triển trở thành tâm Xả phạm trú, khi sung mãn trở thành Xả tâm giải thoát hoặc Xả giác chi (upekkhā bojjhaṅga).

Sách Thanh Tịnh Đạo có giải thích tâm sở quân bình này như sau:

"Tesu dhammesu majjhattatā tatramajjhattatā:

Ngang bằng giữa các pháp, gọi là quân bình." [5]

Các pháp cùng sinh với tâm sở quân bình có hai loại: Danh và sắc pháp.

Ở đây chỉ cho danh pháp là tâm và tâm sở, vì tâm – tâm sở đồng sinh - đồng diệt với nhau.

Còn sắc pháp có thể đồng sinh nhưng không đồng diệt hoặc đồng diệt nhưng không đồng sinh, đồng thời tâm sở quân bình không có khả năng làm cho sắc pháp ngang bằng nhau hoặc ngang bằng với tâm.
 
Tâm sở Tịnh Hảo ( Thiện ) - Tịnh Hảo Biến Hành

- Tĩnh Thân và Tĩnh Tâm


Cả 2 đi cùng 1 cặp làm an tĩnh, vắng lặng thân và tâm. Còn gọi là Tĩnh giác chi trong 7 giác chi

53- Hỏi: Thế nào là tâm sở kāyapassadhi (tịnh thân)? Tâm sở cittapassadhi (tịnh tâm)?

Đáp: Passaddhi được dịch là "an tịnh" [23] hay "khinh an, trầm tỉnh".

Kāyapassadhi là "thân an tịnh" hay "tịnh thân", còn cittapassadhi là "tâm an tịnh" hay "tịnh tâm".

Ngài Budhdaghosa có giải thích trong sách Thanh tịnh đạo [24] như sau:

"Kāyassa passambhanaṃ kāyapassaddhi: Thân an tịnh, gọi là tịnh thân.

Cittassa passambhanaṃ cittapassaddhi: Tâm an tịnh, gọi là tịnh tâm.

Hai tâm sở này có chung đặc tính là "làm yên lặng", một tâm sở làm yên lặng các tâm sở khác được gọi là tịnh thân, một tâm sở làm yên lặng tâm được gọi là tịnh tâm.

Ví như cha và các người con đang bất hòa, có hai người đi đến, một người khuyên giải những người con; người kia khuyên giải người cha. Cả hai đều làm cho sự bất hòa trở nên yên lặng.

Kāyapassaddhi = kāya + passaddhi.

*- Kāya từ căn CI nghĩa là "tích lũy, xây dựng" [25] , như căn CI + nā = cināti hay cinoti nghĩa là "chất thành đống, gom lại, xây dựng".

Kāya theo nghĩa đen là "nhóm, khối, đống", như mahājana kāya: Nhóm người, đám đông" [26] .

Hoặc: "Sattime kāyā akaṭā akaṭavidhā...: Có 7 nhóm không tạo tác, không bị tạo tác..." [27] .

Đây là chủ thuyết của ngoại đạo sư Pakudha Kaccāyana, chủ thuyết này cho rằng: Có 7 nhóm là : Đất, nước, lửa gió, khổ, lạc và mạng (jīva) luôn thường hằng.

Kāya theo nghĩa ứng dụng:

a- Là nhóm, khối thuộc vật chất (sắc pháp), như 32 thể trược... khi gom gọn lại thì có bốn thành phần cơ bản là đất, nước, lửa, gió. Vì các sắc pháp khác sinh lên cũng nương từ bốn khối này.

Như vậy, kāya ở đây chỉ cho thân tứ đại.

b- Là nhóm, khối thuộc tinh thần (danh pháp), đó là các uẩn (khandha). Và kāya ở đây chỉ cho ba danh uẩn là thọ uẩn, tưởng uẩn và hành uẩn.

Nói cách khác kāya ở đây chỉ cho các tâm sở.

Như từ ngữ kāyasakkhī (bậc Thân chứng), chỉ cho vị hành giả chứng đạt được từ Sơ định cho đến Diệt thọ tưởng định. Kinh văn có ghi:

"Kāyasakkhī, kāyasakkhī’ti, āvuso vuccati. Kittāvatā nu kho, āvuso, kāyasakkhī vutto bhagavatā’ti? "Idhāvuso, bhikkhu vivicceva kāmehi...pe... pathamaṃ jhānaṃ upasampacca viharati...".

"Này hiền giả, thân chứng, thân chứng, được nói đến. Như vậy, cho đến khi nào, này hiền giả, thân chứng được Đức Thế Tôn nói đến?

- Ở đây, này hiền giả, vị tỳkhưu ly dục... chứng và trú Sơ thiền...."
[28] .

Hoặc là: Sakkāya samudaya: Có thân tập khởi" [29] . Và thân tập khởi ở đây chỉ cho ái (taṅhā).

Kāya trong kāyapassadhi chi cho các tâm sở đồng sinh với nó, còn citta chỉ cho tâm.

Sách Atthasālinī có giải thích kāya (thân) trong kāyapassaddhi như sau:

"Kāyapassaddhiniddesādīsu yasmā kāyoti tayo khandhā adhippetā, tasmā vedanākkhandhassāti – ādi vuttaṃ:​

"Tịnh thân được mô tả ở trên, kāya (thân) ở đây là chú ý đến ba uẩn, trước tiên là thọ uẩn". [30]

*- Passadhi = pa + căn sambh.

Pa là "cùng khắp, trọn vẹn" (pa = pari); căn sambh là "yên tỉnh, thư thái", passaddhi nghĩa là "tỉnh lặng, an tịnh".

Như kinh văn: Passaddhi, passaddhi, āvuso, vuccati... An tịnh, an tịnh, được nói đến như vậy..." [31]

Hai tâm sở tịnh thân và tịnh tâm được ví như bóng mát của tàn cây cổ thụ, người đi đường bị nóng bức, mệt mỏi, đến ngồi nghỉ dưới tàn cây cảm thấy thư thái, tiêu trừ hết những mệt mỏi.

Hoặc ví như nước có nhiều cặn bả, nước bị khuấy động thì chất cặn khởi lên, khi nước yên lặng chất cặn chìm xuống đáy.​

Do tính chất này, nên hai tâm sở tịnh thân và tịnh tâm này là pháp đối trị với phóng dật (uddhacca).

Khi passadhi được tu tập làm cho sung mãn sẽ trở thành Tịnh giác chi (passadhibojjhaṅga).

An tịnh (passaddhi) thường kết hợp với "hân hoan (pāmujja)" và hỷ (pīti).

Sách Atthasālinī có giải thích passaddhi như sau:

"Samassāsappattāti passaddhi: Cách yên lặng được tăng trưởng (như dây leo), là an tịnh.(sđd

- Khinh Thân và Khinh Tâm : Hai cái này đi một cặp là sự nhanh nhẹn ,nhẹ nhàng bay bổng của thân và tâm.

Hay còn gọi là Khinh An giác chi trong 7 giác chi

Hỏi: Thế nào là kāyalahutā (khinh thân)? Cittalahutā (khinh tâm)?

Đáp: Tương tự như tâm sở tịnh an, kāya ở đây chỉ cho các tâm sở, citta chỉ cho tâm.

Lahutā xuất phát từ lahu là "nhẹ nhàng, mau lẹ". Sách Atthasālinī có giải thích:

Lahutākāro lahutāti: Làm cho nhẹ , gọi là nhẹ nhàng".

Kāyalahutā dịch là "khinh thân ", là chỉ cho trạng thái nhẹ nhàng, linh hoạt, nhanh nhẹn của các tâm sở.​

Cittalahutā dịch là "khinh tâm", là chỉ cho trạng thái nhẹ nhàng linh hoạt của tâm. Đức Phật có dạy:

"Nahaṃ, bhikkhave, aññaṃ ekadhammampi samanupassāmi yaṃ evaṃ lahuparivattaṃ yathayidaṃ cittaṃ.

Yāvañcidaṃ, bhikkhave, upamāpi na sukarā yāva lahuparivattaṃ cittan'ti".

"Này các tỳkhưu, Ta không thấy một pháp, lại chuyển động nhẹ nhàng (lahu parivattaṃ) hơn tâm.

Thật không dễ gì, này các tỳkhưu, dùng một ví dụ để diễn tả sự chuyển động nhẹ nhàng của tâm" [44] .

Bộ Pháp Tụ (Dhammasaṅgani) có giải thích hai tâm sở khinh an này như sau:

"Katamā tasmiṃ samaye kāyalahutā hoti?

- Thế nào là khinh thân trong khi ấy?

Yā tasmiṃ samaye vedanākkhandhassa saññākkhandhassa saṅkhārakkhandhassa lahutā lahupariṇāmatā adandhanatā avitthanatā. Ayaṃ tasmiṃ samaye kāyalahutā hoti.

Trong khi ấy, pháp là sự nhẹ nhàng, sự biến chuyển nhẹ nhàng, không chậm chạp, không chần chừ của thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn. Đây là khinh thân trong khi ấy".

"Katamā tasmiṃ samaye cittalahutā hoti?

- Thế nào là khinh tâm trong khi ấy?

Yā tasmiṃ samaye viññāṇakkhandhassa lahutā lahupariṇāmatā adandhanatā avitthanatā. Ayaṃ tasmiṃ samaye cittalahutā hoti.

Trong khi ấy, pháp là sự nhẹ nhàng, sự biến chuyển nhẹ nhàng, không chậm chạp, không chần chừ của thức uẩn. Đây là khinh tâm trong khi ấy" [45] .

Đoạn kinh văn trong bộ Pháp Tụ ở trên, cho chúng thấy tâm sở khinh an (lahutā) có những ý nghĩa là: Nhẹ nhàng (lahutā), biến chuyển nhẹ nhàng (lahupariṇāmatā), không chậm chạp (adandhanatā), không chần chừ (avitthanatā).

- Biến chuyển nhẹ nhàng (lahupariṇāmatā). Là thay đổi sự nhẹ nhàng một cách khéo léo. Như Pāli có dẫn:

"Tesaṃ bhāvo lahupariṇāmatā; sīghaṃ sīghaṃ parivattanasamatthatāti vuttaṃ hoti:

"Đó là sự thay đổi nhẹ nhàng khởi lên; là nói đến sự thay đổi nhẹ nhàng, nói đến nhẹ nhàng một cách khéo léo" [46] .

- Không chậm chạp, không chần chừ. Hai từ này diễn tả sự thoát ra "nặng nề, uể oải, lừ đừ", những điều này là do tâm sở hôn trầm và thụy miên tạo ra.

Nói cách khác, tâm trở nên nhạy bén, linh hoạt khi chế ngự được hôn trầm và thụy miên.

Tính linh hoạt của hai tâm sở này được thể hiện rõ khi suy xét một vấn đề nào đó, nhanh chóng hiểu biết, hay nhanh chóng tìm thấy biện pháp giải quyết gút mắc.

Tâm sở khinh an khi phối hợp với trí, trở thành "lanh trí - lahutāñāṇa", hay "tốc trí- javanañāṇa"

Trong lộ phản khán chi thiền hay lộ phản khán Đạo [47] tính linh hoạt mau chóng của hai tâm sở khinh an được hiển lộ.


- Nhu thân và Nhu tâm : Là sự mềm dẻo, mềm mại, dễ uốn nắn của thân và tâm giữa dòng đời đau thương và đây nước mắt, đắng cay ớt hột này.

Hỏi: Thế nào là mudutā (nhu nhuyến)?

Đáp: Mudutā xuất từ mudu là "mềm dẻo, dễ uốn nắn" hoặc là "dịu dàng, dễ thương".

Nhưng ở đây mudutā được dùng với nghĩa "mềm dẻo, dễ sử dụng". Như Phật ngôn:

"Cittaṃ bhikkhave, bhāvitaṃ bahulīkataṃ mudu ca hoti kammaññañca hotī'ti:

Này các tỳkhưu, tâm được tu tập, được làm cho sung mãn, là nhu nhuyến và dễ sử dụng" [51] .

Bộ Pháp tụ có giải thích:

"Katamā tasmiṃ samaye kāyamudutā hoti?

Thế nào là nhu thân trong khi ấy?

Yā tasmiṃ samaye vedanākkhandhassa saññākkhandhassa saṅkhārakkhandhassa mudutā maddavatā akakkhaḷatā akathinatā. Ayaṃ tasmiṃ samaye kāyamudutā hoti".

Trong khi ấy, pháp là sự nhu nhuyến, sự mềm mại, trạng thái không thô cứng, trạng thái không cương ngạnh của thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn. Đây là nhu thân trong khi ấy.

"Katamā tasmiṃ samaye cittamudutā hoti?

Thế nào là nhu tâm trong khi ấy?

Yā tasmiṃ samaye viññāṇakkhandhassa mudutā maddavatā akakkhaḷatā akathinatā. Ayaṃ tasmiṃ samaye cittamudutā hoti".

Trong khi ấy, pháp là sự nhu nhuyến, sự mềm mại, trạng thái không thô cứng, trạng thái không cương ngạnh của thức uẩn. Đây là nhu tâm trong khi ấy [52] .

Như vậy, mudutā có các cấp độ như: Nhu nhuyến (mudutā), mềm mại (maddavatā), không thô cứng (akkhaḷatā), không cương ngạnh (akathinatā).

Sách Atthasālinī giải thích:

- Mudutāti mudubhāvo: Nhu nhuyến là thực trạngmềm mại.

- Maddavatāti maddavaṃ vaccati siniddhaṃ: Vật (cứng) có thể xếp lại được nhờ dầu thấm vào, gọi là mềm mại. Hay:

Maddavassa bhāvo maddavā: Thực trạng mềm dẻo, gọi là mềm mại [53] .

- "Không thô cứng". Là tâm và tâm sở không bị "chai lì" do tà kiến chi phối.

Người bị tà kiến chi phối lâu dần tâm sẽ rơi vào chai lì do cố chấp, hoặc theo thói quen không thể từ bỏ.

Như "đốt giấy vàng mả cho người chết" chẳng hạn, đây là một hình thức của giới cấm thủ, trước người này có thể không tin "dị đoan" như thế, nhưng thấy những người chung quanh thường thực hiện việc này, lâu dần y cũng làm theo và cuối cùng y không bỏ được hủ tục "dị đoan "này.

Hoặc một người theo thuyết "thiên mệnh", họ cho rằng "hạnh phúc hay đau khổ là do trời định đặt" và họ không thể từ bỏ được ý nghĩ "số phận an bài".

- "Không cương ngạnh". Là không có tính chống đối.

Sự cương ngạnh có là do so sánh "cái mình có và cái người có", nói cách khác chính là do ngã mạn (māna).

Người có tâm ngã mạn thường so sánh mình và người qua nhiều khía cạnh như: Địa vị, danh tiếng, quyền lực, dòng dõi, học thức.... khi thấy mình vượt trội hơn người khác điểm nào đó thì thường "tự khen mình, chê người".
 
Tâm sở Tịnh Hảo ( Thiện ) - Tịnh Hảo Biến Hành

- Thích Thân và Thích Tâm:
Là trạng thái mà thân tâm dễ dãi với trần cảnh, dễ điều phục, thích nghi dưới mọi đắng cay cuộc đời. Đời ra sao mình vẫn oke. Ý như vạn sự cái gì đến mình cũng đón chứ không còn là vạn sự như ý mong gì cũng như ý mình.

Hỏi: Thế nào là Thích ứng (kammaññatā)?

Đáp: Kammañña là biến thể của kammaniya.

Kamma+ṇya = kammaniya.

Kammaniya+tā = kammaniyatā hay kammaññatā.

Kamaniyatā hay kammaññatā theo nghĩa đen là "sự dễ sử dụng, sự sẵn sàng", nghĩa bóng là "thích nghi, thích ứng".

Ngài Buddhaghosa (Giác âm) trong sách Atthasālinī (Sớ giải bộ Pháp tụ) có giải thích:

Kammaññatāti kammani sādhutā kusalākiriyāya viniyogakkhamatāti attho:

Thích ứng là thực hành điều thiện tốt đẹp, với ý nghĩa bền bỉ (khamati) để không bị lệ thuộc [63] .

Và:

"Tā pasādanīya vatthūsu pasādavahā.

"Chúng là yếu tố làm tăng trưởng niềm tin cho người có niềm tin".

"Hita kiriyāsu viniyogakkhemabhāvāvahā:​

"Kiên trì thực hành những điều lợi ích, thoát ra sự lệ thuộc, đạt được trạng thái an lành."

"Suvaṇṇavisuddhi viyāti daṭṭhabbā: (chúng) được ví như vàng ròng thanh tịnh [64] "

Kammaññatā được ví như vàng ròng được nấu chảy, có thể làm thành nhiều loại trang sức tốt đẹp và chói sáng, theo ý muốn của người thợ bạc.

..."Taṃ hoti jātarūpaṃ dhantaṃ sandhantaṃ niddhantaṃ niddhantakasāvaṃ, mudu ca hoti kammaniyañca pabhassarañca, na ca pabhaṅgu, sammā upeti kammāya.

..." Vàng ấy đã được đốt sáng, được đốt sáng hơn, cho đến khi trào ra khỏi lò, được tinh sạch các uế nhiễm (kasāva), vàng ấy nhu nhuyến, thích nghi, chói sáng và không bị bể vụn, gần với sự thích ứng.

Yassā yassā ca pilandhena vikatiyā ākaṅkhati - yadi paṭṭikāya, yadi kuṇḍalāya, yadi gīveyyake, yadi suvaṇṇamālāya – tañcassa atthaṃ anubhoti...

Và loại trang sức nào (pilandhena vikatiyā) theo ước muốn, như các loại đai (paṭṭikā) [65] , các loại hoa tai xoắn (kuṇḍalāya), các loại trang điểm ở cổ (gīveyyake), các loại vòng hoa vàng (suvaṇṇamālāya), có thể làm thành như ý muốn. [66]

Bộ Pháp Tụ (Dhammasaṅgani) có giải thích kammaññatā (thích ứng) như sau:

"Katamā tasmiṃ samaye kāyakammaññatā hoti?

Thế nào là thích thân (kāyakammaññatā) trong khi ấy?

Yā tasmiṃ samaye vedanākkhandhassa saññākkhandhassa saṅkhārakkhandhassa kammaññatā kammaññataṃ kammaññabhāvo. Ayaṃ tasmiṃ samaye kāyakammaññatā hoti".

Trong khi ấy, pháp là sự thích nghi, cách thích nghi, tình trạng thích nghi của thọ uẩn, tưởng, hành uẩn. Đây là thích thân trong khi ấy.

"Katamā tasmiṃ samaye cittakammaññatā hoti?​

Thế nào là thích tâm trong khi ấy?

Yā tasmiṃ samaye viññāṇakkhandhassa kammaññatā kammaññataṃ kammaññabhāvo. Ayaṃ tasmiṃ samaye cittakammaññatā hoti".

Trong khi ấy, pháp là sự thích nghi, cách thích nghi, tình trạng thích nghi của thức uẩn. Đây là thích tâm trong khi ấy".​

Qua những định nghĩa trên, tâm sở thích ứng (kammaññatā) đối trị với ba pháp chướng ngại còn lại là: Tham dục, sân và hoài nghi.

Vì khi tâm đã sẳn sàng, dễ thích ứng, khi ấy tâm đã thoát ra những chướng ngại, những uế nhiễm (kilesa), như Phật ngôn:

"Kāmacchando, byāpādo, thinamiddhaṃ, uddhaccakukkuccaṃ, vicikicchā.

Ime kho, bhikkhave, pañca cittassa upakkilesā yehi upakkilesehi upakkiliṭṭhaṃ cittaṃ na ceva mudu hoti na ca kammaniyaṃ na ca pabhassaraṃ pabhaṅgu ca na sammā samādhiyati āsavānaṃ khayāya".

"Tham dục, sân, hôn trầm thụy miên, phóng dật, nghi.

Có năm uế nhiễm này của tâm, này các tỳkhưu, do năm uế nhiễm ấy, tâm bị uế nhiễm, không nhu nhuyến, không dễ sử dụng, không sáng chói, bị bể vụn, không chân chánh định tỉnh để đoạn diệt các lậu hoặc"
[67] .

Tâm sở tịnh an (passaddhi) đối trị phóng dật, tâm sở khinh an (lahutā) đối trị với hôn trầm - thụy miên.

Còn tâm sở thích ứng (kammaññatā) đối trị với ba chướng ngại còn lại là tham dục, sân và nghi.


- Thuần Thân và Thuần Tâm :
Là thân tâm thuần thục, điêu luyện, muốn vui là vui, muốn thiện là thiện. Chán mà muốn hết chán là được, ác mà muốn thiện là được, buồn ngủ mà muốn tỉnh cái là tỉnh ngay.

Hỏi: Thế nào là tâm sở pāguññatā (thuần thục)?

Đáp: Pāguññatā là biến thể của paguṇatā; paguṇatā = pa +căn guṇ + tā.

Căn guṇ có hai nghĩa "tốt đẹp và tăng trưởng".

Paguṇa nghĩa là "sự thực hiện tốt đẹp, sự hiểu biết rành rẽ, sự quen thuộc".

Paguṇatā là "sự thuần thục, sự đầy đủ, sự sung túc".

*- Theo căn guṇ với ý nghĩa "tốt đẹp", thì paguññatā mang ý nghĩa "sự thuần thục, sự điêu luyện, sự rành rẽ".

Nghĩa bóng là "sự tinh chuyên, kinh nghiệm, khéo vận dụng, khéo kết hợp".

*- Theo căn guṇ với ý nghĩa "tăng trưởng", như kāmaguṇa (dục tăng trưởng, dục trưởng dưỡng); thì paguṇatā có nghĩa là "sự đầy đủ, sung túc".

Nghĩa bóng của paguṇatā là "sự khỏe mạnh, không ươn yếu".

Ngài Buddhaghosa trong sách Atthassālinī có giải thích về pāguññatā như sau:

"Paguṇatāti paguṇabhāvo, anāturatā niggilānatāni attho:

Gọi thuần thục là "có sự rành rẽ", với ý nghĩa là "thực trạng không yếu đuối, không bịnh" [70] .

Sự thuần thục có hai loại: Thuần thục trong bất thiện và thuần thục trong thiện.

- Thuần thục trong bất thiện như "kẻ trộm rất rành rẽ trong cách thức trộm đồ vật" hay "người lấy mật ong rất rành rẽ trong cách xua đuổi ong để lấy mật", gả thợ săn có nhiều kinh nghiệm trong cách săn thú.... Hay điêu luyện trong những nghệ thuật làm "đắm nhiễm tâm người khác" như múa hát ...

Thuần thục trong bất thiện này không do tâm sở paguññatā làm ra. Đó là do tầm - tứ kết hợp với tham hay sân".

- Thuần thục trong thiện, như rành rẽ trong cách tạo thiện nghiệp, rành rẽ trong giới luật bậc Thánh, rành rẽ trong cách nhập thiền, xuất thiền...

Pāguññatā ở đây chỉ cho "thuần thục trong thiện".

Chính tính cách "rành rẽ, khỏe mạnh, không ươn yếu " của pāguññatā, đã đẩy lùi sự "thiếu tự tin trong tâm", nên tâm sở Thuần thục (pāguññatā) đối kháng với những ô nhiễm làm "tâm bị bịnh, ươn yếu", trước tiên là sự vô tín.

Sách Atthasālinī có ghi:

"Kāyacittagelaññakara - assaddhiyādikilesapaṭipakkhabhūtāti daṭṭhabbā:

"Làm gẫy vụn (daṭṭhabbā), có tính đối nghịch với ô nhiễm (kilesa) là "vô tín" làm thân tâm yếu đuối."

Bộ Pháp Tụ có giải thích "pāguññatā (thuần thục)" như sau:

"Katamā tasmiṃ samaye kāyapāguññatā hoti?​

Thế nào là thuần thân (kāyapāguññatā) trong khi ấy?

Yā tasmiṃ samaye vedanākkhandhassa saññākkhandhassa saṅkhārakkhandhassa paguṇatā paguṇattaṃ paguṇabhāvo. Ayaṃ tasmiṃ samaye kāyapāguññatā hoti".

Trong khi ấy, pháp là sự thuần thục, cách thuần thục, trạng thái thuần thục của thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn. Đây là thuần thân trong khi ấy

"Katamā tasmiṃ samaye cittapāguññatā hoti?​

Thế nào là thuần tâm (cittapāguññatā) trong khi ấy?

Yā tasmiṃ samaye viññāṇakkhandhassa paguṇatā paguṇattaṃ paguṇabhāvo. Ayaṃ tasmiṃ samaye cittapāguññatā hoti".

Trong khi ấy, pháp là sự thuần thục, cách thuần thục, trạng thái thuần thục của thức uẩn. Đây là thuần thân trong khi ấy.

Hai từ paguṇattaṃ và paguṇabhāvo mang tính cách "tăng cường cho paguṇatā".


- Chánh Thân và Chánh Tâm : Là tâm và thân ngay thẳng, thật thà không sống lén lút, vụng trộm, quang minh chính đại giữa dòng đời vạn biến mà ta vẫn chính trực, ung dung và tự tại.

Hỏi: Thế nào là ujukatā (chánh trực)?

Đáp: Uju xuất phát từ uju nghĩa là "ngay thẳng". Ujukatā = ujuka + tā.

Sách Atthasālinī có giải thích về ujukatā (chánh trực) như sau:

"Ujukatāti ujukabhāvo, ujukenākārena pavattanatāti attho:

"Ujukatā là "có tính cách ngay thẳng", nghĩa là "những diễn tiến (pavattanatā) tạo ra tính ngay thẳng" [77] .

Bộ Pháp Tụ nêu lên ý nghĩa của ujukatā như sau:

"Katamā tasmiṃ samaye kāyujukatā hoti?

Thế nào là chánh thân (kāyujukatā) trong khi ấy?​

Yā tasmiṃ samaye vedanākkhandhassa saññākkhandhassa saṅkhārakkhandhassa ujutā ujukatā ajimhatā avaṅkatā akuṭilatā. Ayaṃ tasmiṃ samaye kāyujukatā hoti".

Trong khi ấy, pháp là sự ngay thẳng, cách ngay thẳng, không cong vẹo, không vặn vẹo, không quanh co của thọ uẩn, thưởng uẩn, hành uẩn. Đây là chánh thân trong khi ấy.​

"Katamā tasmiṃ samaye cittujukatā hoti?​

Thế nào là chánh tâm (cittujukatā) trong khi ấy?​

Yā tasmiṃ samaye viññāṇakkhandhassa ujutā ujukatā ajimhatā avaṅkatā akuṭilatā. Ayaṃ tasmiṃ samaye cittujukatā hoti".

Trong khi ấy, pháp là sự ngay thẳng, cách ngay thẳng, không cong vẹo, không vặn vẹo, không quanh co của thức uẩn. Đây là chánh tâm trong khi ấy.​

Theo bản kinh thì ujukatā (chánh trực) có 5 tính cách: Ngay thẳng (ujutā), cách ngay thẳng (ujukatā), không cong vẹo (ajimhatā), không ngay thật (avaṅkatā), không lường gạt (akuṭilatā).

Ngài Buddhaghosa có giải thích ba từ ajimhatā (không cong vẹo), avaṅkatā (không ngay thật) và akuṭilatā (không lường gạt) như sau [78] :

*- Ajimhatāti gomuttavaṅkabhāvapaṭikkhepo:

"Không cong vẹo từ bỏ thực trạng (bhāva) cong vẹo như nước tiểu bò" [79] .

Avaṅkatāti candalekhāvaṅkabhāvapaṭikkhepo:

"Không ngay thậttừ bỏ thực trạng cong vẹo như nghệ thuật viết chữ theo ý" [80] .

Akuṭilatāti naṅgalakotivaṅkabhāvapaṭikkhepo:

"Không lường gạt" là từ bỏ thực trạng cong vẹo như đường cày".

* Người thực hành điều ác, lại nói "tôi không có làm (na karomīti)", rồi trở lại làm điều ác ấy, gọi là "cong như nước tiểu bò".

*- Người thực hành điều ác, lại nói "tôi sợ điều ác (bhāyāmahaṃ pāpassā'ti)", người ấy bẻ cong sự kiện, gọi là "cong như nghệ thuật viết chữ theo ý".

*-Người thực hành điều ác, lại nói "ai không sợ điều ác (ko pāpassa na bhāyeyyā'ti)", người ấy tráo trở như người diễn tuồng (nātikuṭilatāya), gọi là "cong như đường cày".

Lại nữa, người không trong sạch ba nghiệp môn (kammadvārāni) là thân - ngữ - ý, gọi là người "cong như nước tiểu bò".

Không trong sạch hai môn, gọi là người " cong như viết chữ nghệ thuật theo ý".

Không trong sạch một môn, gọi là "cong như đường cày".

Đặc tính chánh của tâm sở chánh trực (ujukatā) là ngay thẳng, chúng đối nghịch với tính cách xuyên vẹo, lừa gạt, quanh co của thân - ngữ -ý, chủ yếu là tâm và tâm sở.

Tâm sở chánh trực khi phát triển được thành tựu, trở thành một ân đức Tăng là "ujupatipanno (bậc Trực hạnh)".​
 
Tâm sở Tịnh Hảo ( Thiện ) - Tịnh Hảo Giới Phần

- Giới phần gồm có 3 : Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp, Chánh Mạng.


Gọi là giới phần vì dùng để ngăn trừ các điều ác bằng thân, khẩu, ý một cách thô thiển. Cả 3 đều là 3 chánh trong 8 chánh đạo.

Định nghĩa :

- Chánh ngữ :
Nói đúng đắn, lời hay ý đẹp, chân thật, không xỏ xiêng móc méo đâm thọc, không nuốt lời hay nói 2 lưỡi, không thô ác, không nói tào lao vô ích hay còn gọi là nói nhảm.

- Chánh nghiệp : Tay chân không sờ bậy bạ, mò bậy bạ, làm bậy bạ, không đâm cha chém chú, câu cá, đánh bài, nhảy đầm, nhậu nhẹt hút sách, không bet bủng nghiện ngập, tà dâm vợ bạn vợ thầy, không dâm dục với em dâu, chị dâu, anh em họ ....

- Chánh mạng :
Nuôi mạng thanh tịnh. Không làm những nghề nhiễu hại tới chúng sinh khác, không làm những nghề lừa đảo buôn gian bán dối, lừa gạt người khác, không bói toán, chiêm bao, xem tướng, bùa chú phù phép, trấn yểm ..... không bán thịt sống, bán súng đạn, thuốc độc, bán nội tạng, buôn người, bán rượu, làm tú bà, tú ông .. gọi là nuôi mạng thanh tịnh


Hỏi: Như thế nào là virati (ngăn trừ)? Có bao nhiêu tâm sở thuộc nhóm ngăn trừ?

Đáp: Virati là danh động từ của vimarati. Vimarati = vi + căn ram +a.

Căn ram +a = rati nghĩa là "quyến luyến, thích thú". Từ đây có chữ ārati (sự kiêng cữ, sự xa lìa). Pāli có giải thích ārati như sau:

Ārakā ramatīti ārati: Vui thích trong sự lìa bỏ, là "kiêng tránh" [1] .

Những tiếp đầu ngữ VI và PAṬI là để nhấn mạnh sự kiêng tránh, sự lìa bỏ. Như:

Tato tato paṭinivattāva hutvā tehi vinā ramatīti paṭivirati:

"Hân hoan vì không tham dự vào những điều xấu, gọi là xa lánh (sđd).

Vinā tehi ramatīti virati:

"Không vui thích trong điều đó (là những ác hạnh , như bốn ngữ ác chẳng hạn– Ns), gọi là kiêng tránh (sđd).

Vimarati theo nghĩa đen là "không quyến luyến, không thích thú". Nghĩa bóng là " kiêng cử, từ bỏ, tránh xa".​

Theo Sớ giải Trường bộ kinh thì vimarati đồng nghĩa với vemaraṇī (tránh xa) [2] .

Vināsetīti veramanī : Từ bỏ, gọi là tránh xa (sđd).

Hoặc là: "... abrahmacariyā virameyya medhunā...".

"...Từ bỏ các dâm dục, vì đó là phi phạm hạnh... [3] ".

Trong Trưởng lão ni kệ (Therīgāthā) có ghi lại câu chuyện của vị Thánh nữ ni Subhā (Tuyệt Mỹ) tóm lược như sau:

Nàng Subhā sinh ra trong một gia tộc Bàlamôn danh tiếng ở thành Vương xá (Rājagaha, nàng rất xinh đẹp nên có tên là Subhā. Đước nghe Pháp từ Đức Thế Tôn, nàng xin được xuất gia tỳkhưu ni và chứng quả Anahàm.

Một lần nọ, nàng vào rừng hành thiền, gặp một thanh niên phóng đảng, thấy nàng xinh đẹp, y ép buộc nàng phải cho y thỏa mãn dục vọng, nàng hỏi :

- Người thấy ta đẹp ở nơi nào?

- Nàng đẹp ở đôi mắt.

Nghe vậy, Subhā liền móc một con mắt trao cho y, y kinh hoàng, khẩn cầu nàng tha lỗi và hứa không còn hành động như thế nữa.

Nàng Subhā trở về yết kiến Đức Thế Tôn, vừa trong thấy Đức Thế Tôn mắt nàng tái hiện như xưa, hoan hỷ với điều diệu kỳ này, nàng thuật lại câu chuyện.

Đức Thế Tôn nhân đó thuyết lên pháp thoại giúp nàng chứng quả Alahán.

Hoan hỷ với Nípbàn lạc, nàng nói lên những kệ ngôn (30 kệ ngôn) nêu lên sự chứng đạt của mình.

"...Tassa ca viramāsi tāvade; rāgo tattha kamāpayī ca naṃ

Sotthi siyā brahmacārinī; na puno edisākaṃ bhavissati...

"...Đồng thời khát ái của kẻ ấy được từ bỏ ngay chính nơi ấy, người ấy khẩn cầu được tha thứ.

Mong cầu Phạm hạnh ni được hạnh lạc, tôi không còn hành động theo phương cách này nữa...
[4] ".

Bà Subhā móc mắt cho người thanh niên là "từ bỏ theo ý nghĩa vật chất". Chàng thanh niên "không còn hành động như thế nữa" là "từ bỏ theo ý nghĩa tinh thần".

Như vậy, những từ như ārati, virati, paṭivirati đều có nghĩa là "kiêng tránh, từ bỏ, tránh xa" [5] .

Nhóm ngăn trừ này có ba tâm sở là : Chánh ngữ (sammāvācā); chánh nghiệp (sammā kammanto) và chánh mạng (sammā-ājīvo) – xem biểu đồ ở trước. Pāli có nêu dẫn như sau:

"Sammāvācā, sammākammanto, sammā-ājīvo c'āti tisso viratiyo nāma [6] .

"Chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng. Ba tâm sở này được gọi là "ngăn trừ".​
 
Tâm sở Tịnh Hảo ( Thiện ) - Tịnh Hảo Vô Lượng Phần
Vô lượng phần là mấy cái mà Phật tử Việt Nam hay nói ra rả nhưng kêu định nghĩa thì không biết : TỪ BI HỶ XẢ - Đó là 4 tâm sở Vô Lượng Phần

Thường người ta hay nói Từ - Bi - Hỷ - Xả nhưng không định nghĩa rốt ráo.

Từ - Bi - Hỷ - Xả là 4 phạm trú. Là đặc tánh để cư trú với Phạm Thiên và tâm thức của Phạm Thiên.

Hiểu thêm về 4 phạm trú này : Định nghĩa rốt ráo Từ Bi Hỷ Xả là gì !!

Theo Thanh Tịnh Đạo thì Từ Tâm (mettā) là lòng thương, mong người được tốt đẹp. Pháp đối lập trực tiếp của Từ tâm là lòng Sân hận (dosa) và trở ngại gián tiếp là sự Ái luyến (pema).

Tâm Bi Mẫn (karuṇā) là sự động lòng trắc ẩn trước nỗi khổ tha nhân, là lòng muốn người thoát khổ. Trở ngại trực tiếp của tâm Bi Mẫn là Lòng Hại Người (hiṃsa) và trở ngại gián tiếp là sự Buồn Khổ Bi Lụy (domanassa).

Tâm Tùy Hỷ (muditā) là trạng thái tâm vui theo, tùy thuận để chia xẻ niềm vui với người khác. Trở ngại trực tiếp của Hỷ là lòng Ganh Tỵ (issā) và trở ngại gián tiếp là sự Xu Phụ (pahāsa).

Và Xả tâm (tatramajjhattatā) là sự thanh thản không thương ghét của một người đã tu tập ba Phạm Trú trên. Trở ngại trực tiếp của Xả là Tham ái (rāga) và Sân, trở ngại gián tiếp là sự Lãnh Đạm Vô Trí (aññāṇupekkhā).


Trích Triết Học A Tỳ Đàm


Tâm Từ:
muốn cho người ta sống trong nhân lành quả lành
blnk.gif
Tâm Bi:
muốn cho người ta đừng sống trong nhân xấu quả xấu
blnk.gif
Tâm Hỷ:
niềm vui khi nhìn thấy nhân lành quả lành của người khác
blnk.gif
Tâm Xả:
giữ lòng thanh thản trước nghiệp lý của mỗi người


Phải ghi rõ mấy cái này. Phải định nghĩa đầy đủ không có bỏ sót một chữ, không được ghi thiếu. Tôi sợ nhất là phật tử đi chùa 80 năm mà hỏi từ bi hỷ xả là gì thì nói tầm bậy tầm bạ. Nó vừa xấu hổ cho đạo, mà thêm cái đầu mình nó như vậy rồi mai mốt rồi làm sao mà trồi lên mà học đạo được? Giáo lý nó nằm ngay chóc ở đây mà không chịu học. Phật Pháp kinh điển thời này còn mà không chịu học, rồi mai mốt sanh ra không gặp Phật Pháp thì coi như là càng đi xuống nữa nha.


Tâm từ là muốn người được sống trong nhân lành quả lành, nhân lành là tâm tốt nói chung, muốn người ta vui vẻ mà vừa biết tu.

Tâm bi là muốn cho người ta đừng có sống trong nhân xấu quả xấu.

Tâm hỷ là vui khi nhìn thấy cái nhân lành quả lành của người khác, là vui theo nhân lành quả lành của người khác.

Tâm xả là cái khả năng bình thản khi nhìn về mọi người, bằng cách nghĩ về cái nghiệp riêng của mỗi cá nhân.




Ta thương họ bao nhiêu thì cũng không bằng cái thiện nghiệp của họ. Có nghĩa là mình không thể lo cho họ được bằng cái phước cũ của họ do quá khứ để lại. Và ta có ghét họ bao nhiêu thì ta cũng không hại được họ, bởi vì cái phần đó đã có nghiệp ác của họ nó lo rồi.

Nói chung là mình không cần phải luyến nhớ ai mà cũng không cần phải căm thù ai. Mỗi người đã có cái nghiệp riêng, tự nó xử nó. Cái chuyện mà người ta xấu đó là chuyện của người ta. Nhưng mà cái chuyện mà mình bất mãn người ta đó là nhân xấu của mình, mà tự nhiên mình đi gắp lửa mình bỏ trong túi quần là sao?

Cho nên cái vị mà tu tập xả vô lượng tâm là luôn có khả năng thanh thản khi mà thấy người ta thiện, ác hay là khổ, vui. Thương thì vẫn thương nhưng mà nhắm trong trường họp thấy không giúp được, thì vị đó vẫn phải có khả năng thanh thản bằng cách là nghĩ về cái nghiệp lý của mỗi người, vị đó phải có khả năng đó.

Anh có lòng thương người bằng trời nhưng lại không có khả năng thanh thản. Trường hợp này tôi đã gặp rồi: Có người thấy người ta khổ cái là tự nhiên khóc hà. Cái đó mới vô duyên dữ dội đó, nha. Thấy người khác khổ quá, họ kể cho tôi nghe họ cũng khóc nữa. Họ nói: "Trời ơi, Sư ơi, về nước thấy cái gia đình gì đâu nheo nhóc. Nhà tôn thấp tè mà có ba bà cháu hà. Ông bố đi tù, bà mẹ xì ke nghiện ngập, để cho bà nội bà ngoại ở nhà với mấy đứa nhỏ, có ba bà cháu vậy đó. Mà tụi nó đâu có học hành gì, tụi nó bán vé số. Mà coi như là đôi dép của nó, dép nhựa tổ ong đó Sư, nó đứt, rồi nó lấy kẽm nó ràng lại. Mà, trời ơi, bữa đó con đi thăm con nhỏ cháu, rồi tình cờ lúc con chờ nhỏ cháu nó mở cửa cổng đi vô, con nhìn qua nhà bên cạnh con thấy khổ quá. Vô hỏi kỹ lại gia cảnh là như vậy. Trời ơi, muốn giúp làm sao bây giờ? Cho tiền nó thì má nó về lấy hết, còn cất thì ăn trộm nó vô nó lấy. Thứ hai nữa, cho thì cho bao nhiêu cho đủ. Cho nó cho năm, ba triệu thì sao đủ xài? Mà cho nhiều thì mình cũng ngán." Kể vậy cái là tự nhiên khóc.

Tôi nghĩ không có nên như vậy. Tại vì tôi cần quí vị thương tôi, tôi cần quí vị giúp tôi, chớ tôi không muốn quí vị ứa nước mắt khi nghĩ về tôi, nhớ về tôi. Bởi vì cái đó tôi ăn không có được. Thứ hai nữa, khóc là cái rất là bất thiện, các vị hiểu không?

Cho nên cái thứ tư (Tâm Xả) này là cái khó tu nhất. Có nghĩa là anh có khả năng thương người, anh có khả năng bao dung. Cái gì anh cũng có hết, nhưng mà cái đặc biệt, cái khả năng thứ tư là trong trường hợp cần thiết, anh phải có khả năng thanh thản khi mà nghĩ về cái định nghiệp riêng của mỗi người.

Có nghĩa là ta thương họ cỡ nào đi nữa thì ta cũng không lo cho họ bằng cái thiện nghiệp của họ. Mà ta cũng không cần phải ghét ai bởi vì mỗi người đã có phần nghiệp ác của họ nó tự lo cho họ rồi. Họ đối phó với cái ác của họ là họ đã bở hơi tai rồi, tối tăm mặt mũi rồi, chứ cần gì mình ra tay. Nên mình không cần phải ghét ai, cũng không cần mình phải ái luyến ai. Chuyện căn bản là mỗi người có cái nghiệp riêng. Tâm Xả là như vậy đó.


----------------------------

- Trong đây Vô Lượng Phần chỉ có 2 là Bi và Tùy Hỷ ( Bi và Hỷ). Nhưng nói rộng là 4 vì Từ là Vô Sân và Xả là Hành Xả bên Tịnh Hảo Biến Hành.

- Bi : Lòng trắc ẩn, thương cảm với quả khổ, nhân khổ của người khác. Bi ở đây là Bi mẫn chứ không phải Bi Lụy xước mước như coi phim Hàn thấy người ta ung thư rồi khóc mấy cuộn khăn giấy. Bi đối nghich với lòng Hại người.


Kẻ thù gián tiếp của Bi Tâm chính là lòng thương hại tiêu cực, một kiểu bi lụy hay xúc động nữ tính. Thay vì là một thái độ trắc ẩn, xót thương của một tấm lòng phơi mở, người có thói quen mềm lòng bi lụy lại còn có thêm những phản ứng yếu đuối dưới một hình thức biểu hiện nào đó. Mà thái độ bi lụy kiểu này thì quả thật không cần thiết trước những đau khổ của tha nhân. Nó chỉ làm khoảng cách giữa ta với người mỗi lúc một lớn rộng thêm thôi. Có nghĩa rằng chúng ta vẫn chỉ là một khán giả xa lạ trước nỗi đau của người khác. Ở đây, với một định nghĩa chín chắn hơn, Bi tâm là sự cảm thông trọn vẹn và đầy hiểu biết trước một hình ảnh thương tâm. Chúng ta bình tĩnh san sẻ nỗi đau khổ của người với một sớt chia nhiều ý nghĩa: Ta rất hiểu nỗi đau đó bởi nó cũng là cái giá phải trả cho một kiếp người và chính ta, trong cuộc đời mình, dĩ nhiên cũng luôn sẵn sàng nếm trải nó!

Như vậy Bi tâm là một lòng bất nhẫn hết sức đặc biệt bởi đối tượng và tác động của nó không chỉ dành riêng cho ai hết. Mà nét đặc biệt hơn nữa là Bi tâm hoàn toàn sẵn sàng phơi mở trước mọi đối tượng cùng tình huống đã đành, Bi tâm ở đây còn là một thái độ sẵn sàng dung chứa, độ lượng, thậm chí chào đón tất cả khổ lụy trần gian vào trái tim mình để nuôi lớn trí tuệ cảm thông!

- Tùy Hỷ : Vui, hoan hỷ với thiện pháp hay quả lành mà người khác đạt được. Hỷ ở đây là vui với điều lành chứ không phải xu nịnh nọt quyền cao chức trọng hay người có thế lực, tiếng tăm, tiền bạc để mình ké miếng. Tùy Hỷ đối trị Sân hận mà cụ thể là Đố Kỵ và Tị Hiềm Ghen Tỵ.


Hỏi: Hãy giải thích ý nghĩa và đặc điểm của từ appamaññā (vô lượng)? Có bao nhiêu tâm sở thuộc Vô lượng phần?

Đáp: Appamaññā là biến thể của appamāṇa (không giới hạn).

Appamāṇa = na + pamāṇa.

Pamāṇa là danh động từ của pamiṇāti (pa+ căn mi + nā), nghĩa là "đo lường".

Vô lượng có ba cách:

- Pháp vô lượng, như "appamāṇā dhammā: Các pháp vô lượng" [23] ; chi pháp là tâm Siêu thế cùng tâm sở hợp và Nípbàn.

- Phương hướng vô lượng. Như " vị tỳ khưu an trú, biến mãn một phương với tâm câu hữu với từ..." [24] .

- Chúng sinh vô lượng. Là chỉ cho chúng sinh nhiều vô số.

Appamañnā chỉ cho "chúng sinh vô lượng", appamaññā là không phân biệt chúng sinh, không giới hạn chúng sinh nào cả.

Ngài Buddhaghosa có giải thích "appamāṇa" như sau:

"Appamāṇasattārammaṇavasena = appamāṇa:

"Trú trong cảnh chúng sinh nhiều vô số, gọi là vô lượng [25] ."

Có hai tâm sở thuộc vô lượng phần, đó là: Tâm sở bi (karuṇācetasika) và tâm sở tùy hỷ (muditācetasika) (xem biểu đồ ở trước).

Pāli có nêu dẫn:

"Karuṇā, muditā pana appamaññāyo, nāma'ti sabbathā'pi [26] .

"Bi, tùy hỷ. Tất cả được gọi là vô lượng".
 
Tâm sở Tịnh Hảo ( Thiện ) - Tuệ Phần

Đây là tâm sở cuối cùng trong các tâm sở Tịnh Hảo. Nhưng lại quan trọng nhất với việc tu hành, chứng đắc, vung bồi ba la mật cho người cầu giải thoát và chán sợ sanh tử luân hồi.


Cái tuệ quyền này nói không bao giờ hết nhưng mà tạm thời định nghĩa căn bản vậy.

Paññā = Bát Nhã bên Phật giáo Bắc Truyền.

- Tuệ : Là trí tuệ, sự hiểu biết. Có thể kể bằng nhiều cách


Nếu mà chia theo thế gian là 2 : trí phàm và trí thánh. Tức là trí làm bác sĩ, kĩ sư, chủ tịch, thủ tướng, nhà khoa học ... Và trí tuệ để giải thoát sinh tử luân hồi.

Nếu mà kể thì cũng có thể kể là văn - tư - tu. Văn là nghe qua người này người kia, sách vở, thầy bạn, cha mẹ, học hành trau dồi. Tư là trí tuệ suy tư dựa trên trí văn. Còn mấy thằng suy tư mà không có trí văn thì toàn tùm bậy tùm bạ, hại đời hại người thôi. Cuối cùng là trí tu là trí để giác ngộ, dựa trên sự hành trì + ba la mật ra thực chứng

Ngoài ra Trí Tuệ theo 5 căn - 5 lực là Tuệ căn - Tuệ quyền, Theo 4 như ý túc là Thẩm như ý túc, theo 7 giác tri là Trạch pháp giác chi, theo 8 chánh đạo là Chánh Kiến và Chánh Tư Duy. Theo chứng thiền là trí các tầng thiền với 5 thông. Còn theo bậc thánh là 4 tầng thánh đạo thánh quả.

Hỏi: Thế nào là paññā (tuệ)?

Đáp: Paññā= pa+căn ñā. PA là "cùng khắp, trọn vẹn, đầy đủ", căn ÑĀ là "hiểu biết".

Trước tiên, ở khía cạnh "hiểu biết" thì trí (ñāṇa) xem như tương đương với paññā (tuệ), như:

"Somanassa sahagataṃ ñāṇasampayuttaṃ asaṅkhārikaṃ kusalacittaṃ:

"Tâm thiện sanh chung với thọ hỷ hòa lẫn với trí, không có sự trợ giúp".

Sự hiểu biết (pajānāti) nói gọn có hai cách:

*- "Hiểu biết theo đời thường", như am tường các môn học, các môn nghệ thuật ...

*- "Hiểu biết đặc biệt", như hiểu rõ về tam tướng: Vô thường, khổ, vô ngã, Tứ đế...

Nói cách khác, trí có hai cách "hiểu biết": Hiểu biết về chế định và hiểu biết về chân đế.

Chính tiếp đầu ngữ PA đã nhấn mạnh và tăng cường cho "sự hiểu biết" này.

Có thể ví ñāṇa (trí) như sư tử, còn paññā (tuệ) như sư tử chúa, hoặc ñāṇa như sư tử đang trưởng thành còn paññā như sư tử sung mãn sức lực .

- Ñāṇa (trí) là sự hiểu biết thông thường, còn paññā (tuệ) là "hiểu biết một cách đặc biệt". Hoặc là:

- Ñāṇa (trí) là hiểu biết chế định, chân đế cả "đặc biệt", còn paññā chỉ hiểu biết "đặc tướng của chân đế".

Cảnh chân đế (paramatthasaccārammaṇa) có hai loại: Chân đế thông thường, chân đế đặc biệt.

"Cảnh chân đế đặc biệt", là khi tâm nhận một trong ba tướng: vô thường, khổ, vô ngã của pháp hữu vi, làm cảnh.

Như một người hiểu được "danh từ đất chỉ cho những gì có trạng thái (lakkhaṇa) cứng hay mềm". Đó là biết "cảnh chế định".

Người ấy nhậnbiết "trạng thái cứng hay mềm" khi tiếp xúc với đất, đó là biết "cảnh chân đế".

Khi tu tập pháp quán, người ấy thấy "cái gọi là đất ấy bị tan rã, hoại diệt. Đó là biết "cảnh chân đế đặc biệt".

Trí là sự biết cả ba loại cảnh này; còn paññā (tuệ) chỉ biết cảnh chân đế đặc biệt mà thôi. Nên đôi khi trí chính là tuệ và tuệ chính là trí.

Ngài Buddhagho sa có giải thích paññā như sau:

"Pajānātīti paññā: Biết rõ là tuệ" [45] .

Kiṃ pajānāti? Idaṃ dukkhan'ti – ādinā nayena arisaccāni:

"Biết rõ cái gì? Thưa rằng: Theo phương cách Thánh đế, biết rõ "đây là khổ" ...

Có thể nói: Tuệ nương vào trí mà hình thành. Tức là khi trí vững mạnh trở thành tuệ.

Nói về trí thì có tất cả 73 loại trí, trong đó chư Thánh Thinh văn chỉ có được 67 loại trí và 6 trí dành riêng cho bậc Chánh đẳng giác [46] .

Tất cả các trí ấy, gọi chung là paññā (tuệ). Đây là lấy theo ý nghĩa "đầy đủ của PA".

Paññā theo nghĩa "hiểu biết tường tận (của PA)" thì loại trí này do nương vào tam tướng mà hình thành. Ngài Buddhaghosa có giải thích như sau:

- "Pākaṭa karaṇasaṅkhātena paññapanaṭṭhena paññā:

"Tuệ là hiểu biết rõ ràng theo nhiều cách như tên gọi, cách tạo ra, cách nuôi dưỡng..."

Hay : "Aniccādinā pakārena dhamme jānātīti paññā:

"Biết được quy luật pháp trước tiên là vô thường, gọi là tuệ".

Bộ Pháp Tụ (Dhammasaṅgani) có định nghĩa về tuệ quyền (paññindriya) như sau:

"Katamaṃ tasmiṃ samaye paññindriyaṃ hoti?

Thế nào là tuệ quyền trong khi ấy?

Yā tasmiṃ samaye paññā pajānanā vicayo pavicayo dhammavicayo sallakkhaṇā upalakkhaṇā paccupalakkhaṇā paṇḍiccaṃ kosallaṃ nepuññaṃ vebhabyā cintā upaparikkhā bhūrī medhā pariṇāyikā vipassanā sampajaññaṃ patodo paññā paññiṇdriyaṃ paññābalaṃ paññāsatthaṃ paññāpāsādo paññā-āloko paññā-obhāso paññāpajjoto paññāratanaṃ amoho dhammavicayo sammādiṭṭhi.

Idaṃ tasmiṃ samaye paññindriyaṃ hoti.

"Trong khi ấy, pháp là trí hiểu, hiểu rõ, lựa chọn, cân nhắc, trạch pháp, tham khảo, phân định, khảo sát, thông thái, rành mạch, khôn ngoan, sáng suốt, suy xét, nghiên cứu, minh mẫn, mẫn tiệp, hồi quang, quán minh, tỉnh giác, sắc sảo, tuệ là tuệ quyền, tuệ lực, tuệ như vũ khí, tuệ như lâu đài, tuệ như ánh sáng, tuệ như hào quang, tuệ như ngọn đèn, tuệ như bảo vật, vô si, chánh kiến.

Đây là tuệ quyền trong khi ấy.
[47]

Như vậy, paññā bao gồm những ý nghĩa như đã được liệt kê (lấy theo ý nghĩa ĐẦY ĐỦ của tiếp đầu ngữ PA).

Sách Atthasālinī có giải thích về các từ ngữ trên như sau [48] :

"Pajānanākāro pajānanā: Làm cho hiểu biết rõ ràng, là hiểu rõ.

"Aniccādīni vicinātīti vicayo: Xét đoán tính vô thường của vạn vật, gọi là lựa chọn".

"Pavicayoti upasaggena padaṃ vaḍḍhitaṃ: Cân nhắc là (xét đoán đến) con đường nguy hiểm, tai hại. (Tiếp đầu ngữ Pa là tăng cường cho vicayo).

"Catusaccadhamme vicinātīti dhamma vicayo: Nghiên cứu kỹ pháp Tứ đế, gọi là trạch pháp".

"Aniccādīnaṃ sallakkhaṇavasena sallakkhaṇā: Suy xét đến những biến chuyển (vasena) của vô thường, là phân biệt.

Paṇḍitassa bhāvo paṇḍiccaṃ: Thực trạng của sự sáng suốt, là thông thái.

Kusalassa bhāvo kosallaṃ: Thực trạng tốt đẹp, là rành mạch.

"Nipuṇassa bhāvo nepuññaṃ: Thực trạng khéo léo là khôn ngoan.

"Aiccādīnaṃ vibhāvanavasena vebhabyā: Giải thích rõ ràng tội lỗi (của) vô thường... gọi là sáng suốt.

" Aniccādīnaṃ cintanakavasesa cintā: Trú nơi suy gẫm "tội lỗ của vô thường", là suy xét.

"Aniccādīni upaparikkhantītiti upaparikkhā: Thường khảo sát về tội lỗi vô thường, là nghiên cứu.

Bhūrī, đây là từ có tính ẩn dụ. Bhūri là mặt đất như:

Bhūrīti pathaviyā nāmaṃ: Bhūrī là tên gọi chỉ cho đất.

Bhūrī ám chỉ tuệ rộng lớn như đất, hay tuệ là nơi nương nhờ. Như đất là nơi nương nhờ của sinh - thực vật.

Ngoài ra, đất tiềm ẩn những mỏ quý; cũng vậy, tuệ tiềm ấn những điều kỳ diệu.

"Asani viya siluccaye kilese medhati hiṃsatīti medhā:

"Hủy diệt phiền não một cách sáng suốt, ví như lưỡi sét đánh vào tảng đá, "minh mẫn".

"Yassa upapajjati taṃ attahitapaṭipattiyaṃ sampayuttadhamme ca yāthāvalakkhaṇapaṭivedhe parinetīti pariṇāyikā:

"Điều nào sinh khởi để đạt được lợi ích cho mình, hòa hợp với pháp và hướng dẫn trọn vẹn sự chứng đạt chơn tướng đúng đắn, điều ấy là pariṇāyikā (sáng suốt tự tâm).

Như cây gậy nhọn dùng để huấn luyện ngựa Sindhu mỗi khi nó đi sai đường, buộc nó phải đi đúng theo đưởng mà người ấy muốn. Cũng vậy:

-"kūṭacittaṃ vīthi āropanatthaṃ vijjhatīti patodo viya patodo:

"
Ví như vật nhọn thúc vào tâm tà vạy, buộc tâm phải đi đúng đường, gọi là patodo (sắc sảo).

Đức Phật có giảng về bốn hạng người hiền thiện ví như ngựa hiền thiện với gậy thúc ngựa (patoda), tóm lược như sau [49] .

-Hạng ngựa hiền thiện, khi thấy bóng gậy thúc ngựa liền bị dao động, bị kích thích, suy nghĩ "ta nên làm theo ý của chủ".

Cũng vậy, có hạng người hiền thiện nghe "có người chết", tâm dao động, tâm bị kích thích, người ấy nổ lực tu tập và chứng đạt được Nípbàn.

Đây là hạng người hiền thiện thứ nhất.

- Hạng ngựa hiền thiện, khi thấy bóng gậy, không bị dao động. Khi bị gậy thúc ngựa đâm vào hông mới dao động, bị kích thích.

Cũng vậy, có hạng người hiền thiện khi nghe "có người chết", tâm không dao động, không bị kích thích. Khi chính mắt thấy "người chết", tâm bị dao động, bị kích thích; người ấy nổ lực hành pháp, chứng đạt Nípbàn.

Đây là hạng người hiền thiện thứ hai.

- Hạng ngựa hiền thiện không bị dao động bởi hai điều trên, nhưng khi bị gậy thúc ngựa đâm vào thịt, bấy giờ mới bị dao động, bị kích thích.

Cũng vậy, khi nghe hay thấy "có người chết", tâm không dao động không bị kích thích. Nhưng khi người trong thân tộc đồng huyết thống mệnh chung, người ấy bị dao động, bị kích thích, nổ lực hành pháp, chứng đạt Nípbàn.

Đây là hạng người hiền thiện thứ ba.

- Hạng ngựa hiền thiện không bị dao động bởi ba điều trên, nhưng khi bị gậy thúc ngựa đâm vào đến xương mới bị dao động, bị kích thích.

Cũng vậy, có hạng người hiền thiện, không bị dao động khi nghe "có người chết", thấy "có người chết", "có thân tộc chết" vẫn không bị dao động.

Đến khi tự thân bị bịnh, bị thân khổ mãnh liệt, bấy giờ tâm mới bị kích thích, bị dao động; người ấy nổ lực hành pháp chứng đạt Nípbàn.

Đây là hạng người hiền thiện thứ tư.
 
Lục Căn ( 6 căn ) - 12 Xứ - 18 Giới

- Ngoài định nghĩa chúng sanh theo Ngũ Uẩn ( 5 uẩn ) thì Phật giáo còn định nghĩa chúng sinh theo 6 căn.


6 căn gồm có : 5 giác quan + 1 ý thức ( tức là cái biết đơn thuần không thiện không ác tương đương với thức trong 5 uẩn)

+ Nhãn căn : Mắt

+ Nhĩ căn : Tai

+ Tỷ căn : Mũi

+ Thiệt căn: Miệng

+Thân căn: Thân sinh lý

+ Thức căn: Ý thức



NWrEQYX.png

Thật vậy nếu bỏ hết 6 căn này thì không còn chúng sinh nữa, hay tách, chẻ các căn ra cũng chẳng thấy một chúng sinh nào.

12 xứ là 6 căn + với 6 trần. Phật nói rộng hơn cho người căn cơ yếu hơn người trên 1 tí.
Công thức của 12 xứ là :

6 căn ở trên + 6 trần ở dưới đây = 12 xứ

6 trần :

1. Sắc là màu sắc, hình dáng.

2. Thanh là âm thanh phát ra.

3. Hương là mùi hương.

4. Vị là chất vị do lưỡi nếm được.

5. Xúc là cảm giác như cứng, mềm, nóng, lạnh.

6. Pháp là những hình ảnh, màu sắc, hương vị được lưu lại từ 5 trần ở trên.

18 giới là cách nói rộng hơn nữa của 12 xứ. Tức là 6 căn + 6 trần + 6 thức

Thêm 6 thức nữa thôi sẽ là 18 giới. Là 6 + 6 + 6 = 18 giới :d

Thức là cái nằm giữa căn và trần.

vOEUmA2.jpg


Biểu diễn Nhãn căn - Nhãn thức - Sắc trần. 5 cái kia tương tự.

3f874Px.jpeg



Lục căn và liên hệ với việc tu hành

pHJsbWO.jpeg


Diễn giải theo A tỳ đàm :

bl7F5Gt.jpeg



-----------------------------------


TAM HỌC và Thu Thúc 6 căn

Toàn bộ những gì chúng ta cần biết nó có nhiều cách nói lắm, và dĩ nhiên tôi chọn cách nói của Đức Phật đó là: “Cả đời Như Lai mấy mươi năm đi hoá đạo ta chỉ nói có hai chuyện đó là cái khổ và con đường thoát khổ.“

Tôi thường nói :“Con đường vào rừng đó chính là con đường ra rừng“.

Nói như vậy con đường thoát khổ nó không rời con đường đau khổ.
Trong vô số kiếp luân hồi chúng ta đam mê với 6 căn và 6 trần. Vậy con đường giải thoát vẫn tiếp tục 6 căn và 6 trần :

6 căn +6 trần + chán = giải thoát
6 căn + 6 trần + thích = sanh tử .


Chính vì thích trong 6 căn và 6 trần cho nên nó hệ quả này :

Thế giới có hai cách nhìn:Tục đế ( hiện tượng )và Chân đế (bản chất).

Trong vô số kiếp luân hồi chúng ta chỉ quan sát thế giới này qua Tục đế, nên dẫn đến hệ quả đầu tiên là thích hay ghét.

Thích và ghét nó không rời nhau, thích ở đâu thì ghét ở đó. Chính vì vô số kiếp mình chỉ thấy thích và ghét cho nên mình chỉ thấy vỏ ngoài của nó.

Thí dụ như Đức Phật nhìn thấy chiếc lá Ngài chỉ thấy đất, nước, lửa, gió. Hình dáng, màu sắc của lá, cây, cành, nhánh, Ngài biết đó là thế giới hiện tượng được quan sát qua 5 giác quan vật chất, còn xét rốt ráo của chiếc lá về bản chất thì nó chỉ là 4 Đại. Đức Phật và chư thánh nhìn chiếc lá qua Chân đế.

Các Ngài có cái nhìn cả hai khi cần thiết. Chúng ta thì chỉ biết nhìn thế giới này qua Tục đế, từ đó mới có thích, ghét.

Bây giờ biết Phật pháp rồi thì chúng ta tập sự nhìn ngắm thế giới qua hai khía cạnh Chân đế và Tục đế. Khi nhìn thế giới qua hai khía cạnh này thì mới đi đến chán được, còn nếu nhìn thế giới qua Tục đế thì không có cách nào chán được.
Con đường nào để giúp cho chúng ta quan sát thế giới qua khía cạnh Chân đế ? Đó chính là con đường tứ niệm xứ, còn cái nhìn bằng thích và ghét nó chỉ đẩy mình chìm sâu trong thế giới Tục đế.

Từ chuyện mình thích ghét trong 6 trần nó mới dẫn đến làm ác và làm thiện.

Làm thiện có hai nhánh:

-Thiện thấp -Hành thập thiện:
Bố thí, trì giới, tu thiền, phục vụ, cung kính, tùy hỷ, hồi hướng, thính pháp, thuyết pháp, điều chỉnh tri kiến.

-Thiện cao: tu thiền .

-Làm ác gồm thập ác :
1-Thân tam :
sát sanh, trộm cướp, tà dâm.

2-Khẩu tứ :
-Nói dối.
-Nói lời đâm thọc, nói lời chia rẽ.
-Nói lời thô ngữ độc ác.
-Nói lời phiếm luận.

3-Ý tam
-Tham ác, Sân ác,Tà kiến .

Như vậy toàn bộ giáo pháp của Đức Phật là :
Không làm các điều ác
Siêng làm các việc lành
Giữ tâm ý trong sạch.


Và ba điều này trong giáo lý duyên khởi gọi là ba hành.

Ba hành là gì ?

1-Làm ác bị lọt xuống các cõi đọa:
Địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh và Atula.

2-Làm thiện có 2 nhánh :

-Thiện sanh về cõi lành Ngũ Uẩn có hình danh :
sắc, thọ, tưởng, hành, thức (nhân thiên Dục giới và Phạm thiên Sắc giới)

-Thiện sanh về cõi Tứ Uẩn chỉ có : thọ, tưởng, hành, thức.(Phạm thiên Vô Sắc)

3-Giải thoát

Ngày xưa chúng ta thấy không biết thấy, nghe không biết nghe, ngửi không biết ngửi.
Còn bây giờ có tam học rồi thì riêng giới nó là cái rào cho 6 căn không buông lung. Ăn, mặc, ở bị hạn chế.

Định cũng đi ngược lại thói quen của 6 căn, 6 trần. Tuệ càng đi ngược nhiều hơn.
Định và tuệ là nhốt 6 căn và 6 trần để giải quyết không cho thích ghét nữa.

Giới và định tuy nó là thiện, nhưng nó vẫn còn nhốt chúng ta trong thế giới của tục đế
. Riêng tụê cho mình quan sát thế giới qua bản chất chân đế.
Muốn có tuệ bắt buộc chúng ta phải có giới và định.

*Tam học rất rõ ràng :

Giới cho chúng ta quản thúc 6 căn. Định trói chặt 6 căn và Tụê soi thấu 6 căn.


Tại sao chúng ta sanh tử ? Là vì trong đầu có những góc tối không được soi thấu. Giải thoát là gì ? Là giải quyết vấn đề của sanh tử, bằng cách là soi thấu nó để đừng tiếp tục hiểu lầm về nó nữa.
 
Sửa lần cuối:
Tâm Nhân - Tâm Quả - Tâm Lộ

- Ở đời này, mỗi hành động của chúng ta tạo ra dù lớn hay nhỏ đều tạo nghiệp.

Nghiệp được kể có 2 :
Nghiệp thiện và nghiệp ác.

Mỗi nghiệp thiện ác thì có 2 cơ hội trổ quá.

- Quả bình nhật :
Tức là quả trong đời sống hiện tại hay quả trong đời sống 1 kiếp nào đó trong tương lai. Tùy vào nằm ở tâm đổng lực nào ( sẽ nói sâu và nói sau)

- Quả tái tục tức là Tâm đầu thai - Tâm hữu phần để bắt đầu kiếp sống mới.

Cả 2 quả này đều bất định tùy thuộc và mãnh lực của nghiệp thiện hay ác đó lớn cỡ nào.

Đời sống tâm thức của chúng sanh, nói gọn lại chỉ gồm có hai thứ thành tố là nhân và quả. Cái gọi là dòng tâm thức bao gồm vô số sát na tâm tiếp nối nhau, sanh rồi diệt. Ta có thể hình dung như dòng cát chảy xuống từ một đồng hồ cát. Cứ mỗi một sát na tâm tốt lành hay bất thiện, ngay sau khi xuất hiện sẽ kín đáo tạo ra hai thứ hậu quả gồm một tâm đầu thai và năm tâm đón nhận cảnh vật chất.

Ở một thời điểm tương lai nào đó bất định, ngay sau khi kết thúc một kiếp sống, tâm đầu thai ấy sẽ có mặt để đưa ta vào một cảnh giới tương ứng. Tâm tái tục hay tâm đầu thai ấy chỉ tồn tại trong một sát na tâm. Một sát na xét về thời gian vật lý thì khoảng một phần tỷ của giây. Sau sát na đầu thai thì thứ tâm này sẽ trở thành tâm hộ kiếp (bhavanga) tiếp nối nhau sanh diệt trong suốt kiếp sống với hai chức năng xen kẽ giữa các dòng tâm thức khách quan bao gồm lúc mắt thấy, tai nghe, mũi ngửi, lưỡi nếm.

Mỗi khi một trong sáu căn làm việc tiếp nhận ngoại cảnh thì dòng tâm thức diễn ra với sự hình thành của nhiều giai đoạn tâm lý. Mỗi giai đoạn như vậy bao gồm tối đa 17 sát na tâm và mỗi đợt 17 sát na này được gọi là một tâm lộ, cittavīthi. Đây là một trong những từ bắt buộc phải biết, tên thường dùng giống như chữ acid, oxy, hydro. Không thể nào mình sợ ngoại ngữ tới mức mà mấy chữ đó mình cũng không biết luôn thì coi như là quá kém, bắt buộc phải biết.

Trong mỗi chặp tâm như vậy nói đại khái thì chỉ gồm có hai thứ: tâm nhân và tâm quả. Tâm quả là các tâm làm việc đón nhận ngoại cảnh rồi đánh giá, phân loại. Sau giai đoạn đánh giá, phân loại ấy thì một loạt 7 sát na tâm nhân xuất hiện để cảm thụ trần cảnh vừa biết. Bảy sát na tâm này có thể là tâm lành hoặc tâm xấu. Tùy thuộc vào các điều kiện (tiền nghiệp, khuynh hướng tâm lý và môi trường sống) hiện tại mà một chúng sanh đón nhận trần cảnh bằng tâm lành hay tâm xấu ở giai đoạn 7 sát na này.

Cứ mỗi lần mình tạo một sát na thiện ác xuất hiện thì sẽ kín đáo nó tạo ra 2 thứ hậu quả: một là tâm đầu thai, hai là các thứ tâm mà làm việc đón nhận ngoại trần. Nếu mà cái tâm mình là tâm thiện thì nó sẽ tạo ra tâm đầu thai đi về cõi vui, về lạc cảnh, còn nếu mà tâm này là tâm ác thì nó sẽ tạo ra tâm đầu thai đi về cõi đọa. Đó là gọi là quả tái sinh. Còn cái nữa là quả bình sinh. Tức là mỗi một tâm thiện ác khi mà nó xuất hiện thì nó sẽ kín đáo tạo một cái quả. Tại sao nói là nó "kín đáo"? Bởi vì ngay lúc đó mình không biết cái hậu quả mà nó sẽ gây ra nó nằm ở đâu,

Thí dụ bây giờ cô đang bực mình, cái hậu quả của tâm bực mình mình không biết nó nằm ở đâu. Nó giống như là cô trồng một cây mắt mèo vậy đó, cô trồng cái hột đó xuống thì mình biết rằng sau này ở đây có cây mắt mèo, nhưng mà hiện giờ cái hột chưa nảy mầm thì tôi cũng chẳng biết cái cây tương lai nó nằm ở đâu.



Ví dụ :

Hoặc có hai cái thí dụ mà tôi nói hoài. Lửa và cái hột quẹt. Khi bánh xe, rồi bùi nhùi, rồi xăng, rồi viên đá lửa, khi mà những thứ này nó chưa có hợp mặt đủ, mỗi đứa nằm rời rạc nhau, thì mình không biết lửa nó nằm ở đâu. Mà khi hội đủ duyên rồi thì nó sẽ có ngọn lửa. Hoặc giống như tiếng đàn trong cây đàn. Tiếng đàn không nằm trên ngón tay, không nằm trên dây đàn, không nằm trên thùng đàn, không nằm ở đâu hết, nhưng mà khi kiến thức âm nhạc, lòng muốn chơi nhạc, hai thứ (kiến thức và lòng muốn) cộng với tác động của ngón tay rồi ngón tay nó mới khều lên cái dây, thì bốn cái này cộng lại nó mới ra âm thanh.

Ở đây cũng vậy. Khi mà một tâm nó xuất hiện, bây giờ thí dụ là tâm thiện. Tâm thiện đó đầu tiên nó sẽ tạo ra quả tái sanh cho một kiếp nào đó xa gần bất định. Tại sao có cái vụ xa gần bất định? Trong vòng luân hồi vô thủy nó dài lắm, mình tạo rất là nhiều nghiệp thiện và nghiệp ác. Thì khi tôi tạo nghiệp này, lẽ ra nó sẽ trổ quả ngay chỗ này nè, lẽ ra tâm thiện nó sẽ đưa tôi đi đầu thai cõi lành lúc này, nhưng mà nó có một điều là trước đây nó có vô số nghiệp khác, nó cũng đến chín muồi vào chỗ này, mà nó lại mạnh hơn cái nghiệp này. Nó mạnh hơn nên nó trổ lúc này. Ví dụ năm 1975 mình tạo cái nghiệp và nó trổ vào năm 87. Nhưng mà khổ nỗi năm 61 rồi 67 rồi 69 tôi cũng tạo quá trời nghiệp luôn thì cái năm 67 này nó cũng chín muồi vào đúng cái năm 87 luôn. Và cái năm 75 nó cũng sẽ có cái nghiệp chín mùi vào lúc này. Thì cái nghiệp nào nó nặng hay mạnh hơn nó giành nó trổ lúc đó. Đó là mới ví dụ có hai chớ thật ra nó có một tỷ lận. Thì đứa nào mạnh nhất nó sẽ lấn mấy đứa khác.

Cho nên một người kiếp này tu hành dữ dội luôn mà tới hồi chết chưa chắc sanh thiên. Tại vì sao? Vì cái kiếp này mình tu quá trời tu luôn nhưng mà tới lúc mình chết cái quả đó chưa tới lúc nó trổ. Nó giống như cây măng cụt, cây ớt, cây sầu riêng, mỗi cây nó có một thời hạn để nó ra quả khác nhau. Có những cái nghiệp ngắn hạn như cây ớt, nhưng có những loại nghiệp nó như là cây măng cụt, cây sầu riêng nó mất rất là nhiều thời gian để nó trổ. Cho nên khi mà năm 67, lẽ ra là năm 75 tôi tu quá trời tu luôn, thì năm 75 tôi được sinh thiên chớ gì. Không. Nó xui chỗ đó là cái nghiệp từ năm 67 nó nhằm ngay lúc này nó trổ quả, mà cái quả này là tâm bất thiện cho nên tôi bị đọa. Năm 75 tôi tu quá trời tu luôn mà đến năm 87 tôi vẫn bị đọa là vì tôi phải trả nghiệp trước đó nữa.


Tâm lộ (vīthi)

Định nghĩa :
Tâm lộ chính là hành trình sinh diễn của tâm thức trong đời sống của chúng sinh.

Được gọi là dòng tâm thức nhưng không phải là một cái gì đó liên tục không gián đoạn, mà cái gọi là dòng tâm thức ấy thực ra là một chuỗi dài ghép nối vô số sát-na (khaṇa) tâm.

Thời gian tồn tại của mỗi sát-na tâm (cittakhaṇa) ngắn đến mức nằm ngoài mọi suy tưởng của phàm phu.

Ta thử tính xem, mỗi giờ trung bình có bao nhiêu lần nháy mắt và mỗi lần nháy mắt dòng tâm thức khi đó có hơn một ngàn tỷ sát-na xuất hiện. Trong mỗi sát-na như vậy lại có ba giai đoạn Sanh (uppāda) - Trụ (thīti) - Diệt (bhaṅga) hẳn hoi.

Và tất cả vật chất được gọi theo A-tỳ-đàm là Sắc pháp thực ra cũng có thời gian sinh diệt mau chóng khó lường. Tốc độ sanh diệt của Sắc pháp, chẳng hạn các thành tố trong một sợi tóc, chỉ chậm hơn tâm pháp 17 lần mà thôi. Nếu ta chia thời gian tồn tại của mỗi nhóm sắc ra thành từng sát-na thì cứ 17 sát-na tâm diệt đi sẽ có một sát-na sắc biến mất. Nói vậy có nghĩa là những gì ta nhìn thấy được bằng mắt thường chỉ là những ảo tượng như vỏ ngoài của một gò mối với vô vàn những biến chuyển bên trong mà ta không biết.

Nói đến tiến trình sinh diễn của tâm pháp thì trước hết phải nhắc lại 6 loại tâm:

  1. 2 tâm Nhãn thức
  2. 2 tâm Nhĩ thức
  3. 2 tâm Tỷ thức
  4. 2 tâm Thiệt thức
  5. 2 tâm Thân thức
  6. 79 tâm Ý thức
Tiến trình hiện hữu của 5 thức đầu giống hệt nhau nên được gọi chung là tâm lộ Ngũ môn (đối tượng là 5 trần cảnh trực tiếp). Riêng cách xuất hiện của loại tâm thứ sáu, tức Ý thức thì khác hẳn nên chúng được gọi là tâm lộ Ý môn (đối tượng nhận thức là cảnh Ngũ gián tiếp và cảnh pháp thuần túy). Nói vậy có tất cả 6 loại tâm lộ:

  1. Lộ Nhãn môn (cakkhudvāravīthi hay cakkhu-viññāṇavīthi)
    Là diễn biến của tâm thức lúc mắt ta ghi nhận một hình ảnh nào đó.
  2. Lộ Nhĩ môn (sotadvāravīthi hay sotaviññāṇavīthi)
    Là diễn biến của tâm thức lúc tai ta ghi nhận một âm thanh nào đó.
  3. Lộ Tỷ môn (ghānadvāravīthi hay ghānaviññāṇa-vīthi)
    Là diễn biến của tâm thức lúc mũi ta ghi nhận một thứ mùi nào đó.
  4. Lộ Thiệt môn (jivhādvāravīthi hay jivhāviññāṇa-vīthi)
    Là diễn biến của tâm thức lúc lưỡi ta ghi nhận một thứ dịch vị nào đó.
  5. Lộ Thân môn (kāyadvāravīthi hay kāyaviññāṇa-vīthi)
    Là diễn biến của tâm thức lúc thân ta ghi nhận một xúc chạm nào đó.
  6. Lộ Ý môn (manodvāravīthi hay monoviññāṇavīthi)
    Là diễn biến của tâm thức lúc tư tưởng ta đang suy nghĩ hay nhận biết một sự việc trừu tượng nào đó.


LO-5-NHAN-QUA.png

Nhân Sanh Các Tâm Lộ

  1. Bốn điều kiện để xuất hiện Tâm Lộ Nhãn Môn (cakkhudvāravīthi):
    • Thần kinh thị giác (cakkhupasāda)
    • Có cái để nhìn (rūpārammaṇa)
    • Ánh sáng thích hợp (āloka)
    • Phải có sự chú ý (manasikāra)

  2. Bốn điều kiện để xuất hiện Tâm Lộ Nhĩ Môn (sotadvāravīthi):
    • Thần kinh thính giác (sotapasāda)
    • Có âm thanh nghe được (saddārammaṇa)
    • Khoảng trống (ākāsa), tức không bị cách âm.
    • Phải có sự chú ý (manasikāra)

  3. Bốn điều kiện để xuất hiện Tâm Lộ Tỷ Môn (ghānadvāravīthi):
    • Thần kinh khứu giác (ghānapasāda)
    • Có mùi để ngữi (gandhārammaṇa)
    • Không khí (vāyo)
    • Phải có sự chú ý (manasikāra)

  4. Bốn điều kiện để xuất hiện Tâm Lộ Thiệt Môn (jivhādvāravīthi):
    • Thần kinh vị giác (jivhāpasāda)
    • Có vị để nếm (rasārammaṇa)
    • Có dịch chất dẫn vị (āpo)
    • Phải có sự chú ý (manasikāra)

  5. Bốn điều kiện để xuất hiện Tâm Lộ Thân Môn (kāyadvāravīthi):
    • Thần kinh xúc giác (kāyapasāda)
    • Có gì đó để sờ chạm (phoṭṭhabbārammaṇa)
    • Vật chạm phải có ngại tướng rõ ràng (thaddhapaṭhavī)
    • Phải có sự chú ý (manasikāra)

  6. Bốn điều kiện để xuất hiện Tâm Lộ Ý Môn (manodvāravīthi):
    • Phải có Ý môn tức 19 tâm Hữu Phần (manodvāra)
    • Phải có cảnh pháp (dhammārammaṇa)
    • Phải có Ý Vật (hadayavatthu)
    • Phải có sự chú ý (manasikāra)
Trong các điều kiện sinh khởi tâm lộ trên đây, hầu như cái gì cũng có thể được chấp nhận bởi khoa học hiện đại. Chỉ riêng điều kiện thứ tư là khó chứng minh nhất, nhưng chung quy ai cũng có thể hiểu ngầm rằng thiếu sự chú ý thì khó mà có được một nhận thức nào. Ta có thể chứng minh bằng một hình ảnh rất dễ thấy là khi một bà mẹ đi đón con ở chỗ đông người nếu thiếu sự chú ý thì đứa con có đi qua mặt bà mẹ cũng không nhìn thấy. Ta có thể gọi đó là tác dụng của sự chú ý.



Các loại cảnh theo mức độ (visayappavatti)

Có tất cả là 6 trường hợp đối tượng đậm nhạt khác nhau của tâm. Trong đó, đối với lộ Ngũ môn (tức lộ tâm lúc 5 giác quan vật chất làm việc) có 4 trường hợp:

a. Cảnh rất lớn (atimahantārammaṇa) tức đối tượng trần cảnh trong trường hợp cực rõ.
b. Cảnh lớn (mahantārammaṇa) là trường hợp 5 trần cảnh vừa đủ rõ ràng cho 5 giác quan ghi nhận dễ dàng.
c. Cảnh nhỏ (parittārammaṇa) là trường hợp 5 trần cảnh có chút mờ nhạt, không rõ ràng cho lắm.
d. Cảnh rất nhỏ (atiparittārammaṇa) là trường hợp 5 trần cảnh quá mơ hồ, như có như không.

Đối với lộ Ý (manodvāravīthi), tức trường hợp tâm thức biết cảnh trừu tượng phi vật chất thì có hai thứ đối tượng (nói ngắn gọn):

a. Cảnh rõ (vibhūtārammaṇa)
b. Cảnh không rõ (avibhūtārammaṇa)
 
Đậu má triết học phật giáo dài vl..
Chỉ riêng về A tỳ đàm

Gồm 7 cuốn chánh tạng và 3 cuốn chú giải nhiều lắm. 42000 câu cho Tạng chính và phụ chú thì vô số :d

M thấy dân VN biết mỗi bố thí + réo gọi tên Phật, Bồ Tát không :d
 
Có cc nào vừa kết hợp thực hành với lý thuyết mà nó ngắn ngắn 1 tí không? cỡ 1 nửa cuốn sách giao khoa áy
Ăn chay và niệm Phật giống mấy bà cố nhé.

T đùa thôi chứ kiểu đó thấy ghê lắm.

Còn muốn hành thiền thì qua đây đọc #1 và #2 đã được cấp tick xanh cho topic.

https://xamvn.icu/r/huong-dan-thien-hoi-tho-co-ban.745931/
 
Ngũ Uẩn ( 5 uẩn )

Ngũ Uẩn hay 5 uẩn là tập hợp 5 thành phần : Sắc - Thọ - Tưởng - Hành - Thức.

Là cách phân tích, chia chẻ 1 chúng sinh để nhìn thấy sự cấu tạo của chúng ta không là 1 khối mà chỉ là các thành tố lắp ráp nên (vô ngã)

fuZcImw.jpg


- Với Sắc là Sắc Pháp và 4 cái còn lại là Danh Pháp.

- Chi tiết hơn thì Thọ là tâm sở Thọ, Tưởng là tâm sở Tưởng, Hành là các hành động thiện ác trong đời và Thức là cái biết đơn thuần không thiện không ác, không buồn không vui của chúng sinh.

Sắc có nghĩa là cái thây mấy chục kg của mình. Nếu không có ý thức thì y chang cái xác chết. Chỉ cái xác thôi thì gọi là sắc. Để gọi là chúng sanh thì phải + thêm 4 cái uẩn còn lại


- Thọ uẩn theo tạng Kinh là cảm giác ( feeling ) của thân và tâm. Thân thì là Khổ và Lạc còn Tâm là Hỷ và Ưu. Trạng thái Xã thì có mặt ở cả 2 thân và tâm.

- Tưởng uẩn là những kiến thức, kinh nghiệm, trải nghiệm trong đời của ta thông qua sách vở, cha mẹ, thầy bạn, cuộc sống hay chiêm nghiệm bản thân ...
- Hành uẩn là các điều mà ta làm trên đời này như ăn cơm, tắm rửa, đi chơi, đi học, hít thở .... Tất cả các hành động đó là chỉ bao gồm thiện và ác.

- Thức uẩn là cái biết đơn thuần về những cái trên. Y chang như một cái máy chụp hình, dùng để ghi nhận và cho 3 cái uẩn kia phân tích.


- Ngũ Uẩn theo định nghĩa Phật Học là làm nên cái gọi là chúng sinh. Cái chúng sinh như con người, con chó, thần, quỷ ... đều là ngũ uẩn. Phật giáo có rất nhiều cách định nghĩa một chúng sinh tùy theo người đó hợp với cách định nghĩa nào.


Không có mô tả ảnh.

Vì vậy chấp thủ và Ngũ Uẩn là khổ hay Uẩn thủ là khổ.

Giải thích chữ Uẩn và Uẩn thủ

Trình Bày Pāḷi chú giải của từ UẨN và UẨN THỦ

Trình bày Pāḷi chú giải của từ uẩn

“anekadukkhehi khajjantīti = khandhā”: tất cả pháp bị các khổ nhai ăn do đó gọi là ‘uẩn’. Nghĩa là, 5 uẩn là nơi phát sanh của sự sanh, già, bệnh, chết v.v… nếu không có 5 uẩn, các khổ này cũng không sanh đặng.

Hay 1 phần nữa “suññākāraṁ dhārentīti = khandhā”: những pháp nào tự trì thực tính vô ngã, những pháp ấy gọi là uẩn.

Thông thường, phần lớn chúng sanh trong thế gian này hiểu rằng những sự tồn tại của mình thể hiện qua hành động, lời nói, ý nghĩ, hạnh phúc, đau khổ, vừa lòng, buồn và sự đổi thay của thân v.v… như vậy là thân ta, là của ta, hầu như tất cả đều nói với nhau rằng: Ta nói, ta làm, ta nghe, ta lạc, ta khổ, ta vừa lòng, ta buồn, ta trẻ, ta già, ta đẹp, ta xấu và nếu những biểu hiện này xuất hiện với người khác cũng sử dụng từ người đó, người này làm, nói, nghĩ, lạc, khổ v.v…gom ý nghĩa là mọi vật, mọi thứ trên thế gian này có ta có anh ấy, tất cả cũng đều là ngã kiến cả thảy.

a- Nhưng thật ra, những sự diễn tiến khác khác này không phải là ta, không phải là anh ấy, v.v… mà chỉ là trạng thái của 5 uẩn thực tính, tức là sự thay đổi của thân như là lớn lên, phát triển, già đi, tóc bạc, răng rụng v.v… cả sự chuyển động của thân và lời nói, gọi là ‘sắc uẩn’.

b- Sự cảm giác an lạc, không an lạc, vui, buồn, bình thường là ‘thọ uẩn’.

c- Sự nhớ tưởng các điều được gọi là ‘tưởng uẩn’.

d- Sự muốn được, sự giận dữ, sự mê mờ, đức tin, sự cố gắng, tri kiến thấy biết theo thực tính v.v… mà là biểu hiện tạo tác, sắp xếp trong những tâm cơ tánh này thành ‘hành uẩn’.

e- Sự biết các cảnh khác nhau là ‘thức uẩn’.

Do nhân này, người phối hợp với cả trí văn, trí tư và trí tu biết rằng mọi vật khác nhau trong thế gian này, ngoài 5 uẩn ra không có cái gì khác nữa. Tất cả chỉ có trạng thái vô ngã, còn việc biết rõ trạng thái vô ngã của danh sắc này ở mức độ nào cũng còn tùy vào sức mạnh trí tuệ của người đó theo thứ lớp.

-

UẨN THỦ (Upādanakkhandha)

Pāḷi chú giải về uẩn thủ: “upādānānaṁ gocarā khandhā = upādānakkhandhā”

Uẩn mà là cảnh của thủ, gọi là “uẩn thủ” mà Đức Phật thuyết giảng uẩn thủ từ 5 uẩn đó, cũng để cho được lợi ích trong sự tiến hóa về pháp tuệ quán. Vì người mà tiến hóa pháp tuệ quán đó sẽ phải xác định hay chỉ định 5 uẩn hiệp thế mà thành cảnh của thủ, như là ‘dục thủ, tà kiến thủ, giới cấm thủ, ngã chấp thủ’. Những pháp này phát sanh cũng do chỉ nương sắc và thọ, tưởng, hành, thức hiệp thế làm nhân. Còn thọ, tưởng, hành, thức siêu thế không phải là cảnh của thủ, nghĩa là cả ‘tứ thủ’ đó phát sanh chắc chắn không do pháp siêu thế. Do nhân này, “uẩn thủ” được trình bày một cách riêng biệt.

SADDHAMMA JOTIKA DHAMMĀCARIYA
Abhidhammattha-saṅgaha

- Các hệ phái khác hay có câu :" Sắc tức thị không, không tức thị sắc. Thọ tưởng hành thức diệt phục như thị". Tức là không có sắc thọ tưởng hành thức gì hết. Tất cả chỉ là không
- Phật giáo nguyên thủy không có định nghĩa lạ lùng như vậy. Ngũ uẩn là có chứ tại sao lại không. Nhưng mà trong cái ngũ uẩn đó không có cái gọi là chúng sinh. Chúng sinh là ngũ uẩn tạo thành. Khi chẻ cái ngũ uẩn đó làm 5-10 thì chúng sinh đâu ?

Đó là khái niệm định nghĩa Ngũ Uẩn rốt rao theo ngôn ngữ hiện đại. Có thể t sẽ bổ sung và nói sau thêm trong bài này hoặc bài sau :d
 
Sửa lần cuối:
Phần lý thuyết về sau là phân tích đúng 1 câu :

Vạn sự tùy Duyên !
 
Sửa lần cuối:
Giáo lý Duyên Khởi

Duyên Khởi hay 12 nhân duyên là một loạt nhân và quả, tạo thành một chuỗi liên kết 12 nhân duyên xoay tròn (nidāna) minh họa những điều kiện tạo nên sự tái sinh.

sikfWSw.jpeg


Nó là quy luật tự nhiên (sabhava - dhamma), chi phối toàn bộ nhân quả của tất cả những hiện tượng, với 1 mối liên kết tạo cho cái tiếp khác xảy ra. Nó tạo nên vòng sinh tử luân hồi (samsāra - vata) và người ta không thể dừng lại được. Ðơn thuần chỉ là nhân quả, và không có một bản ngã hoặc một lực nào bên ngoài - ở thế giới này và thế giới khác.

Không có một người hoặc một sức mạnh bên ngoài có thể khiến cho điều này xảy ra: sự kiện này được gọi là 12 nhân duyên, và nó là nhân và duyên trợ (paccaya). Ví dụ vô minh là nhân (1) dẫn đến (2) hành (Xem các mối liên kết, ở dưới).
Sự thảo luận về nhân duyên sẽ bao hàm cái hiện hữu trong thế gian này,là con người.

12 nhân duyên diễn tiến như sau:

1. Duyên vô minh, sanh hành [3]
2. Duyên hành, sanh thức
3. Duyên thức, sanh danh sắc
4. Duyên danh sắc, sanh lục nhập
5. Duyên lục nhập, sanh xúc
6. Duyên xúc, sanh thọ
7. Duyên thọ, sanh ái
8. Duyên ái, sanh thủ
9. Duyên thủ, sanh hữu
10. Duyên hữu, sanh tái sanh
11. Duyên tái sanh, sanh, già và chết
12. Già chết dẫn đến sầu, bi, khổ, ưu, não v.v...


a) Từ Vô Minh dẫn đến già, chết chấm dứt Duyên khởi thật sự. "Buồn rầu, than khóc", v.v... là những gì tiếp theo sau, cho thấy rằng mỗi lần sinh dẫn đến khổ -Ðế thứ nhất (khổ đế). Thập nhị nhân duyên được gọi là Bhava - cakka - "bánh xe luân hồi".

Lúc nào con người còn ở trong vòng luân hồi, bánh xe chẳng bao giờ được ngừng lại".


b) Thuật ngữ

1. Vô minh có nghĩa là không nhận ra được Tứ Diệu Ðế.

2. Hành không phải hành của Ngũ uẩn. Hành ở đây là nghiệp được kết tập từ quá khứ dẫn đến tái sinh. Có ba loại hành: công đức (puñña), phi công đức
(apuñña) và thiền vô sắc cao nhất (āneñja).

3. Thức là thức tái sanh - patisandhi-viññāṇa.

4. Danh sắc là ba sở hữu: thọ, tưởng, hành cộng với sắc nghiệp (thân do nghiệp
tạo thành).

5. Lục căn (Sarayatana) là nhãn, nhĩ, tỉ, thiệt, thân, ý.

6. Xúc (Phassa) đề cập đến cetasika (tâm sở) Hướng dẫn tâm (citta) đến đối
tượng của Lục căn.

7. Thọ (Vedanā) là sở hữu thọ mà biết được nếu thọ là lạc, khổ v.v...

8. Tham ái (Taṇhā) là sở hữu tham, cảm thấy ham muốn khi sáu căn hoạt
động.

9. Chấp thủ (Upādāna) là sở hữu phát sanh ngoàisở hữu tham, nhưng mạnh
mẽ hơn.

10. Hữu (Bhava) là kamma - bhava hoặc sự hiện hữu từ đó nghiệp xấu hay
tốt được hình thành

11. Sinh (Jāti - đề cập đến 5 uẩn hoặc danh sắc).

12. Khi sanh xuất hiện, như vậy có già và chết.

C7sPSdX.jpg






Làm thế nào 12 nhân duyên và 11 duyên phá hủy tà kiến?

Việc nhận thức được chân lý Duyên Khởi (Paticcasamuppada) sẽ tiêu diệt ý niệm về sự cố chấp- Vipallāsa Pháp bằng sức mạnh của trí tuệ:

1. Vô minh (avijjha): Khi người ta nhận ra vô minh là paccaya (duyên trợ) của hành nghiệp, nó tiêu diệt tà kiến cho rằng có một quyền lực cao cả hơn tạo nên vạn vật.

2. Hành (Kamma): Bởi vì người ta nhận thức rằng hành tạo nên thức tái sinh (patisandhiviññāṇa), nó đoạn trừ ảo tưởng về ngã (sakka-diṭṭhi) - bởi vì nó không phải "hành giả" được tái sinh, mà chỉ là thức tái sinh.

3. Danh và sắc (nāma-rūpa): Bởi vì thức là paccaya (duyên trợ) cho Danh và sắc (đó là tâm sở và sắc pháp), điều này thay đổi tà kiến cho rằng danh và sắc là bền vững và thường còn.

4. Lục căn: Bởi vì danh sắc là duyên trợ cho lục căn, tà kiến bị thay đổi khi chúng ta nghe và thấy.

5. Xúc: Bởi vì lục căn là duyên với xúc (phassa) và xúc được tạo nên bởi căn, trần và tâm để nhận biết (viññāṇa) là bản ngã, tà kiến bị đoạn diệt vì căn, trần và tâm.

6. Thọ: Bởi vì xúc là duyên trợ với thọ, chẳng hạn như lạc thọ v.v... tà kiến bị thay đổi bởi việc cho là "chúng ta" có hạnh phúc hoặc khổ đau.

7. Tham ái: Bởi vì thọ là duyên trợ dẫn đến kết quả tham ái- Taṇhā (được diễn tả bằng thuật ngữ của tâm sở, là sở hữu tham) tà kiến cho rằng những dục lạc ở trong bất cứ hữu- bhava nào dẫn đến hạnh phúc đều bị đoạn trừ.

8. Chấp thủ: Bởi vì ái là duyên trợ cho sự chấp thủ (upādāna) nó bao gồm sở hữu tham và sở hữu tà kiến, tà kiến cho rằng một cái gì đó hấp dẫn, xinh đẹp, mùi vị dễ chịu v.v... bị thay đổi, và như vậy không còn bị bám víu.

9. Hữu: Bởi vì upādāna (thủ) là duyên trợ cho Hữu, nó tiêu diệt tà kiến cho rằng khi người ta chết thì không còn tái sinh. (Thực tế thủ tạo nên Hữu - đó là tác ý tâm sở . Tác ý là ý muốn hoặc hành động tạo nên quả (Vipāka) - đó là Tái sinh hoặc Hữu).

10. Sinh: Bởi vì hữu (bhava) là duyên trợ cho sinh (Jāti) [4], nó tận diệt tà kiến cho rằng 5 uẩn là hạnh phúc.

11. Hoại và chết: Bởi vì sinh là duyên trợ cho hoại, tà kiến cho rằng 5 uẩn là xinh đẹp, thường còn và là của mình.

Ðức Thế Tôn đã trình bày thập nhị nhân duyên (để chúng ta có thể nhận ra chân lý của thực tướng Pháp, và thấy rõ rằng nó xảy ra với nhân và trợ duyên của nó. Mục đích của sự kiện này là giúp để nhận ra thức, danh sắc là vô thường, khổ não và vô ngã. (sabhava dhamma).

Vô minh là chuỗi thập nhị nhân duyên, nó đứng đầu tiên, nhưng thực tế nó giống như một bánh xe hoặc một vòng tròn, không có bắt đầu hoặc kết thúc.

Tuy vậy, vô minh là phần cốt yếu của sự liên kết trong dây chuyền; bởi vì vô minh là nhân chính của những điều phiền não, sự đoạn trừ vô minh bằng trí tuệ là phương pháp độc nhất để phá vỡ xiềng xích. Vô minh đến từ lậu hoặc: Lậu hoặc của tham ái; của hữu, của những quan điểm, của vô minh - nhưng tất cả bốn điều trên đều xuất phát từ vô minh: đó là sự không biết được Tứ Diệu Ðế.

Những khía cạnh của duyên khởi

Có bảy cách nhìn về định luật Thập Nhị Nhân Duyên: về các mối liên kết và sự liên hệ, thời gian và chu kỳ, v.v... Ở đây, chúng ta sẽ chỉ thảo luận một vài điều.

1. Phương thức hoặc tính cách (Xem sơ đồ 1-4)

a) Có 20 yếu tố trong sự phân tích này. Năm nhân từ kiếp quá khứ: Vô minh (Avijjha), Hành (Sankhāra) Tham ái (Taṇhā); Chấp thủ (Upādāna). Hữu
(Bhava).

b) Năm quả trong hiện tại: Tâm thức (Viññāṇa), Danh sắc (Nāma - rūpa), Lục căn (Salayatana), Xúc (Phassa) Thọ (Vedanā)

c) Năm nhân ở hiện tại: Ái, Thủ, Hữu, Vô minh và hành.

d) Năm quả ở tương lai: Thức, Danh sắc, Lục căn, Xúc và Thọ (Ðề cập đến tái sinh, già và chết. Sơ đồ 1- 4


WyNJcnP.jpeg
Lưu ý: (Xem sơ đồ 1-4)

a) Trong quá khứ, có 5 nhân xác định sự hiện hữu của chúng ta (bhava). Vô minh Avijjha(1) nhân chính, tạo quả, vì chúng ta không nhận thức được pháp siêu thế (lokuttura). Do vô minh này, sống trong Hiệp thế (kokiya), chúng ta tạo nghiệp -kamma; xấu lẫn tốt, được gọi là hành (Sankhāra) (2). Ví dụ; nếu chúng ta tu tập thiền chỉ- Thiền định để đạt thiền, chúng ta ở trong hiệp thế tạo nên hành (mặc dù nó tốt), và điều này dẫn đến tham ái (8).

Khi ái dục mạnh mẽ hơn, nó thay đổi đến thủ- uppadana (9): Khi chúng ta ham muốn một điều gì đó là tham ái, nhưng khi chúng ta đạt được, nó trở thành điều chấp thủ. Sự chấp thủ này dẫn đến hữu (bhava) (10).

Có 2 loại hữu: nghiệp hữu -Kamma-bhava, tiến trình tích cực của hữu (kiếp quá khứ), và uppati - bhava, tiến trình tái sinh. Kamma-bhava nghiệp hiện tại là thiện hoặc bất thiện, và xác định cho tương lai. Uppati-bhava là tiến trình đem lại định mệnh của sự hữu mới (sự thành hình mới) được quyết định bởi nghiệp hữu.

Mỗi trong 5 mối liên kết (Nidāna) từ quá khứ là duyên (paccaya) cho phần kế tiếp, và rồi quả trở thành duyên cho phần kế tiếp.

Hữu bao hàm sự tạo nghiệp (Kamma), bởi vì ở bất cứ hữu (bhava) chúng ta đang sống trong vòng luân hồi. Ðịnh luật của thực tướng pháp- sabhava-dhamma đó là thập nhị nhân duyên, nghĩa là khi hành giả tạo nên bất cứ nghiệp nào thì lãnh nghiệp đó - và không ai có thể tránh khỏi điều này, hoặc thay đổi kết quả. Ðây là định luật tự nhiên mang lại sự công bằng.

b) Năm quả này từ kiếp trước trong hiện tại tiêu biểu những phẩm chất khi chúng sinh ra được làm người.

c) Năm nhân trong hiện tại. Nhân thứ năm trong hiện tại (thọ) dẫn đến nhân thứ nhất trong hiện tại (tham ái) rồi dẫn đến (chấp thủ), bhava (hữu), và sau đó đến vô minh và hành nghiệp (8, 9, 10, 12). Bhava ở đây là upatti - bhava (tiến trình tái sinh), xác định một kiếp sống mới. Hữu này dẫn đến vô minh, bởi vì chúng sanh không nhận ra được Tứ Diệu Ðế. Sự kiện này tạo nên nghiệp (xấu và tốt) trở lại, rồi trở thành hành động.


Trong nhóm này, hành là khi hành giả đang thực hiện những hành động Kusala (thiện) hoặc akusala (bất thiện).

Bhava (hữu), trong nhóm này, có nghĩa là (nghiệp) Kamma đã được chấm dứt.

d) Năm quả trong tương lai.

Hành là duyên cho thức tái sinh (patisandhi - viññāṇa) Bốn phần kế tiếp là danh sắc trong kiếp hiện tại. Năm phần này tạo nên một tổng hợp của 20 phương thức. Hai mươi phương thức này giống như một bánh xe, nó không có sự khởi đầu hoặc kết thúc. Nhưng đức Phật biết rằng nhân chính là avijjha (vô minh).


Bánh Xe Luân Hồi (Bhava-cakka)
TyM0XB3.jpeg
Ở khía cạnh này, chúng ta nhìn vào Nidāna (mối liên kết) bằng thuật ngữ của ba sự liên kết:

a) Vòng phiền não (Kilesa)
b) Vòng nghiệp (Kamma)
c) Vòng quả (Vipāka)


a) Vòng Phiền não đề cập đến:
Vô minh (Avijjha) (1)
Tham ái (Taṇhā) (8)
Chấp thủ (Uppadana) (9)

b) Vòng Nghiệp đề cập đến:
Hữu (Bhava) (10)
Hành (Sankhāra) (2)

c) Vòng Quả đề cập đến:
Thức (Viññāṇa) (3)
Danh Sắc (Nāma-rūpa) (4)
Lục nhập (Salayatana) (5)
Xúc (Phassa) (6)
Thọ (Vedanā) (7)


Hai nhân của hành động (2 sơ đồ trên)

Ðể hiểu được thập nhị nhân duyên, điều quan trọng nhất là người ta phải biết rằng có hai nhân đưa đến hành động, vô minh và tham ái. Vô minh (avijjha) là nhân chính dẫn đến Taṇhā (tham ái), và tham ái là nhân chính cho vô minh. Vô minh là quá khứ và tham ái là hiện tại, nhưng cuối cùng chúng là các nhân với nhau -và vòng tròn có thể đi bằng 2 cách.(vẽ hình)

Nhân đầu tiên (mối liên kết) dẫn đến thọ, mối liên kết thứ 7. Sau đó nó dẫn đến tham ái (mối liên kết thứ 8 -), sau đó đến (9) thủ đến (10) hữu, đến (11) sanh và sau đó (12) già chết. Người tà kiến cho rằng không có nhân và quả; không có công đức (punna), không có xấu xa (papa) và không có tái sinh. Cho nên đức Phật cho rằng vô minh là nhân chính, để cho thấy có nhân (avijjha) và quả. Quả hiện tại là (3) thức tái sanh dẫn đến (4) danh sắc (5) lục nhập (6) xúc (7) thọ. Những mối liên kết này (3 - 7) trong hiện tại được tạo nên bởi vô minh (nhân) trong quá khứ và hành (1 & 2). Cho đến khi một người vẫn còn vô minh, sẽ có một quả.

Tham ái (8) được tạo ra bởi duyên của nó, thọ (7) dẫn đến thủ(9) và hữu (10). Rồi sau đó vòng tròn này quay trở lại vô minh (1) và hành (2). Năm phần này (8, 9, 10, 1, 2) là những nhân hiện tại và quả của (1) vô minh. Quả của vô minh (1) và hành(2) là để lập lại 3 - 7 (kiếp hiện tại) nữa.

Khi (8) tham ái được đạt đến 8, 9, 10, 1, 2 trở thành nhân trở lại trong hiện tại. Và như vậy bánh xe quay vòng tròn. Mỗi khi một người được tái sinh (11) 3 - 7 bắt đầu và sự kiện này dẫn đến (12) già và chết.

LME0jt0.jpeg


Nhìn thấy quả của tham ái, người có tà kiến cho rằng vạn vật thì thường còn, không có già hoặc đổi thay, hoặc một người với (raga-carita) tham sống mạnh mẽ có thể thấy rằng danh sắc dẫn đến già và chết. Trong vòng sinh và tử, chúng ta liên tục tái sinh trong ba cõi (loka) (kama - loka (dục giới); rūpa loka (sắc giới) và arūpa loka (vô sắc giới) - hoặc 31 cõi).

Ðể thoát khỏi điều này, chúng ta phải tu tập Tứ niệm xứ, theo những nguyên tắc được đặt ra trong kinh MahaSatipaṭṭhāna (Ðại niệm xứ), là yếu tố đầu tiên của 37 pháp trợ Bồ đề -Bodhipakkiyadhamma - và dẫn đến sự nhận thức được Tứ Diệu Ðế.


Chú thích :
[1] Lẽ dĩ nhiên, sự sanh và diệt của danh và sắc thì nhanh hơn một cảnh trong một phim - gấp
hàng ngàn lần.
[2] Ở đây, thọ, tưởng, hành (thông thường 5 uẩn) đang thực hiện chức năng sở hữu, nó đi đến
việc tạo nên thức uẩn.
[3] Có 3 loại nghiệp hành có thể xác định phạm vi của chúng ta: công đức hành, phi công đức
hành, an tịnh hành (4 thiền vô sắc)
[4] Có bốn hình thức yoni (tái sanh): 1) thai sanh, 2) noãn sanh, 3) thấp sanh, 4) hóa sanh
 
Sửa lần cuối:
Giáo lý Duyên Sinh ( 12 Duyên khởi ) và giáo lý Duyên hệ ( 24 Duyên tác động lẫn nhau) là những giáo lý khiến Phật Giáo khác biệt những tôn giáo khác. Góp phần đưa Phật giáo không chỉ là tôn giáo mà còn mang thêm thiên hướng về triết học, giáo tư tưởng hơn.

- Giáo lý Duyên sinh nói về sự hình thành danh sắc ( hồn xác) đời này và đời quá khứ, vị lai. Nói chung là mô tả vòng luân hồi của mọi chúng sinh.

- Giáo lý Duyên hệ là nói về sự tác động nhân quả trong đời sống lẫn nhau.

Một người muốn tu tập và giác ngộ hay hành thiền vipassana mà không biết về giáo lý này. Cá nhân t cảm thấy hành thiền là hành thiền cái gì ? Ngồi lim dim nghĩ bậy bạ hay để cái đầu rảnh rang nhìn tâm chói sáng. Học mà không hành là tủ sách còn hành mà không học là tu mù quá đúng trong trường hợp này

Đây là một phần giáo lý cốt lõi để tu tập thiền vipassana và tu hành nhưng không hiểu sao lại rất ít được dạy và bị bỏ ngỏ. Nếu phân tích một cách nghiêm túc và đào sâu thì rất khó và phức tạp nên t chỉ nói khái quát. Để dễ hiểu thì vừa xem hình vừa đọc chữ sẽ dễ hình dung hơn.

Tu Niệm Xứ qua lý Duyên Khởi là cơ hội tốt nhất để quán chiếu Tứ Đế, 12 Xứ, 18 giới, khía cạnh nhân quả và khía cạnh tam tướng của Danh Sắc. Cái tác động là nhân. Cái được tác động là quả. Cái nào có tham đi cùng là Tập Đế. Cái nào không có tham đi cùng là Khổ Đế. Các thành phần Danh Sắc tiếp nối nhau sanh diệt, gọi chung là sự sanh diệt của Khổ và Tập.

Người không có tu tập thì 6 căn đời này là điều kiện cho 6 căn đời sau. Mỗi giây phút thất niệm là một mối nối trên dòng sanh tử. Tu tập là tách rời các mối nối không để chúng tiếp tục kết nối nhau.


Tu Tứ Niệm Xứ qua giáo lý duyên khởi là hành trình quan sát Khổ Đế và Tập Đế. Từ Vô Minh đến Lão, Tử chỗ nào có tham là Tập Đế, chỗ nào không có tham ái là Khổ Đế.

Có rất nhiều cách phân thích 12 Duyên khởi. Tạm thời Phân tích theo A tỳ đàm. Cái này phải chơi 2 cái vòng + chú thích bên dưới nó mới sướng

hGCISp8.jpg




  1. Vô Minh trong Tứ Đế
    1. Bất tri trong Khổ Đế: Không biết 5 Uẩn là 3 Khổ (Khổ Khổ, Hoại Khổ, Hành Khổ)
    2. Bất tri trong Tập Đế: Không biết mọi thích thú của mình chỉ là đam mê trong 3 Khổ trước mắt và từ đó tạo ra 3 Khổ trong tương lai.
    3. Bất tri trong Diệt Đế: Không biết sự vắng mặt của Khổ Đế (Vô dư Níp bàn) và Tập Đế (Hữu dư Níp bàn) là cứu cánh cao nhất để thoát khỏi 3 Khổ.
    4. Bất tri trong Đạo Đế: Không biết rằng Bát Chánh Đạo là con đường duy nhất dẫn đến Diệt Đế.
  2. Vô Minh duyên Hành

    Vì 4 cái bất tri này mà phàm phu thỏa mãn khát vọng (Tập Đế) và chạy trốn những thực tế phũ phàng (Khổ Đế) bằng cách thực hiện các nghiệp thiện ác. Dầu trốn khổ bằng miếng ăn hay bằng việc đắc chứng các tầng thiền Vô Sắc cũng đều là cách giải quyết Khổ Đế bằng cách đầu tư vào Tập Đế; thay vì làm ngược lại là muốn lìa Khổ Đế phải bỏ Tập Đế.

  3. Hành duyên Thức

    Từ ý muốn sai lầm trốn khổ tìm vui phàm phu mới có tâm thiện ác. Tâm thiện ác tạo ra các tâm tái tục. Bản thân thiện ác là Tập Đế gián tiếp hay trực tiếp. Còn các tâm tái tục là đương nhiên là Khổ Đế rồi. Ngay cả các cảnh giới mà chúng ta hướng đến cũng nằm trong 3 Khổ. Ở các cõi thấp thì cón có Khổ Khổ. Ở các cõi cao thì chỉ có Hoại Khồ và Hành Khổ.

  4. Thức duyên Danh sắc

    Thức ở đây là các tâm tái tục (tâm đầu thai) dẫn sanh về các cõi có sắc hoặc không sắc, có tâm hoặc không tâm. Đến đấy thì chúng ta thấy không có ai đi đầu thai hết. Chỉ có tâm tái tục và Danh Sắc đầu đời mỗi kiếp sống. Ở cõi hữu sắc thì đầu kiếp sống có Sắc pháp. Ở cõi Vô Sắc thì trước sau chỉ có Danh pháp mà thôi. Gom chung các cõi thì dầu sanh ra ở đâu cũng chỉ là sự hiện hữu của Danh Sắc, không còn gì ngoài ra nữa.

  5. Danh Sắc duyên Lục Nhập

    Ở cõi Ngũ uẩn thì đôi lúc có đủ Lục Nhập (các cõi Dục giới), có lúc chỉ có 3 Nhập (các cõi Phạm Thiên Sắc giới hữu tâm). Còn ở cõi Tứ Uẩn (4 cõi Vô Sắc) thì chỉ có 1 Nhập là ý Xứ.
    Nghiệp 5 uẩn dẫn đến tâm tái tục 5 uẩn, tâm tái tục 5 uẩn dẫn đến sự có mặt của 6 Xứ ở cõi Ngũ Uẩn. Người không ham thích trong 5 trần sẽ không tạo nghiệp ái qua 5 Xứ đầu tiên (Nhãn, Nhĩ, Tỷ, Thiệt, Thân) vì vậy tâm tái tục của họ cũng không chứa chủng tử của 5 Căn vật chất và khi sanh ra kiếp sau ở cõi Phạm Thiên, thức tái tục của họ cũng không tạo đủ 6 Xứ.
    Người thích cảnh sắc thì gieo nghiệp có Nhãn Xứ. Thính ái gieo nghiệp có Nhĩ Xứ. Khí ái gieo nghiệp có Tỷ Xứ. Tức là thích trong cảnh nào (Tập Đế) sẽ tạo ra các Xứ tương ứng (Khổ Đế). Nói chung, Tập Đế kiểu nào sẽ tạo ra Khổ Đế tương đương.

  6. Lục Nhập duyên Xúc

    Được gọi là 6 Căn vì có 6 Cảnh và 6 Thức. Được gọi là 6 Thức vì có 6 Căn và 6 Cảnh. Được gọi là 6 Cảnh vì có 6 Căn và 6 Thức. Sự gặp gỡ của 3 thứ này gọi là Xúc. Có nghĩa là nếu bỏ đi 6 Xúc thì không còn gì để gọi là chúng sanh và thế giới.

  7. Xúc duyên Thọ

    Không khi nào có chuyện Xúc có mặt mà lại không có Thọ. Bên cạnh nhãn Xúc chắc chắn là nhãn Thọ. Bên cạnh thân Xúc chắc chắn là thân Thọ. Bên cạnh ý Xúc chắc chắn là ý Thọ. Còn đó là Thọ gì thì tùy trường hợp. Cái quan trọng là Xúc đóng vai trò điều kiện bắt buộc cho Thọ và Thọ được sinh ra từ Xúc. Dầu ta có là ai, phàm hay thánh, và dầu đó là cảnh gì, cảnh Siêu thế hay Hiệp thế, thì bên cạnh Xúc bắt buộc phải là Thọ. Nguyên tắc này áp dụng cho tất cả chúng sinh.

  8. Thọ duyên Ái

    Đây là vấn đề cốt lõi của cái gọi là dòng luân hồi hay sự khác biệt giữa phàm và thánh. Với một nội tâm không có tu tập thì sau Thọ thường là Ái. Nhãn Thọ gắn liền với sắc Ái, thân Thọ gắn liền với xúc Ái.

  9. Ái duyên Thủ

    Nói trên chi pháp thì Ái và Thủ chỉ là một, có điều là lúc thì Tham hợp tà, khi thì Tham ly tà mà thôi. Và cường độ khắn khít, thiết tha của tham ái được gọi là Thủ. Nên ở đây ta có thể nói Ái duyên Thủ rồi Thủ duyên Hữu cũng được, mà nói Ái duyên Hữu cũng không sai.

  10. Thủ duyên Hữu

    Duyên ở đây có nghĩa là tham ái hiển hiện qua tam nghiệp. Chính tam nghiệp mới là Nghiệp Hữu. Tam nghiệp ở đây là Tâm Sở Tư tác động thân nghiệp, khẩu nghiệp hay ý nghiệp. Tính trên pháp chi thì Hành và Nghiệp Hữu giống nhau, nhưng khi nói đến nhân quá khứ thì ta gọi là Hành, khi nói đến nhân hiện tại thì ta gọi là Nghiệp Hữu. Đây là cách gọi tên để giải thích vấn đề.

  11. Nghiệp Hữu duyên Sanh

    Từ Tâm Sở Tư trong Tam nghiệp nên mới có các tâm tái tục để làm nên một kiếp sống mới. Các Tâm Sở Tư trong Nghiệp Hữu là Tập Đế gián tiếp hay trực tiếp. Còn Tâm tái tục thì chắc chắn là Khổ Đế rồi.
    Có nghĩa là khi hành giả biết 6 trần bằng tâm tham hay tâm thiện thì hành giả có thể quán chiếu rằng đây là Nghiệp Hữu, hoặc đây là Thọ duyên Ái, hoặc đây là Tập Đế hiện tại cho Khổ Đế tương lai.

  12. Sanh duyên Lão, Tử Từ sự có mặt ở kiếp sống mới ta mới có các hệ lụy tiếp theo là già, chết, sầu, khổ. Không bao giờ có chuyện chỉ có sanh mà không có già và chết. Không có già theo cách Tục Đế thì cũng không có già theo cách Chân Đế.


Trên đây là phần trình bày sơ lược về giáo lý Duyên Khởi để làm nền tảng cho pháp môn Tâm Quán Niệm Xứ.

Khái quát con đường luân hồi và ra khỏi luân hồi.



P6R6Z4R.jpeg



Duyên Sinh chi tiết
 
Sửa lần cuối:

Duyên

Mọi sự ở đời phải được hộ trợ từ các điều kiện nó mới có mặt. Cái gì ở đời này nó cũng là cái duyên của vô số những cái nhân khác và bản thân nó lại là nhân cho vô số cái quả khác.

Tôi lập lại: Cái gì ở đời nó cũng được tạo ra bởi vô số điều kiện và bản thân nó lại là điều kiện để tạo ra vô số cái khác. Khi hiểu được cái này chúng ta có được những cái rất hay.

Thứ nhất chúng ta sống có trách nhiệm hơn, bởi vì chúng ta thấy rằng một câu nói, một suy nghĩ của mình có thể là điều kiện tạo ra vô vàn những cái tốt, cái xấu khác. Cho nên chúng ta sẽ sống có trách nhiệm hơn.

Thứ hai khi hiểu mọi sự là do duyên thì cái lòng của chúng ta mới có khả năng buông bỏ.

Thì trong 24 duyên tôi sẽ kể 4 duyên mà tôi cho là dễ hiểu nhất, không cần giải thích nhiều.
Thứ nhất có trường hợp nhân có trước hậu quả có sau gọi là "tiền sanh duyên".


Thứ 2 hậu quả có trước nhân duyên có sau gọi là "hậu sanh duyên".

Như vậy thì có trường hợp A giúp cho B bằng cách có mặt trước gọi là tiền sanh duyên. Ví dụ như do có bếp củi nên mới có khói, thì bếp củi là duyên có trước rồi khói là quả có sau, gọi là tiền sanh duyên. Nhưng hậu sinh duyên là sao?
Nhân có sau tức là sao? Chiều nay nhà mình có khách nên bây giờ mình phải nấu ăn, do nấu ăn cho nên mới có khói.
Như vậy chiều nay có khách, khách là nguyên nhân nhưng hậu quả là nhà mình có khói, nhà mình có nấu ăn.
Một là nó có mặt trước để hộ trợ cho cái sau, nhưng có khi nó có mặt sau để hộ trợ cho cái trước đó.

Rồi trường hợp thứ 3 là nhân quả phải có mặt cùng lúc.

Thí dụ bác sĩ và bệnh nhân. Không bao giờ có chuyện có bác sĩ mà không có bệnh nhân, chuyện đó không bao giờ có. Hippocrates có nói: khám bệnh là phải có bác sĩ và bệnh nhân, chứ không thể nào có bác sĩ mà không có bệnh nhân, nếu vậy thì đâu gọi là khám bệnh. Khám bệnh là bác sĩ và bệnh nhân cùng có mặt. Trường hợp này gọi là nhân quả cùng có mặt gọi là "câu sinh duyên".

Trường hợp thứ 4 mới ghê, gọi là "vô hữu duyên". Có nghĩa là giúp nhau bằng cách vắng mặt.

Tôi thích mấy cái này lắm. Giúp nhau bằng cách vắng mặt là sao. Các vị hiểu rồi chứ. Chính vì không có A nên B, C, F mới có mặt. Chính vì không có tiền cho nên nó mới có bao nhiêu là cớ sự xảy ra.

Thì chính vì không có tiền, sự vắng mặt của đồng tiền, nó là duyên cho vô số chuyện khác xảy ra. Không có ly dị với người cũ, người cũ không vắng mặt thì làm sao có người mới. Không nhổ cái răng cũ thì làm sao gắn cái răng giả, cái răng giả gắn vô chỗ nào?
Không vất cái thận cũ thì cái thận mới gắn vô chỗ nào? Không bỏ cái nhà cũ thì nhà mới cất vô chỗ nào? Cho nên đôi khi sự vắng mặt của cái này lại là điều kiện để mà hổ trợ giúp đỡ cho cái kia. Cho nên đạo Phật nói chữ duyên là nói xuất sắc vô cùng.

Tổng cộng là 24 duyên, tôi chỉ lựa ra 4 cái mà không cần phải giải thích một cách chuyên môn.

  1. Giúp nhau bằng cách có mặt trước.
  2. Giúp nhau bằng cách có mặt sau.
  3. Giúp nhau bằng cách cùng có mặt.
  4. Giúp nhau bằng cách vắng mặt.
Vắng mặt cũng là một cách giúp nhau nhé

. Cho nên có ai đó làm phiền tôi quá, tôi chỉ gởi họ một tin nhắn: "Con lạy bố xin bố giúp con bằng cách là vắng mặt, nói theo từ chuyên môn là vô hữu duyên, là ly khứ duyên." Nói vậy là hiểu rồi.

Có một ngày mà ai đó đề nghị mình như vậy là mình hiểu rồi. "Sư à, sư giúp con đi nghe, bằng ly khứ duyên đó sư."

Là tôi hiểu rồi. Hoặc là "Cô à, cô giúp tôi đi cô, bằng vô hữu duyên nghe cô." Là cô sẽ hiểu thôi. Nghĩa là em làm ơn biến khỏi cuộc đời tôi. Tôi xoá tên em ra khỏi cuộc đời của tôi, từ đây cuộc đời của tôi sẽ khác hơn, nhớ nghe.

24 DUYÊN (PACCAYO)
Siêu Lý Cao Học 24 Duyên - Sư cả Tịnh Sự - Mahāthero Santakicco
  1. Hetupaccayo
  2. Ārammaṇapaccayo
  3. Adhipatipaccayo
  4. Anantarapaccayo
  5. Samanantarapaccayo
  6. Sahajātapaccayo
  7. Aññamaññapaccayo
  8. Nissayapaccayo
  9. Upanissayapaccayo
  10. Purejātapaccayo
  11. Pacchājātapaccayo
  12. Āsevanapaccayo
  13. Kammapaccayo
  14. Vipākapaccayo
  15. Āhārapaccayo
  16. Indriyapaccayo
  17. Jhānapaccayo
  18. Maggapaccayo
  19. Sampayuttapaccayo
  20. Vippayuttapaccayo
  21. Atthipaccayo
  22. Natthipaccayo
  23. Vigatapaccayo
  24. Avigatapaccayo
Nhân duyên
Cảnh duyên
Trưởng duyên
Vô gián duyên
Đẳng vô gián duyên
Câu sanh duyên
Hỗ tương duyên
Y chỉ duyên
Cận y duyên
Tiền sanh duyên
Hậu sanh duyên
Trùng dụng duyên
Nghiệp duyên
Dị thục quả duyên
Vật thực duyên
Quyền duyên
Thiền na duyên
Đồ đạo duyên
Tương ưng duyên
Bất tương ưng duyên
Hiện hữu duyên
Vô hữu duyên
Ly khứ duyên
Bất ly duyên​
English: Patthana
 
Sửa lần cuối:
Giáo Lý Duyên Hệ - 24 Duyên

Người ta cứ hay nói "gặp nhau trong đời là cái duyên", hay là "hữu duyên thiên lý năng tương ngộ, vô duyên đối diện bất tương phùng", "Chư pháp trùng trùng duyên khởi"...

VẬY DUYÊN LÀ CÁI GÌ?


Vạn hữu ở đời đều trải qua các giai đoạn: thành - trụ - hoại - không bởi lực tác động của vô số các điều kiện, các thành tố. Các điều kiện và thành tố này được tóm gọn 1 chữ là DUYÊN. Chúng mắc nối ràng buộc chằn chịt với nhau mà vận hành. Ở mỗi trường hợp, lực tác động (Năng Duyên) gây ảnh hưởng lên cái bị tác động (Sở Duyên) bằng 1 tính chất nào đó, theo đó mà lực tác động này có 1 cách gọi tên tương ứng.

KHÁI LƯỢC VỀ DUYÊN HỆ, DUYÊN SINH

+ DUYÊN SINH (Duyên trợ sinh): là chuỗi mắc xích cấu tạo nên hành trình sinh tử của mọi loài có thức tánh chưa giác ngộ, với một chuỗi nhân quả ghép nối nhau của các cặp Nhân <-> Quả ; Thiện <-> Ác ; Vui <-> Khổ.


+ Nhân thiện lành đưa chúng sanh về cõi an vui, vui cho lắm rồi cũng hết, cuộc vui nào cũng đến lúc tàn.
+ Nhân xấu ác đưa chúng sanh về cõi khổ, khổ cùng cực rồi cũng có lúc qua,
+ Mà cái khổ ở chỗ là chúng nó cứ lên lên xuống xuống, qua qua lại lại, tới tới lui lui miết vậy không thôi.
Cái đó gọi là VÔ THƯỜNG: Dòng đời cứ là sự tiếp nối nhau của những thứ vô thường ấy...


+ DUYÊN HỆ (duyên trợ lực) : là những cách thức mà các mắc xích duyên sinh ấy kết nối, câu hữu, vận hành với nhau.

Về mối duyên hệ giữa duyên sinh & duyên hệ ta có thể hình dung qua ví dụ sau :
VD :
+ Con cái phải nhờ cha mẹ -> có mặt ở đời-> rồi lớn khôn : khía cạnh này hiểu Duyên Sinh
+ Cha Mẹ đã hỗ trợ cho con cái về các khía cạnh : thể chất di truyền, bú mớm cơm áo, y tế, học hành : khía cạnh này hiểu là Duyên Hệ

👉
Duyên Sinh giải thích vì đâu ta có mặt ở đời, Duyên Hệ cho ta biết hành trình xuất sanh rồi hiện hữu, phát triển, lão hóa rồi biến hoại ấy diễn ra như thế nào?

Giải thích sơ lược :

Bộ cuối cùng trong 7 bộ A-tỳ-đàm có dung lượng lớn nhất trong cả Tạng bàn về 24 cách quan hệ giữa Danh Sắc với nhau. Đây là cách phân tích rốt ráo nhất về sự hiện hữu của tất cả hữu vi.


  1. Nhân Duyên hetupaccaya: Gồm 6 nhân thiện và bất thiện trong mối tương quan với các tâm sở và sắc tâm, sắc nghiệp. 6 nhân được ví dụ như gốc rễ của một cội cây.

  2. Cảnh Duyên ārammaṇapaccaya: Là mối quan hệ giữa 6 cảnh đối với tâm và tâm sở. 6 Cảnh ở đây được ví dụ như cây gậy của người tàn tật.

  3. Trưởng Duyên adhipatipaccaya: Là mối quan hệ giữa Tứ Trưởng đối với các pháp đồng sanh, giống như quan hệ của một ông vua hay ông chủ đối với những người dưới quyền. Từ duyên gốc là Trưởng duyên, nếu phân tích thêm thì ta còn có 2 duyên nhánh là Cảnh Trưởng duyên (giúp bằng cách làm đối tượng lớn) và Câu Sanh Trưởng duyên (giúp bằng cách cùng xuất hiện và giữ vai trò chủ đạo).

  4. Vô Gián Duyên anantarapaccaya: Là khía cạnh tiếp nối nhau không gián đoạn của Danh pháp trước và sau. Chính sự tương tục triền miên này là bộ mặt Vô thường, Vô Ngã của pháp hữu vi. Mối quan hệ này được ví dụ bằng hình ảnh một vị thái tử kế thừa ngai vàng của vua cha.

  5. Đẳng Vô Gián Duyên samanantarapaccaya: Giống hệt như Vô Gián duyên. Kinh nói Phật giảng thêm duyên này vì nhắm đến những vị trời chưa kịp hiểu Vô Gián duyên.

  6. Câu Sanh Duyên sahajātapaccaya: Là sự quan hệ giữa những thứ Danh Sắc phải đồng thời xuất hiện chung nhau mới có mặt được. Hình ảnh ví dụ là ngọn lửa mồi và ánh sáng của một ngọn đèn dầu.

  7. Hỗ Tương Duyên aññamaññapaccaya: Là mối quan hệ giữa các pháp với nhau qua mô hình cái này phải tựa vào cái kia như một cái vạc ba chân: Chân nào cũng tuyệt đối quan trọng đối với hai chân còn lại.

  8. Y Chỉ Duyên nissayapaccaya: Là mối quan hệ giữa các pháp với nhau trong trường hợp A giúp B bằnh cách làm chỗ dựa. Hình ảnh ví dụ là một người qua sông phải nhờ con thuyền hay mặt đất đối với các loài sinh vật trên cạn.

  9. Cận Y Duyên upanisayapaccaya: Là sự tiếp sức lẫn nhau giữa các pháp như mưa đối với cây cỏ hay cha mẹ đối với con cái.

  10. Tiền Sanh Duyên purejātapaccaya: Là sự hỗ trợ giữa các pháp với nhau bằng cách có trước để làm nền tảng. Như mặt trăng và mặt trời đối với các sinh vật trên hành tinh.

  11. Hậu Sanh Duyên pacchājātapaccaya: Là trường hợp các pháp hỗ trợ nhau bằng cách xuất hiện muộn hơn. Hình ảnh ví dụ là một chú kên kên con. Theo luật thiên nhiên, kên kên mẹ không mớm mồi cho con, nên sau khi nở ra, có hình hài rồi, kên kên con phải tự tìm thức ăn. Cơn đói của kên kên con là Hậu Sanh duyên cho hình hài của nó.

  12. Trùng Dụng Duyên āsevanapaccaya: Là trường hợp các pháp giúp nhau bằng cách lập lại nhiều lần tác dụng của mình. Đây cũng là chuyện thường thấy trong thiên nhiên. Nói rốt ráo thì chi pháp của duyên này thuộc về nội tâm chúng sinh (giai đoạn Đổng lực) nhưng khía cạnh trùng dụng thì ta có thể bắt gặp ở bất cứ đâu trong đời sống thường nhật. Như việc người ta phải đọc lại đôi lần để hiểu một đoạn văn khó, hay như một cái chuông gió, một dòng nước suối…chỉ có thể làm được việc khi chúng tái hiện nhiều lần cách vận động cũ.

  13. Nghiệp Duyên kammapaccaya: Là trường hợp tâm sở Tư tác động lên các pháp cùng sanh hay sanh sau mình. Kể cả trường hợp tiền nghiệp quá khứ (tâm sở Tư trong nghiệp thiện ác kiếp xưa) đối với 5 uẩn bây giờ cũng là trường hợp Nghiệp duyên.

  14. Dị Thục Duyên vipākapaccaya: Quả báo phải do nhân trước mà có, và nhân trước phải có quả sau mới được định danh (gọi tên). Như để gọi đó là nhân dục giới hay đáo đại thì phải xem quả của nó là gì. Khi các pháp giúp nhau trong vai trò một quả báo dị thục thì được gọi là Quả duyên.

  15. Vật Thực Duyên āhārapaccaya: Mối quan hệ giữa các pháp với nhau khi A giúp B trong vai trò dưỡng tố, ở đây là một trong Tứ Thực.

  16. Quyền Duyên indriyapaccaya: Là sự trợ giúp của một trong 22 Quyền đối với các pháp khác, như sự hỗ trợ của các vị bộ trưởng trong các ngành.

  17. Thiền Na Duyên jhānapaccaya: Là sự trợ giúp của 7 chi thiền (Tầm, Tứ, Hỷ, Lạc, Định, Ưu, Xả) đối với các pháp khác, Danh hoặc Sắc. Chi thiền ở đây gồm cả thiện lẫn ác.

  18. Đồ Đạo Duyên maggapaccaya: Là sự trợ giúp của 12 chi đạo (8 chánh đạo và tà kiến, tà định, tà cần, tà tư duy) đối với Danh Sắc thích ứng.

  19. Tương Ưng Duyên sampayuttapaccaya: Là trường hợp Danh pháp hỗ trợ nhau bằng cách đan xen hoà quyện vào nhau. Cách hỗ trợ này không thể kể Sắc pháp. Duyên này được ví dụ bằng hình ảnh của các thứ dịch chất trong một chiếc lọ.

  20. Bất Tương Ưng Duyên vippayuttapaccaya: Là trường hợp các pháp hỗ trợ nhau mà vẫn giữ riêng vị thế độc lập. Duyên này được ví dụ như các món nữ trang trong một chiếc hộp, hay từng thứ linh kiện trong một cổ máy.

  21. Hiện Hữu Duyên atthipaccaya: Là trường hợp các pháp giúp nhau bằng cách cùng có mặt như bà mẹ đối với đứa bé.

  22. Vô Hữu Duyên natthipaccaya: Là trường hợp các pháp giúp nhau bằng sự vắng mặt của mình, khoa học hiện đại gọi đó là luật Phủ Định, cái này phải mất đi để nhường chỗ cho cái khác.

  23. Ly Khứ Duyên vigatapaccaya: Là trường hợp các pháp giúp nhau bằng cách rời nhau, giống hệt như trường hợp Vô Hữu duyên.

  24. Bất Ly Duyên avigatapaccaya: Là trường hợp các pháp giúp nhau bằng cách không rời nhau, giống hệt trường hợp Hiện Hữu duyên.

Kinh nói chỉ có Phật trí Toàn Giác mới có thể trình bày rốt ráo giáo lý Duyên Hệ này và chỉ có giáo lý Duyên Hệ mới là bản chất tận cùng của thế giới và điều thú vị là lâu nay nhiều thế hệ tăng tục Miến Điện vẫn xem bài tụng 24 Duyên là mật chú để trừ tà, xua đuổi mãnh thú hay ngăn chận thiên tai rất hiệu quả.
 
Sửa lần cuối:
CHI TIẾT CÁC DUYÊN HỆ


1/ Cảnh Duyên :


Là lực đẩy hay tác động từ những gì ta nhận biết trong đời sống qua 6 giác quan.

Đời sống là sự cộng ghép của 6 căn + 6 trần. Tùy thuộc vào sự có mặt của 6 căn + 6 trần đó mà cõi sống của chúng ta ra sao ( sống với 6 căn, trần đó như thế nào -> kết quả như vậy ).

Bước đi triệt để là thực hành Tứ Niệm Xứ để xem 6 trần như nhau, không còn Thiện, Ác, Buồn, Vui mà chỉ còn sự quan sát với Tuệ hành xả, cái tính Sanh - Diệt của mọi thứ.

2/ Nhân Duyên :

Là lực đẩy của khía cạnh thiện, ác trong tâm lý của đời sống chúng sinh.
- Thập thiện, thập độ, 37 phẩm Bồ Đề - đều nằm trong nhân duyên

3/ Nghiệp Duyên:

Các hành nghiệp: thân khẩu ý làm duyên hay là điều kiện, cho các quả trổ khi các điều kiện hội đủ. "PHÀM LÀM CHUYỆN (NGHIỆP) GÌ, CŨNG PHẢI NGHĨ ĐẾN HẬU QUẢ CỦA NÓ


4/ Quả Duyên (Dị Thục Duyên) :

Là lực đẩy của thiện ác từ quá khứ, hiện tại, vị lai
· Toàn bộ đời sống của chúng ta nằm trên lực đẩy của Nhân và Quả
+ Quả hiện tại là do Nhân của quá khứ,
+ Nhân hiện tại sẽ cho quả tương lai
+ Quả là nền tảng, là phương tiện, là điều kiện để tiếp tục gieo tạo nhân.


5/ Đồ Đạo Duyên :

Dầu muốn dầu không, dầu vô tình hay hữu ý, trong từng phút trôi qua, với dòng chảy liên tục của các hành: thân, khẩu, ý, ta luôn có mặt trên những CON ĐƯỜNG dẫn về đâu đó bởi 8 cặp đạo đối trọng nhau:
- Chánh kiến <=> tà kiến
- Chánh tư duy <=> tà tư duy
- Chánh ngữ <=> tà ngữ
- Chánh nghiệp <=> tà nghiệp
- Chánh mạng <=> tà mạng
- Chánh tinh tấn <=> tà tinh tấn
- Chánh niệm <=> tà niệm
- Chánh định <=> tà định


6/ Trưởng Duyên :

Là lực đẩy của những khía cạnh tâm lý mà ta thường sống trong đó mà không hề lưu ý. Đó là những gì tô đậm nhất trong đời sống của mình ( là hành trình nhân duyên )

- Bất cứ chuyện đời hay chuyện đạo ta cũng luôn cần đến 4 nguồn năng lượng chủ lực này :

+ Một ước muốn tha thiết – Dục : phải có ước muốn tha thiết trong cái ác thì ta mới có thể thực hiện điều đại ác – và ngược lại.
+ Một sự nỗ lực đúng mức – Cần
+ Một tâm thái thích hợp – Tâm : việc nào cũng đòi hỏi một tâm tham hay tâm sân mãnh liệt, có việc phải đòi hỏi một nội tâm ly dục & thiền định, có việc phải nhờ đến trí tuệ thánh nhân
+ Nhận thức về đường hướng hoạt động – Thẩm ( Trí Tuệ ) : với người làm việc lành không thể thiếu ánh sáng của trí tuệ, và một việc ác rất cần bóng tối của vô minh.


7/ Thường Cận Y Duyên : ( trong 12 duyên luôn có duyên này )

Là thói quen được hình thành do Ghét và Thích. Vấn đề ghét gì, thích gì LẶP LẠI NHIỀU LẦN thành thường cận y
Tất cả 12 Nhân Duyên đều có Thường Cận Y Duyên này
Bất cứ một hành tốt xấu nào trong tâm thức đều để lại một dấu ấn -> gọi là thường cận y duyên


8/ Quyền Duyên : ( Quyền: thành phẩn chủ yếu, thành tố căn bản )

Là lực đẩy căn bản của 22 thành tố căn bản làm nên sự hiện hữu gồm :

+ 5 thần kinh ( 5 quyền vật chất )
:Thị, thính , khứu, vị , xúc giác( vạn vật chỉ tồn tại khi được ta nhận biết )

+ 2 sắc tố giới tính : Chúng sanh trong cõi Dục mới có nam, nữ. Sắc và Vô Sắc không có phái tính. Trong 5 dục vấn đề Nam nữ là hàng đầu ( dục phái tính )

+ 1 Mạng Quyền : ( sinh lực , sức sống ) của mỗi người trong vũ trụ ( Danh Mạng Quyền )

+ 1 Tâm

+ 5 Quyền Tâm Linh ( Tín, Tấn , Niệm , Định, Tuệ )


o Tín Quyền : niềm tin căn cứ trên cơ sở của trí tuệ

o Tấn Quyền : là sự nỗ lực trong việc làm

o Niệm : là sự cẩn trọng, lưu ý, phòng hộ, cảnh chừng, nhắc nhở

o Định : khả năng tập trung tư tưởng. Có 2 nguồn ( do công việc , do tu tập )


o Tuệ : có 3 nguồn :

· Văn : nghe học đọc từ người khác
· Tư : là khả năng thấm thía, tiêu hóa thông qua sự suy nghĩ của cá nhân
· Tu : là khả năng liên quan đến công phu thiền định hay thiền tuệ.

- Người tu thiền Định có trí sắc bén, nhanh nhạy hơn người bình thường nhờ sự hỗ trợ của Định Quyền (khả năng tập trung tư tưởng).
- Người tu thiền Tuệ - Tứ Niệm Xứ có trí sắc bén, nhanh nhạy hơn người bình thường nhờ sự hỗ trợ của Niệm Quyền.
- Người cõi Dục nhờ có được 5 Quyền này mới có điều kiện tâm lý để sống thiện và an lạc hơn người.
- Ở mức độ cao hơn cõi Dục Giới, thì 5 quyền này có điều kiện sanh về cõi Phạm Thiên.
- Ở người đủ túc duyên giải thoát thì 5 quyền này là điều kiện giúp họ chứng Thánh.

- Chính 5 quyền này cấu tạo nên vũ trụ và chúng sinh.
+ 5 cảm thọ thân và tâm
(khổ-khổ thân , ưu – khổ tâm, lạc - sướng thân , hỷ - vui lòng , xả - cảm giác hờ hững không buồn vui sướng khổ ) :
. Lý do và điều kiện sướng khổ của chúng sinh không hề giống nhau. Tùy phước duyên và trình độ nhận thức mà mỗi người thích cái gì, thích như thế nào / ghét cái gì, ghét thế nào:
* Chúng sinh cõi Dục buồn vui sướng khổ trên cơ sở vật chất.
* Chúng sinh cõi thiền định không còn buồn khổ mà chỉ còn vui sướng nhưng không trên cơ sở vật chất mà trên nền tảng Thiền Định. Như vậy chỉ cần nhìn cảm thọ của chúng sinh ta sẽ biết họ thuộc tầng lớp nào và vì sao lại như vậy. Nói thế có nghĩa là Cảm Thọ là một thành tố quan trọng cấu tạo nên vũ trụ

+ 3 khả năng Nhận Thức : ở đây bao gồm 2 Phàm Trí & 1 Thánh Trí :
* Phàm Trí :
1 phàm trí giúp nhận biết lý Nhân Quả để làm lành lánh dữ, và 1 phàm trí hiểu biết Lý Tam Tướng (Vô Thường, Khổ, Vô Ngã) để mà khởi tâm nhàm chán sinh tử, cầu đạo Giải thoát.

* Thánh Trí : 1 trí hiểu biết nhân quả để biết cái gì cũng do duyên cấu tạo . 1 trí thấu ngộ lý Tam Tướng để cắt đứt phiền não. Hai loại thánh trí này lại chia thành 3 cấp độ :

.a/ Vị Tri Quyền : là trí sơ quả - Tu Đà Hườn thấy được Tứ Đế ( 2 điều vừa nói trên ) ở mức độ thánh nhân lần đầu tiên, cái thấy đó đủ mạnh để vị này chấm dứt vĩnh viễn thân kiến, hoài nghi và giới cấm thủ, đồng thời rút ngắn khả năng luân hồi, chỉ còn kéo dài tối đa trong 7 kiếp.

. b/Dĩ Tri Quyền : là trí tuệ của 2 tầng thánh giữa, tiếp tục thấy lại 2 điều trên với sự thuần thục của một người làm lại điều mình đã làm, thấy lại điều mình đã thấy.

. c/ Cụ Tri Quyền : là trí tuệ A La Hán nhận biết rốt ráo Tứ Đế không còn góc khuất nào, và do vậy chấm dứt vĩnh viễn tất cả phiền não, không còn tái sinh thêm một kiếp nào nữa.

Sở dĩ nói trí tuệ là chất liệu cấu tạo nên vũ trụ là vì toàn bộ vũ trụ có được là do sự thiếu vắng Trí Tuệ trong 4 Đế. Thánh trí có lúc nào -> lìa bỏ vô minh lúc đó.

Bonus : Thích ghét gì bằng càng ít căn càng tốt . Ái bằng 1 vài trong 6 căn thì cũng còn đỡ , còn ái đắm say cuồng nhiệt bằng cả 6 căn thì le lưỡi )

Câu hỏi : Vì sao trí tuệ là chất liệu cấu tạo nên vũ trụ ?

- Do vô minh trong 4 Đế -> tạo các nghiệp thiện ác -> tạo tâm đầu thai các cõi -> có danh sắc đi đầu thai , có cõi ( cấu tạo nên vũ trụ ).
- Nếu có trí tuệ thánh nhân thì ngược lại.

9/ Tiền Sanh Duyên :

Là lực đẩy của cái trước cho cái sau có mặt. Hay nói cách khác những gì ta làm bây giờ là duyên cho tương lai.
Cái nhân có trước . Bất cứ cái gì bây giờ làm đểu để lại quả.
VD : Tôi dọn xe để chiều tôi đi chợ. Dọn xe là Tiền sanh duyên cho đi chợ.



10/ Hậu Sanh Duyên :

Là lực đẩy của cái sau tác động cho cái trước có mặt. Hay nói cách khác những gì bây là thừa tiếp của quá khứ
VD : Vì chiều nay đi chợ nên tôi dọn chiếc xe . Đi chợ là hậu sanh duyên cho việc dọn xe
Ví dụ Ngày thứ 3 là Tiền Sanh Duyên của Ngày Thứ 4, Nhưng là Hậu Sanh Duyên của Ngày Thứ 2.



11/ Vô Gián Duyên & Đẳng Vô Gián Duyên

Là lực đẩy cho sự liên tục, nối tiếp, không gián đoạn.
Tu hành là làm gián đoạn những thứ không cần liên tục, và giữ liên tục những thứ cần phải gián đoạn.

12. Vô Hữu Duyên :

Nhờ vào sự vắng mặt của A mà B mới có mặt. Mối quan hệ như vậy gọi là Vô Hữu Duyên
Vd: vì không có bệnh nên tôi mới ăn uống thoải mái, sống vui khỏe. Vì không có chìa khóa nên không mở cửa được...

13. Câu Sanh Duyên :

Nhờ sự có mặt đồng thời của A & B mà cả hai mới có mặt ( đôi khi cùng lúc là điều kiện cho cái gì đó vận hành ).

14/ Hiện Hữu Duyên & Bất Ly Duyên

Là lực đẩy có được từ sự có mặt của cái gì đó.
Nhờ sự có mặt này thì cái kia mới có mặt ( Này là nền của cái khác ).
A giúp B bằng sự có mặt.

15/ Ly Khứ Duyên :

Là lực đẩy có được từ sự có vắng mặt của cái gì đó.
A giúp B bằng sự vắng mặt
· Một cái được thêm vào thì có nhiều thứ khác bị lấy ra. Một cái bị lấy ra thì nhiều thứ khác được thêm vào.
VD : nhờ có hạnh lành này có mặt -> kéo theo hạnh lành kia có mặt



16 / Thiền Na Duyên :

Là lực đẩy có được từ việc đốt cháy hay xóa bỏ cái gì đó. Gồm có 7 sức đốt ( 7 thứ lửa ) còn gọi là 7 chi thiền gồm : Tầm, Tứ, Hỷ, Lạc, Định, Ưu, Xã

- Tầm : là khả năng hướng tâm đến cảnh
- Tứ : là trạng thái quan sát đối tượng

· Trong kinh ví dụ Tầm như động tác bay tới của con ong, Tứ là động tác vờn quanh đóa hoa, 2 tâm sở này có mặt ở tất cả chúng sanh hưởng dục và ở tầng Sơ Thiền ( vốn ly dục nhưng chưa đủ mạnh ). Khi nào tâm ly dục rồi thì để nhận biết đối tượng ta cần bỏ 2 tâm sở này. Ngay cả với 1 vị A La Hán tuy đã ly dục tuyệt đối nhưng khi nào tâm không trú thiền ( tức còn đang sống với 5 trần cảnh vật chất ) thì cũng phải xài 2 tâm này. Nói vậy có nghĩa là sự có mặt của 2 tâm sở này ngăn chặn sự có mặt của các tầng thiền từ Nhị Thiền trở lên. Tầm, Tứ giống cây nạng của người tàn tật, người nào còn dùng thì là do sức khỏe có vấn đề.

· Thiền mà bị chướng ngại thì phải xét lại : giới luật, sự hối hận ( làm lỗi với ai chưa xin lỗi ), lời hứa chưa làm, công việc chưa xong, vật thực có thích hợp, đề mục có thích hợp.



17/ Vật Thực Duyên :

Toàn bộ vũ trụ gồm trời đất và chúng sinh trong đó với cả tinh thần và vật chất đều luôn tồn tại và vận hành với sự nuôi dưỡng của các dưỡng tố. Tinh thần có thức ăn của tinh thần, vật chất có thức ăn của vật chất. Từ hòn đá, ngọn cỏ cho đến đời sống tâm linh của một bậc thánh thảy đều nhờ đến dưỡng tố. Đức Phật thường nhắc đến 4 thực phẩm nuôi sống muôn loài muôn vật:

a/ Đoàn Thực : là thực phẩm nuôi dưỡng thân xác của động vật. Tùy thuộc vào thức ăn và thể tạng của từng người mà bữa ăn nào có lợi và có hại cho thân xác của ta.

b/ Xúc Thực : là hoạt động của 6 căn trước 6 trần. Tùy thuộc vào ta đang sống nhiều với trần cảnh nào mà phẩm chất của đời sống ta theo đó mà được quyết định. Có những thứ chủ đề tinh thần càng theo đuổi giúp ta đi lên, ngược lại có thứ đẩy ta đi xuống.

c/ Tư Niệm Thực : là chủ ý hành động trong từng phút giây của đời sống ( Tâm sở Tư ). Cũng chính là xúc thực chia chẻ ra

d/ Thức Thực : là tâm đầu thai vào các cõi, được tạo ra từ Tư Niệm Thực ( Tùy vào đầu thai bằng tâm gì mà anh sẽ mang thân tương ứng với người đó )

18. Hỗ Tương Duyên :

Là lực đẩy qua lại giữa nhân và quả. Nhờ vậy quả được hỗ trợ
VD như cả hai cùng khiêng 1 vật nặng.

19. Tương Ưng Duyên & Bất Tương Ưng Duyên :

Là lực đẩy có được từ sự độc lập, sự chắp nối hay cách ly của các pháp.

Vd: nước + đường + chanh là tương ưng duyên

Còn cái ly đựng tụi nó, hay cái muỗng khuấy tụi nó là bất tương ưng duyên, chứ mà tương ưng hòa tan luôn thì...
Toàn bộ thế giới này là dòng chảy liên tục bởi các DUYÊN ấy, được thiết lập trên nền tảng của hai thứ giả niệm – Hạnh phúc & Đau khổ:
+ Hạnh phúc là sự có mặt cái ta thích, vắng mặt cái ta ghét
+ Đau khổ là sự có mặt cái ta ghét, vắng mặt cái ta thích
+ Hạnh phúc là tìm được, "tạm" giữ được cái ta thích, "tạm" né tránh được cái ta ghét.
+ Đau khổ là tìm ko được cái ta thích, né tránh ko đc cái ta ghét.

Vậy cái THÍCH hay GHÉT đó ở đâu ra ??
Do 3 yếu tố (khuynh hướng tâm lý, môi trường sống, tiền nghiệp) ra sao mà chúng ta Thích và Ghét khác nhau. Chính từ cái thích & ghét đó mới nảy sinh hành nghiệp Thiện hay hành Ác, rồi phải thọ lãnh cảm thọ - Hạnh phúc hay Đau khổ.
Thế giới được gọi là vọng ảo vì không có gì là nam, nữ, sông, núi, người, vật, cây cỏ, linh hồn, bản ngã …. Quy nạp rốt ráo lại từ tính thế tục về tính uyên nguyên, bản thể thì nó chỉ gồm lục đại ( 6 thứ ) ráp lại gồm :
+ Tứ Đại: đất, nước, lửa, gió (thuộc sắc pháp)
+ Hư Không (thuộc sắc pháp)
+ Thức (thuộc về danh pháp, là yếu tố tinh thần gồm Tâm và Tâm sở)

6 thứ này ráp lại gọi là vũ trụ, làm nên 6 căn & 6 trần
6 trần được gọi là 6 trần khi được 6 căn biết <-> và ngược lại, 6 căn chỉ được gọi là 6 căn khi có sự biết 6 trần.

+ Sanh tử luân hồi là do Vô Minh trong 4 Đế - không biết 6 căn , 6 trần là của nợ, là gánh nặng, là phiền lụy, là chướng ngại, là đau khổ nên cứ mãi trốn khổ tìm vui bằng cách đầu tư vào Thiện , Ác, Buồn, Vui,.rồi cứ chấp thủ "Ta, của Ta", thế là cuồng nhiệt gồng gánh mang xách chúng nó đi tới đi lui khắp cùng cái tam giới này, lúc sướng thì vênh váo enjoy, lúc khổ thì le lưỡi than trách...
Dòng Luân hồi chỉ là chuỗi quẩn quanh xoay vòng bởi bánh xe duyên sinh duyên hệ ấy...

vAxqg4M.jpg



Nghiên cứu chuyên sâu 24 Duyên Hệ
 
Top