Phân Tích và Định Giá Cổ Phiếu Trong 3 Phút

dannycumback

Trẻ trâu

MWG: Cơ hội tuyệt vời để sở hữu doanh nghiệp top 1 ngành tăng trưởng cao trong dài hạn (Update)​

Cổ phiếu MWG của CTCP Thế giới di động đang được giao dịch ở vùng P/B thấp nhất 10 năm ~ 2.6 lần.

mwg


Diễn biến định giá P/B của MWG trong 10 năm gần nhất

Lần gần nhất doanh nghiệp có mức định giá này là tháng 4 – 2020 khi dịch Covid-19 bùng phát mạnh.

Theo tôi, đây là thời điểm tuyệt vời để sở hữu cổ phiếu MWG, một trong những doanh nghiệp có chất lượng thuộc hàng top 1 trên thị trường chứng khoán hiện nay.

Tình hình hoạt động của MWG trong 2022

Theo báo cáo kết quả kinh doanh năm 2022 của MWG, đây là năm đầu tiên công ty tăng trưởng âm sau hơn 10 năm…

mwg


Tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận MWG

Do những biến động khó lường từ các yếu tố vĩ mô, làm sức mua của người dân giảm và ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt động kinh doanh của Thế giới di động.

Theo đó MWG đạt 133.4 nghìn tỷ doanh thu (+8.5% YoY) và lợi nhuận sau thuế đạt 4.1 nghìn tỷ (-16.3% YoY).

Đáng chú ý hơn là sau 9 tháng đầu năm tăng trưởng dương, kết quả kinh doanh quý 4 – 2022 của công ty mới thực sự giảm mạnh:

  • Doanh thu quý 4 đạt 30.8 nghìn tỷ (-17.5% YoY)
  • Lợi nhuận sau thuế quý 4 đạt 619 tỷ (-60% YoY)
Điều này cho thấy những khó khăn của doanh nghiệp mới chỉ bắt đầu và rất có thể 2023 mới là năm MWG chịu ảnh nặng nề nhất.

Tuy nhiên thị trường chứng khoán không đợi kết quả kinh doanh của MWG mà đã phản ánh phần nào vào trong định giá doanh nghiệp…

mwg


Giá cổ phiếu MWG đã giảm gần 40% trong 1 năm gần nhất.

mwg


Biểu đồ P/B lịch sử 10 năm của MWG

Mức định giá P/B cũng đang vào vùng thấp nhất 10 năm cực kì hấp dẫn ~ 2.6 lần.

Tuy nhiên định giá rẻ hoàn toàn có thể rẻ hơn…

Câu hỏi quan trọng nhất lúc này mà bạn cần trả lời là: Tương lai của MWG trong dài hạn?

Tiềm năng của MWG trong dài hạn

Tôi cho rằng MWG sẽ trở lại đà tăng trưởng của mình bởi 2 lý do:

  • Ngành bán lẻ Việt Nam tăng trưởng cao trong dài hạn
  • MWG vẫn duy trì vị thế top 1 trong ngành

Ngành bán lẻ Việt Nam tăng trưởng cao trong dài hạn

Năm 2022, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt 5,679 nghìn tỷ đồng (+19.8% YoY).

mwg


Doanh số bán lẻ hàng hóa đạt 4,475 nghìn tỷ (+14.4% YoY)

Nhiều chuyên gia dự báo, doanh số bán lẻ hàng hóa năm 2023 tuy gặp khó khăn nhưng sẽ tăng tốc vào nửa cuối năm và đạt mức tăng trưởng 8 – 9% cả năm.

Theo tôi, ngành bán lẻ Việt Nam vẫn còn rất sáng trong dài hạn nhờ:

  • Thị trường 100 triệu dân đang trong thời kỳ cơ cấu “dân số vàng” và có mức thu nhập bình quân tăng nhanh 8%/năm tới năm 2030
  • Tăng trưởng GDP bình quân ở mức cao, trên 6.5%/năm giai đoạn 2022 – 2030
  • Vốn FDI tiếp tục coi Việt Nam là điểm đến đầu tư hấp dẫn trong dài hạn
Qua đó doanh số bán lẻ hàng hóa được dự báo sẽ tăng ~ 10%/năm cho tới 2030.

Chính điều này tạo dư địa tăng trưởng trong dài hạn rất lớn cho các doanh nghiệp bán lẻ trong ngành.

Hàng loạt các ông lớn trong ngành như Central Retail (Big C), Aeon, Lotte đều đang rất nỗ lực mở rộng quy mô tại Việt Nam bất chấp dịch Covid hay chính sách tiền tệ thắt chặt.

MWG vẫn duy trì vị thế top 1 chuỗi bán lẻ trong dài hạn

Theo báo cáo nhập nhật kết quả kinh doanh 12 tháng, MWG vẫn liên tục mở rộng thị phần ấn tượng ở mảng di động và điện máy…

Thế giới di động và điện máy xanh

Cả năm 2022, thế giới di động và điện máy xanh đều ghi nhận tăng trưởng hai chữ số so với 2021:

  • Mô hình Điện máy xanh Supermini vượt mốc 1.000 cửa hàng tạo ra doanh thu 10 nghìn tỷ (+50% YoY)
  • Thử nghiệm thành công TopZone, mở đến cửa hàng thứ 100 đem lại 2.600 tỷ doanh thu năm 2022. Theo đó doanh số sản phẩm Apple trên toàn hệ thống TGDĐ và ĐMX tăng 40% YoY
  • Điện thoại, điện lạnh và gia dụng tăng trưởng 10 – 20% YoY
  • Ngành đồng hồ tăng đạt 2.000 tỷ doanh thu (+30% YoY)
  • Laptop ghi nhận doanh thu 5.300 tỷ (-5% so với đỉnh 2021)
  • Đặc biệt, doanh thu Online cao nhất từ trước tới nay đạt 18 nghìn tỷ (+35% YoY). Đóng góp 17% trong chuỗi TGDĐ và ĐMX
mwg


Qua đó giúp thị phần của MWG ngày càng mở rộng trong mảng điện thoại và điện máy.

Đặc biệt, tôi cực kỳ bất ngờ với doanh thu online tăng trưởng ấn tượng của MWG.

Theo chia sẻ của chủ tịch Nguyễn Đức Tài trong đợt IR gần nhất, doanh số bán hàng điện tử điện máy của các hãng thương mại điện tử trong năm 2022 giảm nhưng doanh số online của MWG vẫn tăng mạnh.

Điều này phần nào cho thấy MWG đang tận dụng rất tốt lợi thế hệ thống 3,500 cửa hàng trên cả nước để làm bàn đạp phát triển bán hàng Online.

Qua đó xóa tan lo ngại MWG sẽ bị mất thị phần vào các trang bán hàng trực tuyến.

Quân bài chủ lực Bách hóa xanh

Theo ước tính của VDSC, quy mô bán lẻ bách hóa (grocery) vào khoảng xấp xỉ 60 tỷ USD năm 2021, lớn hơn gấp 7 lần cả bán lẻ điện thoại và điện máy cộng lại.

Nếu thành công với Bách hóa xanh, MWG sẽ giải quyết được bài toán tăng trưởng trong vòng 10 năm tới!

Đặc biệt hơn, có tới 70% thị phần của nhóm bách hóa này đang nằm trong nhóm các chợ truyền thống, cửa hàng tạp hóa nhỏ lẻ (thị trường phân mảnh)…

Theo tôi, xu hướng chuyển dịch từ bán lẻ truyền thống sang dạng chuỗi hiện đại là xu hướng không thể tránh khỏi.

Bạn có thể thấy rất nhiều doanh nghiệp đã thành công rực rỡ nhờ xu hướng chuyển dịch này:

  • MWG với điện thoại và điện máy xanh
  • PNJ với ngành trang sức
  • FRT với chuỗi nhà thuốc Long châu
Bán lẻ bách hóa chắc chắn cũng sẽ không nằm ngoài xu hướng này.

Bạn có thể nhìn sang:

  • Thị trường lân cận trong khu vực như Thái Lan, Malaysia
  • Các nước có văn hóa Á Đông tương đồng với Việt Nam như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật bản…
Các quốc gia này phát triển hơn Việt Nam vài chục năm và bán lẻ bách hóa trong chuỗi cửa hàng hiện đại đều chiếm đa số thị phần.

Các khu chợ truyền thống ở các thành phố lớn giờ đây chỉ chiếm một số lượng rất nhỏ và chủ yếu để làm du lịch hoặc giữ gìn bản sắc văn hóa.

Do đó, tôi cho rằng Bách hóa xanh của MWG rất nhiều khả năng sẽ thành công khi họ đã có rất nhiều kinh nghiệm trong việc hợp nhất thị phần trong thị trường phân mảnh.

Bách hóa xanh hòa vốn vào cuối năm 2023

Sau tái cấu trúc, với 1.728 cửa hàng vào cuối năm 2022 (giảm 20% so với 2021), doanh thu Bách Hóa Xanh đạt 27 nghìn tỷ, bằng 96% so với đỉnh năm 2021.

So với trước khi thực hiện tái cấu trúc vào quý 1/2022, Bách hóa xanh đang cho thấy những chuyển biến khả quan:

  • Doanh thu trung bình/cửa hàng/tháng trong quý 4 đạt 1.37 tỷ đồng , tăng 45% so với quý 1/2022 (đã loại trừ cửa hàng đóng cửa).
Tháng 12 doanh số trung bình đạt 1.42 tỷ/cửa hàng (+9% so với tháng 11)

  • EBIT chuyển từ âm sang dương 2 – 3%. EBITDA ổn định 7 – 8%.
  • Trang web Bachhoaxanh.com tiếp tục lọt top 10 trang thương mại điện tử hàng đầu Việt Nam năm 2022 với lượng truy cập tự nhiên ngày càng tăng
mwg


Dữ liệu Semrush.com ngày 14-02-2023

Lượng truy cập tự nhiên trên website bachhoaxanh.com tiếp tục tăng trưởng ~ 26.2 triệu lượt.

Qua đó phía MWG dự kiến Bách hóa xanh sẽ đạt điểm hòa vốn vào Q4/2023 và bắt đầu có lãi từ 2024.

Đây đã lần thứ 3 MWG dự kiến Bách hóa xanh có lãi vào cuối năm, lần đầu tiên là dự kiến cuối 2021.

mwg


Lợi nhuận sau thuế của Bách hóa xanh qua các năm

Tuy nhiên theo tôi họ sẽ thành công ở lần kế hoạch thứ 3 này khi chiến lược phát triển của Bách hóa xanh đã thay đổi:

Ngừng mở rộng quy mô, nâng cao hiệu quả hoạt động
Đây là chiến lược cực kỳ hợp lý trong bối cảnh sức mua của người dân giảm và chi phí lãi vay tăng.

Định giá và quan điểm đầu tư

Theo tôi biến động về lợi nhuận của MWG trong 2022 chỉ là nhất thời do ảnh hưởng chung của sức mua giảm.

Cũng như chi phí đóng cửa một lần của hơn 400 cửa hàng (~20 % tổng số lượng của hàng) hoạt động không hiệu quả.

Do đó, tôi lựa chọn định giá MWG theo phương pháp định giá P/B:

mwg


Định giá theo phương pháp P/B của Simplize

Tuy nhiên tôi điều chỉnh một chút ở P/B trung bình 3 năm, theo tôi MWG sẽ rất khó được chấp nhận mức P/B cao ~ 4.4 lần như vậy khi tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp đang giảm dần.

Do đó, ở kịch bản thận trọng tôi sẽ chỉ chấp nhận mức P/B ~ 3 – 3.5 lần tương đương với khoảng định giá: 60.000đ – 70.000đ/cp

mwg


Thời điểm mua cũng rất quan trọng, tôi sẽ mua MWG khi 1 trong 2 thời điểm xảy ra:

  • Giá cổ phiếu xuống dưới đáy P/B 10 năm, dưới 40.000 đ/cp
  • Bách hóa xanh đạt điểm hòa vốn
Tóm lại, MWG dưới sự lãnh đạo của chủ tịch Nguyễn Đức Tài và đội ngũ nhân viên đoàn kết, năng động luôn là doanh nghiệp có chất lượng hàng đầu thị trường chứng khoán Việt Nam.

Theo tôi, 2023 là thời điểm tuyệt vời để tích lũy cổ phiếu MWG khi định giá đang ở vùng tương đối rẻ và rất có thể 2024 sẽ là năm khởi đầu 1 chu kỳ tăng trưởng mới của Thế giới di động.

Tuy nhiên MWG trong thời điểm này chỉ phù hợp cho những nhà đầu tư dài hạn, bạn nên cân nhắc nguồn lực tài chính trước khi mua cổ phiếu nay.
Phân tích và định giá cổ phiếu: https://simplize.vn/register?ref=YRDYHI
Đăng ký giao dịch chứng khoán VPS:
https://motaikhoan-doitac.vps.com.vn/?Source=VPS&MKTID=AFF1&RefID=B41962
 
Trong góc nhìn của tao, mãng retail đang manh nha những cuộc cách mạng cực lớn bằng công nghệ, do đó trong 5 năm tới những doanh nghiệp mới với ưu thế công nghệ sẻ đánh sập những ông lớn như Thế Giới Di Động.
 
Thằng TGDĐ này có cái dịch vụ khách hàng khá tốt, mà những thằng online không thể cạnh tranh được.

Ví dụ như mua con Airpod đi, cứ hư trong vòng một năm là đổi cái mới. Điện thoại hay mấy món khác cũng tương tự.

Bây giờ, tao thấy người ta bỏ mua hàng xách tay hết, cứ mua đồ điện tử là auto vào TGDĐ hay ĐMX, đắt tí nhưng nó an tâm.

Retail thì cái Customer Service rất là quan trọng, đặc biệt nghành hàng điện tử
 
Mwg đang đóng cửa nhiều mảng rồi
Nói chung sau dịch là con hàng ko còn tiềm năng nữa
 
theo mình tìm hiểu thì có mấy cái như sau ạ:
1. Mấy ông lớn bán lẻ vào Việt Nam xong tạch là do mô hình họ triển khai kém, bán hàng 1 kênh, 1 loại hàng hóa... có thể kể tới như Parkson hay Lotte giai đoạn đầu
2. tạm nhìn tới 2030 thôi thì vẫn trong cơ cấu vàng, GDP tăng trưởng cao + FDI vào nhiều => từ nông dân làm ruộng chuyển sang công nhân nhà máy thì thu nhập và sức mua sẽ lớn hơn.
Nếu nói về sức mua và ngành bán lẻ tăng trưởng và tiềm năng thì chắc chắn rồi, mình nghĩ không cần thảo luận thêm về vấn đề này.
3. Với MWG thì mình kì vọng TGDĐ + DMX duy trì thị phần, doanh số 2 mảng vẫn tăng trưởng tốt so với ngành.
BXH là chủ lực, khả năng thành công rất cao, MWG lên hương hay lại như VNM version 2 là nhìn vào BXH hết, mấy cái còn lại râu ria thôi ạ.
4. Biên lợi nhuận gộp và ròng của MWG tốt nhất ngành , không cạnh tranh về giá mới là doanh nghiệp tuyệt vời.
5. Mình ủng hộ doanh nghiệp bước vào giai đoạn gặp khó tăng trưởng => tham gia bán nhiều ngành nhỏ, nhiều sản phẩm mới nhưng vẫn đúng sở trường là Bán Lẻ
 
Kinh tế đi xuống mà mua bán lẻ thì m vl quá. Phân tích với chẳng phân teo.
Lần đầu tiên trong lịch sử cả Sam và Apple đều sụt giảm doanh số. Vậy làm cò mà tăng trưởng được à
 
Đợi P/E về 10 rồi tính với con này.
Giờ thị trường chưa ăn đc đâu, giai đoạn hiện tại tín hiệu bên tao báo bán đưa về cash 65% / Port 35% thị trường đang hứng phấn thì canh bán ra

 
Đợi P/E về 10 rồi tính với con này.
Giờ thị trường chưa ăn đc đâu, giai đoạn hiện tại tín hiệu bên tao báo bán đưa về cash 65% / Port 35% thị trường đang hứng phấn thì canh bán ra

Bên mày là bên nào?
 

MBB: Ngân hàng hàng đầu có định giá hấp dẫn​

Với vai trò là xương sống, là nguồn bơm vốn chính của nền kinh tế, ngành ngân hàng được dự báo sẽ vẫn tăng trưởng tốt trong năm 2023.

Tăng trưởng tín dụng có thể đạt mức 14 – 15%, tạo cơ hội cho các ngân hàng mở rộng danh mục cho vay và tăng khả năng sinh lời.

Không chỉ vậy, xét về mặt định giá, tỷ lệ P/B bình quân ngành chỉ khoảng 0.93 – được xem là mức định giá “siêu hấp dẫn” của ngành ngân hàng.

Simplize_MBB
P/B trung bình ngành Ngân hàng ~ 0.93 – Mức định giá “siêu hấp dẫn”
Tuy nhiên, ngành ngân hàng được dự báo cũng phải đối mặt với một số thách thức, bao gồm tác động tiềm ẩn của biến động thị trường trái phiếu doanh nghiệp và thị trường bất động sản vì thế để lựa chọn cổ phiếu ngân hàng để đầu tư cần phải được xem xét kỹ lưỡng.

Theo tôi, bạn nên ưu tiên cổ phiếu của các ngân hàng có hiệu quả hoạt động, vị thế vốn vững chắc và quản trị rủi ro tốt, ít hoặc không dính líu đến hoạt động cho vay bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp.

Một trong những ngân hàng bạn có thể xem xét đó là Ngân hàng TMCP Quân đội (Mã: MBB) – ngân hàng đã cho thấy kết quả kinh doanh đầy hứa hẹn trong những năm gần đây.

Kỳ vọng sang năm 2023, MBB sẽ tiếp tục duy trì được vị thế để đi theo quỹ đạo tăng trưởng của mình, nhờ vị thế nguồn vốn mạnh, danh mục cho vay đa dạng và nền tảng ngân hàng điện tử mạnh mẽ.

Hoạt động kinh doanh 2022: Tăng trưởng tích cực​

MBB đã công bố báo cáo tài chính Quý 4.2022 với lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 22,729 tỷ đồng (+37.53% yoy).

Simplize_MBB_KQKD.jpg


Doanh thu thuần năm 2022 ghi nhận mức tăng trưởng 23.44%, từ 36,934 tỷ lên gần 45,593 tỷ đồng.

Tổng tài sản tính đến 31/12/2022 đạt 728,500 tỷ đồng (+20% yoy).

Quy mô tín dụng của ngân hàng tăng trưởng cao ở mức 25% so với năm 2021.

Khả năng sinh lợi top đầu​

Biên lãi ròng (NIM) của MBB tiếp tục được cải thiện, đạt 5.67% (tăng 0.64% so với năm 2021) nhờ duy trì quy mô tài sản sinh lời tốt, tập trung vào phân khúc bán lẻ và tài chính tiêu dùng.

Simplize_MBB_NIM
NIM tiếp tục được cải thiện, đạt 5.67% (tăng 0.64% so với năm 2021) nhờ duy trì quy mô tài sản sinh lời tốt.
Mức NIM này cao hơn khá nhiều so với mức trung bình ngành (3.99%) và xếp thứ 2 trong số tất cả các ngân hàng tại Việt Nam hiện tại (dẫn đầu là VPBank với NIM 7.5%).

Simplize_MBB_NIM


Rủi ro tăng lên nhưng vẫn duy trì ở mức an toàn​

Tính đến ngày 31/12/2022, tổng nợ xấu nội bảng của MBBank tăng hơn 52% so với hồi đầu năm, đạt mức 5.031 tỷ đồng.

Simplize_MBB_No-xau_1-1.jpg


Trong đó:

  • Nợ dưới tiêu chuẩn (Nợ nhóm 3) tăng 5.8% lên mức 1,517.2 tỷ đồng.
  • Nợ nghi ngờ (Nợ nhóm 4) tăng 20.2% đạt mức 1,220.7 tỷ đồng.
  • Đáng chú ý, Nợ có khả năng mất vốn (Nợ nhóm 5) tăng đột biến gấp gần 3 lần lên đến 2,293 tỷ đồng.
Tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ vay đạt 1.09% (tăng từ mức 0.9% hồi đầu năm).

Simplize_MBB_Nợ xấu
MBB vẫn nằm trong nhóm các ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu thấp nhất
Nhưng nếu so với các ngân hàng khác, tỷ lệ nợ xấu của MBB vẫn nằm trong nhóm có nợ xấu ở mức thấp.

Đi tìm hiểu chi tiết, ta thấy được hơn 70% cho vay khách hàng của MBBank tập trung chủ yếu ở các lĩnh vực:

  • Hoạt động làm thuê các công việc trong các hộ gia đình, sản xuất sản phẩm vật chất và dịch vụ tiêu dùng với hơn 150,444 tỷ đồng (chiếm 32.68 %).
  • Cho vay bán buôn, bán lẻ và sửa chữa ô tô, xe máy và xe có động cơ khác gần 114,652 tỷ đồng (chiếm 24.89%).
  • Kế đến là cho vay trong lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo hơn 71,318 tỷ đồng (chiếm 14.48%)…
Simplize_MBB_Du-no-cho-vay.jpg


  • MBBank cũng cấp tín dụng cho vay ở lĩnh vực kinh doanh bất động sản, tuy nhiên giá trị khoảng 21,358 tỷ đồng, chiếm 4.64%.
Tôi đánh giá vấn đề nợ xấu và trích lập dự phòng sẽ không phải là gánh nặng đối với MBB trong giai đoạn tới.

Bởi tính đến Q4.2022, tỷ lệ trích lập dự phòng cho nợ xấu của MBB đạt 238.03% (rất cao, thậm chí bao phủ cả phần nợ nhóm 2). Là ngân hàng có tỷ lệ dự phòng/nợ xấu đứng thứ 2 trong ngành – chỉ sau VCB (317.36%).

Và mặc dù đã trích lập nhiều như vậy, nhưng lợi nhuận của MBB vẫn tăng trưởng rất tốt.

Simplize_MBB_Tăng trưởng lợi nhuận
Lợi nhuận sau thuế của MBB đã tăng trung bình 25.01% mỗi năm, trong vòng 5 năm qua.

Ngân hàng số – Sự đổi mới mang lại thành quả​

Có thể xem 2022 là một năm rất thành công của MBB về chuyển đổi số.

Cụ thể, ngân hàng đã thực hiện chuyển đổi số hóa toàn diện tạo tăng trưởng đột phá trong kinh doanh ngân hàng số.

Đặc biệt là phát triển hệ sinh thái khách hàng trên 2 nền tảng App MBBank và *** MBBank, theo đó, lũy kế thu hút gần 20 triệu khách hàng, tăng 54% so với 2021.

Tỷ trọng giao dịch được thực hiện qua kênh số duy trì ở mức cao, đạt 95%.

Thậm chí vượt qua Big 4 để trở thành ngân hàng có tỷ lệ sử dụng Mobile Banking nhiều nhất (29%).

Theo tôi đây là một trong những yếu tố quan trọng giúp ngân hàng giữ được tỷ lệ CASA ở mức cao trước bối cảnh mặt bằng lãi suất tăng cao khiến số dư tiền gửi không kỳ hạn của khách hàng ở phần lớn các ngân hàng có chiều hướng suy giảm trong năm 2022.

Simplize_MBB_Tỷ lệ CASA ngân hàng 2022
MBB lấy lại được vị thế dẫn đầu sau nhiều năm bị TCB “vượt mặt”

Triển vọng 2023: Khó khăn cũng là cơ hội​

Trong một bài viết, CEO của MB ông Lưu Trung Thái đã những chia sẻ rất rõ ràng và thẳng thắn về triển vọng nền kinh tế cũng như của MBB trong năm 2023.

Theo ông năm 2023 vẫn sẽ là một năm khó khăn…

Khó khăn lớn nhất của năm 2023 là khó khăn của toàn thế giới. Sự suy giảm về cầu tác động đến xuất khẩu, dẫn đến việc FDI của Việt Nam có thể bị giảm sút.
Thứ hai là động lực đầu tư trong nước, bắt nguồn từ khối doanh nghiệp trong nước, nhà đầu tư trong nước, cầu tiêu dùng trong nước. Điều này sẽ dẫn đến cầu đầu tư vào tài chính bị ảnh hưởng.
Tôi cho rằng tốc độ tăng trưởng tín dụng năm nay sẽ không được “hăng hái” như năm ngoái.
Do đó, năm 2023 của ngành ngân hàng sẽ không hề dễ dàng. Cùng với đó, áp lực lạm phát khả năng sẽ cao hơn năm ngoái do ảnh hưởng từ việc FED tăng lãi suất.
Mặc dù vậy, ông vẫn tỏ ra lạc quan, coi năm 2023 là cơ hội để chuyển đổi số và MBB tiếp tục đầu tư theo hướng này để trở thành một doanh nghiệp số thực thụ. Từ đó giúp MBB tiết giảm chi phí hoạt động, gia tăng hiệu quả và lợi nhuận.

Simplize_MBB_CIR.jpg
Chuyển đổi số góp phần giúp giảm tỷ lệ CIR (chi phí hoạt động/thu nhập) qua từng năm

Bên cạnh đó, trong năm 2022, việc MBB nhận cơ cấu một tổ chức tín dụng (cụ thể là OceanBank) có thể khiến cho chất lượng tài sản cũng như khả năng sinh lợi của MBB bị ảnh hưởng do chi phí trích lập dự phòng đi kèm gia tăng, buộc MBB sẽ phải có những giải pháp, hướng đi cẩn trọng hơn.

Simplize_Du-bao.jpg
Ước tính MBB sẽ tăng trưởng lợi nhuận sau thuế ~15%/năm trong 3 năm tiếp theo
Tuy nhiên, theo chia sẻ từ phía ngân hàng, về dài hạn MB sẽ có cơ hội tăng trưởng quy mô cao hơn mức tăng trưởng bình quân thị trường khoảng 1.5 – 2 lần, cải thiện thứ hạng cạnh tranh và có nhiều không gian tăng trưởng mới, gia tăng lợi ích cổ đông.

Định giá và quan điểm đầu tư​

Về mặt định giá, MBB đang được giao dịch ở mức P/E ~4.7 và P/B ~1.03, trong khi tỷ suất lợi nhuận ROE được duy trì trên 20%.

SImplize_PB.jpg
Trong quá khứ, từng có giai đoạn MBB được giao dịch ở mức 2.x P/B. Và hiện tại cổ phiếu này đang được giao dịch ở vùng P/B cực hấp dẫn
Đây là một mức định giá quá rẻ khi so sánh tại thị trường Việt Nam và trong khu vực.

Simplize_MBB_So sánh tương đối
Những cổ phiếu có chỉ số ROE vượt trội hơn thường sẽ được thị trường định giá ở 1 mức P/B cao hơn so với những cổ phiếu khác.
Từ đó, Simplize định giá hợp lý MBB ở mức 35,300 vnđ/cp.

Simplize_Dinh-gia-1.jpg


Bên cạnh đó, 1 năm qua, cùng với sự điều chỉnh của thị trường chung, giá cổ phiếu MBB cũng đã sụt giảm đáng kể hơn 30%, giúp cổ phiếu có sức bật hồi phục rất cao.

Simplize_MBB


Tóm lại, là ngân hàng hàng đầu, chất lượng tài sản tốt, hiệu quả hoạt động tốt, có tốc độ tăng trưởng nhanh trong nhiều năm và sẽ tiếp tục tăng trưởng trong thời gian tới, tôi tin MBB xứng đáng là một khoản đầu tư tiềm năng trong năm 2023.

Phân tích và định giá cổ phiếu: https://simplize.vn/register?ref=YRDYHI
Đăng ký giao dịch chứng khoán VPS:
https://motaikhoan-doitac.vps.com.vn/?Source=VPS&MKTID=AFF1&RefID=B41962
 
Top