Quán cơm chay - St

Có lần nọ tôi có việc phải vào một quán cơm chay tên "Thanh Tịnh" hay gì đó tương tự tôi không nhớ rõ lắm. Một người quen cần nói chuyện hẹn tôi đến đây để gặp anh ấy.
Tôi đến quán hơi sớm nên vào ngồi chờ. Người chủ, và cũng là người hầu bàn duy nhất trong quán, là một ni cô không già không trẻ, mặt mũi sáng sủa lanh lợi. Cách bày trí trong quán không cũ không mới và nói chung không có gì đặc biệt. Trong quán có khoảng mười bàn, hầu hết đều còn trống trừ một hai bàn lúc đó đang có khách ngồi ăn. Trên bức tường ở giữa quán có một bàn thờ Phật nho nhỏ trên cao, mấy cây nhang điện sáng rực gần như lấn áp cả hai cây nến giả cũng bằng bóng đèn điện đỏ.
Trong thời gian ngắn tôi ngồi chờ ở đó, ni cô chủ quán ra chào hỏi niềm nở và trò chuyện với tôi. Khi nói về các món ăn, cô giới thiệu:
"Các món ăn nầy ở đây, anh sẽ thấy, làm rất công phu giống y như thật. Có nhiều món tôi bảo đảm anh ăn vào sẽ không phân biệt được là thật hay giả".
Tôi hỏi: "Thưa cô, thật hay giả là thế nào?".
Cô nhìn tôi, có vẻ hơi ngạc nhiên: "Thí dụ như thịt heo quay tôi làm là có phần da, phần mỡ, nhất là phần nạc chẳng những nhìn giống như thật mà khi nhai vào cũng dai dai như từng sớ thịt thật. Thịt gà xé phai, đùi vịt nướng, chả cá chiên và bò kho cũng là những món đặc biệt nổi tiếng của quán nầy".
Tôi nghĩ: “Nếu đồ chay mà chủ ý làm cho thật giống đồ mặn như vậy thì sao không cứ ăn đồ mặn thật luôn cho rồi chớ ăn chay làm gì?”
Tuy vậy tôi mĩm cười: "Cô phải khéo tay lắm mới làm được như vậy".
Nét mặt ni cô rạng rỡ lên: "Đúng vậy. Đây là nghề bí truyền không phải ai cũng học được".
Người quen tôi vẫn chưa đến. Thấy ni cô vui vẻ hiếu chuyện, và để giết thì giờ, tôi nói ra ý nghĩ vừa rồi của mình: “Đồ chay mà làm giống y như đồ mặn để làm gì vậy cô?”
Lần nầy ni cô không giấu được vẻ ngạc nhiên. Có lẽ cô nghĩ tại sao tôi lại có thể ngớ ngẩn như thế được. Cô giải thích: “Nếu không thì ai mà đến ăn? Anh không biết chứ… Ăn chay thì có phước nhưng người ta thèm thịt nên phải làm thức ăn cho giống đồ mặn thật thì họ mới ăn được.” Rồi cô nói thêm: “Làm cách nào để khuyến khích người ta ăn chay cũng tốt cả. Miễn sao người ta không sát sinh là họ không mang tội với Trời Đất mà mình cũng được có phước.”
Tôi để ý chữ “có phước” được nhắc đến 2 lần trong mấy câu giải thích về ăn chay trên của ni cô. Tôi biết ni cô tin rằng ăn chay và làm cho người khác ăn chay là “có phước”, đồng thời cô nghĩ không sát sanh là vì sợ “mang tội”.
Đây là những quan niệm phổ thông trong Phật giáo hiện hành. Đa số tăng ni lẫn Phật tử tôi quen biết đều có lối suy nghĩ rằng vấn đề chủ yếu khi làm những điều “tốt” là để được phước hay để tránh tội cho bản thân và gia đình họ. Sự kiện đó cho thấy họ làm các điều tốt chủ yếu chỉ là vì lợi ích cá nhân của họ, và chuyện nó có thật sự là những chân thiện mỹ hay không chỉ là một vấn đề thứ yếu.
Theo tôi đó là một tư tưởng và hành động vị kỷ. Phải chi họ có được ý niệm rằng ăn chay và tránh sát sanh chỉ là để biểu lộ lòng từ bi của họ đối với các sinh vật khác chẳng hạn thì hay đẹp hơn biết bao nhiêu? Theo tôi thì đó mới là một tư tưởng và nghĩa cử đạo đức. Đối với tôi, ngay cả việc ăn chay chỉ vì lý do sức khỏe (chẳng hạn như để tránh các chất hóa học độc hại trong thịt nuôi công nghiệp) thì cũng còn “trong sáng” hơn ăn chay chỉ vì vụ lợi cho mình.
Có lẽ nhận thấy được vẻ thoáng đăm chiêu trên mặt tôi, và hiểu lầm về lý do của nó, nên ni cô nói tiếp: "Các món ăn ở đây không có hành hay tỏi gì cả, anh đừng lo".
Tôi đoán là cô đang nói về việc người ăn chay thường cữ ăn hành hẹ tỏi nén vì những món nầy có chất kích thích dễ làm người ta nóng nảy, cọc cằn. Tuy vậy tôi vẫn hỏi: "Tại sao vậy cô?"
Cô nheo mắt: "Ăn hành và tỏi thì niệm chú sẽ không linh".
=Sưu tầm=
biem-hoa-cam-an-thit-cho-tuoi-tre-cuoi.jpg
 
đấy là cách sale của ni cô cho người thường tới ăn đó tml à, mấy cái mày nghĩ người ta hiểu hết nhưng mày méo nói ra thì người ta không biết là mày hiểu, nên người ta phải PR như vậy để mong mày ăn chay đê để người ta còn thu hồi vốn:vozvn (19):
Nói như tiểu huynh đây thì bà ni cô vừa tu vừa có hiểu biết mà vẫn dẫn người ta đi sai đường để thu hồi vốn thì bà này quá thất bại rồi.
Nếu vậy thì cứ để đệ nghĩ bả là người không hiểu biết ít ra còn tôn trọng bả hơn.
 
Ni cô chém láo ăn vào không phân biệt được đâu là thật đâu là giả. Sắc sắc không không, thế nên hàng ngày tao vẫn ăn thịt nhưng trong tâm tao vẫn nguyện là tao đang ăn chay nên chả việc đéo gì tao phải ăn chay thật.
 
Ni cô chém láo ăn vào không phân biệt được đâu là thật đâu là giả. Sắc sắc không không, thế nên hàng ngày tao vẫn ăn thịt nhưng trong tâm tao vẫn nguyện là tao đang ăn chay nên chả việc đéo gì tao phải ăn chay thật.
Theo tiểu đệ, chánh đạo của tổ sư chính là bất kể ăn gì, chỉ cần ăn mà không khởi tâm tham mới là ý của ngài. Bất kể tham cái gì, có người tham cái ngon, có người tham tích đức, có người ăn chay trường để có được sự ngưỡng mộ hoặc giả ăn chay chỉ là để làm theo lời dạy của tổ sư. Tất cả mọi lý do trên đều còn nằm trong vòng ham muốn. Đôi khi ham muốn tích đức có phước như bài trên thì lòng tham còn ghê gớm và tinh vi hơn là tham ăn vì ăn ngon nữa. Vì ăn ngon chỉ đơn giản là cái tham của phần "con" còn tham tích đức là cái tham của phần "người" rồi.
Con đường của tổ sư là trung đạo nên cái ăn chỉ đơn giản là để cơ thể không bị ốm yếu, giúp thần trí được minh mẫn mà ngày càng tinh tiến trên con đường học đạo thôi.
Huynh đài ăn mặn mà nguyện đang ăn chay nghĩa là vẫn còn ham muốn ăn chay, huynh nên từ bỏ ý nghĩ đó vì xét cho cùng ăn mặn hay chay không quan trọng, quan trọng là dập tắt lửa tham thôi.
Tiểu đệ rất vui nếu được cùng huynh mạn đàm vấn đề này.
 
Theo tiểu đệ, chánh đạo của tổ sư chính là bất kể ăn gì, chỉ cần ăn mà không khởi tâm tham mới là ý của ngài. Bất kể tham cái gì, có người tham cái ngon, có người tham tích đức, có người ăn chay trường để có được sự ngưỡng mộ hoặc giả ăn chay chỉ là để làm theo lời dạy của tổ sư. Tất cả mọi lý do trên đều còn nằm trong vòng ham muốn. Đôi khi ham muốn tích đức có phước như bài trên thì lòng tham còn ghê gớm và tinh vi hơn là tham ăn vì ăn ngon nữa. Vì ăn ngon chỉ đơn giản là cái tham của phần "con" còn tham tích đức là cái tham của phần "người" rồi.
Con đường của tổ sư là trung đạo nên cái ăn chỉ đơn giản là để cơ thể không bị ốm yếu, giúp thần trí được minh mẫn mà ngày càng tinh tiến trên con đường học đạo thôi.
Huynh đài ăn mặn mà nguyện đang ăn chay nghĩa là vẫn còn ham muốn ăn chay, huynh nên từ bỏ ý nghĩ đó vì xét cho cùng ăn mặn hay chay không quan trọng, quan trọng là dập tắt lửa tham thôi.
Tiểu đệ rất vui nếu được cùng huynh mạn đàm vấn đề này.
Địt mẹ nói như mày thì đúng kiểu ba phải vãi lồn, thế đéo nào cũng rơi vào mấy cái tham sân si. Phàm ở đời mà đéo vướng vào cái đấy chắc chỉ có bức tượng ngồi im một chỗ chả ăn chả nói chả cười mới đạt đến cảnh giới . Tao chả hiểu đéo gì về phật pháp này nọ đâu, tao đúng loại phàm tục cứ cái gì hợp với tâm tính là tao làm thôi.
 
có thể ni co này vẫn chưa giác ngộ được cái gọi là đạo phật.bất cứ một đạo hay phái nào cũng đều dạy ta cách sống cách làm người sao cho hoàn thiện nhất,nhưng đến nay do xã hội do con người lên nó đã tha hóa biến tướng đi rất nhiều nhất là những giá trị cốt lõi.
 
Chay là chay, mặn là mặn. Đồ chay làm cho giống đồ mặn thì còn gọi gì là chay hả lão đệ. Buồn cười nhất là quả ăn hành tỏi niệm chú không linh. Vãi thật.
Phũ nhưng đây là thực trạng hiện tại đó lão huynh.
Đệ cũng từng đi xin cơm chay từ thiện ở quán cơm chay, quán mới mở trang trí khá hiện đại nhưng cũng không kém không khí phật môn. Người đến lấy cơm không đông cũng không vắng, mọi người xếp hàng không theo lối và rải rác khắp quán từ ngoài vào trong. Quán mặc dù có nhiều bàn ghế nhưng chỉ có 1 bàn là ngồi và bày dĩa thức ăn, đó là 1 nhóm 4 5 thanh niên còn khá trẻ chừng 24 - 25 ăn mặc trẻ trung, nổi bật là 1 vị hòa thượng mặt mũi sáng sủa, thân hình đầy đặn độ khoảng 30.
Sau khi đệ và thằng nhỏ đi cùng đợi khoảng 10p thì bàn đó cũng ăn xong, họ bắt đầu chụp hình, hình như đệ và thằng nhỏ che mất bảng phát cơm từ thiện nên 1 thanh niên cùng nhóm nhẹ nhàng mời đệ nép sang 1 bên. Mọi người ai cũng cười rất tươi và đặc biệt là vị hòa thượng ngồi giữa. Sau khi chụp xong 1 thanh niên trong nhóm lớn tiếng hỏi phía bếp sao người xếp hàng lại bị dồn ra ngoài vậy, trong bếp có tiếng đáp lại của một cô là cơm hết đang nấu ... Từ cách ăn vận và hành động của nhóm trên làm họ tách hẳn đẳng cấp so với những người xung quanh. Ôi ... thôi tới đệ rồi lo lên lấy phần với thằng nhỏ còn đi về
Cơm từ thiện mà còn được phát giấy mời lấy mà, cơm ngon vãi còn có bịch canh đi kèm ....
 
Tao thấy ăn chay hay ăn mặn cũng ko quan trọng lắm , quan trọng là tâm mày có tịnh ko thôi . Đầy ông bà miệng thì ăn chay nhưng lúc đéo nào cũng nói tục , rủa người khác các kiểu thì khoe ăn chay vs thanh tịnh làm đéo gì :3
 
Theo tiểu đệ, chánh đạo của tổ sư chính là bất kể ăn gì, chỉ cần ăn mà không khởi tâm tham mới là ý của ngài. Bất kể tham cái gì, có người tham cái ngon, có người tham tích đức, có người ăn chay trường để có được sự ngưỡng mộ hoặc giả ăn chay chỉ là để làm theo lời dạy của tổ sư. Tất cả mọi lý do trên đều còn nằm trong vòng ham muốn. Đôi khi ham muốn tích đức có phước như bài trên thì lòng tham còn ghê gớm và tinh vi hơn là tham ăn vì ăn ngon nữa. Vì ăn ngon chỉ đơn giản là cái tham của phần "con" còn tham tích đức là cái tham của phần "người" rồi.
Con đường của tổ sư là trung đạo nên cái ăn chỉ đơn giản là để cơ thể không bị ốm yếu, giúp thần trí được minh mẫn mà ngày càng tinh tiến trên con đường học đạo thôi.
Huynh đài ăn mặn mà nguyện đang ăn chay nghĩa là vẫn còn ham muốn ăn chay, huynh nên từ bỏ ý nghĩ đó vì xét cho cùng ăn mặn hay chay không quan trọng, quan trọng là dập tắt lửa tham thôi.
Tiểu đệ rất vui nếu được cùng huynh mạn đàm vấn đề này.
Ngưỡng mộ mới đây, ngưỡng mộ mới đây!! Dung Dị ca nói chí phải, tiểu đệ cũng thiết nghĩ, suy cho cùng Tổ sư cũng chỉ là một người bình thường, có một tư tưởng tuy vĩ đại nhưng cũng rất giản dị, đó là muốn mọi người sống hoan lạc, bớt khổ đau.
Tam quy, Ngũ giới suy đến cùng cũng chỉ là phương tiện để chúng sinh đến được Đạo dễ dàng, mau tịnh tiến hơn thôi.
Cầm dao đồ tể mà triệt, mà ngộ thì cũng upgrade Phật level chỉ trong sớm tối. Còn cứ Na mô tối ngày, đảo điên chay mặn, trong tâm thì dặt một bồ tham sân si, làm việc tốt thì chỉ vì sợ đoạ đầy ở địa ngục, đoạ kiếp thành súc sinh, hạng đó thì càng đi càng sai, càng làm càng hỏng, ôi thôi, nghĩ tới mà buồn, thương thay, thương thay!

"Phật bảo với các đệ tử: “Kìa là mặt trăng! Các con cứ theo ngón tay ta chỉ mà nhìn thì thấy. Nhưng, nên nhớ rằng ngón tay ta không phải là mặt trăng… cũng như những lời ta giảng về Đạo. Các con có thể theo lời ta giảng mà tìm thấy Đạo. Nhưng nên nhớ rằng: Lời giảng của ta không phải là Đạo…”

Trên con đường tìm Đạo đầy trông gai, lắm nạn kiếp này, nếu có duyên, liệu đệ có thể mời huynh mấy chén volka, đi massage, rồi cùng vào Địa ngục không?
(Hai anh em mình không vào thì cũng đầy thằng vào )
 
Ngưỡng mộ mới đây, ngưỡng mộ mới đây!! Dung Dị ca nói chí phải, tiểu đệ cũng thiết nghĩ, suy cho cùng Tổ sư cũng chỉ là một người bình thường, có một tư tưởng tuy vĩ đại nhưng cũng rất giản dị, đó là muốn mọi người sống hoan lạc, bớt khổ đau.
Tam quy, Ngũ giới suy đến cùng cũng chỉ là phương tiện để chúng sinh đến được Đạo dễ dàng, mau tịnh tiến hơn thôi.
Cầm dao đồ tể mà triệt, mà ngộ thì cũng upgrade Phật level chỉ trong sớm tối. Còn cứ Na mô tối ngày, đảo điên chay mặn, trong tâm thì dặt một bồ tham sân si, làm việc tốt thì chỉ vì sợ đoạ đầy ở địa ngục, đoạ kiếp thành súc sinh, hạng đó thì càng đi càng sai, càng làm càng hỏng, ôi thôi, nghĩ tới mà buồn, thương thay, thương thay!

"Phật bảo với các đệ tử: “Kìa là mặt trăng! Các con cứ theo ngón tay ta chỉ mà nhìn thì thấy. Nhưng, nên nhớ rằng ngón tay ta không phải là mặt trăng… cũng như những lời ta giảng về Đạo. Các con có thể theo lời ta giảng mà tìm thấy Đạo. Nhưng nên nhớ rằng: Lời giảng của ta không phải là Đạo…”

Trên con đường tìm Đạo đầy trông gai, lắm nạn kiếp này, nếu có duyên, liệu đệ có thể mời huynh mấy chén volka, đi massage, rồi cùng vào Địa ngục không?
(Hai anh em mình không vào thì cũng đầy thằng vào )
Còn gì vui bằng có tri kỷ, nhưng chơi với đệ chán lắm không gái gú, bia bọt, hút xách, cờ bạc. Thôi thì vạn sự tùy duyên nhé hảo huynh đệ.
 
Thế mày vào đây nhằm mục đích gì thằng kia.
Forum tự do, thành phần mem đã được chọn lọc, ít nhất cũng chia sẻ với nhau 1 cách đàng hoàng chứ không tạp nham như fb vừa cm đã có thằng vào chửi mình ngu như chó mặc dù không nói được gì ngoài chửi thề. Mấy forum khác không mọt sách thì thanh niên hoi, loser.
Quan trọng nhất là tính nặc danh trên forum, bang chúng bình đẳng.
Lão huynh không thấy là xamvn rất nhiều nhân vật đáng kể để thảo luận sao ?
 
Nhiều người họ làm việc thiện để tích đức, phát cơm miễn phí cho bệnh nhân nặng, bệnh nhân nghèo. Và họ cứ nghĩ làm như vậy là họ tích được công đức, lương tâm thanh thản! Nhưng không phải, có nhiều ngày họ phát cơm từ 14h chiều cho bữa ăn tối, thử hỏi 5 6h chiều mới ăn thì cơm v thức ăn kia người bệnh bảo quản kiểu gì, để đến giờ ăn thì thực phẩm cũng kém chất lượng đi rất nhiều. Còn có trường hợp làm cơm, cơm nhão, nát như cháo, thịt lợn thì toàn mỡ lèo phèo như thịt thừa, canh cặn. Thử nghĩ họ có làm từ thiện đúng nghĩa không? Hay làm cho có hình thức để lương tâm thanh thản.
Không phải cứ thể hiện ra bên ngoài mới là tâm hướng thiện!
 
Nhiều người họ làm việc thiện để tích đức, phát cơm miễn phí cho bệnh nhân nặng, bệnh nhân nghèo. Và họ cứ nghĩ làm như vậy là họ tích được công đức, lương tâm thanh thản! Nhưng không phải, có nhiều ngày họ phát cơm từ 14h chiều cho bữa ăn tối, thử hỏi 5 6h chiều mới ăn thì cơm v thức ăn kia người bệnh bảo quản kiểu gì, để đến giờ ăn thì thực phẩm cũng kém chất lượng đi rất nhiều. Còn có trường hợp làm cơm, cơm nhão, nát như cháo, thịt lợn thì toàn mỡ lèo phèo như thịt thừa, canh cặn. Thử nghĩ họ có làm từ thiện đúng nghĩa không? Hay làm cho có hình thức để lương tâm thanh thản.
Không phải cứ thể hiện ra bên ngoài mới là tâm hướng thiện!
Tiểu đệ k bgio có kiểu từ thiện đó nhé. Người cho thì vì công đức người nhận thì vì miễn phí chứ đôi lúc chẳng phải lấy vì cần. Giả tạo lắm.
Đệ có người quen cũng phát cơm nhưng hết rồi. Vì mất công mất tiền mà còn phải năn nỉ người ta lấy vì phat cơm chay.
Đệ chỉ giúp người trong gia đình chứ k bgio đi lam từ thiện. Không bao giờ cho tiền trẻ em mà chỉ cho thức ăn, thỉnh thoảng cao hứng thì mời cụ già ăn xin hay bán vé số ngồi ăn tại quán đang ăn, giúp a xe máy bị hết xăng khỏi đẩy bộ. Đôi khi từ thiện đơn giản là làm vì biết người ta cần gì chứ đệ hiểu không có ông thần nào ghi chép công đức cho đệ hết. Bên cạnh đó là ý nghĩ buông bỏ vật chất, và cảm giác thật đặc biệt khi lòng trắc ẩn được khơi dậy.
 
Tiểu đệ k bgio có kiểu từ thiện đó nhé. Người cho thì vì công đức người nhận thì vì miễn phí chứ đôi lúc chẳng phải lấy vì cần. Giả tạo lắm.
Đệ có người quen cũng phát cơm nhưng hết rồi. Vì mất công mất tiền mà còn phải năn nỉ người ta lấy vì phat cơm chay.
Đệ chỉ giúp người trong gia đình chứ k bgio đi lam từ thiện. Không bao giờ cho tiền trẻ em mà chỉ cho thức ăn, thỉnh thoảng cao hứng thì mời cụ già ăn xin hay bán vé số ngồi ăn tại quán đang ăn, giúp a xe máy bị hết xăng khỏi đẩy bộ. Đôi khi từ thiện đơn giản là làm vì biết người ta cần gì chứ đệ hiểu không có ông thần nào ghi chép công đức cho đệ hết. Bên cạnh đó là ý nghĩ buông bỏ vật chất, và cảm giác thật đặc biệt khi lòng trắc ẩn được khơi dậy.
Làm việc thiện nó xuất phát từ cái tâm lão đệ ạ. Giúp người khác, cảm nhận hạnh phúc của người khác khi nhận đc sự giúp đỡ của mình. Văn của ca ca ngắn, k biết diễn đạt thế nào nên nói thế, hy vọng lão đệ hiểu được ngu ý. Chứ còn mấy thành phần lên chùa đi lễ nhưng mồm xoen xoét chửi nhau. Mấy đứa làm từ thiện nhưng chụp ảnh checkin khoe cả nước biết em đi làm từ thiện thì nói làm gì.
 
LÀm từ thiện, cho tiền ăn xin, phát cơm nhiều khi cứ nghĩ là đang giúp người nhưng thật ra là hại hơn là giúp.
 
LÀm từ thiện, cho tiền ăn xin, phát cơm nhiều khi cứ nghĩ là đang giúp người nhưng thật ra là hại hơn là giúp.
Nghèo là 1 chuyện. Nhưng thái độ khi nghèo là chuyện khác. Đệ đã gặp nhiều người nghèo khi nói họ giữ tiền thối hoặc cho nhưng không mua thì họ vẫn trả lại hoặc không lấy.
Nhưng đa số dân nghèo thì thường lấy cái cớ nghèo ra để muốn người khác đối xử với mình khác biệt.
Huynh nói không sai, vì đa số người đi lãnh từ thiện là dân làm biếng, chứ thời buổi này nếu không gặp nghịch cảnh khó khăn hay bệnh tật thì hiếm người mà phải chịu đói chịu khát.
 
Top