Tài nhìn người và dùng người của Tôn Quyền

Jax Slayher

Bò lái xe
Thời kỳ Tam Quốc, năm Hoàng Long thứ nhất (năm 229), Tôn Quyền xưng Đế. Tuy rằng Tôn Quyền kế thừa cơ nghiệp của cha và anh, nhưng trong thời cuộc hỗn loạn ấy nếu muốn bảo vệ được cơ nghiệp thì thực sự không phải việc dễ dàng. Tôn Quyền có thể thành tựu được đế nghiệp, trở thành một vị minh quân sáng suốt, một yếu tố không thể thiếu đó chính là tài nhìn người và khéo dùng người của ông.

Tôn Quyền hạ mình chiêu hàng Phan Tuấn
Trong nhiều câu chuyện về tài nhìn người và cách dùng người của Tôn Quyền, việc Tôn Quyền thu hàng Phan Tuấn được ghi trong “Tam Quốc Chí. Phan Tuấn truyện” là một ví dụ điển hình.

Phan Tuấn tự là Thừa Minh, vốn là thuộc hạ của Quan Vũ. Năm Kiến An 24 (năm 219), Tôn Quyền phái quân đột kích, giết chết Quan Vũ, chiếm lĩnh Kinh Châu. Toàn bộ tướng lĩnh Kinh Châu đều đầu hàng và sáp nhập vào quân lính của Tôn Quyền, duy chỉ có Phan Tuấn là cáo bệnh không gặp mặt, nhất định không chịu quy thuận theo.

Vì để “xoa dịu” Phan Tuấn, Tôn Quyền đã đích thân tự mình đến nhà thăm hỏi. Thấy Tôn Quyền đến thăm, Phan Tuấn cảm xúc lẫn lộn, nằm trên giường trào nước mắt. Tôn Quyền an ủi ông và nói:

Thừa Minh! Xưa kia Chu Vũ Vương bổ nhiệm tù binh Quan Đinh Phụ làm tướng soái. Sở Văn Vương bổ nhiệm Bành Trọng Sảng làm Lệnh duẫn (Tể tướng). Hai người này đều là bậc tiên hiền của nước Sở. Lúc ban đầu tuy rằng họ đều bị tù nhưng về sau đều được trọng dụng mà trở thành hiền thần nước Sở. Giờ chỉ có ái khanh là không chịu quy hàng, phải chăng khanh cho rằng ta không có tấm lòng quảng đại như các vị Quân vương thời cổ đại?

Tôn Quyền nói xong, phái người hầu lấy khăn rửa mặt giúp Phan Tuấn. Phan Tuấn cuối cùng đã nghĩ thông suốt, bái lạy và quy hàng Ngô quốc. Phan Tuấn nói lại tỉ mỉ cách bố trí quân sự ở Kinh Châu cho Tôn Quyền. Về sau, Phan Tuấn được phong làm Phụ quân trung lang tướng.

Phan Tuấn ở nước Thục không có danh tiếng gì, nhưng ở nước Ngô thì được trọng dụng hơn người. Phan Tuấn một lòng vì nước, làm quan chính trực, có rất nhiều công trạng với triều đình về mặt quân sự như bình định loạn Vũ Lăng, đại phá Khê Man. Phan Tuấn phụ tá Tôn Quyền thống trị, bình định Đông Ngô.

Nghe lời khuyên can của trung thần
Trong lịch sử, rất nhiều vị Hoàng đế vì thú vui của bản thân, quên mất việc triều chính mà khiến đất nước lâm nguy, thậm chí mất nước. Tôn Quyền cũng là vị Hoàng đế có sở thích riêng: ông rất thích bắn chim. Phan Tuấn làm quan chính trực, có gan khuyên can, đã nhiều lần khuyên can Tôn Quyền. Tôn Quyền có lần bị Phan Tuấn tiếp tục khuyên can đã nói: “Sau khi cùng khanh chia tay lần trước thì ta đã không còn thường xuyên bắn chim như trước nữa rồi.”

Phan Tuấn nói: “Thiên hạ hiện chưa ổn định, còn rất nhiều việc cần phải xử lý. Bắn chim cũng không phải việc gấp. Đàn và Cung đều có thể tạo thành nguy hại. Khẩn cầu Đại Vương hãy đình chỉ việc bắn chim lại!”

Phan Tuấn rời khỏi Hoàng cung, thấy mui xe của Tôn Quyền kết đầy lông chim, bèn lấy tay gỡ hết lông chim ra. Từ đó về sau, Tôn Quyền từ bỏ sở thích bắn chim, chuyên tâm việc nước.

Tài nhìn người và dùng người
Quan Tòng sự quận Vũ Lăng là Phàn Trụ dụ dẫn người Di, mưu đem quận Vũ Lăng hiến cho Lưu Bị. Có người ngoài tấu lên xin Tôn Quyền đem vạn quân đến đánh. Tôn Quyền gọi riêng Phan Tuấn đến hỏi, ông nói rằng: “Chỉ cần 5000 quân đủ bắt được Trụ.”

Tôn Quyền hỏi: “Vì sao ái khanh lại coi thường hắn vậy?”

Phan Tuấn giải thích với Tôn Quyền về việc dùng ít quân: “Trụ là người gốc ở quận Nam Dương, lại hay khoe mẽ nói xằng nói bậy mà không có tài biện luận. Thần sở dĩ biết được ông ta là vì trước đây ông ta từng nói bày hội yến thiết đãi người trong châu, nhưng sắp đến trưa mà vẫn không có gì ăn. Lúc ấy có hơn mười người tự đứng dậy ra về, chỉ cần nhìn đến một việc nhỏ này là có thể biết được toàn diện.”

Tôn Quyền nghe theo lời ông, sai ông đem năm nghìn quân đến, quả nhiên phá và chém được Phàn Trụ.

Trước đây khi Phan Tuấn là thuộc hạ của Quan Vũ, chỉ là một “vai diễn” nhỏ không có tiếng tăm gì. Sau khi quy hàng nước Ngô, được Tôn Quyền trọng dụng, tung hoành Giang Đông, thi triển tài năng, trở thành trọng thần của nước Ngô.

Tôn Quyền phân công Chu Du đánh bại Tào Tháo, phân công Lữ Mông đánh bại Quan Vũ, phân công Lục Tốn đánh bại Lưu Bị, phân công Phan Tuấn trợ giúp nước Ngô lập nghiệp. Tôn Quyền nhờ con mắt tinh chuẩn, biết nhìn người và “hạ mình” đúng lúc mà có được hiền thần và thành tựu được Đế nghiệp của mình, trở thành một minh quân trong lịch sử Trung Hoa.
 
Thời kỳ Tam Quốc, năm Hoàng Long thứ nhất (năm 229), Tôn Quyền xưng Đế. Tuy rằng Tôn Quyền kế thừa cơ nghiệp của cha và anh, nhưng trong thời cuộc hỗn loạn ấy nếu muốn bảo vệ được cơ nghiệp thì thực sự không phải việc dễ dàng. Tôn Quyền có thể thành tựu được đế nghiệp, trở thành một vị minh quân sáng suốt, một yếu tố không thể thiếu đó chính là tài nhìn người và khéo dùng người của ông.

Tôn Quyền hạ mình chiêu hàng Phan Tuấn
Trong nhiều câu chuyện về tài nhìn người và cách dùng người của Tôn Quyền, việc Tôn Quyền thu hàng Phan Tuấn được ghi trong “Tam Quốc Chí. Phan Tuấn truyện” là một ví dụ điển hình.

Phan Tuấn tự là Thừa Minh, vốn là thuộc hạ của Quan Vũ. Năm Kiến An 24 (năm 219), Tôn Quyền phái quân đột kích, giết chết Quan Vũ, chiếm lĩnh Kinh Châu. Toàn bộ tướng lĩnh Kinh Châu đều đầu hàng và sáp nhập vào quân lính của Tôn Quyền, duy chỉ có Phan Tuấn là cáo bệnh không gặp mặt, nhất định không chịu quy thuận theo.

Vì để “xoa dịu” Phan Tuấn, Tôn Quyền đã đích thân tự mình đến nhà thăm hỏi. Thấy Tôn Quyền đến thăm, Phan Tuấn cảm xúc lẫn lộn, nằm trên giường trào nước mắt. Tôn Quyền an ủi ông và nói:

Thừa Minh! Xưa kia Chu Vũ Vương bổ nhiệm tù binh Quan Đinh Phụ làm tướng soái. Sở Văn Vương bổ nhiệm Bành Trọng Sảng làm Lệnh duẫn (Tể tướng). Hai người này đều là bậc tiên hiền của nước Sở. Lúc ban đầu tuy rằng họ đều bị tù nhưng về sau đều được trọng dụng mà trở thành hiền thần nước Sở. Giờ chỉ có ái khanh là không chịu quy hàng, phải chăng khanh cho rằng ta không có tấm lòng quảng đại như các vị Quân vương thời cổ đại?

Tôn Quyền nói xong, phái người hầu lấy khăn rửa mặt giúp Phan Tuấn. Phan Tuấn cuối cùng đã nghĩ thông suốt, bái lạy và quy hàng Ngô quốc. Phan Tuấn nói lại tỉ mỉ cách bố trí quân sự ở Kinh Châu cho Tôn Quyền. Về sau, Phan Tuấn được phong làm Phụ quân trung lang tướng.

Phan Tuấn ở nước Thục không có danh tiếng gì, nhưng ở nước Ngô thì được trọng dụng hơn người. Phan Tuấn một lòng vì nước, làm quan chính trực, có rất nhiều công trạng với triều đình về mặt quân sự như bình định loạn Vũ Lăng, đại phá Khê Man. Phan Tuấn phụ tá Tôn Quyền thống trị, bình định Đông Ngô.

Nghe lời khuyên can của trung thần
Trong lịch sử, rất nhiều vị Hoàng đế vì thú vui của bản thân, quên mất việc triều chính mà khiến đất nước lâm nguy, thậm chí mất nước. Tôn Quyền cũng là vị Hoàng đế có sở thích riêng: ông rất thích bắn chim. Phan Tuấn làm quan chính trực, có gan khuyên can, đã nhiều lần khuyên can Tôn Quyền. Tôn Quyền có lần bị Phan Tuấn tiếp tục khuyên can đã nói: “Sau khi cùng khanh chia tay lần trước thì ta đã không còn thường xuyên bắn chim như trước nữa rồi.”

Phan Tuấn nói: “Thiên hạ hiện chưa ổn định, còn rất nhiều việc cần phải xử lý. Bắn chim cũng không phải việc gấp. Đàn và Cung đều có thể tạo thành nguy hại. Khẩn cầu Đại Vương hãy đình chỉ việc bắn chim lại!”

Phan Tuấn rời khỏi Hoàng cung, thấy mui xe của Tôn Quyền kết đầy lông chim, bèn lấy tay gỡ hết lông chim ra. Từ đó về sau, Tôn Quyền từ bỏ sở thích bắn chim, chuyên tâm việc nước.

Tài nhìn người và dùng người
Quan Tòng sự quận Vũ Lăng là Phàn Trụ dụ dẫn người Di, mưu đem quận Vũ Lăng hiến cho Lưu Bị. Có người ngoài tấu lên xin Tôn Quyền đem vạn quân đến đánh. Tôn Quyền gọi riêng Phan Tuấn đến hỏi, ông nói rằng: “Chỉ cần 5000 quân đủ bắt được Trụ.”

Tôn Quyền hỏi: “Vì sao ái khanh lại coi thường hắn vậy?”

Phan Tuấn giải thích với Tôn Quyền về việc dùng ít quân: “Trụ là người gốc ở quận Nam Dương, lại hay khoe mẽ nói xằng nói bậy mà không có tài biện luận. Thần sở dĩ biết được ông ta là vì trước đây ông ta từng nói bày hội yến thiết đãi người trong châu, nhưng sắp đến trưa mà vẫn không có gì ăn. Lúc ấy có hơn mười người tự đứng dậy ra về, chỉ cần nhìn đến một việc nhỏ này là có thể biết được toàn diện.”

Tôn Quyền nghe theo lời ông, sai ông đem năm nghìn quân đến, quả nhiên phá và chém được Phàn Trụ.

Trước đây khi Phan Tuấn là thuộc hạ của Quan Vũ, chỉ là một “vai diễn” nhỏ không có tiếng tăm gì. Sau khi quy hàng nước Ngô, được Tôn Quyền trọng dụng, tung hoành Giang Đông, thi triển tài năng, trở thành trọng thần của nước Ngô.

Tôn Quyền phân công Chu Du đánh bại Tào Tháo, phân công Lữ Mông đánh bại Quan Vũ, phân công Lục Tốn đánh bại Lưu Bị, phân công Phan Tuấn trợ giúp nước Ngô lập nghiệp. Tôn Quyền nhờ con mắt tinh chuẩn, biết nhìn người và “hạ mình” đúng lúc mà có được hiền thần và thành tựu được Đế nghiệp của mình, trở thành một minh quân trong lịch sử Trung Hoa.
Bọn này là bọn vác quân sang đánh bên mình đây nhỉ, quân Ngô mà?
 
Bọn này là bọn vác quân sang đánh bên mình đây nhỉ, quân Ngô mà?
Lúc này Giao Châu vốn dĩ đã thuộc Đông Ngô rồi, nó chỉ đem quân sang dẹp khởi nghĩa nông dân thôi. Lục Dận cháu Lục Tốn có đem quân sang đánh Triệu Thị Trinh tức bà Triệu.
 
Bọn này là bọn vác quân sang đánh bên mình đây nhỉ, quân Ngô mà?
Thời đấy đã làm gì có khái niệm quốc gia dân tộc, về cơ bản Việt Nam chỉ là thuộc địa của bọn Tàu thôi. Giống như bọn Chăm bây giờ là thần dân của người Việt, có ai bảo mấy cái khu như Bình Thuận, Nha Trang là quốc gia đâu (mặc dù đúng là trong quá khứ người Việt đô hộ, xâm lược mới có được)
 
Thời đấy đã làm gì có khái niệm quốc gia dân tộc, về cơ bản Việt Nam chỉ là thuộc địa của bọn Tàu thôi. Giống như bọn Chăm bây giờ là thần dân của người Việt, có ai bảo mấy cái khu như Bình Thuận, Nha Trang là quốc gia đâu (mặc dù đúng là trong quá khứ người Việt đô hộ, xâm lược mới có được)
Lúc nào chả có khái niệm cuốc da, rân tộc.
Các thủ lĩnh chiếm vùng cũng có phân chia lãnh thổ hết cả mà.
Biên giới chỉ là thoả thuận giữa giới cầm quyền với nhau.
Nếu bảo tau chiếm ta thì giờ ta đang chiếm chămpa, khơ me,…
Còn ta lúc đó là châu/tỉnh của ngô.
 
  • Vodka
Reactions: htp
Lúc nào chả có khái niệm cuốc da, rân tộc.
Các thủ lĩnh chiếm vùng cũng có phân chia lãnh thổ hết cả mà.
Biên giới chỉ là thoả thuận giữa giới cầm quyền với nhau.
Nếu bảo tau chiếm ta thì giờ ta đang chiếm chămpa, khơ me,…
Còn ta lúc đó là châu/tỉnh của ngô.
Nó khác bây giờ nhiều đấy, thế nên mới có tình trạng vua một nước không hẳn cứ phải là người nước đó. Trong lịch sử từng công nhận Triệu Đà là hoàng đế nước Việt, nhưng bây giờ thì tìm mọi cách bài trừ lý do đơn giản là vì người gốc phương Bắc.
 
Nó khác bây giờ nhiều đấy, thế nên mới có tình trạng vua một nước không hẳn cứ phải là người nước đó. Trong lịch sử từng công nhận Triệu Đà là hoàng đế nước Việt, nhưng bây giờ thì tìm mọi cách bài trừ lý do đơn giản là vì người gốc phương Bắc.
Giờ có cái gọi là liên hợp cuốc để công nhận.
Chứ xưa cứ vài năm máu lên lại xua quân đi cướp, giờ ko cướp thẳng thừng được như nữa.
Ví dụ thành phần cuốc da thuộc liên bang thì là cuốc da ko chẳng hạn.
Ví dụ như cái bang alaska của mẽo chẳng hạn, biên giới đâu chỉ có liền khoảnh đâu.
Còn lịch sử ghi nhận thì cũng do giới cầm quyền biên soạn, bóp thế nào chả được.
Nếu tôn trọng lịch sử thì cứ kê vào thôi, quan điểm của tau là chả có sao cả, nó là quá khứ rồi.
Lấp liếm thì cũng chả sao cả, ai quan tâm thì vẫn cứ bới ra thôi.
 
Thiên Thời - Tào Ngụy (trói được thằng vua ra lệnh chư hầu).
Nhân Hòa - Thục (Được lòng dân, thâu nạp được nhiều người tài).
Địa Lợi - Ngô (Trận Xích Bích và Di Lăng đều ở đây đã nói ra tất cả).
 
Thiên Thời - Tào Ngụy (trói được thằng vua ra lệnh trư hầu).
Nhân Hòa - Thục (Được lòng dân, thâu nạp được nhiều người tài).
Địa Lợi - Ngô (Trận Xích Bích và Di Lăng đều ở đây đã nói ra tất cả).
Chư hầu (諸侯) mày nhé, chữ Chư này còn có 1 âm nữa là Gia (Gia Cát Lượng cũng là dùng chữ 諸 này)
 
Nó khác bây giờ nhiều đấy, thế nên mới có tình trạng vua một nước không hẳn cứ phải là người nước đó. Trong lịch sử từng công nhận Triệu Đà là hoàng đế nước Việt, nhưng bây giờ thì tìm mọi cách bài trừ lý do đơn giản là vì người gốc phương Bắc.
Trừ cũng đéo trừ cho đủ, như thục phán cũng khựa mà dc công nhận.
 
Top