Tại sao Việt Nam tồn tại? Đừng tự Hán hoá!

Vì hoàn cảnh hình thành nên lịch sử của đất nước Việt Nam, có rất nhiều điểm mơ hồ về lịch sử nước nhà, đặc biệt là trong thế kỷ thứ 20 vừa qua. Điều này đòi hỏi những người Việt muốn ghi chép lại một cách chính xác lịch sử Việt Nam phải cố gắng tập trung vào nhiều lãnh vực khác nhau để đưa ra được một cái nhìn bao quát và toàn diện cũng như trình bày những phân tích và lý giải hữu lý cho những gì đã diễn ra. Tiến trình khảo hướng này sẽ phải bao gồm ngành nhân chủng học, khảo cổ học, ngôn ngữ học, địa dư học để tổng hợp ra những dữ kiện hầu tạo ra một ghi chép trình thuật lại một cách đầy đủ và chính xác lịch sử Việt Nam.

Cho đến hiện nay, đa số người Việt thuộc sử Tàu nhiều hơn sử Ta. Lý do cho hiện tượng này có thể được soi ra từ sự kiện sử Ta chỉ được viết ra và được lưu truyền lại cho đến ngày nay sau khi người Việt và đất nước Việt đã đi qua hơn một ngàn năm đô hộ của người Trung Hoa phương Bắc hay còn được biết đến là "một ngàn năm Bắc thuộc." Sau hơn một ngàn năm Bắc thuộc người Việt vẫn vùng dậy kể từ năm Mậu Tuất (938 Tây Lịch) với chiến thắng của Ngô Quyền ở sông Bạch Đằng chống lại quân Nam Hán. Ngô Quyền xưng vương sau đó để trở thành Ngô Vương Quyền vào năm 939 Tây Lịch. Theo sau nhà Ngô có Đinh Bộ Lĩnh xưng đế là Đinh Tiên Hoàng Đế (theo đúng danh nghĩa phải được viết là "Đinh - Tiên Hoàng Đế" hay "vị hoàng đế đầu tiên thuộc nhà Đinh," cũng giống như "Tần Thủy Hoàng Đế" hay "vị hoàng đế tên Thủy thuộc nhà Tần" ở bên Tàu vào năm 221 trước Tây Lịch). Những giai đoạn sau đó, đất nước Việt đã có những người viết sử Ta căn cứ trên sử Tàu. Đây là điều oái ăm và éo le cho sinh lộ của dân Việt và đất Việt vì những sử gia Nho thần vốn được đào tạo và huấn luyện theo văn hóa, tư tưởng, và cách suy nghĩ của Trung Hoa. Những sử gia Nho thần này đã lấy lịch sử Trung Hoa làm lịch sử của người Việt. Dữ kiện này trong việc hình thành sử viết của nước Nam khiến cho người Việt phải lùi lại hầu có thể nhìn lại những gì đã được viết ra trong lịch sử.

Như vậy, Việt Sử có những gì đã được viết ra bởi giới sử gia Nho thần, nhưng cũng còn có những gì thuộc về truyền thuyết, được lưu truyền trong dân gian, không được lưu lại trong văn tự hay trong những tấm bia đá hay trong những bó tre, nói về những gì đã diễn ra trong lịch sử người Việt và đất nước Việt. Có thể người Việt đã có chữ viết cho riêng mình trước thời kỳ Bắc thuộc. Khi Phục Ba Tướng Quân Mã Viện mở ra cuộc tấn công Hai Bà Trưng Nữ Vương của đất nước Việt vào năm Canh Tý (cách đây 1980 năm) và mất mấy năm ròng mới tiêu diệt được sự chiến đấu kháng cự của Hai Bà, Mã Viện đã viết trình lên triều đình phương Bắc là "khí hậu nước Nam rất khó sống... giống dân ở đây có những luật lệ khác với những luật lệ của chúng ta... chúng ta phải làm sao để chúng nó học luật lệ của chúng ta." Chi tiết này gợi ra cho người Việt thời nay suy nghĩ về việc người Việt trước thời Bắc thuộc đã có tiếng nói riêng và có thể đã có chữ viết riêng vì phải có chữ viết thì mới có thể phổ biến luật lệ. Sự phổ biến luật lệ bằng chữ viết riêng của người Việt cổ còn sót lại từ thời Lạc Tướng Lạc Hầu là rất có thể vì có như vậy thì Mã Viện mới có thể nhận biết ra những sự khác biệt về luật lệ giữa người nước Nam và người phương Bắc. Ý nghĩa của chữ "Lạc" trong "Lạc Tướng Lạc Hầu" cũng rất mơ hồ đối với người Việt hiện nay.

Sự cách biệt với nền văn hóa gốc của người Việt trước thời Bắc thuộc càng được làm rõ ra qua những mơ hồ về lịch sử mà người Việt của hai ngàn năm sau đang gặp phải. Hiện thực này đòi hỏi sự làm việc và đóng góp của ngành khảo cổ học. Qua ngành này, người Việt hiện nay đã biết được sự tồn tại vào cuối thời đồ đá chuyển sang thời kỳ đồ đồng một nền văn hóa được gọi là "Văn Hóa Phùng Nguyên," đi đến cao điểm là Nền Văn Minh Đông Sơn với tiểu biểu là trống đồng. Trên một khu vực rộng lớn từ miền Nam nước Tàu sang đến những quốc gia khác tại vùng Đông Nam Á, những cư dân đều đã biết đến kỹ thuật làm trống đồng như đã được minh chứng qua những hiện vật được khai quật từ trước đến nay. Tuy nhiên, nơi đã làm ra những trống đồng tinh xảo nhất, hay được cho là trung tâm phát minh và chế tạo ra khí cụ dành cho việc tế tụng và lâm trận, là chiếc trống đồng, là khu vực thuộc miền Bắc Việt Nam.

Với sự vắng bóng những chứng từ xác thực về nền văn hóa của người Việt cổ, những di chỉ khảo cổ do ngành khảo cổ học mang lại trở nên rất hữu dụng cho việc lần tìm lại nền văn hóa và văn minh của người Việt trước thời kỳ ngàn năm Bắc thuộc. Việc tìm lại nền văn hóa và văn minh nguyên thủy của Việt tộc cũng có thể giúp lý giải cho sự tồn tại cho đến ngày nay của người Việt trên dải đất hình chữ S mặc cho sự tiêu vong của những sắc dân Việt khác trong Bách Việt (Mân Việt, Âu Việt, Lạc Việt vân vân) mà vốn đã tồn tại ở khu vực phía Nam rặng Ngũ Lĩnh, còn được biết đến với danh xưng "Lĩnh Nam," hay ở những khu vực ở trên nữa trong nhiều thiên niên kỷ trước khi bị đồng hóa với Hán tộc. Nhiều những nhân vật thời danh trong lịch sử Trung Hoa, chẳng hạn như Việt Vương Câu Tiễn, Phạm Lãi, Văn Chủng, Tiêu Hà, Tào Tham vân vân, đều thuộc về những sắc tộc thuộc Bách Việt. Đất Cối Kê của Việt Vương Câu Tiễn nằm trong khu vực thuộc Bách Việt. Việc những người Hán tộc cũng như những người vốn thuộc Bách Việt tràn đến khu vực châu thổ sông Hồng-sông Cả, sông Đà, sông Mã của Bắc Việt chỉ xảy ra sau khi nhà Tần bị tan rã và việc tranh giành quyền lực đã đưa đến cảnh nồi da xáo thịt ở phía Bắc nước Tàu ngày nay. Trước thời kỳ này, những người thuộc Hán tộc chưa biết đến nhiều đến khu vực lưu trú của người Việt ở nơi mà hiện nay là miền Bắc Việt Nam. Như vậy, Thục - An Dương Vương và Triệu Đà thuộc về lớp người từ Tàu đến sinh sống ở đất Việt theo sau những binh biến xảy ra ở đất Tàu vào lúc nhà Tần bị sụp đổ. Những người vốn thuộc Bách Việt này cũng không thống lĩnh được đất Việt trong dài lâu.

Một yếu tố địa dư không thể bỏ qua mà đã giúp hình thành nên nền văn hóa văn minh của người Việt cổ đó là các giòng sông và những khu vực châu thổ của những giòng sông này. Sự tùy thuộc vào nước để sinh tồn đã hiện thân nơi nền văn hóa nước của người Việt cổ và được lưu truyền lại qua việc người Việt gọi quốc gia của mình là "nước" ("nước Việt Nam). Đặc tính của nền văn hóa văn minh Việt Nam trụ ở "nước" và đã được nhiều học giả xác nhận, một trong những học giả đó là Vũ Hữu San, một Hạm Trưởng Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa đã tham dự vào trận đánh bảo vệ Hoàng Sa vào tháng Giêng năm 1974. Một nhân vật thần thoại tiêu biểu cho nền văn hóa nước đó là Lạc Long Quân. Người tiêu biểu cho yếu tố "đất" chính là Bà Âu Cơ, theo truyền thuyết là người phương Bắc có nguồn gốc từ núi Ngũ Lĩnh. Dữ kiện Lạc Long Quân là tiêu biểu cho nền văn hóa nước được xác nhận qua tục săm mình của tổ tiên người Việt, vốn tự nhận mình là con cháu của "Giao Long" tiếp cận với những người từ vùng núi xuống (Bà Âu Cơ). Dữ kiện này còn được hỗ trợ bởi khía cạnh địa dư tạo nên nền văn minh Việt cổ: các con sông tại Bắc Việt đều bắt nguồn từ vùng núi Vân Nam bên Tàu, chẳng hạn như Sông Hồng hay Sông Cái hay Sông Cả. Phù sa theo những giòng sông này chảy về hướng Đông, bồi đắp cho vùng duyên hải Bắc Bộ ở mức độ 1 cây số (1000 thước) cho mỗi 100 năm, theo học giả Lê Văn Siêu. Điều này lý giải cho chuyện các Vua Hùng hay chuyện của Hai Ba xảy ra ở đất Vĩnh Phúc hay đất Mê Linh, rồi dần dần chuyển ra đất Long Biên (Thăng Long) vào thời nhà Lý trở về sau.

Việt Nam là một quốc gia tiếp cận với Trung Hoa, thuộc khu vực Đông Á, tương tự như những khu vực thuộc bờ biển Hoa Lục, Cao Ly hay bán đảo Triều Tiên, Nhật Bản. Tuy nhiên, Việt Nam cũng là một quốc gia Đông Nam Á nếu xét về chủng tộc, sắc tộc, ngôn ngữ. Người Việt cổ có những đặc tính của những người thuộc Đa-đảo ("Polynesians" trong Anh-ngữ). Kể từ năm 1558 người Việt mới bắt đầu quá trình nối kết lại với những đặc tính nguyên thủy của mình bằng Cuộc Nam Tiến với việc Chúa Nguyễn Hoàng đã đi khai mở về phương Nam. Dần dần những sự tương đồng về ngôn ngữ và văn hóa giữa người Việt với những người mà tổ tiên mang cùng một đặc tính Nam-đảo với người Việt cổ đã được nhận thấy. Trong cuộc chiến tại Việt Nam (1945-1975) trước đây, những người Nam Dương ("Indonesians" trong Anh-ngữ) trong phái đoàn quân sự đã ngạc nhiên khi thấy một số từ ngữ Việt Nam được nói giống như của họ. Những người thuộc miền thượng hay miền núi hay người thiểu số ở Cao Nguyên Trung Phần nói một số từ ngữ tương tự như những từ ngữ được sử dụng trong vùng Đông Nam Á. Những chi tiết này quy vào một dữ kiện là đất nước Việt và dân Việt thuộc vào khu vực Đông Nam Á ngay từ ngày xửa ngày xưa, trước khi người Hán sang đô hộ khu vực phía Bắc của nước Việt Nam trong một ngàn năm. Người Việt cổ đã bành trướng dần dần lên trên khu vực hiện nay thuộc miền Nam Trung Hoa, trái ngược lại với ý kiến vẫn được cho là thuộc chính sử bấy lâu nay là "tổ tiên người Việt đi xuống từ Động Đình Hồ." Đã có nhiều đợt di dân từ bên trong đất liền đi ra các hải đảo nơi đại dương theo hướng từ Tây sang Đông, cũng như những đợt di dân từ Nam lên Bắc và những đợt di dân ngược lại sau đó từ Bắc xuống Nam.

Những chi tiết này buộc người Việt phải đọc lại lịch sử và thoát ra khỏi não trạng cho rằng Việt tộc thuộc về một nhánh của nền văn hóa văn minh của Hán tộc. Não trạng này đã chế ngự suy nghĩ của biết bao đời người Việt, được khởi đầu với việc lấy những điển tích của Trung Hoa và gán ghép vào lịch sử của Việt tộc, chẳng hạn như chi tiết trong sách sử cho rằng "Kinh Dương Vương thành lập ra đất nước Việt vào năm Nhâm Tuất" (năm 2879 trước Tây Lịch). Trong khi đó, sử Ta đã có từ trước nhưng đã bị thất lạc và không được lưu truyền lại. Trong Bách Việt, chỉ có duy nhất một nước Việt đặt tên là "Văn Lang." Chữ "Văn Lang" là từ đâu ra? Chữ "Lạc" trong "Âu Lạc" hay "Lạc Việt" là như thế nào? Có phải mang ý nghĩa "chim lạc" hay không? Có thể nào là "lạch" mà đã bị đọc trại ra là "lạc" hay không? Những lời giải thích cho những điều này đã không hề được lưu truyền lại, cũng như sự tồn tại của biết bao nhiêu điều mơ hồ về nguồn gốc lịch sử và văn hóa của Việt tộc đã đưa đến sự ngộ nhận hay vô ý thức của người Việt khi đọc Việt Sử.

Tình trạng ngộ nhận và vô ý thức nói trên lại được trợ lực bằng những nỗ lực "tự Hán-hóa" của những thành phần Nho học, trí thức khoa bảng sau hơn một ngàn năm Bắc thuộc. Những thành phần này đều học tư tưởng, văn chương, điển tích, chữ nghĩa của Tàu nhằm cho mục đích đi thi đỗ làm quan. Tất cả những người thuộc thành phần trí thức ưu tú của bao thế hệ người Việt đã đi theo hệ thống giáo dục của Trung Hoa để được thăng bổ vào những vị trí phục vụ cho những hệ thống xã hội, chính trị cũng mang nặng đặc tính của Trung Hoa. Từ đây đã luôn tồn tại một ý thức và một nỗ lực chứng tỏ rằng thành phần ưu tú của người Việt hiểu văn hóa và văn chương Trung Hoa không thua người Trung Hoa hầu để bị tránh mang tiếng "man di mọi rợ." Biết bao những bài thơ, những giai thoại về những ông quan người Việt đi sứ bên Tàu đã đối đáp với người Trung Hoa tuyệt vời ra sao đã được lưu truyền nơi những trang sử và văn chương Việt. Một ví dụ là chuyện Mạc Đĩnh Chi đi sứ ở bên Tàu và làm thơ khiến khiến triều đình phương Bắc đã phải khâm phục ra sao. Thật ra chuyện Mạc Đĩnh Chi đi sứ bên Tàu vượt lên trên khả năng làm thơ phú của ông rất nhiều về phương diện chính trị ngoại giao, vậy mà người Việt lại có khuynh hướng chú trọng vào những tiểu tiết không quan trọng khi đọc Việt Sử.

Ý hướng muốn chứng tỏ rằng người Việt không thua kém gì người Tàu là một điều cần phải được ghi nhận qua những câu chuyện kiểu này. Tuy nhiên, chỉ vì muốn chứng tỏ sự ngang hàng của người Việt với người Tàu mà giới lãnh đạo người Việt trong quá khứ đã đi đến một hậu quả ngược bất lợi là xa rời quần chúng ở dưới. Quần chúng Việt ở dưới không chấp nhận, không thích, không bao giờ muốn là người Trung Hoa. Người Hoa có đi ra làm quan cai trị đất Việt hay chạy loạn sang nước Việt ở phía Nam đều tự bản xứ hóa thành người Việt. Nhiều người trong số họ đã cầm vũ khí chống lại người Trung Hoa để bảo vệ quyền tự chủ của người Việt, với Lý Bôn hay Lý Bí, Triệu Quang Phục, Hồ Quý Ly mang gốc gác người Phúc Kiến từ nhiều đời trước, Nguyễn Huệ hay cụ Phan Thanh Giản là những trường hợp điển hình. Đây là những người Hoa đã bản xứ hóa hay Việt hóa. Những ngôi làng của những người Minh Hương là hậu duệ của những công thần nhà Minh không chấp nhận sự cai trị của nhà Mãn Thanh, đã đi phiêu dạt sang đất nước Việt và đã được các Chúa Nguyễn đón nhận và cư xử bình đẳng. Chỉ ở trong Nam người Việt mới gọi những Hoa-kiều là "chú Ba."

Khi người dân nói ra điều họ suy nghĩ và không phải chịu sự hướng dẫn của những ông đỗ Trạng Nguyên, Bảng Nhỡn, Thám Hoa, Tiến Sĩ Xuất Thân, Đồng Tiến Sĩ Xuất Thân, hay đỗ Phó Bảng, là những người chỉ đối đáp với nhau bằng Hán tự và bằng việc viết ra chữ Hán trên văn tự của triều đình, người dân Việt vẫn dùng những ngôn từ bình thường của mình để nói đến người Tàu, chẳng hạn như "thằng Ngô con đĩ." "Thằng Ngô" vì một ngàn năm giặc Tàu đô hộ đất Việt đã bắt đầu vào triều đại Đông Ngô thuộc thời Tam Quốc ở bên Tàu. Người dân Việt nói chung không thích và không tìm thấy niềm hãnh diện trong việc là người Tàu. Người dân Việt nói chung không coi người Tàu là đáng để noi theo bằng cách vẫn duy trì những phong tục của quần chúng bình dân ở bên dưới. Người dân vẫn nói chuyện với nhau bằng ngôn ngữ của họ. Sau này, chữ Hán đã được phiên âm ra theo kiểu nói của người Việt thành chữ Nôm, là một thứ chữ phát triển rất chậm từ thời Hàn Thuyên do bị chữ Hán lấn át. Về sau chữ Nôm vẫn phát triển và đi đến cao điểm với việc ra đời của những tác phẩm văn chương bằng chữ Nôm. Bà Đoàn Thị Điểm đã diễn Nôm tác phẩm "Chinh Phụ Ngâm" của Đặng Trần Côn thành "Chinh Phụ Ngâm Khúc." Nguyễn Du đã diễn Nôm tác phẩm "Kim Vân Kiều" của Thanh Tâm Tài Nhân thành một tuyệt tác thi ca của Việt Nam dưới tên gọi là "Truyện Kiều."

Như vậy đã hiện hữu bản năng sinh tồn một cách tự chủ trong tâm thức và sinh hoạt đời thường của người dân Việt. Từ những giai tầng ở dưới, ý thức không muốn làm người Tàu đã luôn âm ỉ, chấp nhận tất cả những hay dở đi kèm với ý thức này, đưa đến hiện tượng nổi lên chống lại giặc Tàu qua bao thời kỳ trong lịch sử nước nhà. Vậy mà đến khi nắm quyền cai trị thì lại du nhập hệ thống chính trị và điều hành đất nước vốn sẵn có từ thời Khổng Tử của Tàu. Đây là một trong nhiều khúc mắc trong việc định hình căn tính văn hóa và xác định nền tự chủ của người Việt trong suốt chiều dài lịch sử cho đến hôm nay. Những khúc mắc này hiển hiện chẳng những trong lịch sử tồn tại của tộc Việt mà còn được đan kết vào trong ghi nhận về lịch sử của người Việt nữa. Bộ sử viết đầu tiên về nước Việt là bộ Việt Sử do nhiều người góp phần nhưng danh tính không được định rõ. Một trong những tác giả còn được nhắc tới là Lê Văn Hưu nhưng vị này chắc chắn không phải là sử gia đầu tiên của Việt Nam. Trước ông đã có những người bỏ công ghi lại sử nước nhà nhưng danh tính đã không được lưu lại. Cuốn Việt Sử này có thể được truy nguồn gốc đến đời Chu Trang Công bên Tàu vào thế kỷ thứ bảy trước Tây Lịch. (Sau đời vua này của nhà Chu còn có thêm 18 đời vua nữa thì nhà Đông Chu - từ năm 771 trước Tây Lịch cho đến năm 476 trước Tây Lịch là thời Xuân Thu, từ năm 475 trước Tây Lịch cho đến năm 221 trước Tây Lịch là thời Chiến Quốc - mới dứt vào năm 256 trước Tây Lịch để được kế thừa bởi nhà Tần với sự thống nhất Trung Hoa vào năm 221 trước Tây Lịch.) Việc thiếu tài liệu lịch sử được lưu lại đã đưa đến việc sử Việt được ghi chép một cách chắp vá và dựa vào nhiều những truyền thuyết của Tàu ở giai đoạn khởi thủy.

Bài kệ "Cư Trần lạc đạo khả tùy duyên; Cơ tắc san hề cơ tắc miên" được viết bằng chữ Hán của Hoàng Đế Trần Nhân Tông nhằm kết thúc một bài giảng giải về đạo Phật. Bài kệ này có ý nói rằng Cư Sĩ họ Trần có đắc được đạo Phật là nhờ duyên, y như cơ thể có đói thì mới ăn. Bài kệ này toát lên sự quy thuận đức hiếu sanh của Trời Đất, không khiên cưỡng áp chế lý lẽ thuận sinh vốn hiển hiện trong mọi vật và trong tâm thức con người ta. Theo tinh thần này, Hoàng Đế Trần Nhân Tông đã lập ra dòng thiền đầu tiên của người Việt Nam, đó là dòng thiền Trúc Lâm, mặc dầu ngài đã hai lần cầm quân đánh thắng quân Nguyên (Mông Cổ), bình Chiêm Thành và phá tan quân Ai-lao trong cương vị Hoàng Đế. Nơi vị Sơ Tổ của nền thiền học Việt Nam người ta thấy hiện hữu tinh thần tự chủ xuất phát từ niềm cảm khái Phật Học sâu xa.

Cuối đời Tây Sơn có một nhân vật lẫy lừng của đất nước y như Nguyễn Trãi, đã phải chết thảm mặc cho những cống hiến to lớn cho nền tự chủ của nước Nam, đó là Ngô Thì Nhậm hay Ngô Thời Nhiệm. Ông Ngô Thì Nhậm đã giúp vua Quang Trung chống lại nhà Mãn Thanh, đã điều khiển cả một tiến trình tranh đấu về ngoại giao của nước Nam với triều Mãn Thanh dưới thời Càn Long. Sau khi vua Quang Trung qua đời và triều Tây Sơn lâm vào cảnh chia rẽ từ bên trong, ông Ngô Thì Nhậm đã đi tu và mở ra Phường Bích Câu trong thành Thăng Long làm nơi tu thiền. Ông đã trước tác nhiều bài thơ phú tuyệt hay còn được lưu lại cho đến ngày nay, mặc cho sự gièm pha của những người phê bình thơ phú dưới thời Nguyễn Sơ (Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức). Khi đi tu, ông Ngô Thì Nhậm đã trước tác bộ "Trúc Lâm Tông Chỉ Nguyên Thanh" hay "Đại Chân Viên Giác Nhị Thập Tứ Thanh" theo một bản dịch khác.

Trong tác phẩm về Phật Giáo Việt Nam này, ông Ngô Thì Nhậm đã có bàn như sau với những đồng môn thuộc phường tu thiền Bích Câu về Đức Điều Ngự Giác Hoàng (Điều Ngự Giác Hoàng tức Hoàng Đế Trần Nhân Tông là Sơ Tổ của dòng thiền Trúc Lâm; Đệ Nhị Tổ là Pháp Loa Đồng Kinh Cương; Đệ Tam Tổ là Huyền Quang Lý Đạo Thái, người đã đỗ Trạng Nguyên nhưng bỏ đi tu):"Người ta thấy Đức Điều Ngự Đệ Nhất Tổ đến ngự ở Chùa Hoa Yên (Chùa Yên Tử) thì bảo rằng là Ngài xuất gia, và ta biết rằng là Đức Ngài lúc đó nhìn thấy thiên văn... Trong nước thì có thể vô sự nhưng phía Bắc vẫn có một nước láng giềng đang đe dọa...Thành ra Ngài chưa được yên tâm, và cái ý đó Ngài không tiện nói ra là tại vì sợ người dân dao động, và vì vậy cho nên Ngài nhắm ở ngọn núi Yên Tử là núi cao nhất, phía Đông nhìn về Yên Quảng (Quảng Ninh), phía Bắc liếc sang hai tỉnh Lạng (Lạng Sơn), và dựng lên ngôi chùa và thường thường dạo chơi để xem động tĩnh, cốt để ngừa cái mối lo nước ngoài xâm phạm... Thật là một Vị Vô Lượng Đại Thế Chí Bồ Tát... Lúc bấy giờ chỉ có Huyền Quang Tôn Giả biết được, và bỏ cái cao sang của một vị Trạng Nguyên, sớm chiều đi theo Ngài để hoàn thành cái ý nguyện của Ngài." Ý nguyện của Ngài ở đây là đi tu, nhưng không phải là để tự giải thoát cho bản thân mình, mà đi tu để cứu người khác: Cứu thần dân của mình. Đây là đặc tính của Phật Giáo Việt Nam cũng phần nào giải thích tại sao quân Mông Cổ đã chinh phục được khắp nơi, kể cả chiếm đóng được toàn bộ nước Trung Hoa, mà ba lần tấn công nước Việt đã gặp thất bại cả ba lần.

Theo vậy, tinh thần tự chủ của Việt tộc cũng như nền tự chủ của nước Nam được xây dựng trên những yếu tố thuộc về lịch sử, văn hóa là một yếu tố tối quan trọng, yếu tố lòng người nước Nam không muốn thành người Tàu phương Bắc, yếu tố của sự tiếp cận với nhiều sắc tộc khác thuộc khu vực Đông Nam Á Châu bao gồm người Chàm và người Khmer, yếu tố thuộc về ý thức đa nguyên văn hóa, yếu tố thuộc về ý thức rằng văn hóa Trung Hoa không phải là nền văn hóa duy nhất, yếu tố nhận thức việc Trung Hoa không phải là nơi nắm chân lý duy nhất hay là nơi thấu biết mọi sự trên thế gian này. Ý thức hay nhận thức như vậy đã giúp người Việt bớt đi được tác hại khôn lường của nạn "độc quyền chân lý" mà Đổng Trọng Thư thuộc đời Hán (năm 202 trước Tây Lịch cho đến năm 220 sau Tây Lịch) bên Tàu đã khởi xướng bằng việc loại bỏ ý niệm "Bách Gia Chư Tử" và rút đạo Nho vào tình trạng "nhất thể" mang tính bảo thủ, rồi được biến thành một nền tư tưởng lạc hậu tệ hại vào đời Tống (năm 960 sau Tây Lịch cho đến năm 1279 sau Tây Lịch). Một người trong lịch sử Việt đã nhận thấy được tính lạc hậu của nền tư tưởng Tống Nho là Hồ Quý Ly, người sáng lập ra triều Hồ và cố gắng đề ra những biện pháp cải cách trước khi nước Việt rơi vào sự đô hộ của nhà Minh (năm 1368 sau Tây Lịch cho đến năm 1644 sau Tây Lịch) từ phương Bắc trong hai mươi năm (năm 1407 cho đến năm 1427). Ông bị quân Minh bắt mang về Tàu cùng với người con là Hồ Hán Thương, người sau này đã trở thành Binh Bộ Thị Lang của Minh triều và đã chỉ cho quân Minh cách chế tạo ra súng đại bác nhằm đánh bại được những cuộc tấn công thường xuyên của quân Mông Cổ dọc theo Vạn Lý Trường Thành.

Đất nước Việt luôn có nhiều người tài và tinh thần tự chủ muốn làm người Việt luôn hiện hữu nơi những cư dân trên đất Việt qua bao đời, kể cả những người đã đi tỵ nạn từ năm 1975 cho đến bây giờ cũng vậy! Không người Việt nào muốn đi tỵ nạn khỏi đất nước của mình hết và cảm thấy khổ tâm khi nhìn thấy nguy cơ đe dọa đến nền tự chủ và sự tồn vong của Việt tộc trên đất nước Việt Nam. Liệu nước Việt Nam có còn tồn tại nữa hay không khi mà mối nguy cho sự tồn vong của dân Việt lại y như trước, tức là xuất phát từ ý thức hệ?

Điều này có thể xảy ra! Cầu mong là không như vậy vì xác suất cho điều này cũng thấp dựa trên những gì nhận thấy được về khuynh hướng của giới trẻ Việt hôm nay. Giới trẻ Việt Nam hôm nay không học theo Trung Hoa, không xem phim ảnh của Trung Quốc. Tại sao họ lại mê phim ảnh của Đại Hàn? Tại sao người huấn luyện viên cho đội túc cầu của Việt Nam vừa mới thắng đội túc cầu của Nam Dương với tỷ số 4-0 lại chính là một người Đại Hàn? Khi tiếp cận với những sắc dân khác, với những quốc gia khác, với những nền văn hóa khác, người Việt Nam cũng nhìn thấy rõ ràng là "người Tàu rất giỏi trong chuyện khạc nhổ." Trong khi đó, người Việt Nam học hỏi về kinh tế từ đâu? Họ học từ người Nhật, người Đại Hàn, học từ Đài-loan và từ Singapore. Người Việt Nam mà có suy nghĩ một chút thì thấy rõ nhiều những cái hay hơn đến từ những vòm trời rộng mở khác, không nhất thiết phải là vòm trời của Trung Hoa! Với điều này, hy vọng đất nước Việt Nam sẽ còn tồn tại lâu dài trong tương lai.
 
Não chúng mầy để làm gì mà chỉ biết comment mỗi chữ "dài" vậy
 
mở miệng thì ghét Tàu, bài Trung chứ thật ra 80% tiểu thương Vn sống nhờ TQ :))
chỉ khi tới tầm doanh nghiệp có chí lớn thì mới nghĩ đến tự phát triển nước nhà, nhưng nhìn lại đồ mình sản xuất ra vẫn đéo cạnh tranh lại Tàu :))
 
Chúng mày là 1 sắc dân thiểu số khát khao muồn hòa máu vào đại quốc mà đéo được.

Địt con mẹ mày nó là cường quốc số 1 thế giới, lũ chó đẻ hạng 3 như chúng mày lo sợ thành 1 xã của chúng nó

Chỉ có những bộ óc đông lào mới hài hước tới như vậy

lồn nó thèm vào, chúng mày quỳ 10 năm ở Thành Đô cũng đéo có cái phúc đó
 
Chúng mày là 1 sắc dân thiểu số khát khao muồn hòa máu vào đại quốc mà đéo được.

Địt con mẹ mày nó là cường quốc số 1 thế giới, lũ chó đẻ hạng 3 như chúng mày lo sợ thành 1 xã của chúng nó

Chỉ có những bộ óc đông lào mới hài hước tới như vậy

Có lồn nó thèm vào, chúng mày quỳ 10 năm ở Thành Đô cũng đéo có cái phúc đó
Phát ngôn của mày nó thể hiện bản chất con người mày: Hèn mọn.
 
Yêu mày. Việt Nam tồn tại được bên cạnh hàng xóm Trung Quốc là giỏi rồi. Có lãnh thổ riêng, tiếng nói riêng, văn hóa có điểm chung nhưng đéo bao giờ bị khuất phục bởi Trung Quốc. Cố mà giữ nước chứ tự nhục được gì? Thằng nào thích nói tiếng Trung thì chuyển sang Trung Hoa Đại Lục ở. Đơn giản mà!
 
Yêu mày. Việt Nam tồn tại được bên cạnh hàng xóm Trung Quốc là giỏi rồi. Có lãnh thổ riêng, tiếng nói riêng, văn hóa có điểm chung nhưng đéo bao giờ bị khuất phục bởi Trung Quốc. Cố mà giữ nước chứ tự nhục được gì? Thằng nào thích nói tiếng Trung thì chuyển sang Trung Hoa Đại Lục ở. Đơn giản mà!
Tao nghe noi tui Ha Noi dang len ke hoach bat buoc hoc tieng Trung
 
Không chê gì mấy anh Tàu anh ý cũng giỏi vl ra. Bây giờ t thấy dị ứng với mấy cái văn hoá oppa, ngôn lu hơn mấy thằng tq
 
Tao nghe noi tui Ha Noi dang len ke hoach bat buoc hoc tieng Trung
T ở HN và chưa thấy thế. Có cái lồn nói thế cho nhanh. Dân HN cũng đéo ưa gì bọn TQ. Chỉ cần ho ra việc bắt học tiếng TQ t đảm bảo có biểu tình ngay.
 
Đến cái tên còn là chữ hán việt mà đòi ko hán hóa. Ko hán hóa có lồn mà đc thưởng thức trọn vẹn phim ảnh văn hóa tàu
 
Bọn nó muốn nuốt VN nhưng toàn bị đội thanh hoá nghệ an phá vỡ mưu đồ.
 
Top