Có Hình Tất tần tật về các Triều đại và các vua (kèm theo năm trị vì) của lịch sử Việt Nam. Tml nào dốt sử, lười học thì vào đây đọc qua là chém gió được.

M trích thì phải đưa Toàn thư chẳng hạn: Đạo vợ chồng là đầu của nhân luân, dây mối của vương hóa. Hạ kinh của Kinh Dịch nêu quẻ Hàm và quẻ Hằng lên đầu, là để tỏ cái ý lấy đàn bà tất phải chính đáng. Đại Hành thông dâm với vợ vua, đến chỗ nghiễm nhiên lập làm hoàng hậu, mất cả lòng biết hổ thẹn. Đem cái thói ấy truyền cho đời sau, con mình bắt chước mà dâm dật đến nỗi mất nước, há chẳng phải là mở đầu mối họa đó sao?

Phần đó là khi Lê Hoàn đã lên ngôi vua, nó khác với trước lúc lên ngôi vua
 
Thế Lê Hoàn đéo cướp ngôi à?
Lê Hoàn sử viết là được bá quan tôn làm vua, cướp ngôi đéo đâu. LH lên ngôi công lớn của DVN - thái hậu tiền triều. Cả LH và DVN đều sẽ được công nhận rộng rãi nếu DVN không làm vợ LH.
 
Ngay cái đoạn Lê Hoàn nhiếp chính mà tự xưng phó Vương là nó có vấn đề rồi. Có quan hệ họ hàng gì với vua mà cả gan tự gọi là Vương, phó Vương cũng là Vương.

Vụ tướng đưa Lê Hoàn lên ngôi là ai, Phạm Cự Lạng/ Lượng, là em ruột của Phạm Hạp nhé.
Nếu xâu chuỗi cả Lê Hoàn chỉ huy cấm quân thì rõ ràng Lê Hoàn đã thả thích khách ám sát 2 vua Đinh, sau đó dùng gián điệp là Phạm Cự Lượng truyền tin để đánh bại đội Nguyễn Bặc.
Sau khi Hoàn lên ngôi thì Lượng được phong Thái uý để ghi công.
 
Vụ tướng đưa Lê Hoàn lên ngôi là ai, Phạm Cự Lạng/ Lượng, là em ruột của Phạm Hạp nhé.
Nếu xâu chuỗi cả Lê Hoàn chỉ huy cấm quân thì rõ ràng Lê Hoàn đã thả thích khách ám sát 2 vua Đinh, sau đó dùng gián điệp là Phạm Cự Lượng truyền tin để đánh bại đội Nguyễn Bặc.
Sau khi Hoàn lên ngôi thì Lượng được phong Thái uý để ghi công.
Vua Đinh chết là có liên quan tới Lê Hoàn. Ông này được cái chống Tống thành công nên được người đời xoá tội. Còn việc thờ DVN thì t đéo hiểu nổi người xưa suy nghĩ thế nào luôn
 
Vua Đinh chết là có liên quan tới Lê Hoàn. Ông này được cái chống Tống thành công nên được người đời xoá tội. Còn việc thờ DVN thì t đéo hiểu nổi người xưa suy nghĩ thế nào luôn
Câu này trên tao nói rồi giờ thêm lần nữa.
Thế LH ko cướp ngôi thì Tống có xâm lược ko? Tự ị tự chùi thôi, còn tộc Việt vì tham vọng lên ngồi của ông lại chết thêm vài vạn người.
 
Có nhé.
LH ko cướp ngôi thì Tống vẫn xâm lược
Nó xâm lược vì muốn sáp nhập đất cũ thời Đường.
Dù cho Lê Hoàn dùng tên của Đinh Toàn viết thư xin bãi binh
Tể tướng Tống tuyên bố muốn sáp nhập đủ đất thời Hán Đường




Mày trích sử toàn trích 1/2 à. Nó ghi lù lù thế này còn gì.
 
Lại sa vào war Huệ Ánh
Sao bọn m không bàn về mấy cái mới, ít được biết đến :vozvn (1):
Như thời chống Pháp và Pháp thuộc, có rất nhiều tư liệu từ nhiều phe, nhưng lại ít đc bàn luận
Dưới đây là 1 bức thư của Bác sĩ Jules Harmand năm 1874 khi ông này được cử đến Nam Định - 1 xứ có khoảng 30-50% giáo dân để tiếp quản và tổ chức CQ mới
“Tôi vẫn liên tục tiếp khách: họ nối đuôi nhau trước lều của tôi từ 7 giờ sáng cho đến tối, và tôi buộc phải tiếp không ngừng những người đến khiếu nại và xin xỏ; kẻ thì xin giúp đỡ che chở, kẻ thì tụ tập được một số người đến xin khí giới để trang bị và bằng cấp để được chỉ huy, sau hết có kẻ, và đây là số đông nhất, đến xin giúp việc như thư ký, công chức đủ hạng, xin cả việc được bổ nhiệm làm tri huyện hay tri phủ. Tất cả, hay gần như vậy, đều là tín đồ Gia Tô giáo, mà một phần là của tỉnh Ninh Bình bên cạnh do các linh mục của họ gởi sang. Trong các trường hợp khó khăn này, tín đồ Gia Tô giáo biểu lộ một sự tham lam trơ tráo, vừa thiếu dè dặt vừa đầy ích kỷ. Vì quyền lợi của chính họ, tôi luôn tìm cách làm dịu bớt phong trào này. Trong phạm vi có thể, tôi muốn bổ nhiệm người ngoại giáo đông hơn con chiên, theo tỷ lệ dân số giữa người lương và người giáo, trước hết là để khỏi gây bất mãn tự nhiên trong xứ, ngoài ra còn vì người giáo vốn bị chính quyền An Nam cô lập nên không rành việc, hết sức mới mẻ trong việc hành chánh, lại
còn hiếm người có học, gần như tất cả đều xuất thân từ thành phần hạ đẳng, đủ mọi lý do để va chạm mạnh vào các tập tục An Nam.

Vì đang ở đề tài này, nên tôi phải thành thật trình bày, không thiên vị một ai. Chắc chắn là những con chiên đã giúp tôi nhiều việc, nhất là họ đã làm cho tôi được nhiều dễ dàng trong công việc mà ông Garnier đã giao cho tôi; nhưng họ cũng gây cho tôi nhiều lo lắng. Họ tỏ ra rất vụng về một cách lộ liễu. Họ xem việc chúng ta đến đây là đánh dấu thời điểm phục thù; và các thừa sai, đáng lẽ phải đưa ra những mệnh lệnh nghiêm ngặt ngay từ đầu, bây giờ thì họ đã bị vượt quá xa. Mỗi ngày, tôi đã phải nhắc lại đến cả chục lần:
“Thế là các ông cho rằng chúng tôi đến đây để làm một cuộc chiến tranh tôn giáo hay sao? Chúng tôi đến đây trong mục đích thuần túy thương mại: dù các người là con chiên, ngoại giáo, hay người Trung Quốc, đều không quan trọng. Chắc chắn chúng tôi luôn luôn sung sướng khi giúp đỡ những con chiên, và chúng tôi hứa làm chỗ dựa cho tất cả những người bị áp bức.
Nhưng xin các người đừng lầm: nếu chúng tôi đặt một người Gia Tô giáo vào các chức vị quan trọng, đó là vì không thể thiếu được, cho lợi ích của xứ này và cho trật tự công cộng, vì các chức vị ấy không thể bị bỏ trống, và vì chúng tôi chỉ có sẵn những con chiên ở dưới tay. Nhưng, nếu các quan lại cũ đến với chúng tôi, chúng tôi sẽ sung sướng bày tỏ cảm tình và lòng yêu thích công lý của chúng tôi. Tôi nói thêm là không phải mọi người Pháp đều là con chiên, điều này khiến họ hết sức ngạc nhiên.”
 
Nó ghi lù lù thế nào?
Trường Biên quyển 21. Năm Thái Bình Hưng Quốc thứ 5 [980]

Tháng 6, Thái thường bác sĩ tri Ung Châu Hầu Nhân Bảo; nhân người cha tên Ích sống tại Lạc Dương, có nhà lớn ruộng tốt, sống nhàn du thích thản, không muốn làm quan, vợ là em gái của Triệu Phổ, Phổ là Tễ tướng, Nhân Bảo làm quan tại phân ty tây kinh. Lư Đa Tốn có hiềm khích với Phổ, nên tâu vua cho Nhân Bảo làm Tri Ung Châu, trong vòng 9 năm không được trở về kinh. Nhân Bảo sợ thời gian kéo dài chết già nơi xa xôi ngoài Ngũ Lãnh, bèn dâng sớ tâu rằng:

‘Chủ soái Giao Châu bị hại, nước này có loạn, có thể mang quân lấy được; xin ban chiếu chỉ cho về kinh, trực tiếp tâu, khiến tình trạng được rõ ràng.’

Nhận được tờ sớ vua rất mừng, mệnh cho dịch trạm gọi đến. Lúc mệnh chưa thi hành, thì Đa Tốn bèn tâu:

‘Giao Chỉ nội bộ nhiễu loạn, đây là lúc trời bắt diệt vong. Triều đình nên thừa lúc không ngờ, mang quân tập kích, như sét đánh không kịp bịt tai. Nay nếu gọi Nhân Bảo về triều, tất tiết lộ cơ mưu, bọn man biết được, dựa vào sông núi dự bị, thì không dễ gì chiếm. Chi bằng giao cho Nhân Bảo thi hành cấp tốc, ước tính công việc, tuyển tướng đều quân Kinh Hồ
[Hồ Bắc, Hồ Nam] 1,2 vạn, tiến nhanh đuổi dài, thế tất vạn toàn, dễ hơn bẻ cành khô, củi mục’.

Nhà Vua cho là phải
.”
Vua Tống Thái Tông bèn ra lệnh cho các đạo quân thủy bộ từ Ung châu [Nam Ninh], Liêm châu, và kinh sư lên đường viễn chinh, dưới quyền chỉ huy của Hầu Nhân Bảo:

“Trường Biên quyển 21. Năm Thái Bình Hưng Quốc thứ 5 [980]

Ngày Đinh Vị tháng 7 mùa thu [19/8/980], dùng Nhân Bảo làm Thủy lục chuyển vận sứ Giao Châu; Đoàn luyện sứ Lan Châu Tôn Toàn Hưng, Bát tác sứ Hác Thủ Tuấn, Án bí khố sứ Trần Khâm Tộ, Tả giám môn vệ tướng quân Thôi Lượng, tổng phối trí lộ binh mã Ung Châu. Thứ sử Ninh Châu Lưu Trừng, Quân khí khố phó sứ Giả Thực, Cung phụng quan cáp môn chi hầu Vương Soạn, Tổng phối trí lộ binh mã Liêm Châu; thủy lộ cùng tiến đánh dẹp. Ngày Canh Tuất [22/8] bọn Toàn Hưng vào từ biệt; mệnh Tiến sứ Lương Huýnh tiễn tướng sĩ hành doanh tại vườn Ngọc Tân
.”
Tống xâm lược vì nó muốn thu hồi đất cũ
Liên quan đếch gì Lê Hoàn

Giờ muốn đánh nhau nó phải có cớ nó mới danh chính ngôn thuận. Lê Hoàn ko tự lập làm Phó vương thì nó có cớ gì mà cất binh?
 
Bá quan tôn làm vua cũng là cướp ngôi tiền triều vậy
Lý trị kế thừa ngôi báu còn sực con vợ của cha mình và tôn nó lên hoàng hậu kìa
Có sao ko?
Chả sao cả nhé!
Bá quan tôn lên làm vua, thái hậu lấy hoàng bào khoác cho nên ổng mới làm vua. Sử nào viết Lê Hoàn cướp ngôi?
Võ Tắc Thiên chỉ là 1 tài nhân, cấp bậc thấp bé trong hậu cung, còn chưa đủ tư cách gọi là vợ của Lý Thế Dân.
Và t đang nói DVN là hoàng hậu nhé, hoàng hậu của vua Đinh, chủ của Lê Hoàn. Và Lê Hoàn không cướp ngôi. Lê Hoàn mà không có công chống Tống thành công thì sử gia các đời viết cho không ngóc đầu lên được,. Đừng có nói là đạo đức nho giáo không phổ biến lúc đó nhé. Nho giáo được chấn hưng từ thời Hán Vũ Đế, 1000 năm bắc thuộc mà không bị ảnh hưởng gì thì đúng là hạng lăng loàn rồi.

Hơn ngàn năm bắc thuộc, tư tưởng nho giáo nó thấm sâu vào xã hội mà không biết gì về đức hạnh của người phụ nữ?
Tội thông dâm lăng loàn là rõ.
 
Bá quan tôn lên làm vua, thái hậu lấy hoàng bào khoác cho nên ổng mới làm vua. Sử nào viết Lê Hoàn cướp ngôi?
Võ Tắc Thiên chỉ là 1 tài nhân, cấp bậc thấp bé trong hậu cung, còn chưa đủ tư cách gọi là vợ của Lý Thế Dân.
Và t đang nói DVN là hoàng hậu nhé, hoàng hậu của vua Đinh, chủ của Lê Hoàn. Và Lê Hoàn không cướp ngôi. Lê Hoàn mà không có công chống Tống thành công thì sử gia các đời viết cho không ngóc đầu lên được,. Đừng có nói là đạo đức nho giáo không phổ biến lúc đó nhé. Nho giáo được chấn hưng từ thời Hán Vũ Đế, 1000 năm bắc thuộc mà không bị ảnh hưởng gì thì đúng là hạng lăng loàn rồi.

Hơn ngàn năm bắc thuộc, tư tưởng nho giáo nó thấm sâu vào xã hội mà không biết gì về đức hạnh của người phụ nữ?
Tội thông dâm lăng loàn là rõ.
quan điểm mày đúng ý tao, đọc sử đoạn này lấn cấn vl. Ko thể coi là bth như thằng bản đồ được
 
PHẦN 2 : GIAI ĐOẠN XA XƯ TỪ VĂN LANG ĐẾN NĂM 905 SAU CN

Nước Văn Lang (Thế kỷ VII–258 TCN hoặc 218 TCN)


Lãnh thổ nước Văn Lang năm 500 TCN
Đến thế kỷ 8 TCN, các nhà nước độc lập của các tộc người Việt dần được hình thành khắp vùng phía Nam sông Dương Tử.
Các tài liệu nghiên cứu hiện đại[7] cũng như các bằng chứng khảo cổ học[8] phần lớn đều đồng ý theo ghi chép của Việt sử lược về một vương quốc Văn Lang của người Lạc Việt có niên đại thành lập vào thế kỷ VII TCN cùng thời Chu Trang Vương (696 TCN – 682 TCN) ở Trung Quốc. Vương quốc này tồn tại ở khu vực mà ngày nay là vùng trung du và đồng bằng Bắc Bộ cũng như ba tỉnh Thanh Hóa-Nghệ An-Hà Tĩnh. Nhà nước này có thể đã giao lưu buôn bán với các bộ tộc Việt khác, có thể là cả với nước Việt của Việt Vương Câu Tiễn ở khu vực hạ lưu sông Trường Giang (Trung Quốc) ngày nay.
Bộ máy nhà nước Văn Lang đã bước đầu phỏng theo thể chế quân chủ. Ở trung ương do vua Hùng đứng đầu, có các Lạc hầu và Lạc tướng giúp việc. Ở địa phương chia thành 15 bộ (là 15 bộ lạc của vùng đồng bằng Bắc Bộ trước khi nhà nước ra đời) do Lạc tướng cai quản. Dưới bộ là các làng do Bồ chính cai quản.

Nhà Thục (257 hoặc 208 TCN – 179 TCN)
Đến thế kỷ III TCN, Thục Phán, thủ lĩnh của bộ tộc Âu Việt – một trong những bộ tộc của Bách Việt ở phía Bắc Văn Lang, đã đánh bại Hùng Vương thứ 18 lập nên nhà nước Âu Lạc. Nhà nước liên minh Âu Việt – Lạc Việt đã đánh bại cuộc xâm lược của nhà Tần. Nhà nước định đô tại Cổ Loa, thuộc huyện Đông Anh, Hà Nội ngày nay. Ông tự xưng là An Dương Vương.
Nước Âu Lạc của An Dương Vương bị Triệu Đà (một viên tướng cũ của nhà Tần) thôn tính năm 208 TCN (hoặc 179 TCN).

Nhà Triệu (179 TCN–111 TCN)

Bắc thuộc là một vấn đề còn có hai quan điểm khác nhau từ xưa đến nay của lịch sử Việt Nam, phần lớn các quan điểm sử học thời phong kiến đều cho rằng nhà Triệu là một triều đại trong lịch sử Việt Nam, vì vậy thời Bắc thuộc bắt đầu từ năm 111 TCN khi nhà Hán đánh chiếm nước Nam Việt. Quan điểm thứ hai được xuất hiện từ thế kỷ XVIII khi sử gia Ngô Thì Sĩ phủ nhận nhà Triệu là triều đại chính thống của Việt Nam vì Triệu Đà vốn là người Hoa ở phương Bắc, là tướng theo lệnh Tần Thủy Hoàng mà đánh xuống phương Nam. Quan điểm này được tiếp nối bởi sử gia Đào Duy Anh trong thế kỷ XX, các sách lịch sử trong nền giáo dục tại Việt Nam hiện nay đều theo quan điểm này. Theo quan điểm thứ hai này thì thời Bắc thuộc trong lịch sử Việt Nam bắt đầu từ năm 179 TCN khi nhà Triệu đánh chiếm nước Âu Lạc của An Dương Vương.
Cuối thời Tần, Triệu Đà (người nước Triệu thời Chiến Quốc, nay là tỉnh Hà Bắc của Trung Quốc) được nhà Tần bổ nhiệm là Huyện lệnh huyện Long Xuyên, sau được Nhâm Ngao tự ý bổ nhiệm làm Quận úy quận Nam Hải (thuộc tỉnh Quảng Đông ngày nay).
Nhân khi nhà Tần rối loạn sau cái chết của Tần Thủy Hoàng (210 TCN), Triệu Đà đã tách ra cát cứ quận Nam Hải, sau đó đem quân thôn tính sáp nhập vương quốc Âu Lạc và quận Quế Lâm lân cận rồi thành lập một nước riêng, quốc hiệu Nam Việt với kinh đô đặt tại Phiên Ngung (nay là thành phố Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông) vào năm 207 TCN.
Nước Nam Việt trong thời nhà Triệu bao gồm khu vực hai tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây của Trung Quốc và miền Bắc Việt Nam ngày nay. Nam Việt được chia thành 4 quận: Nam Hải, Quế Lâm, Giao Chỉ và Cửu Chân. Biên giới phía bắc là hệ thống dãy núi Ngũ Lĩnh, biên giới phía nam là dãy Hoành Sơn.
Sau khi nhà Hán được thành lập và thống nhất toàn Trung Quốc, Triệu Đà xưng là Hoàng đế của nước Nam Việt để tỏ ý ngang hàng với nhà Tây Hán. Trong khoảng thời gian 68 năm (179 TCN – 111 TCN), miền Bắc Việt Nam hiện nay là một phần của nước Nam Việt, nước này có vua là người Trung Hoa và vị vua này không công nhận sự cai trị của nhà Hán.

Thuộc nhà Hán (111 TCN–40 SCN)
Năm 111 TCN, đội quân của Hán Vũ Đế chiếm nước Nam Việt và sáp nhập Nam Việt vào đế chế Hán. Người Trung Quốc muốn cai quản miền châu thổ sông Hồng để có điểm dừng cho tàu bè đang buôn bán với Đông Nam Á.[9] Trong thế kỷ I, các tướng Lạc Việt vẫn còn được giữ chức, nhưng Trung Quốc bắt đầu chính sách đồng hóa các lãnh thổ bằng cách tăng thuế và cải tổ luật hôn nhân để biến Việt Nam thành một xã hội phụ hệ để dễ tiếp thu quyền lực chính trị hơn.

Hai Bà Trưng (40–43)
Một cuộc khởi nghĩa do Hai Bà Trưng lãnh đạo đã nổ ra ở quận Giao Chỉ, tiếp theo sau đó là các quận Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố và các địa phương khác của vùng Lĩnh Nam (mà theo cổ sử Việt ghi nhận là có tất cả 65 thành trì) hưởng ứng trong năm 40. Sau đó, nhà Hán phái tướng Mã Viện sang đàn áp cuộc khởi nghĩa này. Sau 3 năm giành độc lập, cuộc khởi nghĩa bị tướng Mã Viện đàn áp. Do bị cô lập và quân đội chưa tổ chức hoàn thiện nên Hai Bà Trưng không đủ sức chống cự lại quân do Mã Viện chỉ huy. Hai Bà Trưng đã tự vẫn trên dòng sông Hát để giữ vẹn khí tiết.

Bắc thuộc lần 2 (43–544)
Tiếp theo sau nhà Hán, các triều đại phong kiến Trung Quốc kế tiếp khác như Đông Ngô, nhà Tấn, Lưu Tống, Nam Tề, nhà Lương lần lượt thay nhau đô hộ Việt Nam, người Việt cũng đã nhiều lần nổi dậy chống lại sự cai trị của ngoại bang, tuy nhiên tất cả đều không thành công cho mục tiêu giành độc lập.
Các cuộc nổi dậy tiêu biểu như khởi nghĩa anh em Triệu Quốc Đạt và Triệu Thị Trinh vào thời thuộc Đông Ngô. Cuộc nổi dậy của anh em Lý Trường Nhân và Lý Thúc Hiến từ thời bắc thuộc Lưu Tống, Nam Tề từ năm 468 đến 485.

Nhà Tiền Lý (544–602)
Năm 541, Lý Bí nổi dậy khởi nghĩa, đã đánh đuổi được thứ sử Tiêu Tư nhà Lương, sau 3 lần đánh bại quân Lương những năm kế tiếp, Lý Bí tự xưng đế tức là Lý Nam Đế, lập ra nước Vạn Xuân vào năm 544. Đến năm 545, nhà Lương cử Trần Bá Tiên và Dương Phiêu sang đánh nước Vạn Xuân, Lý Nam Đế bị thua trận, giao lại binh quyền cho Triệu Quang Phục. Sau khi Lý Nam Đế mất, Triệu Quang Phục đánh đuổi được quân Lương vào năm 550, bảo vệ được nước Vạn Xuân. Ông tự xưng là Triệu Việt Vương, đến năm 571, một người cháu của Lý Nam Đế là Lý Phật Tử đã cướp ngôi Triệu Việt Vương, tiếp tục giữ được sự độc lập cho người Việt thêm 20 năm nữa cho đến khi nhà Tùy sang đánh năm 602.

Bắc thuộc lần 3 (602– 905)
Bản đồ Nhà Đường khoảng năm 700, lãnh thổ An Nam đô hộ phủ ở phía Nam.
Kế tiếp nhà Tùy, nhà Đường đô hộ Việt Nam gần 300 năm. Trung Quốc đến thời Đường đạt tới cực thịnh, bành trướng ra 4 phía, phía bắc lập ra An Bắc đô hộ phủ, phía đông đánh nước Cao Ly lập ra An Đông đô hộ phủ, phía tây lập ra An Tây đô hộ phủ và phía nam lập ra An Nam đô hộ phủ, tức là lãnh thổ nước Vạn Xuân cũ.
Trong thời kỳ thuộc nhà Đường, đã nổ ra các cuộc khởi nghĩa chống Bắc thuộc của người Việt như khởi nghĩa Lý Tự Tiên và Đinh Kiến, khởi nghĩa Mai Hắc Đế, khởi nghĩa Phùng Hưng và khởi nghĩa Dương Thanh từ cuối thế kỷ VII đến thế kỷ IX.
Từ sau loạn An Sử (756–763), nhà Đường suy yếu và bị mất thực quyền kiểm soát với nhiều địa phương do các phiên trấn cát cứ, không kiểm soát nổi phía nam. An Nam đô hộ phủ bị các nước láng giềng Nam Chiếu, Chăm Pa, Sailendra vào cướp phá và giết hại người bản địa rất nhiều, riêng Nam Chiếu đã giết và bắt đến 15 vạn người, quân Đường bị đánh bại nhiều lần. Tới năm 866, nhà Đường kiểm soát trở lại và đổi gọi là Tĩnh Hải quân.
Cuối thế kỷ IX, nhà Đường bị suy yếu trầm trọng sau cuộc nổi loạn của Hoàng Sào và các chiến tranh quân phiệt tại Trung Quốc. Tại Việt Nam, năm 905, một hào trưởng địa phương người Việt là Khúc Thừa Dụ đã chiếm giữ thủ phủ Đại La, bắt đầu thời kỳ tự chủ của người Việt.
 
Đoạn nào nói nó đánh vì cớ Lê Hoàn tự lập phó vương?
Chính mày trích sử trên nó ghi “Nay Giao Chỉ nội bộ nhiễu loạn”.
Nếu Lê Hoàn ko tự lập Phó vương thì đám Nguyễn Bặc Đinh Điền cũng không dấy binh làm phản, thì sao Giao Chỉ nội bộ nhiễu loạn được.
 
Bá quan tôn lên làm vua, thái hậu lấy hoàng bào khoác cho nên ổng mới làm vua. Sử nào viết Lê Hoàn cướp ngôi?
Võ Tắc Thiên chỉ là 1 tài nhân, cấp bậc thấp bé trong hậu cung, còn chưa đủ tư cách gọi là vợ của Lý Thế Dân.
Và t đang nói DVN là hoàng hậu nhé, hoàng hậu của vua Đinh, chủ của Lê Hoàn. Và Lê Hoàn không cướp ngôi. Lê Hoàn mà không có công chống Tống thành công thì sử gia các đời viết cho không ngóc đầu lên được,. Đừng có nói là đạo đức nho giáo không phổ biến lúc đó nhé. Nho giáo được chấn hưng từ thời Hán Vũ Đế, 1000 năm bắc thuộc mà không bị ảnh hưởng gì thì đúng là hạng lăng loàn rồi.

Hơn ngàn năm bắc thuộc, tư tưởng nho giáo nó thấm sâu vào xã hội mà không biết gì về đức hạnh của người phụ nữ?
Tội thông dâm lăng loàn là rõ.
Chuẩn rồi bạn ơi.
 
Đạo đức khổng nho nào cho vua lập mẹ kế làm hoàng hậu
Đạo đức khổng nho nào cho Vua lập chị dâu đang có thai với anh mình làm hoàng hậu?
Thế mà tụi nó vẫn làm đấy
Có sao ko?
Chả sao cả
Huống chi Thời Lê Hoàn làm đéo gì có Khổng Nho mà nói.
Thông dâm hồi nào ở đây?
T đã nói rất rõ Nho giáo được chấn hưng từ thời Hán Vũ Đế (trước CN). 1000 năm Bắc thuộc mà không đọng lại gì về đạo đức Nho giáo? Hoàng hậu chứ đéo phải dân đen mà đéo biết mấy cái này?
Dương Vân Nga là hạng lăng loàn. Thờ phụng loại này chính là gián tiếp công nhận người Việt có truyền thống lăng loàn hại chồng từ xa xưa.
 
Nội bộ nhiễu loạn là do ba thằng Đinh Điền Nguyễn Bặc phạm hạp làm loạn nhé.
Và Lê Hoàn là người dẹp bọn nó
Không thì Tống sang nó dẹp cả bọn hết rồi
Hết cãi nhé
Tức là khi bọn này nổi loạn thì tụi nó có thắng Lê Hoàn hay không thì Tống cũng sang
Thì tao viết thế còn gì. Nội bộ Giao Chỉ nhiễu loạn là do Nguyễn Bặc tạo phản đúng ko? Mà vì đâu NB tạo phản? Vì Lê Hoàn tự phong Phó vương, tư thông với Thái hậu DVN.
Nguồn gốc tất cả là vì Lê Hoàn còn cãi gì.
 
Chính mày trích sử trên nó ghi “Nay Giao Chỉ nội bộ nhiễu loạn”.
Nếu Lê Hoàn ko tự lập Phó vương thì đám Nguyễn Bặc Đinh Điền cũng không dấy binh làm phản, thì sao Giao Chỉ nội bộ nhiễu loạn được.
Lê Hoàn ăn mặn, đời con khát nước ngay. Uẩn ca dễ dàng soán ngôi sau đó tô vẽ tội Long Đĩnh, mặc dù nghe ảo lòi ra. Tao bảo toàn quan điểm, sử là do người chiến thắng viết. Nhưng công nhận cái đất Ninh Bình độc thật.
 
Tổng kết hay , hữu ích ...
1945 - Đời nhà Sản năm thứ 1 , tên nước là Việt Nam , thủ đô là Hà nội .
.......
2023 : 78 năm ...
 
Có cái con kẹc
An nam là nơi man di biên ải
Nho giáo lúc ấy chỉ là thứ rác rưởi
Dân An nam 80 năm có 5 họ thay nhau kế vị
Lúc nào cũng có nội loạn và đánh nhau
Vua lập một lúc 5 bà hoàng hậu
Nho giáo cái quần què
Đứng đầu triều là một ông sư làm tể tướng
Nho giáo đéo gì lạ vậy?
Chỉ có Lý Thái Tông mới bắt đầu nhập Nho giáo về
Dương Vân Nga là hạng con đĩ, lăng loàn, hại chồng. Tổ tiên của m đúng k ????
 
Top