Topic bóng đá: Đặc điểm thường thấy của nhà vô địch World Cup.

TrienChjeu

Nam Hiệp
-Đa phần người xem bóng đá thường nghĩ rằng , đội vô địch phải có đội hình mạnh, lối chơi gắn kết, thi đấu ổn định, thể hiện phong độ cao xuyên suốt cả giải đấu. Nhưng thực ra ko hẳn như vậy, nếu thường xuyên theo dõi các kỳ WC.
-Vậy đặc điểm của 1 nhà vô địch WC là gì?
-Tao sẽ lấy dẫn chứng từ WC 1998 đến nay. Đây là kỳ World Cup đầu tiên có 32 đội tham gia cho đến nay và là kỳ WC đầu tiên chính thức tao theo dõi cụ thể. Để có 1 hệ quy chiếu chung và cái nhìn toàn cảnh. Và các đội vô địch WC trong quá khứ đều có những đặc điểm như sau.

1.Các nhà vô địch thường có hành trình chật vật, gặp nhiều khó khăn chứ ko phải thắng như chẻ tre cả giải.

-Chính vì yếu tố này, nên mỗi mùa WC, các bet thủ thường thua nhiều hơn thắng, thậm chí thua đậm... các đội bóng, nhất là các ứng cử viên thể hiện bộ mặt khác nhau qua từng trận đấu. Trận dở , trận hay, thậm chí trận trước thì đá hay, nhưng trận sau người xem ko còn nhận ra đội bóng này tại sao lại đá như trận trước. Dân cá độ ko hiểu, thua độ rất hay cay cú và bảo đội này, đội kia lừa kèo.
-Nguyên nhân của tình trạng này là vì: WC là giải đấu quy tụ rất nhiều trường phái khác nhau, các đội đến từ nhiều châu lục đem đến nhiều phong cách. Có thể 1 ứng cử viên gặp 1 đội mạnh ở châu Âu, họ đá tốt, thắng dễ dàng, nhưng trận sau gặp 1 đội làng nhàng đến từ châu Phi hoặc bắc Mỹ lại hòa , thậm chí thua. Nguyên nhân , do phong cách khác biệt, ko nắm bắt và ứng biến kịp với cách chơi đó, trong khi các đội dưới cơ lại nghiên cứu và nắm nhiều thông tin về các đội bóng lớn. Chính vì vậy, rất nhiều ƯCV đá chệch choạc ngay cả khi gặp những đội dưới cơ... Ví dụ trận Argentina - Saudi Arabia đầu giải năm nay.

-Các ƯCV phải ứng biến và thay đổi chiến thuật theo từng trận mới thích nghi đc điều này... vì vậy, các đội bóng lớn liên tục thay đổi đội hình ra quân và cách tiếp cận trận đấu. Hơn nữa, WC diễn ra rất ngắn, tối đa chỉ có 7 trận, vòng bảng thì có thể xảy chân rồi sửa sai đc, nhưng đến vòng knock-out thì mọi sai lầm đều phải trả giá. Vì vậy, các HLV lại càng phải toan tính kĩ hơn từng trận. Các UCV có khi đá áp đảo và thắng đậm trận trước, nhưng lại nhún mình chơi thực dụng trận sau... Vì vậy, rất khó đoán đội nào là đội vô địch, thường thì đến vòng bán kết, hầu như mới lộ mặt và lộ hết bài... Còn đội nào chơi rực lửa, thắng nhiều, thắng áp đảo ngay từ vòng bảng lại dễ bị loại ở các vòng knock-out. Ví dụ như năm 2006, Pháp vẫn phải sử dụng các cựu binh tuổi băm từ WC1998, gọi lại Zidane, Thuram, Makelele. Đá chật vật ở vòng bảng, nhưng đến vòng loại trực tiếp bem chết cả 3 đội TBN, Brazil, BĐN... mà 3 đội này cùng thắng cả 3 trận vòng bảng... Có thể hiểu, các đội bung sức sớm, thể hiện hết bài vở thì dễ bị bắt bài, và thắng nhiều rồi nên tâm lý các cầu thủ có phần chủ quan.

-Hành trình của các đội vô địch sẽ chật vật, phần lớn quãng thời gian trong giải ko thể hiện đc nhiều, có nhiều trận nhạt nhòa, bị các đội yếu hơn hành cho lép vế, nhưng họ lại biết chắt chiu cơ hội, đá tập trung và cuối cùng lên ngôi. Điều này gần như đúng với mọi kỳ World Cup.
Ví dụ:
-WC 1998 Pháp vô địch
+1/8 gặp Paraguay, đá mãi ko thắng đc, bị cầm hòa 0-0 đến cuối hiệp phụ thứ 2, cuối cùng mới có bàn thắng muộn của Blanc... Nếu trận này đá Pen , chưa chắc Pháp đã thắng, vì Paraguay lúc đó có Chilavert, 1 thủ môn cực kỳ xuất sắc.
+Tứ kết gặp Ý, hòa 0-0 sau 120' và chỉ thắng trên chấm luân lưu may rủi. Cả Ý và Pháp năm đó đều có 1 hàng phòng ngự tuyệt đỉnh. Nên hàng công của cả 2 đội ko thể xuyên phá. Bên Pháp là bộ tứ : Desailly, Blanc, Lizarazu, Thuram. Bên Ý có Maldini, Costacuta, Bergomi, Cannavaro.
+bán kết gặp ngựa ô Croatia, bị dẫn trước với bàn thắng của Suker, may mà sau đó lội ngược dòng.
+Có trận chung kết gặp Brazil, tưởng khó nhất , hóa ra lại dễ chơi nhất, so với 3 trận kia.

-WC 2006 Italy vô địch
+Đến giải với tâm lý đè nặng sau bê bối calciopoli, Ý chật vật hòa Mỹ 1-1 ở vòng bảng
+Vòng 1/8 đá với 1 đối thủ đc đánh giá yếu hơn nhiều là Úc, cũng tí chết. Sau khi Materazzi nhận thẻ đỏ ngay hiệp 1. Cả trận bị Úc to khỏe, giàu thể lực hành lên bờ xuống ruộng. Cuối cùng thắng nhờ sự già dơ, với pha ngã giả vờ kiếm Pen của Grosso.

-WC 2010 TBN vô địch
+Ngay trận đầu ra quân đã thua Thụy Sỹ 0-1. Đây là 1 cú sốc thực sự, thậm chí người ta còn đặt dấu hỏi liệu TBN có phải UCV hay ko?
+Các trận vòng knock-out đều chỉ thắng tối thiểu 1-0.
+WC 2010 là giải đấu chán nhất mà t từng xem. Cả giải đá chán, có ít bàn thắng. Đội vô địch cũng chơi thiếu thuyết phục. Tiki-taka chỉ là công cụ để TBN câu giờ và phòng ngự chứ ko phải tấn công. Mô tuyp quen thuộc là có bàn thắng rồi lùi về đá ma để câu giờ đến hết trận. TBN 2010 thua xa TBN vô địch Euro 2008.

-WC 2014 Đức vô địch
+Vòng bảng phải vất vả mới cầm hòa Ghana 2-2
+Vòng 1/8 cũng phải đá hiệp phụ mới thắng đc Algieria , một đội bóng bị đánh giá thấp hơn nhiều.

-WC 2018 Pháp vô địch
+Chơi thực dụng và ko thuyết phục ở vòng bảng khi đá chật vật + một chút may mắn mới thắng sát nút Úc và Peru... những đối thủ hoàn toàn dưới cơ

2. Đội vô địch luôn có dấu ấn vô cùng lớn của hàng phòng ngự.

-Jose Mourinho có 1 câu nói rất nổi tiếng: "hàng công đem về những bàn thắng, còn hàng phòng ngự đem về những chiếc Cup"
-Mourinho thì chả liên quan gì đến WC cả vì ông ta chưa từng làm HLV cho đội tuyển quốc gia. Nhưng câu nói trên lại vô cùng chính xác , đặc biệt với các đội vô địch WC trong quá khứ.
-Lịch sử đã chứng minh, đội bóng nào muốn vô địch WC thì phải có hàng phòng ngự vững chắc làm nền tảng trước tiên. Nếu tấn công hay bao nhiêu mà ko biết phòng ngự thì cũng toang. Các hậu vệ ko chỉ bảo toàn mành lưới đội nhà mà còn đóng góp những bàn thắng, hỗ trợ luôn hàng công, đặc biệt là luôn ghi bàn ở những trận Knock-out.

-WC 1998 Pháp vô địch
+Trung vệ Laurent Blanc ghi bàn thắng vàng trong hiệp phụ vào lưới Paraguay ở vòng 1/8
+Bán kết gặp Croatia, hậu vệ phải Thuram đá như lên đồng, khi ghi 2 bàn liền giúp Pháp lội ngược dòng 2-1 trước Croatia.
qZA4uul.png


-WC 2006 Italy vô địch
+Fabio Grosso kiếm về 1 quả Pen trong trận gặp Úc vòng 1/8, đồng thời trực tiếp ghi bàn ở hiệp phụ thứ 2 trong trận bán kết với Đức.
+Zambrotta ghi 1 bàn và kiến tạo 1 bàn trong trận tứ kết với Ukraina, sau đó nhận danh hiệu cầu thủ hay nhất trận.
+Materazzi đánh đầu gỡ hòa 1-1 trong trận chung kết với Pháp.
BYji8IK.png


-WC 2010 TBN vô địch
+Puyol đánh đầu ghi bàn duy nhất giúp TBN thắng Đức 1-0 trong trận bán kết.
VJaVjPM.png


-WC 2014 Đức vô địch
+Trung vệ Hummels đánh đầu ghi bàn duy nhất trong trận tứ kết với Pháp
IAqdLOR.png


-WC 2018 Pháp vô địch
+Lucas Hernandez tạt bóng để Parvard ghi bàn góp công vào chiến thắng 4-3 trước Argentina ở vòng 1/8
+Varane đánh đầu mở tỷ số trận tứ kết với Uruguay
+Umtiti đánh đầu ghi bàn duy nhất trong trận bán kết gặp Bỉ
LLNCHjM.png


-Qua những dẫn chứng lịch sử kể trên có thể thấy rõ 2 đặc điểm của nhà vô địch. Duy chỉ có 1 ngoại lệ là trường hợp của Brazil 2002... Đội bóng này sở hữu lứa thế hệ với đội hình quá mạnh với bộ 3R nổi tiếng, và thắng áp đảo cả giải đấu... Ghi tới 17 bàn trong cả giải, nhiều nhất trong tất cả các đội vô địch từ 1998 đến nay. Brazil năm đó hầu như ko gặp bất cứ khó khăn nào trong giải, cảm giác cứ đá là thắng, luôn chơi áp đảo và cũng ko cần quá nhiều sự đóng góp của hàng thủ như các đội vô địch khác. Chỉ có trận ra quân gặp Thổ Nhĩ Kỳ là gặp 1 chút khó khăn khi bị dẫn trước. Nhưng với sự lọc lõi, già dơ, Brazil vẫn dễ dàng thắng ngược, bằng sự tiểu xảo của Rivaldo khi anh câu đc 1 tấm thẻ đỏ khiến TNK mất người.
6uXHynZ.png


-Tổng kết:
-Nhà vô địch WC năm nay có lẽ vẫn sẽ có những đặc điểm kể trên. Đội vô địch thì vẫn chưa lộ diện, và rất khó để dự đoán.
-Những đội chơi tưng bừng từ đầu giải chưa chắc đã lên ngôi. Có thể nhà vô địch sẽ là 1 đội đá chật vật, rồi rút kinh nghiệm qua từng trận và chưa tung hết bài... Ngoài ra, hãy để ý đến những đội có sự đóng góp lớn từ hàng thủ...

jzW4lKZ.png

 
Sửa lần cuối:
Jose Mourinho có 1 câu nói rất nổi tiếng: "hàng công đem về những bàn thắng, còn hàng phòng ngự đem về những chiếc Cup"
Câu này tao nhớ của Sir Alex
 
Năm nay Thuỵ Sĩ nhận cup. Nói về thực dụng thì thằng này trùm nhất vòng knock out rồi.
Kèo Thuỵ Sĩ anh em cứ auto vào Xỉu là lượm tiền. Chục trận xỉu hết 7-8 trận. Y chang thằng khứa Wigan hồi mới lên đá Ngoại hạng.
Thụy Sỹ mà vô địch thì khó hơn trúng Vietlott. Chắc bắt TS từ đầu giải phải ăn mấy trăm lần.
 
vodka cho tâm huyết thôi
nhưng bóng đá nó đơn giản thế thì nó k phải là bóng đá
nếu nó đúng thì k lẽ những lão làng trong bóng đá k biết đến.
vậy 2002 brazil vô địch dấu ấn nó là gì. k phải ronaldo sao. Còn ck wc 1998 pháp ăn brazil ở ck thì nó còn là 1 bí ẩn trong khi rô béo nó đá như gà mắc tóc trận đó. Và sau khi fap vô địch thì viện trợ cho brazil. Nó k thể là vô tình đc
Brazil 2002 là ngoại lệ... và tao nghĩ các HLV đều biết những vấn đề này... rồi mày xem... khả năng cao năm nay đội vô địch cũng sẽ có những đặc điểm trên.
 
Bổ sung thêm 1 thống kê nữa hơi tâm linh nhưng cũng khá quan trọng.
-Đó là kể từ WC 1982 đến nay (10 kỳ WC liên tiếp) . Trận chung kết WC luôn có sự góp mặt của ít nhất 1 cầu thủ của Bayern Munich và Inter Milan. Các cầu thủ của 2 CLB này có thể đá cho đội vô địch hoặc đội về nhì, nhưng cứ vào chung kết là có mặt.

Inter Milan
1982
: Beppe Bergomi, Gabriele Oriali, Alessandro Altobelli (Italy)
1986: Karl-Heinz Rummenigge (Tây Đức)
1990: Andrea Brehme, Jurgen Klinsmann, Lothar Matthaus (Tây Đức)
1994: Nicola Berti (Italy)
1998: Youri Djorkaeff (Pháp), Ronaldo (Brazil)
2002: Ronaldo (Brazil)
2006: Marco Materazzi (Italy)
2010: Wesley Sneijder (Hà Lan)
2014: Rodrigo Palacio (Argentina)
2018: Marcelo Brozovic, Ivan Perisic (Croatia)

Bayern Munich
1982
: Karl-Heinz Rummenigge, Paul Breitner, Wolfgang Dremmler (Tây Đức)
1986: Lothar Matthaus, Dieter Hoeness, Norbert Eder (Tây Đức)
1990: Klaus Augenthaler, Jurgen Kohler, Stefan Reuter, Lothar Matthaus (Tây Đức)
1994: Jorginho (Brazil)
1998: Bixente Lizarazu (Pháp)
2002: Oliver Kahn, Carsten Jancker, Thomas Linke, Jens Jeremies (Đức)
2006: Willy Sagnol (Pháp)
2010: Arjen Robben, Mark van Bommel (Hà Lan)
2014: Manuel Neuer, Philipp Lahm, Jerome Boateng, Bastian Schweinsteiger, Toni Kroos, Thomas Muller, Mario Gotze (Đức)
2018: Corentin Tolisso (Pháp)
 
Năm nay Thuỵ Sĩ nhận cup. Nói về thực dụng thì thằng này trùm nhất vòng knock out rồi.
Kèo Thuỵ Sĩ anh em cứ auto vào Xỉu là lượm tiền. Chục trận xỉu hết 7-8 trận. Y chang thằng khứa Wigan hồi mới lên đá Ngoại hạng.
Chiên da phân tích.
 
T thấy năm nay Hà lan thủ tốt nhất đấy. Có vvd mà vẫn đá 5cb. Thủ môn thì hơi cùi so vs mấy đội top thôi:vozvn (19): có lẽ nào
 
Bổ sung thêm 1 thống kê nữa hơi tâm linh nhưng cũng khá quan trọng.
-Đó là kể từ WC 1982 đến nay (10 kỳ WC liên tiếp) . Trận chung kết WC luôn có sự góp mặt của ít nhất 1 cầu thủ của Bayern Munich và Inter Milan. Các cầu thủ của 2 CLB này có thể đá cho đội vô địch hoặc đội về nhì, nhưng cứ vào chung kết là có mặt.

Inter Milan
1982
: Beppe Bergomi, Gabriele Oriali, Alessandro Altobelli (Italy)
1986: Karl-Heinz Rummenigge (Tây Đức)
1990: Andrea Brehme, Jurgen Klinsmann, Lothar Matthaus (Tây Đức)
1994: Nicola Berti (Italy)
1998: Youri Djorkaeff (Pháp), Ronaldo (Brazil)
2002: Ronaldo (Brazil)
2006: Marco Materazzi (Italy)
2010: Wesley Sneijder (Hà Lan)
2014: Rodrigo Palacio (Argentina)
2018: Marcelo Brozovic, Ivan Perisic (Croatia)

Bayern Munich
1982
: Karl-Heinz Rummenigge, Paul Breitner, Wolfgang Dremmler (Tây Đức)
1986: Lothar Matthaus, Dieter Hoeness, Norbert Eder (Tây Đức)
1990: Klaus Augenthaler, Jurgen Kohler, Stefan Reuter, Lothar Matthaus (Tây Đức)
1994: Jorginho (Brazil)
1998: Bixente Lizarazu (Pháp)
2002: Oliver Kahn, Carsten Jancker, Thomas Linke, Jens Jeremies (Đức)
2006: Willy Sagnol (Pháp)
2010: Arjen Robben, Mark van Bommel (Hà Lan)
2014: Manuel Neuer, Philipp Lahm, Jerome Boateng, Bastian Schweinsteiger, Toni Kroos, Thomas Muller, Mario Gotze (Đức)
2018: Corentin Tolisso (Pháp
Cái này chuẩn này
 
Năm nay thằng nào thủ thua ít nhất sẽ vô địt. Xét ra đến giờ này có Anh và Brazil hàng thủ mới thua có 2 quả.
 
Top