Truyện Lịch sử - Những ông vua Vong quốc (Part 2)

congarung1988

Thích phó đà
Phần 1 ở đây, anh em chưa đọc có thể tham khảo
Truyện Lịch sử - Những ông vua Vong quốc (Part 1) - XAMVN
Tao tiếp phần 2

5 - Trần Nghệ Tông

Năm 1225 Trần Thủ Độ cướp ngôi của nhà Lý. Nhà Trần thành lập. Triều Trần tuy không không dài như nhà Lý nhưng là triều đại rực rỡ về thành tích quân sự mà không triều đại nào có được – 3 lần thắng quân Nguyên (1258, 1285, 1288) cùng với hàng loạt các anh hùng dân tộc như Trần Hưng Đạo, Trần Quang Khải, Trần Nhật Duật, Trần Khánh Dư, Trần Bình Trọng, Trần Thủ Độ, Phạm Ngũ Lão, Trần Quốc Toản… các vị vua Thái Tông, Thánh Tông, Nhân Tông. Các trận đánh đi vào trong sử sách như trận Bạch Đằng, trận Tây Kết, trận Chương Dương – Hàm Tử, trận chiến ở Vạn Kiếp, trận Lạng Sơn…

Nhưng cái gì thịnh rồi cũng suy. Sau thời gian dài thái bình, đến đời Minh Tông, bắt đầu chững lại. Khi vua mất, Dụ Tông trực tiếp cầm quyền, trong thì xa hoa, hưởng lạc, suốt ngày yến ẩm, ưa thích tuồng chèo, xây cất xa hoa, trọng dụng gian thần (như Đỗ Tử Bình) , ngoài thì bỏ bê quân đội. Hồi đi học anh em vẫn nhớ truyện Chu Văn An dâng thất trảm sớ chứ? Vậy mà vua chẳng chém ai, lại càng tin dùng chúng hơn nữa, chính sự càng ngày càng hủ bại.

Thời Dụ Tông, quân đội thiếu kỷ cương, ít quân tinh nhuệ. Lại gặp lúc người Chiêm dưới thời Chế Bồng Nga cường thịnh. Giặc Chiêm ở phía nam nhiều lần quấy nhiễu, đánh Hoan- Ái, rồi đánh thẳng vào Thăng Long, cướp phá kinh đô. Tổ tiên anh hùng mà con cháu thì nhục nhã.

Năm 1369, Dụ Tông mất. Vì không có con nên nhường ngôi cho con của người anh trai là Cung Túc Vương Trần Nguyên Dục tên là Nhật Lễ. Mà Nhật lễ là con tên gánh hát họ Dương, mẹ y có mang mới lấy Cung Túc Vương. Thế là nhà Trần lại đi nuôi con tu hú. Làm Anh em Thái tể Nguyên Trác chết phi mạng. Sau Nhật Lễ định đổi lại họ Dương, mấy anh em Trần Phủ (cũng con Minh Tông) mới làm binh biến lật đổ Nhật Lễ.

Phủ lên ngôi vua – Đó là Nghệ Tông. Vua là người nhút nhát, tư chất tầm thường. 2 năm sau 1372, Nghệ tông nhường ngôi cho em là Duệ Tông. Lúc Duệ Tông đánh Chiêm bị giết (1377), ông lập con Duệ Tông là Hiện làm vua, sau nghe lời xàm tấu của Hồ Quý Ly mà giết cháu, lập con lên ngôi (Trần Thuận Tông). Ở ngôi mà không tin người nhà (tông thất như Trần Nguyên Đán) mà nghe lời của gian quan (Đỗ Tử Bình, Hồ Quý Ly). Lại không sửa sang võ bị, nên đất nước càng ngày càng yếu. Nếu năm 1390, không có Khát Chân đánh bại Chế Bồng Nga, rồi vua Chiêm vì bão đánh chìm tàu mà chết thì không biết thế nước mất vào tay ai?

Đến khi chết, Nghệ Tông u mê cùng cực, biết được ý đồ của Quý Ly mà không dám diệt trừ đi. Lại còn ví Hồ Quý Ly với Chu Công, Vũ Hầu, Hoắc Quang, Tô Hiến Thành. Thật là ngu si hết chỗ nói.

Nghệ Tông chết được 6 năm thì Hồ Quý Ly diệt xong tông thất nhà Trần, ép Thiếu Đế nhường ngôi. Nhà Trần mất

Chú 1: Nhà Trần là triều đại hưng thịnh dài thứ 2 trong lịch sử Việt Nam. Nếu so với nhà Lý, thì chỉ kém vài mươi năm. Nhà Lý (từ 1009 tới khoảng 1190 – thời điểm Cao Tông chấp chính được khoảng 180 năm) thì nhà Trần (từ 1225 tới khoảng năm 1350 – sau khi thượng hoàng Minh Tông mất, Trần Dụ Tông thân chính được khoảng 125 năm)

Chú 2: Năm 1370, chị (hay em) của Trần Phủ là Thiên Ninh Trưởng công chúa và Trần Nguyên Đán hợp binh đánh Dương Nhật Lễ mà đưa Phủ lên ngôi. Lúc gặp Nhật Lễ, Phủ còn khóc lóc nói sao cơ sự lại thành ra như thế này. Không giết Nhật Lễ lại còn ủy mị như đàn bà, con trẻ, há có phải là tư chất một người làm vua có thể có không.

Chú 3: Nhà Trần không hết người tài. Những Trần Khát Chân, Trần Nguyên Đán, Trần Nguyên Hãng, Trần Nhật Đôn…đều không kém, vậy mà vua không dùng. Hay vua sợ họ có tài, dùng họ sau mất ngôi. Hay chỉ vì vua dính bùa mê thuốc lú của Hồ Quý Ly.

Ngược lại, Quý tộc như Nguyên Đán, làm tư đồ mà chỉ lo cho bản thân, rút về ẩn thân nơi sơn cước, chẳng can ngăn cha anh, lại thông gia với giặc (Hồ Quý Ly), không dám hết lòng trung tiết đến chết như Khát Chân, Nguyên Hãng, Nhật Đôn. Thật là tầm thường. Xuống suối vàng có dám nhìn liệt tổ Quang Khải không đây?



6 – Hồ Quý Ly

Hồ quý Ly, tên thật là Lê Quý Ly. Người đất Thanh Hóa. Tự nhận mình là con cháu họ Hồ (Hồ Hưng Dật) đến Việt Nam thời Ngũ Đại. Lại nói tổ 4 đời là Hồ Liêm đến vùng thanh hóa nhận làm con nuôi viên quan họ Lê nên đổi sang họ Lê

Quý Ly vốn theo học võ, sau lại theo đường thi cử mà làm quan. Quý Ly có 2 bà cô làm vợ vua Minh Tông nhờ là ngoại thích mà được trọng dụng. Trước làm trong khu mật sứ, sau theo Duệ Tông đánh Chiêm năm 1377. Quý Ly làm tham mưu, đốc suất việc vận lương, biết tin vua thua trận, chết ở Đồ Bàn, bèn bỏ hết quân doanh, lương thực bỏ về. Xưa việc quân mà bỏ chạy chỉ có tội chết thế mà lại được bổ dụng làm quan như cũ!

Nghệ Tông vốn u mê Quý Ly, dần dần Quý Ly nắm hết quyền hành trong triều. Truyện đã kể bên trên. Khi Nghệ Tông chết, Quý Ly đã làm chủ triều đình, ép Thuận Tông nhường ngôi rồi ép Thiếu Đế nhường ngôi. Quý Ly lấy họ Hồ, bỏ họ Lê. Lập ra nhà Hồ. Năm sau nhường ngôi cho con là Hán Thương

Quý Ly rời đô từ Thăng Long về Thanh Hóa- gọi là Tây Đô. Ông đưa ra nhiều cải cách về xã hội, kinh tế, chính trị, quân sự nhưng đa phần không hiệu quả. Kinh tế tiếp tục khó khăn lòng người chia lở

Việc trong nước chưa xong, Quý Ly và Hán Thương đem quân đánh Chiêm Thành chiếm được mấy châu, đổi thành 4 phủ Thăng, Hoa, Tư, Nghĩa. Sau nhà Hồ mất Chiêm thành chiếm lại mấy xứ ấy.

Năm 1406, lấy cớ phù Trần diệt Hồ, Minh Thành Tổ Chu Đệ sai Trương Phụ, Mộc Thạch mang 20 vạn quân sang chiếm Việt Nam. Hồ Quý Ly cho quân lui hết về bờ Nam sông Hồng, quân Minh nhanh chóng tiến đến sát Thăng Long. Năm 1407, trận đánh lớn ở Đa Bang diễn ra, quân Việt thua to, Quý Ly rút dần về Thanh Hóa rồi Nghệ An. Quý Ly và các con Bị bắt ở Kỳ Anh, Hà Tĩnh. Đất Việt lại rơi vào tay người Minh thêm 20 năm nữa.
244379

Chú 1: Bây giờ xét ra gốc gác của Hồ Quý Ly, thật khó để nói là họ Hồ thật hay nhận bừa. Nhà Minh vì lý do chính trị không chấp nhận Hồ Quý Ly đã đành, còn như các nhà sử học đời xưa vì chuyện Quý Ly lấy quốc hiệu Đại Ngu, nói mình là con cháu vua Thuấn (thông qua Hồ Hưng Dật) mà chê Quý Ly nhận xằng gốc tích cho có cái vẻ vang, vẫn chê cười việc đó. Người xưa có câu Tìm về gốc tích là hay nhưng không nên vì thân phận thấp kém mà nhận bừa tổ tông.

Chú 2: Nhiều người thời hiện đại khen Hồ Quý Ly là nhà cải cách lớn (cải cách hành chính, quân sự, kinh tế,…) Tao thấy khác. Với tao Hồ Quý Ly giống như Vương Mãng nhà Hán hay Vương An Thạch nhà Tống – chí lớn mà trí nhỏ. Có lòng làm mà không có tài làm.

Việc đổi tiền giấy là việc mà TQ thời Đường, đời Tống đời Nguyên từng làm mà không được. Việc dùng tiền giấy là việc bất khả thi thời cổ, tấm gương đã có rồi mà vẫn áp dụng là ngu muội

Cải cách kinh tế của Hồ Quý Ly, nói thì rất hay mà quả thực lại rất dở. Người được lợi là thương gia, địa chủ, không ai động được tới họ. Còn dân đen càng ngày càng khổ, tiền giấy vô dụng, giá cả phi mã. Họ cơ cực như vậy, ai còn muốn theo họ Hồ?

Lại nữa, Quý Ly từng hỏi làm cách nào để có trăm vạn quân. Việc đó là thừa thãi mà cũng bất khả thi. Nước Việt thời đó bất quá có 3-4 triệu dân, lấy 1 triệu quân nghĩa là mang hết dân đinh, trai tráng cả nước làm lính! Lấy gì để nuôi số quân đó, lương thực quân nhu ở đâu ra? Hơn nữa như Trần Hưng Đạo từng nói khi quân Nguyên xâm lược (1288) – quân lính cốt ở tinh chứ không cần đông. Việc Phù Kiên nhà Hậu Tần đem trăm vạn quân đánh Đông Tấn mà thua tan nát ở Phì thủy năm 384 vẫn còn đó. Đánh nhau ở sách lược, ở quân tinh nhuệ, ở tướng giỏi, ở lòng người, có phải đâu ở quân số.

Chú 3: Quý Ly nhường ngôi cho con thứ là Hán Thương mà không nhường ngôi cho con trưởng là Nguyên Trừng, do Hán Thương là con vợ đích. Theo nguyên tắc đích trưởng chế, ngôi vua dành cho con lớn của vợ đích, nếu vợ đích k có con trai mới nhường cho con vợ lẽ.

Chú 4: Vì sao Hồ Quý Ly thua mau?

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến trận thua của Hồ Quý Ly

  • Nguyên nhân đầu tiên và Quan trọng nhất, họ Hồ mất lòng người. Nhà Trần tuy mất mà dân cả nước vẫn hướng về, đặc biệt là miền Trung Châu Bắc Bộ và Kinh thành Thăng Long. Nên khi quân Minh đánh tới rất nhiều người miền Trung Châu Bắc Bộ ra hàng và giúp đỡ quân Minh
  • Sai lầm chiến lược về kế hoạch phòng thủ: thời xưa không triều đại nào đánh giặc mà lại để quân giặc tiến sâu vào đất mình như chỗ không người. Khi địch quân chắc chân ở trung châu bắc bộ rồi, lấy cái gì để đánh chúng nữa.
  • Thời thế cũng chẳng ủng hộ họ Hồ - Nhà Minh mới lập đang khi cường thịnh. Do phải thường xuyên dụng binh ở phía bắc với nhà Bắc Nguyên rồi tây nam với các tộc Man Di nên quân đội nhà Minh vừa đông vừa tinh, lại có nhiều tướng tài như Trương Phụ.
  • Nhà Minh sử dụng một ưu thế vô cùng đặc biệt thời đó - Súng đại bác cỡ lớn. Nhờ sức mạnh của hỏa khí mà quân Minh chiếm ưu thế tuyệt đối trên chiến trường và khi công thành.
Chú 5: Quân số đánh Đại Việt của nhà Minh là bao nhiêu?

Đại Việt sử ký toàn thư nói, Quân Minh đánh đất Việt là 80 vạn (Trương Phụ và Mộc Thạch mỗi người 40 vạn). Tao đồ con số đó không đúng. Lúc ấy nhà Minh thường xuyên động binh với người Oriat quân đội tập trung ở miền Bắc là rất lớn mà cũng chưa từng dùng tới 80 vạn. Đánh Việt chỉ tầm 20 vạn (hoặc 20 vạn quân, khoảng 20-30 vạn phu phen) là hợp lý. Hơn nữa, Hồ Quý Ly rất tự tin về quân số của mình (trăm vạn binh mã?) có thể nói là quân Việt chiếm ưu thế về số lượng, nên không thể có 80 vạn quân Minh

Chú 6: Hồ Quý Ly có công hay tội?

Cái này tùy từng người từng quan điểm. Cá nhân tao xét trên một khía cạnh khác – Sự phá hủy văn hóa dân tộc dưới thời thuộc Minh

Chúng mày có thể thấy con số 20 năm không dài. Nhưng 20 năm ấy, sự phá hủy ấy là quá khủng khiếp. Tất cả các công trình văn hóa như tượng, tháp, chùa chiền, cầu cống bị phá hủy. Cách sách vở bị thiêu hủy. Làng mạc tiêu điều, dân cư tản mác. Người Minh mang về nước thợ giỏi, các văn vật, sách vở….

VN hiện nay gần như không còn làng cổ ngàn năm, chỉ loanh quanh 500 đổ về. Cũng không còn công trình hay sách vở nào cổ cả. Có thể nói dân Việt hiện đại và dân Việt trước thời thuộc Minh có một khoảng cách vô hình mà không thể lấp đầy

Tất cả đều do người Minh gây ra. Nhưng ai là người làm mất Nước để giặc Minh làm việc đó? – Hồ Quý Ly
Chú 7: Hồ Quý Ly thua người Minh mà không dám tuẫn quốc. Chết trên đất người Minh, có khác nào Trần Ích Tắc đâu
 
Phần 1 ở đây, anh em chưa đọc có thể tham khảo
Truyện Lịch sử - Những ông vua Vong quốc (Part 1) - XAMVN
Tao tiếp phần 2

5 - Trần Nghệ Tông

Năm 1225 Trần Thủ Độ cướp ngôi của nhà Lý. Nhà Trần thành lập. Triều Trần tuy không không dài như nhà Lý nhưng là triều đại rực rỡ về thành tích quân sự mà không triều đại nào có được – 3 lần thắng quân Nguyên (1258, 1285, 1288) cùng với hàng loạt các anh hùng dân tộc như Trần Hưng Đạo, Trần Quang Khải, Trần Nhật Duật, Trần Khánh Dư, Trần Bình Trọng, Trần Thủ Độ, Phạm Ngũ Lão, Trần Quốc Toản… các vị vua Thái Tông, Thánh Tông, Nhân Tông. Các trận đánh đi vào trong sử sách như trận Bạch Đằng, trận Tây Kết, trận Chương Dương – Hàm Tử, trận chiến ở Vạn Kiếp, trận Lạng Sơn…

Nhưng cái gì thịnh rồi cũng suy. Sau thời gian dài thái bình, đến đời Minh Tông, bắt đầu chững lại. Khi vua mất, Dụ Tông trực tiếp cầm quyền, trong thì xa hoa, hưởng lạc, suốt ngày yến ẩm, ưa thích tuồng chèo, xây cất xa hoa, trọng dụng gian thần (như Đỗ Tử Bình) , ngoài thì bỏ bê quân đội. Hồi đi học anh em vẫn nhớ truyện Chu Văn An dâng thất trảm sớ chứ? Vậy mà vua chẳng chém ai, lại càng tin dùng chúng hơn nữa, chính sự càng ngày càng hủ bại.

Thời Dụ Tông, quân đội thiếu kỷ cương, ít quân tinh nhuệ. Lại gặp lúc người Chiêm dưới thời Chế Bồng Nga cường thịnh. Giặc Chiêm ở phía nam nhiều lần quấy nhiễu, đánh Hoan- Ái, rồi đánh thẳng vào Thăng Long, cướp phá kinh đô. Tổ tiên anh hùng mà con cháu thì nhục nhã.

Năm 1369, Dụ Tông mất. Vì không có con nên nhường ngôi cho con của người anh trai là Cung Túc Vương Trần Nguyên Dục tên là Nhật Lễ. Mà Nhật lễ là con tên gánh hát họ Dương, mẹ y có mang mới lấy Cung Túc Vương. Thế là nhà Trần lại đi nuôi con tu hú. Làm Anh em Thái tể Nguyên Trác chết phi mạng. Sau Nhật Lễ định đổi lại họ Dương, mấy anh em Trần Phủ (cũng con Minh Tông) mới làm binh biến lật đổ Nhật Lễ.

Phủ lên ngôi vua – Đó là Nghệ Tông. Vua là người nhút nhát, tư chất tầm thường. 2 năm sau 1372, Nghệ tông nhường ngôi cho em là Duệ Tông. Lúc Duệ Tông đánh Chiêm bị giết (1377), ông lập con Duệ Tông là Hiện làm vua, sau nghe lời xàm tấu của Hồ Quý Ly mà giết cháu, lập con lên ngôi (Trần Thuận Tông). Ở ngôi mà không tin người nhà (tông thất như Trần Nguyên Đán) mà nghe lời của gian quan (Đỗ Tử Bình, Hồ Quý Ly). Lại không sửa sang võ bị, nên đất nước càng ngày càng yếu. Nếu năm 1390, không có Khát Chân đánh bại Chế Bồng Nga, rồi vua Chiêm vì bão đánh chìm tàu mà chết thì không biết thế nước mất vào tay ai?

Đến khi chết, Nghệ Tông u mê cùng cực, biết được ý đồ của Quý Ly mà không dám diệt trừ đi. Lại còn ví Hồ Quý Ly với Chu Công, Vũ Hầu, Hoắc Quang, Tô Hiến Thành. Thật là ngu si hết chỗ nói.

Nghệ Tông chết được 6 năm thì Hồ Quý Ly diệt xong tông thất nhà Trần, ép Thiếu Đế nhường ngôi. Nhà Trần mất

Chú 1: Nhà Trần là triều đại hưng thịnh dài thứ 2 trong lịch sử Việt Nam. Nếu so với nhà Lý, thì chỉ kém vài mươi năm. Nhà Lý (từ 1009 tới khoảng 1190 – thời điểm Cao Tông chấp chính được khoảng 180 năm) thì nhà Trần (từ 1225 tới khoảng năm 1350 – sau khi thượng hoàng Minh Tông mất, Trần Dụ Tông thân chính được khoảng 125 năm)

Chú 2: Năm 1370, chị (hay em) của Trần Phủ là Thiên Ninh Trưởng công chúa và Trần Nguyên Đán hợp binh đánh Dương Nhật Lễ mà đưa Phủ lên ngôi. Lúc gặp Nhật Lễ, Phủ còn khóc lóc nói sao cơ sự lại thành ra như thế này. Không giết Nhật Lễ lại còn ủy mị như đàn bà, con trẻ, há có phải là tư chất một người làm vua có thể có không.

Chú 3: Nhà Trần không hết người tài. Những Trần Khát Chân, Trần Nguyên Đán, Trần Nguyên Hãng, Trần Nhật Đôn…đều không kém, vậy mà vua không dùng. Hay vua sợ họ có tài, dùng họ sau mất ngôi. Hay chỉ vì vua dính bùa mê thuốc lú của Hồ Quý Ly.

Ngược lại, Quý tộc như Nguyên Đán, làm tư đồ mà chỉ lo cho bản thân, rút về ẩn thân nơi sơn cước, chẳng can ngăn cha anh, lại thông gia với giặc (Hồ Quý Ly), không dám hết lòng trung tiết đến chết như Khát Chân, Nguyên Hãng, Nhật Đôn. Thật là tầm thường. Xuống suối vàng có dám nhìn liệt tổ Quang Khải không đây?



6 – Hồ Quý Ly

Hồ quý Ly, tên thật là Lê Quý Ly. Người đất Thanh Hóa. Tự nhận mình là con cháu họ Hồ (Hồ Hưng Dật) đến Việt Nam thời Ngũ Đại. Lại nói tổ 4 đời là Hồ Liêm đến vùng thanh hóa nhận làm con nuôi viên quan họ Lê nên đổi sang họ Lê

Quý Ly vốn theo học võ, sau lại theo đường thi cử mà làm quan. Quý Ly có 2 bà cô làm vợ vua Minh Tông nhờ là ngoại thích mà được trọng dụng. Trước làm trong khu mật sứ, sau theo Duệ Tông đánh Chiêm năm 1377. Quý Ly làm tham mưu, đốc suất việc vận lương, biết tin vua thua trận, chết ở Đồ Bàn, bèn bỏ hết quân doanh, lương thực bỏ về. Xưa việc quân mà bỏ chạy chỉ có tội chết thế mà lại được bổ dụng làm quan như cũ!

Nghệ Tông vốn u mê Quý Ly, dần dần Quý Ly nắm hết quyền hành trong triều. Truyện đã kể bên trên. Khi Nghệ Tông chết, Quý Ly đã làm chủ triều đình, ép Thuận Tông nhường ngôi rồi ép Thiếu Đế nhường ngôi. Quý Ly lấy họ Hồ, bỏ họ Lê. Lập ra nhà Hồ. Năm sau nhường ngôi cho con là Hán Thương

Quý Ly rời đô từ Thăng Long về Thanh Hóa- gọi là Tây Đô. Ông đưa ra nhiều cải cách về xã hội, kinh tế, chính trị, quân sự nhưng đa phần không hiệu quả. Kinh tế tiếp tục khó khăn lòng người chia lở

Việc trong nước chưa xong, Quý Ly và Hán Thương đem quân đánh Chiêm Thành chiếm được mấy châu, đổi thành 4 phủ Thăng, Hoa, Tư, Nghĩa. Sau nhà Hồ mất Chiêm thành chiếm lại mấy xứ ấy.

Năm 1406, lấy cớ phù Trần diệt Hồ, Minh Thành Tổ Chu Đệ sai Trương Phụ, Mộc Thạch mang 20 vạn quân sang chiếm Việt Nam. Hồ Quý Ly cho quân lui hết về bờ Nam sông Hồng, quân Minh nhanh chóng tiến đến sát Thăng Long. Năm 1407, trận đánh lớn ở Đa Bang diễn ra, quân Việt thua to, Quý Ly rút dần về Thanh Hóa rồi Nghệ An. Quý Ly và các con Bị bắt ở Kỳ Anh, Hà Tĩnh. Đất Việt lại rơi vào tay người Minh thêm 20 năm nữa.
View attachment 244379

Chú 1: Bây giờ xét ra gốc gác của Hồ Quý Ly, thật khó để nói là họ Hồ thật hay nhận bừa. Nhà Minh vì lý do chính trị không chấp nhận Hồ Quý Ly đã đành, còn như các nhà sử học đời xưa vì chuyện Quý Ly lấy quốc hiệu Đại Ngu, nói mình là con cháu vua Thuấn (thông qua Hồ Hưng Dật) mà chê Quý Ly nhận xằng gốc tích cho có cái vẻ vang, vẫn chê cười việc đó. Người xưa có câu Tìm về gốc tích là hay nhưng không nên vì thân phận thấp kém mà nhận bừa tổ tông.

Chú 2: Nhiều người thời hiện đại khen Hồ Quý Ly là nhà cải cách lớn (cải cách hành chính, quân sự, kinh tế,…) Tao thấy khác. Với tao Hồ Quý Ly giống như Vương Mãng nhà Hán hay Vương An Thạch nhà Tống – chí lớn mà trí nhỏ. Có lòng làm mà không có tài làm.

Việc đổi tiền giấy là việc mà TQ thời Đường, đời Tống đời Nguyên từng làm mà không được. Việc dùng tiền giấy là việc bất khả thi thời cổ, tấm gương đã có rồi mà vẫn áp dụng là ngu muội

Cải cách kinh tế của Hồ Quý Ly, nói thì rất hay mà quả thực lại rất dở. Người được lợi là thương gia, địa chủ, không ai động được tới họ. Còn dân đen càng ngày càng khổ, tiền giấy vô dụng, giá cả phi mã. Họ cơ cực như vậy, ai còn muốn theo họ Hồ?

Lại nữa, Quý Ly từng hỏi làm cách nào để có trăm vạn quân. Việc đó là thừa thãi mà cũng bất khả thi. Nước Việt thời đó bất quá có 3-4 triệu dân, lấy 1 triệu quân nghĩa là mang hết dân đinh, trai tráng cả nước làm lính! Lấy gì để nuôi số quân đó, lương thực quân nhu ở đâu ra? Hơn nữa như Trần Hưng Đạo từng nói khi quân Nguyên xâm lược (1288) – quân lính cốt ở tinh chứ không cần đông. Việc Phù Kiên nhà Hậu Tần đem trăm vạn quân đánh Đông Tấn mà thua tan nát ở Phì thủy năm 384 vẫn còn đó. Đánh nhau ở sách lược, ở quân tinh nhuệ, ở tướng giỏi, ở lòng người, có phải đâu ở quân số.

Chú 3: Quý Ly nhường ngôi cho con thứ là Hán Thương mà không nhường ngôi cho con trưởng là Nguyên Trừng, do Hán Thương là con vợ đích. Theo nguyên tắc đích trưởng chế, ngôi vua dành cho con lớn của vợ đích, nếu vợ đích k có con trai mới nhường cho con vợ lẽ.

Chú 4: Vì sao Hồ Quý Ly thua mau?

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến trận thua của Hồ Quý Ly

  • Nguyên nhân đầu tiên và Quan trọng nhất, họ Hồ mất lòng người. Nhà Trần tuy mất mà dân cả nước vẫn hướng về, đặc biệt là miền Trung Châu Bắc Bộ và Kinh thành Thăng Long. Nên khi quân Minh đánh tới rất nhiều người miền Trung Châu Bắc Bộ ra hàng và giúp đỡ quân Minh
  • Sai lầm chiến lược về kế hoạch phòng thủ: thời xưa không triều đại nào đánh giặc mà lại để quân giặc tiến sâu vào đất mình như chỗ không người. Khi địch quân chắc chân ở trung châu bắc bộ rồi, lấy cái gì để đánh chúng nữa.
  • Thời thế cũng chẳng ủng hộ họ Hồ - Nhà Minh mới lập đang khi cường thịnh. Do phải thường xuyên dụng binh ở phía bắc với nhà Bắc Nguyên rồi tây nam với các tộc Man Di nên quân đội nhà Minh vừa đông vừa tinh, lại có nhiều tướng tài như Trương Phụ.
  • Nhà Minh sử dụng một ưu thế vô cùng đặc biệt thời đó - Súng đại bác cỡ lớn. Nhờ sức mạnh của hỏa khí mà quân Minh chiếm ưu thế tuyệt đối trên chiến trường và khi công thành.
Chú 5: Quân số đánh Đại Việt của nhà Minh là bao nhiêu?

Đại Việt sử ký toàn thư nói, Quân Minh đánh đất Việt là 80 vạn (Trương Phụ và Mộc Thạch mỗi người 40 vạn). Tao đồ con số đó không đúng. Lúc ấy nhà Minh thường xuyên động binh với người Oriat quân đội tập trung ở miền Bắc là rất lớn mà cũng chưa từng dùng tới 80 vạn. Đánh Việt chỉ tầm 20 vạn (hoặc 20 vạn quân, khoảng 20-30 vạn phu phen) là hợp lý. Hơn nữa, Hồ Quý Ly rất tự tin về quân số của mình (trăm vạn binh mã?) có thể nói là quân Việt chiếm ưu thế về số lượng, nên không thể có 80 vạn quân Minh

Chú 6: Hồ Quý Ly có công hay tội?

Cái này tùy từng người từng quan điểm. Cá nhân tao xét trên một khía cạnh khác – Sự phá hủy văn hóa dân tộc dưới thời thuộc Minh

Chúng mày có thể thấy con số 20 năm không dài. Nhưng 20 năm ấy, sự phá hủy ấy là quá khủng khiếp. Tất cả các công trình văn hóa như tượng, tháp, chùa chiền, cầu cống bị phá hủy. Cách sách vở bị thiêu hủy. Làng mạc tiêu điều, dân cư tản mác. Người Minh mang về nước thợ giỏi, các văn vật, sách vở….

VN hiện nay gần như không còn làng cổ ngàn năm, chỉ loanh quanh 500 đổ về. Cũng không còn công trình hay sách vở nào cổ cả. Có thể nói dân Việt hiện đại và dân Việt trước thời thuộc Minh có một khoảng cách vô hình mà không thể lấp đầy

Tất cả đều do người Minh gây ra. Nhưng ai là người làm mất Nước để giặc Minh làm việc đó? – Hồ Quý Ly
Chú 7: Hồ Quý Ly thua người Minh mà không dám tuẫn quốc. Chết trên đất người Minh, có khác nào Trần Ích Tắc đâu
Vodka.
Giờ tao mới biết có thêm ông Trần Nguyên Hãng, tưởng mày viết nhầm chính tả :vozvn (23):.


Trong loạt bài này của mày thì chỉ họ Hồ mới đúng nghĩa là vua vong quốc - mất nước vào tay ngoại bang, các trường hợp còn lại thay triều nhưng vẫn là người Việt làm chủ. Gần như mỗi lần Việt Nam thay đổi triều đại là phải đánh nhau một trận với thằng lồn tàu, và chỉ có anh Ly đẹp giai là thua mất nước. Có lẽ anh ấy tiến bộ tự tin quá không chơi du kích mà đánh trực diện với tàu nên mất nước.
 
Vodka.
Giờ tao mới biết có thêm ông Trần Nguyên Hãng, tưởng mày viết nhầm chính tả :vozvn (23):.


Trong loạt bài này của mày thì chỉ họ Hồ mới đúng nghĩa là vua vong quốc - mất nước vào tay ngoại bang, các trường hợp còn lại thay triều nhưng vẫn là người Việt làm chủ. Gần như mỗi lần Việt Nam thay đổi triều đại là phải đánh nhau một trận với thằng lồn tàu, và chỉ có anh Ly đẹp giai là thua mất nước. Có lẽ anh ấy tiến bộ tự tin quá không chơi du kích mà đánh trực diện với tàu nên mất nước.
Nguyên Hãng là cháu gọi Nghệ Tông là bác (mất năm 1399 - lúc đó Hãng cũng tầm 20-30 đổ ra rồi. Nguyên Hãn là cháu gọi Nguyên Đán bằng ông hoặc là cụ - vì năm Nguyên Đán mất thì Nguyên Hãn mới sinh (1390). Về vai vế Nguyên Đán là cháu gọi Quang Khải là cụ 5 đời. Bằng vai vế với Nghệ Tông. Nghĩa là Nguyên Hãng là vai bác hay vai ông của Nguyên Hãn
 
@congarung1988 cho tao hỏi sao mấy vị lại lên ngôi đổi họ sang họ Hồ, có 2 người trong lịch sử lận. T tò mò về họ này thôi, ko có ý chi liệu có lý do nào giải thích ko sao ko phải là họ khác mà lại đổi họ Hồ ?
Phần 1 ở đây, anh em chưa đọc có thể tham khảo
Truyện Lịch sử - Những ông vua Vong quốc (Part 1) - XAMVN
Tao tiếp phần 2

5 - Trần Nghệ Tông

Năm 1225 Trần Thủ Độ cướp ngôi của nhà Lý. Nhà Trần thành lập. Triều Trần tuy không không dài như nhà Lý nhưng là triều đại rực rỡ về thành tích quân sự mà không triều đại nào có được – 3 lần thắng quân Nguyên (1258, 1285, 1288) cùng với hàng loạt các anh hùng dân tộc như Trần Hưng Đạo, Trần Quang Khải, Trần Nhật Duật, Trần Khánh Dư, Trần Bình Trọng, Trần Thủ Độ, Phạm Ngũ Lão, Trần Quốc Toản… các vị vua Thái Tông, Thánh Tông, Nhân Tông. Các trận đánh đi vào trong sử sách như trận Bạch Đằng, trận Tây Kết, trận Chương Dương – Hàm Tử, trận chiến ở Vạn Kiếp, trận Lạng Sơn…

Nhưng cái gì thịnh rồi cũng suy. Sau thời gian dài thái bình, đến đời Minh Tông, bắt đầu chững lại. Khi vua mất, Dụ Tông trực tiếp cầm quyền, trong thì xa hoa, hưởng lạc, suốt ngày yến ẩm, ưa thích tuồng chèo, xây cất xa hoa, trọng dụng gian thần (như Đỗ Tử Bình) , ngoài thì bỏ bê quân đội. Hồi đi học anh em vẫn nhớ truyện Chu Văn An dâng thất trảm sớ chứ? Vậy mà vua chẳng chém ai, lại càng tin dùng chúng hơn nữa, chính sự càng ngày càng hủ bại.

Thời Dụ Tông, quân đội thiếu kỷ cương, ít quân tinh nhuệ. Lại gặp lúc người Chiêm dưới thời Chế Bồng Nga cường thịnh. Giặc Chiêm ở phía nam nhiều lần quấy nhiễu, đánh Hoan- Ái, rồi đánh thẳng vào Thăng Long, cướp phá kinh đô. Tổ tiên anh hùng mà con cháu thì nhục nhã.

Năm 1369, Dụ Tông mất. Vì không có con nên nhường ngôi cho con của người anh trai là Cung Túc Vương Trần Nguyên Dục tên là Nhật Lễ. Mà Nhật lễ là con tên gánh hát họ Dương, mẹ y có mang mới lấy Cung Túc Vương. Thế là nhà Trần lại đi nuôi con tu hú. Làm Anh em Thái tể Nguyên Trác chết phi mạng. Sau Nhật Lễ định đổi lại họ Dương, mấy anh em Trần Phủ (cũng con Minh Tông) mới làm binh biến lật đổ Nhật Lễ.

Phủ lên ngôi vua – Đó là Nghệ Tông. Vua là người nhút nhát, tư chất tầm thường. 2 năm sau 1372, Nghệ tông nhường ngôi cho em là Duệ Tông. Lúc Duệ Tông đánh Chiêm bị giết (1377), ông lập con Duệ Tông là Hiện làm vua, sau nghe lời xàm tấu của Hồ Quý Ly mà giết cháu, lập con lên ngôi (Trần Thuận Tông). Ở ngôi mà không tin người nhà (tông thất như Trần Nguyên Đán) mà nghe lời của gian quan (Đỗ Tử Bình, Hồ Quý Ly). Lại không sửa sang võ bị, nên đất nước càng ngày càng yếu. Nếu năm 1390, không có Khát Chân đánh bại Chế Bồng Nga, rồi vua Chiêm vì bão đánh chìm tàu mà chết thì không biết thế nước mất vào tay ai?

Đến khi chết, Nghệ Tông u mê cùng cực, biết được ý đồ của Quý Ly mà không dám diệt trừ đi. Lại còn ví Hồ Quý Ly với Chu Công, Vũ Hầu, Hoắc Quang, Tô Hiến Thành. Thật là ngu si hết chỗ nói.

Nghệ Tông chết được 6 năm thì Hồ Quý Ly diệt xong tông thất nhà Trần, ép Thiếu Đế nhường ngôi. Nhà Trần mất

Chú 1: Nhà Trần là triều đại hưng thịnh dài thứ 2 trong lịch sử Việt Nam. Nếu so với nhà Lý, thì chỉ kém vài mươi năm. Nhà Lý (từ 1009 tới khoảng 1190 – thời điểm Cao Tông chấp chính được khoảng 180 năm) thì nhà Trần (từ 1225 tới khoảng năm 1350 – sau khi thượng hoàng Minh Tông mất, Trần Dụ Tông thân chính được khoảng 125 năm)

Chú 2: Năm 1370, chị (hay em) của Trần Phủ là Thiên Ninh Trưởng công chúa và Trần Nguyên Đán hợp binh đánh Dương Nhật Lễ mà đưa Phủ lên ngôi. Lúc gặp Nhật Lễ, Phủ còn khóc lóc nói sao cơ sự lại thành ra như thế này. Không giết Nhật Lễ lại còn ủy mị như đàn bà, con trẻ, há có phải là tư chất một người làm vua có thể có không.

Chú 3: Nhà Trần không hết người tài. Những Trần Khát Chân, Trần Nguyên Đán, Trần Nguyên Hãng, Trần Nhật Đôn…đều không kém, vậy mà vua không dùng. Hay vua sợ họ có tài, dùng họ sau mất ngôi. Hay chỉ vì vua dính bùa mê thuốc lú của Hồ Quý Ly.

Ngược lại, Quý tộc như Nguyên Đán, làm tư đồ mà chỉ lo cho bản thân, rút về ẩn thân nơi sơn cước, chẳng can ngăn cha anh, lại thông gia với giặc (Hồ Quý Ly), không dám hết lòng trung tiết đến chết như Khát Chân, Nguyên Hãng, Nhật Đôn. Thật là tầm thường. Xuống suối vàng có dám nhìn liệt tổ Quang Khải không đây?



6 – Hồ Quý Ly

Hồ quý Ly, tên thật là Lê Quý Ly. Người đất Thanh Hóa. Tự nhận mình là con cháu họ Hồ (Hồ Hưng Dật) đến Việt Nam thời Ngũ Đại. Lại nói tổ 4 đời là Hồ Liêm đến vùng thanh hóa nhận làm con nuôi viên quan họ Lê nên đổi sang họ Lê

Quý Ly vốn theo học võ, sau lại theo đường thi cử mà làm quan. Quý Ly có 2 bà cô làm vợ vua Minh Tông nhờ là ngoại thích mà được trọng dụng. Trước làm trong khu mật sứ, sau theo Duệ Tông đánh Chiêm năm 1377. Quý Ly làm tham mưu, đốc suất việc vận lương, biết tin vua thua trận, chết ở Đồ Bàn, bèn bỏ hết quân doanh, lương thực bỏ về. Xưa việc quân mà bỏ chạy chỉ có tội chết thế mà lại được bổ dụng làm quan như cũ!

Nghệ Tông vốn u mê Quý Ly, dần dần Quý Ly nắm hết quyền hành trong triều. Truyện đã kể bên trên. Khi Nghệ Tông chết, Quý Ly đã làm chủ triều đình, ép Thuận Tông nhường ngôi rồi ép Thiếu Đế nhường ngôi. Quý Ly lấy họ Hồ, bỏ họ Lê. Lập ra nhà Hồ. Năm sau nhường ngôi cho con là Hán Thương

Quý Ly rời đô từ Thăng Long về Thanh Hóa- gọi là Tây Đô. Ông đưa ra nhiều cải cách về xã hội, kinh tế, chính trị, quân sự nhưng đa phần không hiệu quả. Kinh tế tiếp tục khó khăn lòng người chia lở

Việc trong nước chưa xong, Quý Ly và Hán Thương đem quân đánh Chiêm Thành chiếm được mấy châu, đổi thành 4 phủ Thăng, Hoa, Tư, Nghĩa. Sau nhà Hồ mất Chiêm thành chiếm lại mấy xứ ấy.

Năm 1406, lấy cớ phù Trần diệt Hồ, Minh Thành Tổ Chu Đệ sai Trương Phụ, Mộc Thạch mang 20 vạn quân sang chiếm Việt Nam. Hồ Quý Ly cho quân lui hết về bờ Nam sông Hồng, quân Minh nhanh chóng tiến đến sát Thăng Long. Năm 1407, trận đánh lớn ở Đa Bang diễn ra, quân Việt thua to, Quý Ly rút dần về Thanh Hóa rồi Nghệ An. Quý Ly và các con Bị bắt ở Kỳ Anh, Hà Tĩnh. Đất Việt lại rơi vào tay người Minh thêm 20 năm nữa.
View attachment 244379

Chú 1: Bây giờ xét ra gốc gác của Hồ Quý Ly, thật khó để nói là họ Hồ thật hay nhận bừa. Nhà Minh vì lý do chính trị không chấp nhận Hồ Quý Ly đã đành, còn như các nhà sử học đời xưa vì chuyện Quý Ly lấy quốc hiệu Đại Ngu, nói mình là con cháu vua Thuấn (thông qua Hồ Hưng Dật) mà chê Quý Ly nhận xằng gốc tích cho có cái vẻ vang, vẫn chê cười việc đó. Người xưa có câu Tìm về gốc tích là hay nhưng không nên vì thân phận thấp kém mà nhận bừa tổ tông.

Chú 2: Nhiều người thời hiện đại khen Hồ Quý Ly là nhà cải cách lớn (cải cách hành chính, quân sự, kinh tế,…) Tao thấy khác. Với tao Hồ Quý Ly giống như Vương Mãng nhà Hán hay Vương An Thạch nhà Tống – chí lớn mà trí nhỏ. Có lòng làm mà không có tài làm.

Việc đổi tiền giấy là việc mà TQ thời Đường, đời Tống đời Nguyên từng làm mà không được. Việc dùng tiền giấy là việc bất khả thi thời cổ, tấm gương đã có rồi mà vẫn áp dụng là ngu muội

Cải cách kinh tế của Hồ Quý Ly, nói thì rất hay mà quả thực lại rất dở. Người được lợi là thương gia, địa chủ, không ai động được tới họ. Còn dân đen càng ngày càng khổ, tiền giấy vô dụng, giá cả phi mã. Họ cơ cực như vậy, ai còn muốn theo họ Hồ?

Lại nữa, Quý Ly từng hỏi làm cách nào để có trăm vạn quân. Việc đó là thừa thãi mà cũng bất khả thi. Nước Việt thời đó bất quá có 3-4 triệu dân, lấy 1 triệu quân nghĩa là mang hết dân đinh, trai tráng cả nước làm lính! Lấy gì để nuôi số quân đó, lương thực quân nhu ở đâu ra? Hơn nữa như Trần Hưng Đạo từng nói khi quân Nguyên xâm lược (1288) – quân lính cốt ở tinh chứ không cần đông. Việc Phù Kiên nhà Hậu Tần đem trăm vạn quân đánh Đông Tấn mà thua tan nát ở Phì thủy năm 384 vẫn còn đó. Đánh nhau ở sách lược, ở quân tinh nhuệ, ở tướng giỏi, ở lòng người, có phải đâu ở quân số.

Chú 3: Quý Ly nhường ngôi cho con thứ là Hán Thương mà không nhường ngôi cho con trưởng là Nguyên Trừng, do Hán Thương là con vợ đích. Theo nguyên tắc đích trưởng chế, ngôi vua dành cho con lớn của vợ đích, nếu vợ đích k có con trai mới nhường cho con vợ lẽ.

Chú 4: Vì sao Hồ Quý Ly thua mau?

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến trận thua của Hồ Quý Ly

  • Nguyên nhân đầu tiên và Quan trọng nhất, họ Hồ mất lòng người. Nhà Trần tuy mất mà dân cả nước vẫn hướng về, đặc biệt là miền Trung Châu Bắc Bộ và Kinh thành Thăng Long. Nên khi quân Minh đánh tới rất nhiều người miền Trung Châu Bắc Bộ ra hàng và giúp đỡ quân Minh
  • Sai lầm chiến lược về kế hoạch phòng thủ: thời xưa không triều đại nào đánh giặc mà lại để quân giặc tiến sâu vào đất mình như chỗ không người. Khi địch quân chắc chân ở trung châu bắc bộ rồi, lấy cái gì để đánh chúng nữa.
  • Thời thế cũng chẳng ủng hộ họ Hồ - Nhà Minh mới lập đang khi cường thịnh. Do phải thường xuyên dụng binh ở phía bắc với nhà Bắc Nguyên rồi tây nam với các tộc Man Di nên quân đội nhà Minh vừa đông vừa tinh, lại có nhiều tướng tài như Trương Phụ.
  • Nhà Minh sử dụng một ưu thế vô cùng đặc biệt thời đó - Súng đại bác cỡ lớn. Nhờ sức mạnh của hỏa khí mà quân Minh chiếm ưu thế tuyệt đối trên chiến trường và khi công thành.
Chú 5: Quân số đánh Đại Việt của nhà Minh là bao nhiêu?

Đại Việt sử ký toàn thư nói, Quân Minh đánh đất Việt là 80 vạn (Trương Phụ và Mộc Thạch mỗi người 40 vạn). Tao đồ con số đó không đúng. Lúc ấy nhà Minh thường xuyên động binh với người Oriat quân đội tập trung ở miền Bắc là rất lớn mà cũng chưa từng dùng tới 80 vạn. Đánh Việt chỉ tầm 20 vạn (hoặc 20 vạn quân, khoảng 20-30 vạn phu phen) là hợp lý. Hơn nữa, Hồ Quý Ly rất tự tin về quân số của mình (trăm vạn binh mã?) có thể nói là quân Việt chiếm ưu thế về số lượng, nên không thể có 80 vạn quân Minh

Chú 6: Hồ Quý Ly có công hay tội?

Cái này tùy từng người từng quan điểm. Cá nhân tao xét trên một khía cạnh khác – Sự phá hủy văn hóa dân tộc dưới thời thuộc Minh

Chúng mày có thể thấy con số 20 năm không dài. Nhưng 20 năm ấy, sự phá hủy ấy là quá khủng khiếp. Tất cả các công trình văn hóa như tượng, tháp, chùa chiền, cầu cống bị phá hủy. Cách sách vở bị thiêu hủy. Làng mạc tiêu điều, dân cư tản mác. Người Minh mang về nước thợ giỏi, các văn vật, sách vở….

VN hiện nay gần như không còn làng cổ ngàn năm, chỉ loanh quanh 500 đổ về. Cũng không còn công trình hay sách vở nào cổ cả. Có thể nói dân Việt hiện đại và dân Việt trước thời thuộc Minh có một khoảng cách vô hình mà không thể lấp đầy

Tất cả đều do người Minh gây ra. Nhưng ai là người làm mất Nước để giặc Minh làm việc đó? – Hồ Quý Ly
Chú 7: Hồ Quý Ly thua người Minh mà không dám tuẫn quốc. Chết trên đất người Minh, có khác nào Trần Ích Tắc đâu
 
Hơi khó nói. Cụ HCM thì vốn ông nội họ Hồ, mà vì nhiều lý do lại làm con họ Nguyễn. Nên cụ sau này lấy lại họ cũ. Đây là lý do duy nhất. Chữ Chí Minh vì lúc ấy Quốc dân đảng có người tên Hầu Chí Minh, cụ lấy chữ chí minh ở đó
Hồ Quý Ly thì tao chưa rõ sao lại lấy họ Hồ. Có thể là con cháu người họ Hồ thật (qua Hồ Liêm). Thuyết này rất nhiều tồn nghi. Nhưng tao k tin Hồ Quý Ly là con cháu Hồ Hưng Dật. Như tao bảo - giả danh dòng dõi cao quý mà thôi
@congarung1988 cho tao hỏi sao mấy vị lại lên ngôi đổi họ sang họ Hồ, có 2 người trong lịch sử lận. T tò mò về họ này thôi, ko có ý chi liệu có lý do nào giải thích ko sao ko phải là họ khác mà lại đổi họ Hồ ?
 
Than ôi Hồ Quý Ly. Cụ học Tào Tháo kẹp thiên tử lệnh chư hầu thì ko học. Vừa dễ thở mà vẫn vừa giữ đc lòng dân, lại ko để cho bọn tàu có cái cớ xua quân xuống.
Cứ thích chơi 1 vố lớn cho cả nc phải trầm trồ làm gì? Để h đám con cháu bị thọt trên mặt trận văn hóa- văn hiến vkl
 
Có hổ tướng Hồ Nguyên Trừng đó, nhưng bọn TQ mạnh quá chơi không lại, sau này Lam Sơn Lê Lợi lấy lại cơ đồ
 
Xin phép thớt chủ. Giới thiệu tới anh em 1 kênh du túp khá hay về lịch sử.
Trong tập : Tử chiến thành đa bang có nhắc, sau khi nhà Hồ thất bại, nhà Minh đã tẩy sạch nền văn hóa Đại Việt chỉ trong 20 năm, không chữ viết, bia tích tàng thư kinh sử gì còn dc giữ lại. Đó mới là đau sót nhất của giai đoạn lịch sử này.
Cờ nhíp : phần 1


Cờ nhíp : phần 2 .

 
Có bao h thằng Tàu khựa nó dồn đánh mạnh như thế đâu. Chu Đệ là vua như nào chúng mày biết rồi, khỏi nói ha, toàn tướng tài dồn xuống quất thằng em ở dưới.
Nói chứ bốc ông tướng nào Việt Nam xưa h vào lúc đó cũng quỳ mà thôi.
 
Có bao h thằng Tàu khựa nó dồn đánh mạnh như thế đâu. Chu Đệ là vua như nào chúng mày biết rồi, khỏi nói ha, toàn tướng tài dồn xuống quất thằng em ở dưới.
Nói chứ bốc ông tướng nào Việt Nam xưa h vào lúc đó cũng quỳ mà thôi.
Ừ, nước nó đánh căng đét
 
Phần 1 ở đây, anh em chưa đọc có thể tham khảo
Truyện Lịch sử - Những ông vua Vong quốc (Part 1) - XAMVN
Tao tiếp phần 2

5 - Trần Nghệ Tông

Năm 1225 Trần Thủ Độ cướp ngôi của nhà Lý. Nhà Trần thành lập. Triều Trần tuy không không dài như nhà Lý nhưng là triều đại rực rỡ về thành tích quân sự mà không triều đại nào có được – 3 lần thắng quân Nguyên (1258, 1285, 1288) cùng với hàng loạt các anh hùng dân tộc như Trần Hưng Đạo, Trần Quang Khải, Trần Nhật Duật, Trần Khánh Dư, Trần Bình Trọng, Trần Thủ Độ, Phạm Ngũ Lão, Trần Quốc Toản… các vị vua Thái Tông, Thánh Tông, Nhân Tông. Các trận đánh đi vào trong sử sách như trận Bạch Đằng, trận Tây Kết, trận Chương Dương – Hàm Tử, trận chiến ở Vạn Kiếp, trận Lạng Sơn…

Nhưng cái gì thịnh rồi cũng suy. Sau thời gian dài thái bình, đến đời Minh Tông, bắt đầu chững lại. Khi vua mất, Dụ Tông trực tiếp cầm quyền, trong thì xa hoa, hưởng lạc, suốt ngày yến ẩm, ưa thích tuồng chèo, xây cất xa hoa, trọng dụng gian thần (như Đỗ Tử Bình) , ngoài thì bỏ bê quân đội. Hồi đi học anh em vẫn nhớ truyện Chu Văn An dâng thất trảm sớ chứ? Vậy mà vua chẳng chém ai, lại càng tin dùng chúng hơn nữa, chính sự càng ngày càng hủ bại.

Thời Dụ Tông, quân đội thiếu kỷ cương, ít quân tinh nhuệ. Lại gặp lúc người Chiêm dưới thời Chế Bồng Nga cường thịnh. Giặc Chiêm ở phía nam nhiều lần quấy nhiễu, đánh Hoan- Ái, rồi đánh thẳng vào Thăng Long, cướp phá kinh đô. Tổ tiên anh hùng mà con cháu thì nhục nhã.

Năm 1369, Dụ Tông mất. Vì không có con nên nhường ngôi cho con của người anh trai là Cung Túc Vương Trần Nguyên Dục tên là Nhật Lễ. Mà Nhật lễ là con tên gánh hát họ Dương, mẹ y có mang mới lấy Cung Túc Vương. Thế là nhà Trần lại đi nuôi con tu hú. Làm Anh em Thái tể Nguyên Trác chết phi mạng. Sau Nhật Lễ định đổi lại họ Dương, mấy anh em Trần Phủ (cũng con Minh Tông) mới làm binh biến lật đổ Nhật Lễ.

Phủ lên ngôi vua – Đó là Nghệ Tông. Vua là người nhút nhát, tư chất tầm thường. 2 năm sau 1372, Nghệ tông nhường ngôi cho em là Duệ Tông. Lúc Duệ Tông đánh Chiêm bị giết (1377), ông lập con Duệ Tông là Hiện làm vua, sau nghe lời xàm tấu của Hồ Quý Ly mà giết cháu, lập con lên ngôi (Trần Thuận Tông). Ở ngôi mà không tin người nhà (tông thất như Trần Nguyên Đán) mà nghe lời của gian quan (Đỗ Tử Bình, Hồ Quý Ly). Lại không sửa sang võ bị, nên đất nước càng ngày càng yếu. Nếu năm 1390, không có Khát Chân đánh bại Chế Bồng Nga, rồi vua Chiêm vì bão đánh chìm tàu mà chết thì không biết thế nước mất vào tay ai?

Đến khi chết, Nghệ Tông u mê cùng cực, biết được ý đồ của Quý Ly mà không dám diệt trừ đi. Lại còn ví Hồ Quý Ly với Chu Công, Vũ Hầu, Hoắc Quang, Tô Hiến Thành. Thật là ngu si hết chỗ nói.

Nghệ Tông chết được 6 năm thì Hồ Quý Ly diệt xong tông thất nhà Trần, ép Thiếu Đế nhường ngôi. Nhà Trần mất

Chú 1: Nhà Trần là triều đại hưng thịnh dài thứ 2 trong lịch sử Việt Nam. Nếu so với nhà Lý, thì chỉ kém vài mươi năm. Nhà Lý (từ 1009 tới khoảng 1190 – thời điểm Cao Tông chấp chính được khoảng 180 năm) thì nhà Trần (từ 1225 tới khoảng năm 1350 – sau khi thượng hoàng Minh Tông mất, Trần Dụ Tông thân chính được khoảng 125 năm)

Chú 2: Năm 1370, chị (hay em) của Trần Phủ là Thiên Ninh Trưởng công chúa và Trần Nguyên Đán hợp binh đánh Dương Nhật Lễ mà đưa Phủ lên ngôi. Lúc gặp Nhật Lễ, Phủ còn khóc lóc nói sao cơ sự lại thành ra như thế này. Không giết Nhật Lễ lại còn ủy mị như đàn bà, con trẻ, há có phải là tư chất một người làm vua có thể có không.

Chú 3: Nhà Trần không hết người tài. Những Trần Khát Chân, Trần Nguyên Đán, Trần Nguyên Hãng, Trần Nhật Đôn…đều không kém, vậy mà vua không dùng. Hay vua sợ họ có tài, dùng họ sau mất ngôi. Hay chỉ vì vua dính bùa mê thuốc lú của Hồ Quý Ly.

Ngược lại, Quý tộc như Nguyên Đán, làm tư đồ mà chỉ lo cho bản thân, rút về ẩn thân nơi sơn cước, chẳng can ngăn cha anh, lại thông gia với giặc (Hồ Quý Ly), không dám hết lòng trung tiết đến chết như Khát Chân, Nguyên Hãng, Nhật Đôn. Thật là tầm thường. Xuống suối vàng có dám nhìn liệt tổ Quang Khải không đây?



6 – Hồ Quý Ly

Hồ quý Ly, tên thật là Lê Quý Ly. Người đất Thanh Hóa. Tự nhận mình là con cháu họ Hồ (Hồ Hưng Dật) đến Việt Nam thời Ngũ Đại. Lại nói tổ 4 đời là Hồ Liêm đến vùng thanh hóa nhận làm con nuôi viên quan họ Lê nên đổi sang họ Lê

Quý Ly vốn theo học võ, sau lại theo đường thi cử mà làm quan. Quý Ly có 2 bà cô làm vợ vua Minh Tông nhờ là ngoại thích mà được trọng dụng. Trước làm trong khu mật sứ, sau theo Duệ Tông đánh Chiêm năm 1377. Quý Ly làm tham mưu, đốc suất việc vận lương, biết tin vua thua trận, chết ở Đồ Bàn, bèn bỏ hết quân doanh, lương thực bỏ về. Xưa việc quân mà bỏ chạy chỉ có tội chết thế mà lại được bổ dụng làm quan như cũ!

Nghệ Tông vốn u mê Quý Ly, dần dần Quý Ly nắm hết quyền hành trong triều. Truyện đã kể bên trên. Khi Nghệ Tông chết, Quý Ly đã làm chủ triều đình, ép Thuận Tông nhường ngôi rồi ép Thiếu Đế nhường ngôi. Quý Ly lấy họ Hồ, bỏ họ Lê. Lập ra nhà Hồ. Năm sau nhường ngôi cho con là Hán Thương

Quý Ly rời đô từ Thăng Long về Thanh Hóa- gọi là Tây Đô. Ông đưa ra nhiều cải cách về xã hội, kinh tế, chính trị, quân sự nhưng đa phần không hiệu quả. Kinh tế tiếp tục khó khăn lòng người chia lở

Việc trong nước chưa xong, Quý Ly và Hán Thương đem quân đánh Chiêm Thành chiếm được mấy châu, đổi thành 4 phủ Thăng, Hoa, Tư, Nghĩa. Sau nhà Hồ mất Chiêm thành chiếm lại mấy xứ ấy.

Năm 1406, lấy cớ phù Trần diệt Hồ, Minh Thành Tổ Chu Đệ sai Trương Phụ, Mộc Thạch mang 20 vạn quân sang chiếm Việt Nam. Hồ Quý Ly cho quân lui hết về bờ Nam sông Hồng, quân Minh nhanh chóng tiến đến sát Thăng Long. Năm 1407, trận đánh lớn ở Đa Bang diễn ra, quân Việt thua to, Quý Ly rút dần về Thanh Hóa rồi Nghệ An. Quý Ly và các con Bị bắt ở Kỳ Anh, Hà Tĩnh. Đất Việt lại rơi vào tay người Minh thêm 20 năm nữa.
View attachment 244379

Chú 1: Bây giờ xét ra gốc gác của Hồ Quý Ly, thật khó để nói là họ Hồ thật hay nhận bừa. Nhà Minh vì lý do chính trị không chấp nhận Hồ Quý Ly đã đành, còn như các nhà sử học đời xưa vì chuyện Quý Ly lấy quốc hiệu Đại Ngu, nói mình là con cháu vua Thuấn (thông qua Hồ Hưng Dật) mà chê Quý Ly nhận xằng gốc tích cho có cái vẻ vang, vẫn chê cười việc đó. Người xưa có câu Tìm về gốc tích là hay nhưng không nên vì thân phận thấp kém mà nhận bừa tổ tông.

Chú 2: Nhiều người thời hiện đại khen Hồ Quý Ly là nhà cải cách lớn (cải cách hành chính, quân sự, kinh tế,…) Tao thấy khác. Với tao Hồ Quý Ly giống như Vương Mãng nhà Hán hay Vương An Thạch nhà Tống – chí lớn mà trí nhỏ. Có lòng làm mà không có tài làm.

Việc đổi tiền giấy là việc mà TQ thời Đường, đời Tống đời Nguyên từng làm mà không được. Việc dùng tiền giấy là việc bất khả thi thời cổ, tấm gương đã có rồi mà vẫn áp dụng là ngu muội

Cải cách kinh tế của Hồ Quý Ly, nói thì rất hay mà quả thực lại rất dở. Người được lợi là thương gia, địa chủ, không ai động được tới họ. Còn dân đen càng ngày càng khổ, tiền giấy vô dụng, giá cả phi mã. Họ cơ cực như vậy, ai còn muốn theo họ Hồ?

Lại nữa, Quý Ly từng hỏi làm cách nào để có trăm vạn quân. Việc đó là thừa thãi mà cũng bất khả thi. Nước Việt thời đó bất quá có 3-4 triệu dân, lấy 1 triệu quân nghĩa là mang hết dân đinh, trai tráng cả nước làm lính! Lấy gì để nuôi số quân đó, lương thực quân nhu ở đâu ra? Hơn nữa như Trần Hưng Đạo từng nói khi quân Nguyên xâm lược (1288) – quân lính cốt ở tinh chứ không cần đông. Việc Phù Kiên nhà Hậu Tần đem trăm vạn quân đánh Đông Tấn mà thua tan nát ở Phì thủy năm 384 vẫn còn đó. Đánh nhau ở sách lược, ở quân tinh nhuệ, ở tướng giỏi, ở lòng người, có phải đâu ở quân số.

Chú 3: Quý Ly nhường ngôi cho con thứ là Hán Thương mà không nhường ngôi cho con trưởng là Nguyên Trừng, do Hán Thương là con vợ đích. Theo nguyên tắc đích trưởng chế, ngôi vua dành cho con lớn của vợ đích, nếu vợ đích k có con trai mới nhường cho con vợ lẽ.

Chú 4: Vì sao Hồ Quý Ly thua mau?

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến trận thua của Hồ Quý Ly

  • Nguyên nhân đầu tiên và Quan trọng nhất, họ Hồ mất lòng người. Nhà Trần tuy mất mà dân cả nước vẫn hướng về, đặc biệt là miền Trung Châu Bắc Bộ và Kinh thành Thăng Long. Nên khi quân Minh đánh tới rất nhiều người miền Trung Châu Bắc Bộ ra hàng và giúp đỡ quân Minh
  • Sai lầm chiến lược về kế hoạch phòng thủ: thời xưa không triều đại nào đánh giặc mà lại để quân giặc tiến sâu vào đất mình như chỗ không người. Khi địch quân chắc chân ở trung châu bắc bộ rồi, lấy cái gì để đánh chúng nữa.
  • Thời thế cũng chẳng ủng hộ họ Hồ - Nhà Minh mới lập đang khi cường thịnh. Do phải thường xuyên dụng binh ở phía bắc với nhà Bắc Nguyên rồi tây nam với các tộc Man Di nên quân đội nhà Minh vừa đông vừa tinh, lại có nhiều tướng tài như Trương Phụ.
  • Nhà Minh sử dụng một ưu thế vô cùng đặc biệt thời đó - Súng đại bác cỡ lớn. Nhờ sức mạnh của hỏa khí mà quân Minh chiếm ưu thế tuyệt đối trên chiến trường và khi công thành.
Chú 5: Quân số đánh Đại Việt của nhà Minh là bao nhiêu?

Đại Việt sử ký toàn thư nói, Quân Minh đánh đất Việt là 80 vạn (Trương Phụ và Mộc Thạch mỗi người 40 vạn). Tao đồ con số đó không đúng. Lúc ấy nhà Minh thường xuyên động binh với người Oriat quân đội tập trung ở miền Bắc là rất lớn mà cũng chưa từng dùng tới 80 vạn. Đánh Việt chỉ tầm 20 vạn (hoặc 20 vạn quân, khoảng 20-30 vạn phu phen) là hợp lý. Hơn nữa, Hồ Quý Ly rất tự tin về quân số của mình (trăm vạn binh mã?) có thể nói là quân Việt chiếm ưu thế về số lượng, nên không thể có 80 vạn quân Minh

Chú 6: Hồ Quý Ly có công hay tội?

Cái này tùy từng người từng quan điểm. Cá nhân tao xét trên một khía cạnh khác – Sự phá hủy văn hóa dân tộc dưới thời thuộc Minh

Chúng mày có thể thấy con số 20 năm không dài. Nhưng 20 năm ấy, sự phá hủy ấy là quá khủng khiếp. Tất cả các công trình văn hóa như tượng, tháp, chùa chiền, cầu cống bị phá hủy. Cách sách vở bị thiêu hủy. Làng mạc tiêu điều, dân cư tản mác. Người Minh mang về nước thợ giỏi, các văn vật, sách vở….

VN hiện nay gần như không còn làng cổ ngàn năm, chỉ loanh quanh 500 đổ về. Cũng không còn công trình hay sách vở nào cổ cả. Có thể nói dân Việt hiện đại và dân Việt trước thời thuộc Minh có một khoảng cách vô hình mà không thể lấp đầy

Tất cả đều do người Minh gây ra. Nhưng ai là người làm mất Nước để giặc Minh làm việc đó? – Hồ Quý Ly
Chú 7: Hồ Quý Ly thua người Minh mà không dám tuẫn quốc. Chết trên đất người Minh, có khác nào Trần Ích Tắc đâu
Quân đội chỉ nên duy trì kịch ở 1/10 dân số thôi, đông quá thành gánh nặng kinh tế, ăn hại đái khai cho dân tộc. Quân cốt tinh chứ không cốt đông - Hưng Đạo Vương.
Ít mà chỉnh tề thiện chiến thì hơn lad đông mà đù đụt nhếch nhác
 
Xin phép thớt chủ. Giới thiệu tới anh em 1 kênh du túp khá hay về lịch sử.
Trong tập : Tử chiến thành đa bang có nhắc, sau khi nhà Hồ thất bại, nhà Minh đã tẩy sạch nền văn hóa Đại Việt chỉ trong 20 năm, không chữ viết, bia tích tàng thư kinh sử gì còn dc giữ lại. Đó mới là đau sót nhất của giai đoạn lịch sử này.
Cờ nhíp : phần 1


Cờ nhíp : phần 2 .


Đang làm phần có Lê Lợi Nguyễn Xí đó
 
Hơi khó nói. Cụ HCM thì vốn ông nội họ Hồ, mà vì nhiều lý do lại làm con họ Nguyễn. Nên cụ sau này lấy lại họ cũ. Đây là lý do duy nhất. Chữ Chí Minh vì lúc ấy Quốc dân đảng có người tên Hầu Chí Minh, cụ lấy chữ chí minh ở đó
Hồ Quý Ly thì tao chưa rõ sao lại lấy họ Hồ. Có thể là con cháu người họ Hồ thật (qua Hồ Liêm). Thuyết này rất nhiều tồn nghi. Nhưng tao k tin Hồ Quý Ly là con cháu Hồ Hưng Dật. Như tao bảo - giả danh dòng dõi cao quý mà thôi
M từng viết rồi đấy
Diệt cỏ phải diệt tận gốc
Có thể Hồ Quý Ly đã từng bị đuổi cùng giết tận đến mức phải bỏ xứ, thay tên đổi họ
 
Than ôi Hồ Quý Ly. Cụ học Tào Tháo kẹp thiên tử lệnh chư hầu thì ko học. Vừa dễ thở mà vẫn vừa giữ đc lòng dân, lại ko để cho bọn tàu có cái cớ xua quân xuống.
Cứ thích chơi 1 vố lớn cho cả nc phải trầm trồ làm gì? Để h đám con cháu bị thọt trên mặt trận văn hóa- văn hiến vkl
Chữ Nếu đó to quá mày ạ. Được thế đã không khổ như bây giờ
 
Quân đội chỉ nên duy trì kịch ở 1/10 dân số thôi, đông quá thành gánh nặng kinh tế, ăn hại đái khai cho dân tộc. Quân cốt tinh chứ không cốt đông - Hưng Đạo Vương.
Ít mà chỉnh tề thiện chiến thì hơn lad đông mà đù đụt nhếch nhác
1/10 là tương đối nhiều rồi. Mày hình dung 3 triệu dân lấy 10% là đã mất 30 vạn người rồi. Nghĩa là mất 30 vạn thanh niên trai tráng trong số 150 vạn đàn ông, cụ ông, con trai, bé trai...
Tiếp nữa, phải mất thêm khoảng 20-30 vạn nữa để hỗ trợ hậu cần (làm đường, tải lương, quân nhu...). Như thế nghĩa là mất hơn 1/3 con trai trong cả nước phục vụ cho chiến trận.
Lấy đâu ra đàn ông làm những việc đồng áng, nông tang. Lấy đâu ra người làm những việc như buôn bán, khai mỏ... Tất nhiên như người ta nói giặc đến nhà đàn bà cũng đánh nhưng với nước nhỏ, dân nghèo, con số đó là quá lớn. Đánh vài ba năm là đất nước khánh kiệt
Bởi vậy sau mỗi lần xảy ra việc binh nhung là đi kèm với mất mùa, dịch bệnh, đói kém. Cứ bảo tại trời mà thực ra là tại người
Cho nên nước Việt ta mỗi lần dùng đến gươm đao với thiên triều, thắng hay thua phải sai sứ sang cầu hòa. Điều đó đảm bảo cho quốc gia tiếp tục tồn tại được mà không bị tàn phá nặng nề hơn nữa
 
Có bao h thằng Tàu khựa nó dồn đánh mạnh như thế đâu. Chu Đệ là vua như nào chúng mày biết rồi, khỏi nói ha, toàn tướng tài dồn xuống quất thằng em ở dưới.
Nói chứ bốc ông tướng nào Việt Nam xưa h vào lúc đó cũng quỳ mà thôi.
Nếu như vào thời Ngô Quyền, Đinh Bộ Lĩnh, Lê Hoàn, Lý Thường Kiệt hay Trần Hưng Đạo thì không nói to được. Thời đó chiến tranh liên tiếp, quân đội tinh nhuệ, nhiều tướng tài. Lúc đó dẫu Chu Đệ tự cầm quân đánh xuống cũng chưa chắc đã hốc được Việt Nam chứ đừng nói đến Trương Phụ, Mộc Thạch
 
Chữ Nếu đó to quá mày ạ. Được thế đã không khổ như bây giờ
đấy. đọc sgk thì thấy cụ này có tài nhưng không gặp thời. Còn đọc bài của mày xong thì thấy cụ máu liều nhiều hơn máu não -.-. Kiểu như, cụ tuy nhìn xa, tính kĩ nhưng lại mới nhìn đc nửa đường thì đã cảm thấy chán, rồi ham hố lao vào vào đảo chính luôn, đồng thời giữ tinh thần hên xui "chắc khởi nghiệp cũng chẳng đen lắm đâu". Xong cuối cùng là nó đen vãi lồn ra. Hết lòng dân, cựu thần không theo rồi đến bị tàu nó vịn cớ đợp. Nản vc -_-
 
Trong Minh sử có ghi: Đến đời vua Thành Tổ nhà Minh (1403-1424) đánh nước Giao Chỉ học được phép đúc thần cơ sang pháo, lúc bấy giờ mới đặt ra đội súng thần cơ. Như vậy, các tài liệu sử học của cả ta và Trung Quốc đều xác nhận rõ ràng, chỉ từ khi có Hồ Nguyên Trừng mới xuất hiện Thần cơ doanh là binh chủng pháo binh đầu tiên của quân đội Trung Quốc và cũng là binh chủng pháo binh đầu tiên của nhân loại.
Theo sách “Vân đài loại ngữ” của Lê Quý Đôn thì trong lịch sử đời Minh có ghi nhận: “Trừng khéo chế súng, chế ra thần cơ cho triều đình, đến nay tế binh khí đều phải tế Trừng”.
Trong sách “Thông ký” cũng có đoạn viết rằng: “Lúc đầu Quốc Triều (chỉ nhà Minh) chỉ có 5 quân doanh, ấy là Trung, Tiền, Tả, Hữu, Hậu. Đến năm Vĩnh Lạc lấy 3.000 quân kỵ rợ Hồ đặt dưới lá cờ rồng, rồi lập ra tam thiên doanh. Sau khi Nam phạt, học được phép chế thần công thì lập ra Thần cơ doanh”.
Hồ Nguyên Trừng cũng là vị tướng rất giỏi, tạo một phòng tuyến 400km để choảng nhau với Đại Minh và cầm cự khá lâu. Việc cha con họ Hồ thua thì nhiều sách sử cũng phân tích rồi. Tao ko đi sâu vào nữa.
Mày viết dài quá. Tập trung vào ý chính thôi
1 - Về chuyện dùng Pháo binh. Tao đọc trong Khảo luận của Sun Laichen nhắc về việc Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương như thế này:
"Cấp số của quân đội nhà Minh trong suốt thời trị vì của vị hoàng đế sáng lập vào khoảng từ 1.2 triệu đến 1.6 triệu quân, và khoảng 10 phần trăm trong họ được trang bị bằng súng tay. Từ năm 1380 đến 1488, có hai phòng sản xuất vũ khí chính yếu tại các kinh đô; phòng đầu tiên – Junqiju – được yêu cầu sản xuất 3,000 “đại bác có miệng súng cỡ bát ăn” (bowl-sized muzzle cannon) (wankouchong?), 3,000 khẩu súng tay, 90,000 mũi tên và 3,000 súng báo hiệu cho mỗi ba năm một, trong khi phòng Bingzhangju đã sản xuất một số lượng không xác định nhiều loại đại bác và súng tay khác" nghĩa là trước đó đã có đại pháo rồi.
Sử chép, Trong giai đoạn đánh Nguyên, Quân Minh sử dụng 1 loại pháo là Hỏa Long Kinh để công thành Đại Đô. Trước đó, khi nhà Nguyên đánh Java và Nhật Bản đã sử dụng thuyền có mang đại pháo sử dụng nòng có rãnh kim loại. Nên nếu nói loại hỏa pháo mà Hồ Nguyên Trừng sử dụng là loại cải tiến thì đúng, chứ ông ấy sáng tạo ra đại pháo thì không phải (Đời Trần VN cũng có hỏa pháo rồi)
2 - Tao k bảo Hồ Quý Ly không có cải cách mà cải cách của ông ấy không hiệu quả, thực tế không được bao nhiêu.
Tiền giấy là một chuyện. Dân không thể dùng được tiền giấy lại không được phép dùng tiền đồng nên đem hàng hóa trao đổi ngang giá. Như vậy là hủy hoại kinh tế tiền tệ.
Chuyện nữa là hạn nô, và hạn điền. Đây là thứ quan trọng nhất khi đó để thay đổi xã hội. Nhưng nửa vời
Hạn nô với mục đích là hạn chế nô lệ của Quý tộc nhà Trần, xong không giải phóng họ, chỉ biến họ từ gia nô của tư thành gia nô của nhà nước, điền trang của vương công tiải hành điền trang của nhà nước, nó chẳng giải phóng sức lao động mà cũng không tạo ra sự tư hữu để phát triển sản xuất. Nông nô không muốn thành nông nô của nhà nước, còn đại địa chủ mất quyền lợi. Vậy thì cả 2 đều chống lại cải cách. Hạn điền cũng vậy, biến đất của địa chủ thành công điền của nhà nước (Ngoài 10 mẫu ra thì xung công). Dân vẫn không có đất sản xuất, không tạo ra lương thực. Lương thực không có thì dân vẫn đói (như nạn đói năm 1405)
Những chuyện cải cách về hành chính, triều phục - Cá nhân tao không coi trọng những việc đó. Nó chỉ có tác dụng như những hạt ngọc trang sức đính trên mũ miện của nhà vua.
3- Hồ Nguyên Trừng từng nói 1 câu mà tao thấy rất đúng - "THẦN KHÔNG SỢ ĐÁNH, CHỈ SỢ LÒNG DÂN KHÔNG THEO". Quả thật cái mất lớn nhất của nhà Hồ là mất lòng dân.
4- Chuyện đánh giá đúng sai theo mắt từng người. Nhưng người làm mất lòng người, dẫn đến mất nước, mất đi văn hiến 500 năm của dân tộc. Cá nhân tao thấy chẳng có gì đáng tự hào cả
 
Xin phép thớt chủ. Giới thiệu tới anh em 1 kênh du túp khá hay về lịch sử.
Trong tập : Tử chiến thành đa bang có nhắc, sau khi nhà Hồ thất bại, nhà Minh đã tẩy sạch nền văn hóa Đại Việt chỉ trong 20 năm, không chữ viết, bia tích tàng thư kinh sử gì còn dc giữ lại. Đó mới là đau sót nhất của giai đoạn lịch sử này.
Cờ nhíp : phần 1


Cờ nhíp : phần 2 .


Một cách giáo dục khá hay, nên xem mấy cái này để hiểu hơn về lịch sử và tự hào dân tộc. Mà tao giờ mắt kém rồi, không xem được mấy cái này nữa
 
Lịch sử là một môn khoa học khô khan. Và lịch sử cũng cần phải được đánh giá 1 cách công tâm. Mỗi người đều có sự đánh ra của riêng mình với những triều đại, những nhân vật lịch sử nhưng tao nghĩ không nên bóp méo lịch sử theo ngòi bút của kẻ thắng, hoặc khi đưa ra những nhận định về một nhân vật lịch sử thì cũng nên tham khảo nhiều tư liệu để có một sự công tâm nhất. Tao lấy ví dụ như cùng thời mạt, nhưng hành động của Trần Thủ Độ thì người ta khen, còn Hồ Quý Ly người ta lại chê, đó là điều không được công tâm lắm mặc dù khác đéo gì nhau ?
Ở đây tao không đồng ý cách nhìn nhận của thằng thớt về nhân vật Hồ Quý Ly. Công và tội của ông này thì nhiều tài liệu viết rồi. Nhưng cách nhìn nhận của thằng thớt về ông này thì một số điểm ko đúng.
Trước hết phải hiểu rằng, nhà Trần bắt đầu suy vi từ thời Dụ Tông, từ 1 vị vua tương đối ổn mà càng ngày càng lún sâu vào tệ nạn. Đến các đời sau thì còn tệ hơn. Đỉnh điểm là thời Nhật Lễ còn toan đổi triều đại từ Trần sang Dương. Nghệ Tông là 1 người hiền, thích văn chương và nho nhã, lại không có cái chí của 1 bậc quân vương, lên ngôi chỉ vì cực chẳng đã không muốn giang sơn bị đổi sang họ Dương. Hồ Quý Ly là em rể của Nghệ Tông. Sơ sơ để thấy là thời điểm này nhà Trần đã gần đi đến hồi mạt vận. Không có Hồ Quý Ly thì sẽ có người khác lật đổ.
Thằng thớt nói các cải cách của Hồ Quý Ly cho nhà giàu các thứ, tao không rõ mày có tham khảo các cải cách của Hồ Quý Ly không ? Vì những gì tao đọc được thì lại ngược hoàn toàn. Điểm qua một số cải cách nhé:
- Thứ 1: Về quân sự, Hồ Quý Ly tìm cách chấn chỉnh và tăng cường quân đội, loại bớt người yếu, bổ sung những người khỏe mạnh, kể cả các sư tăng, tăng cường quân số và các lực lượng quân sự địa phương, cho xây dựng một kinh thành mới bằng đá kiên cố ở An Tôn (Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) là Tây Đô thường gọi là Thành nhà Hồ. Nhà Hồ cũng chú ý cải tiến kỹ thuật quân sự. Hồ Nguyên Trừng (con trai cả Hồ Quý Ly) đã chế tạo ra những khí tài mới: súng lớn thần cơ, thuyền chiến Cổ Lâu đi biển. Như vậy, đây là việc hoàn toàn đúng đắn. Thằng thớt sai ở 1 điểm, súng thần công (hay thần cơ) là do chính Hồ Nguyên Trừng con trai của Hồ Quý Ly sáng chế ra, chứ ko phải thời điểm đó nhà Minh có súng thần cơ sang choảng Đại Ngu.
Trong Minh sử có ghi: Đến đời vua Thành Tổ nhà Minh (1403-1424) đánh nước Giao Chỉ học được phép đúc thần cơ sang pháo, lúc bấy giờ mới đặt ra đội súng thần cơ. Như vậy, các tài liệu sử học của cả ta và Trung Quốc đều xác nhận rõ ràng, chỉ từ khi có Hồ Nguyên Trừng mới xuất hiện Thần cơ doanh là binh chủng pháo binh đầu tiên của quân đội Trung Quốc và cũng là binh chủng pháo binh đầu tiên của nhân loại.
Theo sách “Vân đài loại ngữ” của Lê Quý Đôn thì trong lịch sử đời Minh có ghi nhận: “Trừng khéo chế súng, chế ra thần cơ cho triều đình, đến nay tế binh khí đều phải tế Trừng”.
Trong sách “Thông ký” cũng có đoạn viết rằng: “Lúc đầu Quốc Triều (chỉ nhà Minh) chỉ có 5 quân doanh, ấy là Trung, Tiền, Tả, Hữu, Hậu. Đến năm Vĩnh Lạc lấy 3.000 quân kỵ rợ Hồ đặt dưới lá cờ rồng, rồi lập ra tam thiên doanh. Sau khi Nam phạt, học được phép chế thần công thì lập ra Thần cơ doanh”.
Hồ Nguyên Trừng cũng là vị tướng rất giỏi, tạo một phòng tuyến 400km để choảng nhau với Đại Minh và cầm cự khá lâu. Việc cha con họ Hồ thua thì nhiều sách sử cũng phân tích rồi. Tao ko đi sâu vào nữa.

Thứ 2: về nội chính thì các tài liệu ghi rất rõ:
Về nội trị có những việc nổi bật sau:

-Ấn định lại mũ áo, phẩm phục của tất cả các quan văn võ trong triều theo từng màu sắc riêng từ nhất phẩm đến cửu phẩm. Ấn định lại qui chế quan chức trấn nhậm bên ngoài. Chia đất nước ra thành từng hạt, đổi lộ thành trấn, dưới trấn là phủ, châu, huyện, xã. Quan chức thì Trấn có chánh phó An phủ sứ, Phủ có chánh phó Trấn phủ sứ, Châu có Thông phán, Thiêm phán, Huyện thì Lệnh úy, Chủ sự. Bên quân sự thì là Đô đốc, Đô hộ, Đô thống, Tổng quản, bãi bỏ các chức đại tiểu tư xã, chỉ giữ chức quản giáp như cũ.

-Ấn định lại mức hạn điền của các thân vương, tôn thất, quan lại các cấp và những người giàu có. Ngoại trừ các bậc đại vương và trưởng công chúa không giới hạn, các thành phần còn lại đều có giới hạn theo từng chức tước phẩm hàm, dân thường thì không quá 10 mẫu, ai có dư sung vào công điền. Chế độ gia nô cũng theo hướng giảm dần. Hai chính sách nầy nhằm hạn chế người có chức quyền chiếm hữu đất hoang, đất của dân bừa bãi, bắt dân làm gia nô và hạn chế thế lực cát cứ của họ.
- Một chính sách cải cách kinh tế quan trọng của nhà Hồ là sự đổi mới chế độ thuế khóa. Mức thuế đối với ruộng đất công làng xã khoảng 1/3 sản lượng. Đó là mức thuế nhẹ mà nông dân các làng xã có thể chịu được. Đối với ruộng đất tư hữu, nhà Hồ đã tăng mức thuế từ 3 thăng/1 mẫu (thời Trần) lên 5 thăng/1 mẫu.
Cùng với chính sách thuế, phép hạn điền phần nào có lợi cho những người nghèo ít ruộng, mặt khác, chặn đứng xu thế phát triển tự nhiên của ruộng đất tư hữu.
Tiến thêm một bước, năm 1401, nhà Hồ đã ban hành phép hạn nô, các quý tộc bị hạn chế số nô tì, số thừa ra (những nô tì không có chúc thư 3 đời) bị sung công, bồi thường cho chủ 5 quan một người. Các loại gia nô phải thích dấu hiệu vào trán. Phép hạn nô đã chuyển một số lớn gia nô thành quan nô (nô tì nhà nước, họ có thay đổi về thân phận, nhưng vẫn không được giải phóng). Cùng với phép hạn điền, phép hạn nô về cơ bản đã làm suy sụp tầng lớp quý tộc cũ nhà Trần và nền kinh tế điền trang, tăng cường thế lực kinh tế của Nhà nước trung ương.
-Hình luật và sưu dịch, thuế khóa đời Trần khá nặng, nay định lại, có thứ tăng cũng có thứ giảm. Đinh nam không có ruộng và trẻ mồ côi, đàn bà góa có ruộng đều được miễn sưu thuế. Đặt trạm y tế (y tỳ) khắp nơi để chăm lo sức khỏe cho dân.
-Ấn định lại việc học hành và thể lệ thi cử. Trước kia chỉ ở kinh thành mới có trường học, nay mở thêm ở các trấn, phủ, châu do một quan Đốc học phụ trách. Cấp cho mỗi trường từ 10 đến 15 mẫu ruộng tùy theo lớn nhỏ để làm chi phí cho việc dạy và học. Mỗi cuối năm, vị quan Đốc học phải sàng lọc, chọn lựa người ưu tú, tài giỏi tiến cử lên triều đình. Đổi tên gọi thi Thái học sinh trước kia thành thành thi Cử nhân, ba năm thi một lần. Năm đầu thi Hương, năm kế thi Hội, năm thứ ba vào thi trong bộ Lễ, nếu đỗ mới được bổ làm quan. Trước kia thi tam trường nay thi tứ trường, bỏ môn ám tả cổ văn, thêm môn toán pháp, các môn khác vẫn như cũ.
- Về việc lưu hành tiền giấy, mặc dù không thành công. Nhưng mày nên hiểu là thời đó không có internet như bây giờ để mà đúc rút kinh nghiệm của bọn TQ. Cũng là do việc chưa quen sử dụng tiền giấy. Nó giống với việc tiền xu mà thời hiện đại này từng thử nghiệm. Rất tiên tiến đấy, rất đúng đắn đấy nhưng rồi có thằng đéo nào dùng đâu ? Tuy nhiên việc sử dụng tiền giấy này cũng là 1 mốc quan trọng đánh dấu việc lần đầu tiên nước ta đưa vào lưu hành tiền giấy. Một bước đi khá tiến bộ

>>>Như vậy về nội chính thì các chính sách chính của Hồ Quý Ly đều rất đúng đắn, giảm bớt quyền lực của họ hàng nhà Trần để kiếm thằng giỏi ra mà làm. giảm bớt sưu thuế, thực hiện quy trình trung ương tập trung. Tất cả đều là những cái rất đúng đắn ở cái thời điểm loạn lạc. Vậy căn cứ vào đâu mà thằng thớt bảo là Hồ Quý Ly sử dụng các chính sách có lợi cho người giàu ?

Thứ 3: Về ngoại giao:
-Đối với Chiêm Thành, Hồ Quí Ly đã từng cầm quân đánh bại họ vào các năm 1380 và 1382. Sau khi Chế Bồng Nga chết, quân Chiêm không còn hung hăng, hiếu chiến như trước nhưng vẫn thường xuyên quấy rối ngoài biên, Quí Ly sai quan quân đánh dẹp, truy đuổi gần tới thành Đồ Bàn, vua Chiêm phải dâng đất Chiêm Động (Quảng Nam) và Cổ Lũy (Quảng Ngãi) để cầu hòa. Ông chia hai đất ấy thành bốn châu Thăng, Hoa, Tư, Nghĩa, di dân vào khai hoang lập nghiệp và đặt quan cai trị. Cho viên quan lại người Chiêm đầu hàng trông coi đất Cổ Lũy, châu Tư Nghĩa để vỗ về dân Chiêm. Từ đó về sau mối bang giao trở lại bình thường, nước Chiêm vẫn triều cống theo lệ cũ.

-Đối với nhà Minh, Hồ Quí Ly đã nhìn thấu tâm địa xấu xa của họ nhưng vì nước họ lớn, binh hùng tướng mạnh nên ông phải nhún mình chiều đãi cho yên việc can qua. Họ lại được nước làm tới, năm 1395 họ đòi ta phải cung cấp 5 vạn quân, 50 con voi và 50 vạn thạch lương cho họ đánh người Man nhưng Quí Ly từ chối. Năm 1405 họ lại đòi đất Lộc Châu (Lạng Sơn) của ta. Quí Ly sai Hoàng Hối Khanh sang điều đình với họ. Hối Khanh nghe lời viên quan ở Quảng Tây nói đất đó của nhà Minh do ta chiếm, bèn đem 59 thôn ở Cổ Lâu trả lại cho họ. Quí Ly trách mắng Khanh thậm tệ và cho người âm thầm đầu độc các thổ quan người Minh cai trị những đất ấy.

Sau khi cho Hán Thương làm vua, Quí Ly sai sứ sang nhà Minh cầu phong cho được danh chính ngôn thuận, vua Minh phong cho Hán Thương làm An Nam quốc vương. Nhưng, bọn Trần Thiêm Bình lại sang kêu khóc với vua Minh xin binh về đánh họ Hồ, lập lại triều Trần. Biết thế nào nhà Minh cũng mượn cớ đó đánh chiếm nước ta, Quí Ly bèn tổ chức hệ thống phòng thủ từ xa ở thành Đa Bang (thuộc Hà Đông cũ, nay là TP Hà Nội) và nhiều đồn lũy dọc theo bờ nam sông Hồng.

Đúng như dự đoán của Quí Ly, tháng 4 năm 1406, vua Minh sai Hàn Quan dẫn 5000 quân đưa Thiêm Bình về nước lập làm vua bị Quí Ly đánh bại ở Chi Lăng, giết chết Thiêm Bình. Tháng 9 năm ấy, Chu Năng cùng Mộc Thạnh dẫn 80 vạn quân theo ải Pha Lũy (Lạng Sơn) và ải Phú Lệnh (Tuyên Quang) tiến vào đánh chiếm nước ta lần thứ hai. Quí Ly bèn triệu tập tất cả các quan văn võ trong triều ngoài nội hỏi ý kiến nên đánh hay nên hòa. Phân nửa nói đánh, phân nửa nói hòa. Dù biết thực lực của mình và thế lực của quân Minh rất mạnh, đem đoàn quân vừa thiếu vừa yếu chống lại đoàn quân 80 vạn chẳng khác nào lấy trứng chọi đá, xua bầy dê đương đầu với lũ cọp beo nhưng Quí Ly và các con ông vẫn cương quyết đánh đến cùng, gây nhiều bất lợi, tổn thất cho giặc tại phòng tuyến Đa Bang và các mặt trận Mộc Phàm giang, Hàm Tử quan trước khi bị chúng bắt giải về Kim Lăng

>>> Như vậy thì có thể hiểu là kể cả Hồ Quý Ly có phù Trần thì thằng Chu Nguyên Chương nó cũng sẽ dùng cớ khác để đập nước ta. Thời điểm đó thằng Chương vừa thắng, thế rất mạnh, lại choảng nhau nhiều nên toàn tinh binh. Còn nước ta thì một thời gian dài nhà Trần khiến binh lực suy kiệt cùng cực. Đánh cái đéo gì nữa mà đánh ? Chưa đánh biết thua con mẹ rồi. Nhưng Hồ Quý Ly vẫn đánh thi ko thể bảo ông ta hèn hay nhu nhược được. Vì nếu nhu nhược hay hèn thì xin thua luôn cho nhanh. Mày nên lưu ý 1 điểm, vua đã thua, nước đã mất thì thường là thằng mạnh hơn nó giết tại chỗ, đéo cần bắt về làm cái đéo gì. Nhưng tại sao Hồ Quý Ly và con và cháu ông ta lại bị giải về TQ. Đơn giản vì TQ nó thấy được giá trị của ông này. Theo Minh sử thì Hồ Nguyên Trừng được thăng chức Công bộ Thượng thư (1445) được một năm thì mất, thọ 73 tuổi. Thằng TQ nó là thằng xâm lược mà nó còn hiểu giá trị của 1 con người hơn cái mồm bọn quê hương của người đó =))

Cuối cùng, nói về quan điểm của tao về Hồ Quý Ly thì tao chỉ có thể tóm gọn là :Tiếc. Một thời gian quá ngắn, khi ở bên 1 thằng quá mạnh. Quá đáng tiếc cho một người giỏi. Nếu như Thủ Độ có 1 thời gian nhất định củng cố thì Hồ Quý Ly ko có cái thiên thời đó.
Vẫn cứ là một chữ Tiếc !
Mà thời đó không đánh nhau với Chu Nguyên Chương nhé. Trùng Bát chết năm 1398, không sống đến thời điểm 1406 để đánh VN..
So sánh Hồ Quý Ly với Trần Thủ Độ cũng có ý đúng, cũng có cái khiên cưỡng. Thủ Độ giành ngôi cho nhà Trần rồi, còn mang quân đi dẹp bốn phương, để Trần Thừa phụ chính. Năm 1258, Trần Thủ Độ chứ không phải Thái Tông hay Trần Hưng Đạo lãnh đạo quân dân thắng Ngột Lương Hợp Thai và quân Mông Cổ.
Còn tài làm tướng của Hồ Quý Ly thì xem thời theo Duệ Tông đánh Chiêm, hay bỏ qua lời của hàng tướng Bố Đông bỏ phòng ngự biên giới về giữ nhau dọc phòng tuyến nam sông Hồng khi chống Minh thì thật là hết chỗ nói. Binh Pháp có câu "Ba vạn quân đều sức, thiên hạ không ai địch nổi". Có trăm vạn quân mà vẫn thua là biết cái tầm của Hồ Quý Ly rồi.
Hồ Nguyên Trừng là người tài nhưng không phải hổ thần hay có tài đại tướng gì cho cam. Nguyên Trừng cầm quân đánh nhau với người Minh phần nhiều là thất lợi, tất nhiên không phải lỗi hết của Trừng, nhưng như thế khó mà nói Trừng là tướng giỏi. Cái tài của Trừng nằm trong phạm vi biết nhìn nhận thời cuộc và khả năng sáng chế ra vũ khí.
Thời bình, Trừng làm quan thì được chứ bảo Trừng làm đại tướng cầm quân thì nước mất
 
Lịch sử là một môn khoa học khô khan. Và lịch sử cũng cần phải được đánh giá 1 cách công tâm. Mỗi người đều có sự đánh ra của riêng mình với những triều đại, những nhân vật lịch sử nhưng tao nghĩ không nên bóp méo lịch sử theo ngòi bút của kẻ thắng, hoặc khi đưa ra những nhận định về một nhân vật lịch sử thì cũng nên tham khảo nhiều tư liệu để có một sự công tâm nhất. Tao lấy ví dụ như cùng thời mạt, nhưng hành động của Trần Thủ Độ thì người ta khen, còn Hồ Quý Ly người ta lại chê, đó là điều không được công tâm lắm mặc dù khác đéo gì nhau ?
Ở đây tao không đồng ý cách nhìn nhận của thằng thớt về nhân vật Hồ Quý Ly. Công và tội của ông này thì nhiều tài liệu viết rồi. Nhưng cách nhìn nhận của thằng thớt về ông này thì một số điểm ko đúng.
Trước hết phải hiểu rằng, nhà Trần bắt đầu suy vi từ thời Dụ Tông, từ 1 vị vua tương đối ổn mà càng ngày càng lún sâu vào tệ nạn. Đến các đời sau thì còn tệ hơn. Đỉnh điểm là thời Nhật Lễ còn toan đổi triều đại từ Trần sang Dương. Nghệ Tông là 1 người hiền, thích văn chương và nho nhã, lại không có cái chí của 1 bậc quân vương, lên ngôi chỉ vì cực chẳng đã không muốn giang sơn bị đổi sang họ Dương. Hồ Quý Ly là em rể của Nghệ Tông. Sơ sơ để thấy là thời điểm này nhà Trần đã gần đi đến hồi mạt vận. Không có Hồ Quý Ly thì sẽ có người khác lật đổ.
Thằng thớt nói các cải cách của Hồ Quý Ly cho nhà giàu các thứ, tao không rõ mày có tham khảo các cải cách của Hồ Quý Ly không ? Vì những gì tao đọc được thì lại ngược hoàn toàn. Điểm qua một số cải cách nhé:
- Thứ 1: Về quân sự, Hồ Quý Ly tìm cách chấn chỉnh và tăng cường quân đội, loại bớt người yếu, bổ sung những người khỏe mạnh, kể cả các sư tăng, tăng cường quân số và các lực lượng quân sự địa phương, cho xây dựng một kinh thành mới bằng đá kiên cố ở An Tôn (Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) là Tây Đô thường gọi là Thành nhà Hồ. Nhà Hồ cũng chú ý cải tiến kỹ thuật quân sự. Hồ Nguyên Trừng (con trai cả Hồ Quý Ly) đã chế tạo ra những khí tài mới: súng lớn thần cơ, thuyền chiến Cổ Lâu đi biển. Như vậy, đây là việc hoàn toàn đúng đắn. Thằng thớt sai ở 1 điểm, súng thần công (hay thần cơ) là do chính Hồ Nguyên Trừng con trai của Hồ Quý Ly sáng chế ra, chứ ko phải thời điểm đó nhà Minh có súng thần cơ sang choảng Đại Ngu.
Trong Minh sử có ghi: Đến đời vua Thành Tổ nhà Minh (1403-1424) đánh nước Giao Chỉ học được phép đúc thần cơ sang pháo, lúc bấy giờ mới đặt ra đội súng thần cơ. Như vậy, các tài liệu sử học của cả ta và Trung Quốc đều xác nhận rõ ràng, chỉ từ khi có Hồ Nguyên Trừng mới xuất hiện Thần cơ doanh là binh chủng pháo binh đầu tiên của quân đội Trung Quốc và cũng là binh chủng pháo binh đầu tiên của nhân loại.
Theo sách “Vân đài loại ngữ” của Lê Quý Đôn thì trong lịch sử đời Minh có ghi nhận: “Trừng khéo chế súng, chế ra thần cơ cho triều đình, đến nay tế binh khí đều phải tế Trừng”.
Trong sách “Thông ký” cũng có đoạn viết rằng: “Lúc đầu Quốc Triều (chỉ nhà Minh) chỉ có 5 quân doanh, ấy là Trung, Tiền, Tả, Hữu, Hậu. Đến năm Vĩnh Lạc lấy 3.000 quân kỵ rợ Hồ đặt dưới lá cờ rồng, rồi lập ra tam thiên doanh. Sau khi Nam phạt, học được phép chế thần công thì lập ra Thần cơ doanh”.
Hồ Nguyên Trừng cũng là vị tướng rất giỏi, tạo một phòng tuyến 400km để choảng nhau với Đại Minh và cầm cự khá lâu. Việc cha con họ Hồ thua thì nhiều sách sử cũng phân tích rồi. Tao ko đi sâu vào nữa.

Thứ 2: về nội chính thì các tài liệu ghi rất rõ:
Về nội trị có những việc nổi bật sau:

-Ấn định lại mũ áo, phẩm phục của tất cả các quan văn võ trong triều theo từng màu sắc riêng từ nhất phẩm đến cửu phẩm. Ấn định lại qui chế quan chức trấn nhậm bên ngoài. Chia đất nước ra thành từng hạt, đổi lộ thành trấn, dưới trấn là phủ, châu, huyện, xã. Quan chức thì Trấn có chánh phó An phủ sứ, Phủ có chánh phó Trấn phủ sứ, Châu có Thông phán, Thiêm phán, Huyện thì Lệnh úy, Chủ sự. Bên quân sự thì là Đô đốc, Đô hộ, Đô thống, Tổng quản, bãi bỏ các chức đại tiểu tư xã, chỉ giữ chức quản giáp như cũ.

-Ấn định lại mức hạn điền của các thân vương, tôn thất, quan lại các cấp và những người giàu có. Ngoại trừ các bậc đại vương và trưởng công chúa không giới hạn, các thành phần còn lại đều có giới hạn theo từng chức tước phẩm hàm, dân thường thì không quá 10 mẫu, ai có dư sung vào công điền. Chế độ gia nô cũng theo hướng giảm dần. Hai chính sách nầy nhằm hạn chế người có chức quyền chiếm hữu đất hoang, đất của dân bừa bãi, bắt dân làm gia nô và hạn chế thế lực cát cứ của họ.
- Một chính sách cải cách kinh tế quan trọng của nhà Hồ là sự đổi mới chế độ thuế khóa. Mức thuế đối với ruộng đất công làng xã khoảng 1/3 sản lượng. Đó là mức thuế nhẹ mà nông dân các làng xã có thể chịu được. Đối với ruộng đất tư hữu, nhà Hồ đã tăng mức thuế từ 3 thăng/1 mẫu (thời Trần) lên 5 thăng/1 mẫu.
Cùng với chính sách thuế, phép hạn điền phần nào có lợi cho những người nghèo ít ruộng, mặt khác, chặn đứng xu thế phát triển tự nhiên của ruộng đất tư hữu.
Tiến thêm một bước, năm 1401, nhà Hồ đã ban hành phép hạn nô, các quý tộc bị hạn chế số nô tì, số thừa ra (những nô tì không có chúc thư 3 đời) bị sung công, bồi thường cho chủ 5 quan một người. Các loại gia nô phải thích dấu hiệu vào trán. Phép hạn nô đã chuyển một số lớn gia nô thành quan nô (nô tì nhà nước, họ có thay đổi về thân phận, nhưng vẫn không được giải phóng). Cùng với phép hạn điền, phép hạn nô về cơ bản đã làm suy sụp tầng lớp quý tộc cũ nhà Trần và nền kinh tế điền trang, tăng cường thế lực kinh tế của Nhà nước trung ương.
-Hình luật và sưu dịch, thuế khóa đời Trần khá nặng, nay định lại, có thứ tăng cũng có thứ giảm. Đinh nam không có ruộng và trẻ mồ côi, đàn bà góa có ruộng đều được miễn sưu thuế. Đặt trạm y tế (y tỳ) khắp nơi để chăm lo sức khỏe cho dân.
-Ấn định lại việc học hành và thể lệ thi cử. Trước kia chỉ ở kinh thành mới có trường học, nay mở thêm ở các trấn, phủ, châu do một quan Đốc học phụ trách. Cấp cho mỗi trường từ 10 đến 15 mẫu ruộng tùy theo lớn nhỏ để làm chi phí cho việc dạy và học. Mỗi cuối năm, vị quan Đốc học phải sàng lọc, chọn lựa người ưu tú, tài giỏi tiến cử lên triều đình. Đổi tên gọi thi Thái học sinh trước kia thành thành thi Cử nhân, ba năm thi một lần. Năm đầu thi Hương, năm kế thi Hội, năm thứ ba vào thi trong bộ Lễ, nếu đỗ mới được bổ làm quan. Trước kia thi tam trường nay thi tứ trường, bỏ môn ám tả cổ văn, thêm môn toán pháp, các môn khác vẫn như cũ.
- Về việc lưu hành tiền giấy, mặc dù không thành công. Nhưng mày nên hiểu là thời đó không có internet như bây giờ để mà đúc rút kinh nghiệm của bọn TQ. Cũng là do việc chưa quen sử dụng tiền giấy. Nó giống với việc tiền xu mà thời hiện đại này từng thử nghiệm. Rất tiên tiến đấy, rất đúng đắn đấy nhưng rồi có thằng đéo nào dùng đâu ? Tuy nhiên việc sử dụng tiền giấy này cũng là 1 mốc quan trọng đánh dấu việc lần đầu tiên nước ta đưa vào lưu hành tiền giấy. Một bước đi khá tiến bộ

>>>Như vậy về nội chính thì các chính sách chính của Hồ Quý Ly đều rất đúng đắn, giảm bớt quyền lực của họ hàng nhà Trần để kiếm thằng giỏi ra mà làm. giảm bớt sưu thuế, thực hiện quy trình trung ương tập trung. Tất cả đều là những cái rất đúng đắn ở cái thời điểm loạn lạc. Vậy căn cứ vào đâu mà thằng thớt bảo là Hồ Quý Ly sử dụng các chính sách có lợi cho người giàu ?

Thứ 3: Về ngoại giao:
-Đối với Chiêm Thành, Hồ Quí Ly đã từng cầm quân đánh bại họ vào các năm 1380 và 1382. Sau khi Chế Bồng Nga chết, quân Chiêm không còn hung hăng, hiếu chiến như trước nhưng vẫn thường xuyên quấy rối ngoài biên, Quí Ly sai quan quân đánh dẹp, truy đuổi gần tới thành Đồ Bàn, vua Chiêm phải dâng đất Chiêm Động (Quảng Nam) và Cổ Lũy (Quảng Ngãi) để cầu hòa. Ông chia hai đất ấy thành bốn châu Thăng, Hoa, Tư, Nghĩa, di dân vào khai hoang lập nghiệp và đặt quan cai trị. Cho viên quan lại người Chiêm đầu hàng trông coi đất Cổ Lũy, châu Tư Nghĩa để vỗ về dân Chiêm. Từ đó về sau mối bang giao trở lại bình thường, nước Chiêm vẫn triều cống theo lệ cũ.

-Đối với nhà Minh, Hồ Quí Ly đã nhìn thấu tâm địa xấu xa của họ nhưng vì nước họ lớn, binh hùng tướng mạnh nên ông phải nhún mình chiều đãi cho yên việc can qua. Họ lại được nước làm tới, năm 1395 họ đòi ta phải cung cấp 5 vạn quân, 50 con voi và 50 vạn thạch lương cho họ đánh người Man nhưng Quí Ly từ chối. Năm 1405 họ lại đòi đất Lộc Châu (Lạng Sơn) của ta. Quí Ly sai Hoàng Hối Khanh sang điều đình với họ. Hối Khanh nghe lời viên quan ở Quảng Tây nói đất đó của nhà Minh do ta chiếm, bèn đem 59 thôn ở Cổ Lâu trả lại cho họ. Quí Ly trách mắng Khanh thậm tệ và cho người âm thầm đầu độc các thổ quan người Minh cai trị những đất ấy.

Sau khi cho Hán Thương làm vua, Quí Ly sai sứ sang nhà Minh cầu phong cho được danh chính ngôn thuận, vua Minh phong cho Hán Thương làm An Nam quốc vương. Nhưng, bọn Trần Thiêm Bình lại sang kêu khóc với vua Minh xin binh về đánh họ Hồ, lập lại triều Trần. Biết thế nào nhà Minh cũng mượn cớ đó đánh chiếm nước ta, Quí Ly bèn tổ chức hệ thống phòng thủ từ xa ở thành Đa Bang (thuộc Hà Đông cũ, nay là TP Hà Nội) và nhiều đồn lũy dọc theo bờ nam sông Hồng.

Đúng như dự đoán của Quí Ly, tháng 4 năm 1406, vua Minh sai Hàn Quan dẫn 5000 quân đưa Thiêm Bình về nước lập làm vua bị Quí Ly đánh bại ở Chi Lăng, giết chết Thiêm Bình. Tháng 9 năm ấy, Chu Năng cùng Mộc Thạnh dẫn 80 vạn quân theo ải Pha Lũy (Lạng Sơn) và ải Phú Lệnh (Tuyên Quang) tiến vào đánh chiếm nước ta lần thứ hai. Quí Ly bèn triệu tập tất cả các quan văn võ trong triều ngoài nội hỏi ý kiến nên đánh hay nên hòa. Phân nửa nói đánh, phân nửa nói hòa. Dù biết thực lực của mình và thế lực của quân Minh rất mạnh, đem đoàn quân vừa thiếu vừa yếu chống lại đoàn quân 80 vạn chẳng khác nào lấy trứng chọi đá, xua bầy dê đương đầu với lũ cọp beo nhưng Quí Ly và các con ông vẫn cương quyết đánh đến cùng, gây nhiều bất lợi, tổn thất cho giặc tại phòng tuyến Đa Bang và các mặt trận Mộc Phàm giang, Hàm Tử quan trước khi bị chúng bắt giải về Kim Lăng

>>> Như vậy thì có thể hiểu là kể cả Hồ Quý Ly có phù Trần thì thằng Chu Nguyên Chương nó cũng sẽ dùng cớ khác để đập nước ta. Thời điểm đó thằng Chương vừa thắng, thế rất mạnh, lại choảng nhau nhiều nên toàn tinh binh. Còn nước ta thì một thời gian dài nhà Trần khiến binh lực suy kiệt cùng cực. Đánh cái đéo gì nữa mà đánh ? Chưa đánh biết thua con mẹ rồi. Nhưng Hồ Quý Ly vẫn đánh thi ko thể bảo ông ta hèn hay nhu nhược được. Vì nếu nhu nhược hay hèn thì xin thua luôn cho nhanh. Mày nên lưu ý 1 điểm, vua đã thua, nước đã mất thì thường là thằng mạnh hơn nó giết tại chỗ, đéo cần bắt về làm cái đéo gì. Nhưng tại sao Hồ Quý Ly và con và cháu ông ta lại bị giải về TQ. Đơn giản vì TQ nó thấy được giá trị của ông này. Theo Minh sử thì Hồ Nguyên Trừng được thăng chức Công bộ Thượng thư (1445) được một năm thì mất, thọ 73 tuổi. Thằng TQ nó là thằng xâm lược mà nó còn hiểu giá trị của 1 con người hơn cái mồm bọn quê hương của người đó =))

Cuối cùng, nói về quan điểm của tao về Hồ Quý Ly thì tao chỉ có thể tóm gọn là :Tiếc. Một thời gian quá ngắn, khi ở bên 1 thằng quá mạnh. Quá đáng tiếc cho một người giỏi. Nếu như Thủ Độ có 1 thời gian nhất định củng cố thì Hồ Quý Ly ko có cái thiên thời đó.
Vẫn cứ là một chữ Tiếc !
Mày biết Trần Thủ Độ khác Hồ Quý Ly (HQL) chỗ nào không? Đó là một người nói "đầu thần chưa rơi xuống, xin bệ hạ đừng lo", đánh Thắng giặc giữ nước; với một người Thua trận mất nước, cha con về làm quan cho giặc. Trong tâm khảm người Việt thì đánh thắng giặc giữ nước là quan trọng nhất, anh giỏi bằng trời mà làm mất nước về tay giặc, nhất là thằng mất dạy phương bắc thì cũng là rác rưởi. Nhìn hậu quả giặc Minh đốt sạch sách vở, giết người như cỏ rác không xót à. Trong lịch sử Việt Nam sau thời Ngô Quyền chỉ có thời này là bị tàu nó nuốt chửng và làm nhục. Không một ai nói hai cha con họ Hồ không tài giỏi cả, vấn đề là MẤT NƯỚC.

HQL lên ngôi đã dời đô về 36, tức là hoàn toàn có thể dùng vùng 36, 37 để đánh du kích như Lê Lợi gần 10 năm sau đã làm (1408). Khởi nghĩa Lam Sơn ban đầu khó khăn hơn rất nhiều tại sao lại thắng. Chưa kể con số 80 vạn quân Minh khá hư cấu, phải chăng nâng cao lên để có cái mà đổ thừa do giặc đông quá. Nói ít thời gian để chuẩn bị đánh nhau cũng không đúng, Lê Hoàn cướp ngôi là phải đánh nhau liền với Tống. Chiến tranh mà, không lẽ anh Chu Đệ đợi An Nam cải cách, phát triển mạnh lên mới đánh :vozvn (19):, phải đợi nó yếu mất lòng dân mới đánh chứ.

Tóm lại cải cách kinh tế văn hoá gì đấy giỏi mà làm mất lòng dân, đánh nhau thua trận, MẤT NƯỚC, để cho con dân làm nô lệ là vô nghĩa.
 
ừ, nãy vừa chat với gái vừa viết nên tao viết sai mốc thời gian của nhà Minh.
Quân lực nước ta không mạnh như mày nghĩ. Tao thấy nát quá nát. Một thời gian dài bỏ bê thì trăm vạn nỗi gì ?
Có thể hơi kém về chất lượng nhưng số lượng là có không thiếu đâu.
Cá nhân tao đánh giá về câu hỏi trong ý trước của mày - Chuyện mất lòng dân
Nhà Trần chính sự suy đồi, đúng. Nhưng nhà Hồ cũng làm những việc mất nhân tâm. Cải cách nhanh quá, lại dồn dập nhiều thứ cùng lúc. Lòng người chia lìa, bất bình. Đã vậy lại còn dời đô, bắt dân chúng lao dịch xây cất thành trì (Tây Đô, Đa Bang) nhân dân mỏi mệt, lầm than. Còn ai có thể "yêu" nhà Hồ nữa. Họ chỉ có thể oán ghét cha con Hồ Quý Ly.
Việc Hồ Quý Ly rời đô phản ánh sự chia rẽ sâu sắc giữa tập đoàn thống trị họ Hồ và tập đoàn quan lại địa chủ nhà Trần cũng như tập đoàn dân cư Trung Châu Bắc Bộ. Vì không được họ ủng hộ mới phải thiên đô. Và sau này khi Quân Minh sang đánh nước ta, một phần rất lớn quan dân miền Đồng bằng bắc bộ đã hàng nhà Minh
Thêm vào đó, nhà Hồ chưa thay nhà Trần bao lâu đã động binh với Chiêm Thành. Đó chỉ là ra oai với nước bé mà tạo ra 2 thứ nguy hiểm - mệt sức dân, mệt sức quân. Và điểm nữa, biến Chiêm Thành thành kẻ thù, tạo "kẻ thù từ hai phía"
Chính sách không thông minh 1 chút nào.
 
Top