Vận nước - Nước đẩy thuyền và có thể lật thuyền - Ngồi trên thuyền mới biết sức dân như nước

ALau

Người đến từ Triều Tiên
North-Korea
THUỶ LỰC
Nước Trung Quốc có 4 biểu tượng lớn bao gồm: Hoàng Hà, Trường Giang (Dương Tử Giang), Hoàng Sơn và Vạn Lý Trường Thành. Nếu Hoàng sơn là nguồn cảm hứng cho văn học, hội họa, Vạn Lý Trường Thành tượng trưng cho tinh thần chống ngoại xâm thì Hoàng Hà và Trường Giang là những biểu tượng cho sự phát triển văn hóa, kinh tế, chính trị trong suốt chiều dài lịch sử Trung Quốc.

Hoàng Hà và Trường Giang đều bắt nguồn từ cao nguyên Tây Tạng, chiếm vị trí quan trọng trong đời sống người Trung Quốc vì ở hạ lưu bồi đắp thành những đồng ruộng rộng lớn và màu mỡ. Trong lịch sử hàng nghìn năm của người Hoa Hạ, dòng chảy của hai con sông đã hòa lẫn không biết bao nhiêu m.á.u và x.ương c.ốt binh tướng cũng như thường dân từ những chiến loạn liên miên. Ba anh em Lưu Quan Trương thời Tam Quốc cũng đều chế.t dọc bên bờ Trường Giang.

Hai con sông lớn nhất Trung Quốc từ thời cổ đại này ngoài việc hay được đưa vào thơ văn còn thường được các lãnh đạo Trung Quốc lồng ghép vào phát ngôn hoặc hành động nhằm đưa ra những thông điệp chính trị.
Năm 1956, Mao Trạch Đông bắt đầu bơi trên dòng Trường Giang như biểu tượng cho quyết tâm thực hiện các chính sách mới. Hai năm sau đó 1958, Đại Nhảy Vọt bắt đầu, sai lầm của kế hoạch tưởng chừng như bước đột phá gây ra nạn đói cho 30 triệu người Trung Quốc. Sự kiện này đã làm giảm uy tín và buộc Mao phải từ chức Chủ tịch Nhà nước.

Năm 1966, Mao Trạch Đông lập kỷ-lục-thế-giới đầy tranh cãi về bơi lội cũng trên sông Trường Giang ở tuổi 73. Cùng năm này, Trung Quốc tiến hành Đại Văn hóa Cách mạng Vô sản (Văn Cách), khởi nguồn 10 năm trước từ phong trào “Trăm hoa đua nở” (Bách hoa tề phóng) – câu thơ được Mao trích ra từ bài thơ nổi tiếng trong Tùy Đường diễn nghĩa. Văn Cách kết thúc năm 1969 với khoảng 3 triệu người phải ngồi sau song sắt.
Năm 2000, trong cuộc gặp với Tổng thư ký Đảng Dân chủ Tự do Nhật Bản (LDP), Giang Trạch Dân từng nói “Ở sông Dương Tử (Trường Giang), sóng sau xô sóng trước”. Câu nói này nhằm ngụ ý về việc Giang sẽ kết thúc nhiệm kỳ thứ 2 vào năm 2003 và những di sản của Giang sẽ tiếp tục để lại cho người kế nhiệm – lúc đó cái tên Hồ Cẩm Đào đã được đề cập.

Dưới thời Đặng Tiểu Bình và Giang Trạch Dân, nếu mục tiêu của chính sách chỉ xoay quanh sung-túc sau đó đến thịnh-vượng thì dưới thời của Tập Cận Bình, mọi chính sách đều chỉ hướng đến mục tiêu sức-mạnh. Với người Trung, Tập muốn xây dựng hình ảnh khác hẳn với tất cả các lãnh đạo trước đó khi đưa tư tưởng của mình vào điều lệ Đảng, đặt Tập ngang hàng với Mao.

Thậm chí, từng có thời gian, giới tinh hoa Bắc Kinh tranh cãi về việc đặt ảnh của Tập kế bên ảnh của Mao. Việc này về ý nghĩa xét cho cùng cũng nhằm gia tăng uy tín cho Tập như việc gần đây ông đã đề bạt rất nhiều quan chức từ hai cơ sở quyền lực là phe Phúc Kiến và phe Chiết Giang, đứng đầu bởi nhóm Chiết Giang Tân Quân. Tất cả, là để cho Tập có thêm nhiệm kỳ thứ 3 chưa-từng-có-tiền-lệ.

Thủ tướng đương nhiệm Lý Khắc Cường - đối thủ chính trị của Tập Cận Bình, là người ủng hộ quan điểm tiếp tục cải cách và mở cửa, nổi tiếng với chính sách kinh tế mang tên mình (Likonomics), được cho là có khả năng thay thế Tập vì năng lực điều hành kinh tế vượt qua những yếu kém mà Tập đang đối mặt.
309326883_826520838784076_87643926799450955_n.jpg

Sau mật nghị Bắc Đới Hà, Lý Khắc Cường trong chuyến thị sát Thâm Quyến đã đưa ra một thông điệp đầy ẩn ý rằng “Công cuộc cải cách và mở cửa của Trung Quốc sẽ tiếp tục tiến lên. Sông Hoàng Hà và sông Dương Tử sẽ không chảy ngược dòng.”
Người Trung luôn biết cách gây bất ngờ với thế giới, sông Dương Tử có chảy thuận dòng hay sẽ bị một siêu công trình như đập Tam Hiệp chuyển hướng dòng chảy có lẽ muốn biết phải đợi đến ngày 16/10/2022 – ngày khai mạc Đại hội đảng XX của đảng ******** Trung Quốc.
Ảnh: The Economist
Steven Tran
 
Nghe đồn hôm qua các chuyến bay nước ngoài đều bị cấm.bay trên lãnh thổ trung quốc, ko biết là có vụ gì nhỉ? Có vẻ khá căng
 
Vợ ông Mao yêu thương nhất là Giang Thanh, sau khi ông mất lại bị cấp dưới đấu tố.
 
Bè lũ 4 tên là người tốt, cấp dưới trung thành của ông Mao, phe Hoa Quốc Phong, chu ân lai là phe xấu
 
Thằng nào tóm tắt giúp t coi, chữ nhiều quá, mà toàn nói nước lạ nên lười đọc
 
Lý bị Tập đẩy khá nhiều trách nhiệm trong đợt covid này mà. Cay cú lật bàn cũng là chuyện bình thường.
 
Nghĩ cao sang làm gì ? An yên mà sống , ae xam nên trao dồi ngoại ngữ sau còn sống sót được , thế chiến 3 ko còn xa nữa đâu =))
 
A Lầu mới được thoát khỏi nhà quản thúc của Tập chủ tịch hay sao mà lên bài liên tục :vozvn (21):.
Hay ý anh là Tập chủ tịch sắp bị sóng sau là Lý Thủ tướng "đè" rồi ? Y như câu "Trường giang sóng sau đè sóng trước, sóng trước nằm sấp trên bờ cát ư ư Kimochi ..."

Lý thủ tướng đã đè Tập chủ tịch sml hôm vừa rồi ???
 
Thằng nào tóm tắt giúp t coi, chữ nhiều quá, mà toàn nói nước lạ nên lười đọc
Ý là Thằng tổ phó Lý Bôn đòi lên thay, nhưng thằng tổ trưởng đéo nhường ghế, và năm nay Lý Bôn mày dân cư làm ăn đéo ổn lắm, mày tốt nhất nên chuyển chỗ nhé :vozvn (20)::vozvn (20)::vozvn (20)::vozvn (20):
 
Triều tiên thì lo thử tên lửa hột nhãn đi, quan tâm chính trị tàu làm gì.:vozvn (24):
THUỶ LỰC
Nước Trung Quốc có 4 biểu tượng lớn bao gồm: Hoàng Hà, Trường Giang (Dương Tử Giang), Hoàng Sơn và Vạn Lý Trường Thành. Nếu Hoàng sơn là nguồn cảm hứng cho văn học, hội họa, Vạn Lý Trường Thành tượng trưng cho tinh thần chống ngoại xâm thì Hoàng Hà và Trường Giang là những biểu tượng cho sự phát triển văn hóa, kinh tế, chính trị trong suốt chiều dài lịch sử Trung Quốc.

Hoàng Hà và Trường Giang đều bắt nguồn từ cao nguyên Tây Tạng, chiếm vị trí quan trọng trong đời sống người Trung Quốc vì ở hạ lưu bồi đắp thành những đồng ruộng rộng lớn và màu mỡ. Trong lịch sử hàng nghìn năm của người Hoa Hạ, dòng chảy của hai con sông đã hòa lẫn không biết bao nhiêu m.á.u và x.ương c.ốt binh tướng cũng như thường dân từ những chiến loạn liên miên. Ba anh em Lưu Quan Trương thời Tam Quốc cũng đều chế.t dọc bên bờ Trường Giang.

Hai con sông lớn nhất Trung Quốc từ thời cổ đại này ngoài việc hay được đưa vào thơ văn còn thường được các lãnh đạo Trung Quốc lồng ghép vào phát ngôn hoặc hành động nhằm đưa ra những thông điệp chính trị.
Năm 1956, Mao Trạch Đông bắt đầu bơi trên dòng Trường Giang như biểu tượng cho quyết tâm thực hiện các chính sách mới. Hai năm sau đó 1958, Đại Nhảy Vọt bắt đầu, sai lầm của kế hoạch tưởng chừng như bước đột phá gây ra nạn đói cho 30 triệu người Trung Quốc. Sự kiện này đã làm giảm uy tín và buộc Mao phải từ chức Chủ tịch Nhà nước.

Năm 1966, Mao Trạch Đông lập kỷ-lục-thế-giới đầy tranh cãi về bơi lội cũng trên sông Trường Giang ở tuổi 73. Cùng năm này, Trung Quốc tiến hành Đại Văn hóa Cách mạng Vô sản (Văn Cách), khởi nguồn 10 năm trước từ phong trào “Trăm hoa đua nở” (Bách hoa tề phóng) – câu thơ được Mao trích ra từ bài thơ nổi tiếng trong Tùy Đường diễn nghĩa. Văn Cách kết thúc năm 1969 với khoảng 3 triệu người phải ngồi sau song sắt.
Năm 2000, trong cuộc gặp với Tổng thư ký Đảng Dân chủ Tự do Nhật Bản (LDP), Giang Trạch Dân từng nói “Ở sông Dương Tử (Trường Giang), sóng sau xô sóng trước”. Câu nói này nhằm ngụ ý về việc Giang sẽ kết thúc nhiệm kỳ thứ 2 vào năm 2003 và những di sản của Giang sẽ tiếp tục để lại cho người kế nhiệm – lúc đó cái tên Hồ Cẩm Đào đã được đề cập.

Dưới thời Đặng Tiểu Bình và Giang Trạch Dân, nếu mục tiêu của chính sách chỉ xoay quanh sung-túc sau đó đến thịnh-vượng thì dưới thời của Tập Cận Bình, mọi chính sách đều chỉ hướng đến mục tiêu sức-mạnh. Với người Trung, Tập muốn xây dựng hình ảnh khác hẳn với tất cả các lãnh đạo trước đó khi đưa tư tưởng của mình vào điều lệ Đảng, đặt Tập ngang hàng với Mao.

Thậm chí, từng có thời gian, giới tinh hoa Bắc Kinh tranh cãi về việc đặt ảnh của Tập kế bên ảnh của Mao. Việc này về ý nghĩa xét cho cùng cũng nhằm gia tăng uy tín cho Tập như việc gần đây ông đã đề bạt rất nhiều quan chức từ hai cơ sở quyền lực là phe Phúc Kiến và phe Chiết Giang, đứng đầu bởi nhóm Chiết Giang Tân Quân. Tất cả, là để cho Tập có thêm nhiệm kỳ thứ 3 chưa-từng-có-tiền-lệ.

Thủ tướng đương nhiệm Lý Khắc Cường - đối thủ chính trị của Tập Cận Bình, là người ủng hộ quan điểm tiếp tục cải cách và mở cửa, nổi tiếng với chính sách kinh tế mang tên mình (Likonomics), được cho là có khả năng thay thế Tập vì năng lực điều hành kinh tế vượt qua những yếu kém mà Tập đang đối mặt.
309326883_826520838784076_87643926799450955_n.jpg

Sau mật nghị Bắc Đới Hà, Lý Khắc Cường trong chuyến thị sát Thâm Quyến đã đưa ra một thông điệp đầy ẩn ý rằng “Công cuộc cải cách và mở cửa của Trung Quốc sẽ tiếp tục tiến lên. Sông Hoàng Hà và sông Dương Tử sẽ không chảy ngược dòng.”
Người Trung luôn biết cách gây bất ngờ với thế giới, sông Dương Tử có chảy thuận dòng hay sẽ bị một siêu công trình như đập Tam Hiệp chuyển hướng dòng chảy có lẽ muốn biết phải đợi đến ngày 16/10/2022 – ngày khai mạc Đại hội đảng XX của đảng ******** Trung Quốc.
Ảnh: The Economist
Steven Tran
 
Top