Vì sao các triều đại sụp đổ?

congarung1988

Thích phó đà
Nhân bài tml Giangmaicongtu viết về người Hồi giáo, tao lại hứng thú một chút về sử. Tao viết đoạn này nhằm tóm gọn 1 vài nguyên nhân dẫn đến vài quốc gia, vương triều (chủ yếu là Vn và TQ) tan rã. Tao vào thân bài luôn

Nhà Tần và Hạng Vũ
Nhà Tần triều đại phong kiến đầu tiên của TQ. Được dựng lên bởi Tần Thủy Hoàng sau một thời gian dài ở Chiến Quốc – nước Tần chèn ép, xâm đoạt các nước chư hầu (chiếm đất Hàn, Ngụy, Triệu, Sở), diệt 2 nước Chu

Thủy Hoàng đế lên ngôi, đốt sách chôn nho, thi hành thuế khóa nặng nề, Thủy Hoàng còn tiến hành bắt phu cả nước xây cất xa hoa (A Phòng, Ly sơn, Trường Thành…) làm nước mỏi dân nghèo, nhân dân còn hơn cả cơ cực. Thủy Hoàng còn sống, dân 6 nước chư hầu k dám làm gì, nhưng Thủy Hoàng chết, Nhị Thế lên ngôi, Trần Thắng – Ngô Quảng dấy lên. Thế lực các nước chư hầu cũ nhao nhao ngoi lên – Sơn Đông lại dấy – làm cho nhà Tần sụp đổ.
334158
18 nước chư hầu được Hạng Vũ phân phong

Hạng Vũ tiếp bước chú là Hạng Lương chống Tần, đánh tan quân chủ lực của Tần ở Cự Lực, vào Hàm Dương. Nhà Tần mất. Hạng Vũ đứng ra làm chủ chư hầu phân phong 18 nước, tự mình làm Tây Sở Bá vương. Nhưng chỉ được mấy năm là mất.

Đó là do Hạng Vũ chỉ biết cầm quân đánh trận, chỉ tin vào mình, k tin ai khác, k có tài năng chính trị. Vũ chẳng qua chỉ là kẻ võ biền, bên cạnh làm gì có văn thần túc tướng, k có hậu cần, tiếp tế về quân đội, vũ khí, lương thực, nên càng đánh càng mất thế trận, càng đánh càng mất đất, mất dân. Cuối cùng thân chết ở Cai Hạ

Nhìn vào tổng thể, Vũ phân phong chư hầu là đầu mối của thất bại. Vũ chia đất cho con cháu chư hầu, tướng lĩnh, nhưng lại k đều nên tạo ra sự đố kỵ, tạo ra kẻ thù. Điểm quan trọng là Vũ k hiểu được đầu mối - Vũ bảo nhà Tần mất vì k phong vương cho chư hầu nhưng k biết rằng thiên hạ hướng về chính quyền trung ương thống nhất, tạo điều kiện cho nhân dân làm ăn, buôn bán, k bị cảnh chiến tranh như thời Chiến quốc. Nhà Tần mất vì thuế mà nặng nề, sưu dịch cực khổ, bức hại bách tính mà đất nước tiêu vong.

Đông Hán – Tam Quốc
Tao chỉ nói về nhà Đông Hán, k nói về nhà Tây Hán

Nhà Đông Hán, từ sau đời Chương Đế 1 loạt gần mười ông vua yểu mệnh, quyền lực trong tay ngoại thích và hoạn quan. Bên trong thì Việc các phe phái đấu tranh gay gắt, bên ngoài thì địa chủ, cường hào xâm chiếm ruộng đất, kiêm tính núi đầm, thuế má cao, mà thóc gạo đắt khiến cho nông dân vô cùng cực khổ (hệ quả là tạo ra các dòng lưu dân khổng lồ, dân nghèo chết đói). Gốc rễ nhà nước k còn nên việc khởi nghĩa Hoàng Cân chỉ là đốm lửa mà cháy cả cánh đồng. Khi Linh Đế chết, Đổng Trác vào kinh, quân phiệt miền đông nổi lên, quyền lực chuyển từ Trung ương về các lãnh chúa địa phương khiến nhà Hán phải bại vong.

Nước Thục – Thục ở nơi hẻo lánh, nước nhỏ dân nghèo. Sau Gia Cát Lượng rồi Khương Duy nhiều lần đem quân Bắc phạt thất bại, hao người tốn của, đất nước càng ngày càng yếu. Thục chủ A Đẩu lại là kẻ vô cùng bất tài, hủ bại làm cho nước Thục càng nhanh. Sai lầm về mặt quân sự của Khương Duy chỉ là giọt nước mà tràn ly thôi

Nước Ngô – Ngô chủ là Quyền tuy thành công trong việc lấy Kinh Châu, giữ Dương châu, gộp cả Quảng Châu – Giao châu, nhưng nội chính về cuối đời lại vô cùng khắc nghiệt làm cho nước mỗi ngày mỗi yếu. Bên cạnh việc Ngụy diệt Thục, việc Quyền k chọn được người nối nghiệp xứng đáng nên dẫu có thiên hiểm trời ban cũng chẳng thể giữ nước. Năm 280, Đỗ Dự Vương Tuấn đem quân xuôi dòng Trường Giang diệt Ngô.

Nước Ngụy – Con trai Tào Tháo là Tào phi soán ngôi Hiến đế lập ra nhà Ngụy. Phi, Duệ đều chết khi còn khá trẻ, quyền thần nắm quyền, vua nhỏ chỉ còn là bình phong lập ra cho có. Đến khi Tư Mã Ý giết chết Tào Sảng, thì quyền nằm trong tay họ Tư Mã, việc mất nước chỉ là sớm muộn thôi. Đến cháu của Ý là Chiêu làm việc của Phi năm xưa – lật họ Tào mà lên ngôi Hoàng đế

Lưỡng Tấn – Nam Bắc Triều
Tư Mã Chiêu không phải một tay dành được thiên hạ nên phân phong rộng khắp cho các chư hầu anh em, con cháu. Chiêu nhìn thấy nước Ngụy vì không có các vương làm phên dậu nên quyền rơi vào tay họ khác thì mất nước bèn làm cho nước chư hầu thật nhiều quyền lực – chân tay mạnh hơn thân thể. Chiêu lại k chọn được người nối dõi xứng đáng- k chọn Tề vương lại chọn tư mã Trung mắc bệnh thần kinh nên Chiêu chết là xảy ra loạn Bát vương. Các vương giết lẫn nhau khiến cho đất nước kiệt quệ, k còn khả năng chống lại cường địch mà sụp đổ

Từ thời Tào tháo, TQ đã cho người Ngũ Hồ vào ở trong nước, lại đối xử với họ như tôi tớ, nô lệ. Sau khi nhà Tấn suy yếu, một thủ lĩnh Hung Nô là Lưu Uyên quật khởi chiếm nửa phương bắc nhưng lúc đó Tấn đã k còn sức đánh lại nữa. Thạch Lặc – một thủ lĩnh người Khiết Hồ đã làm nốt công việc của Uyên – tiêu diệt nhà Tây Tấn.

Nhà Tấn rút về phương Nam – thời điểm đó còn rất thưa dân. Do vùng đất kiểm soát cũng ít người nên k đủ sức giành lại miền Bắc. Nhưng bản thân dòng họ Tư Mã cũng k đủ sức làm chủ hoàn toàn được Giang Đông. Việc phải chia sẻ quyền lực với các lãnh chúa địa phương, các công thần khiến cho nhà vua chỉ là hư vị. Cuộc tranh giành giữa các tập đoàn đại địa chủ khiến cho Đông Tấn nhanh chóng suy yếu. Các cuộc nổi loạn của các thế lực địa phương và chiến tranh với phương bắc làm cho quyền lực rơi vào Lưu Dụ - người cướp ngôi nhà Đông Tấn về sau.

Đặc điểm chung của Đông Tấn và Nam triều (Tống – Tề - Lương – Trần) là yếu về võ lực. Chế độ môn phiệt sĩ tộc khiến đất nước không có nhiều nhân tài, tập đoàn thống trị lại hủ bại. Quốc gia lại không có tướng lĩnh giỏi nên dần dần bị đẩy sâu về phía nam.
334157
Bản đồ Nam Bắc Triều

Ở phương Bắc thời thập lục quốc, các nước do các bộ tộc thiểu số lập nên đều là các võ tướng người Ngũ hồ. Họ là các chiến binh thượng võ chỉ biết chinh phạt, đánh nhau, nhưng lại k biết cách trị nước, duy trì quốc gia và vùng lãnh thổ dành được. Nên chỉ được một đời là mất nước (ứng với câu của người Hán – ngồi trên lưng ngựa mà được nước nhưng k thể ngồi trên lưng ngựa mà giữ được nước). Đến khi Bắc Ngụy thống nhất miền Bắc mới có một triều đình lâu dài và tập quyền mạnh mẽ (Bắc Ngụy là triều đại lâu dài hơn và về mặt lịch sử rất quan trọng nên người ta gọi triều đại nhà Ngụy của con cháu Tào Tháo là Tào Ngụy chứ k gọi là Bắc Ngụy)

Bắc Ngụy vào Trung Nguyên, dời đô về Lạc Dương và tiến hành Hán Hóa lại tạo ra nhiều vấn đề. Tuy quốc gia trở nên văn minh, đất nước có một giai đoạn giàu có. Nhưng mâu thuẫn dân tộc (người Hán và tiên ty hán hóa với người tiên ty ở biên thùy), triều đình rơi vào tệ xa hoa hủ bại cùng những mâu thuẫn giữa quân đồn trú biên cương với triều đình trở nên gay gắt, cuối cùng dẫn đến loạn lục trấn làm nhà Bắc Ngụy sụp đổ. Quyền lực rơi vào họ Cao (Bắc Tề) và họ Vũ Văn (Bắc Chu)

Còn tiếp......
 
Phần 2 - Link ở đây
https://xamvn.icu/threads/vi-sao-cac-trieu-dai-sup-do.317517/page-3#post-5168168

Phần 3 - Link ở đây

https://xamvn.icu/threads/vi-sao-cac-trieu-dai-sup-do.317517/page-4#post-5211155
 
Sửa lần cuối:
Theo chủ thớt thì có khả năng nào cho một triều đại phong kiến kiểu trung ương tập quyền, cha truyền con nối mà vẫn tồn tại bền vững hay không?
 
Nhân bài tml Giangmaicongtu viết về người Hồi giáo, tao lại hứng thú một chút về sử. Tao viết đoạn này nhằm tóm gọn 1 vài nguyên nhân dẫn đến vài quốc gia, vương triều (chủ yếu là Vn và TQ) tan rã. Tao vào thân bài luôn

Nhà Tần và Hạng Vũ
Nhà Tần triều đại phong kiến đầu tiên của TQ. Được dựng lên bởi Tần Thủy Hoàng sau một thời gian dài ở Chiến Quốc – nước Tần chèn ép, xâm đoạt các nước chư hầu (chiếm đất Hàn, Ngụy, Triệu, Sở), diệt 2 nước Chu

Thủy Hoàng đế lên ngôi, đốt sách chôn nho, thi hành thuế khóa nặng nề, Thủy Hoàng còn tiến hành bắt phu cả nước xây cất xa hoa (A Phòng, Ly sơn, Trường Thành…) làm nước mỏi dân nghèo, nhân dân còn hơn cả cơ cực. Thủy Hoàng còn sống, dân 6 nước chư hầu k dám làm gì, nhưng Thủy Hoàng chết, Nhị Thế lên ngôi, Trần Thắng – Ngô Quảng dấy lên. Thế lực các nước chư hầu cũ nhao nhao ngoi lên – Sơn Đông lại dấy – làm cho nhà Tần sụp đổ.
View attachment 334158
18 nước chư hầu được Hạng Vũ phân phong

Hạng Vũ tiếp bước chú là Hạng Lương chống Tần, đánh tan quân chủ lực của Tần ở Cự Lực, vào Hàm Dương. Nhà Tần mất. Hạng Vũ đứng ra làm chủ chư hầu phân phong 18 nước, tự mình làm Tây Sở Bá vương. Nhưng chỉ được mấy năm là mất.

Đó là do Hạng Vũ chỉ biết cầm quân đánh trận, chỉ tin vào mình, k tin ai khác, k có tài năng chính trị. Vũ chẳng qua chỉ là kẻ võ biền, bên cạnh làm gì có văn thần túc tướng, k có hậu cần, tiếp tế về quân đội, vũ khí, lương thực, nên càng đánh càng mất thế trận, càng đánh càng mất đất, mất dân. Cuối cùng thân chết ở Cai Hạ

Nhìn vào tổng thể, Vũ phân phong chư hầu là đầu mối của thất bại. Vũ chia đất cho con cháu chư hầu, tướng lĩnh, nhưng lại k đều nên tạo ra sự đố kỵ, tạo ra kẻ thù. Điểm quan trọng là Vũ k hiểu được đầu mối - Vũ bảo nhà Tần mất vì k phong vương cho chư hầu nhưng k biết rằng thiên hạ hướng về chính quyền trung ương thống nhất, tạo điều kiện cho nhân dân làm ăn, buôn bán, k bị cảnh chiến tranh như thời Chiến quốc. Nhà Tần mất vì thuế mà nặng nề, sưu dịch cực khổ, bức hại bách tính mà đất nước tiêu vong.

Đông Hán – Tam Quốc
Tao chỉ nói về nhà Đông Hán, k nói về nhà Tây Hán

Nhà Đông Hán, từ sau đời Chương Đế 1 loạt gần mười ông vua yểu mệnh, quyền lực trong tay ngoại thích và hoạn quan. Bên trong thì Việc các phe phái đấu tranh gay gắt, bên ngoài thì địa chủ, cường hào xâm chiếm ruộng đất, kiêm tính núi đầm, thuế má cao, mà thóc gạo đắt khiến cho nông dân vô cùng cực khổ (hệ quả là tạo ra các dòng lưu dân khổng lồ, dân nghèo chết đói). Gốc rễ nhà nước k còn nên việc khởi nghĩa Hoàng Cân chỉ là đốm lửa mà cháy cả cánh đồng. Khi Linh Đế chết, Đổng Trác vào kinh, quân phiệt miền đông nổi lên, quyền lực chuyển từ Trung ương về các lãnh chúa địa phương khiến nhà Hán phải bại vong.

Nước Thục – Thục ở nơi hẻo lánh, nước nhỏ dân nghèo. Sau Gia Cát Lượng rồi Khương Duy nhiều lần đem quân Bắc phạt thất bại, hao người tốn của, đất nước càng ngày càng yếu. Thục chủ A Đẩu lại là kẻ vô cùng bất tài, hủ bại làm cho nước Thục càng nhanh. Sai lầm về mặt quân sự của Khương Duy chỉ là giọt nước mà tràn ly thôi

Nước Ngô – Ngô chủ là Quyền tuy thành công trong việc lấy Kinh Châu, giữ Dương châu, gộp cả Quảng Châu – Giao châu, nhưng nội chính về cuối đời lại vô cùng khắc nghiệt làm cho nước mỗi ngày mỗi yếu. Bên cạnh việc Ngụy diệt Thục, việc Quyền k chọn được người nối nghiệp xứng đáng nên dẫu có thiên hiểm trời ban cũng chẳng thể giữ nước. Năm 280, Đỗ Dự Vương Tuấn đem quân xuôi dòng Trường Giang diệt Ngô.

Nước Ngụy – Con trai Tào Tháo là Tào phi soán ngôi Hiến đế lập ra nhà Ngụy. Phi, Duệ đều chết khi còn khá trẻ, quyền thần nắm quyền, vua nhỏ chỉ còn là bình phong lập ra cho có. Đến khi Tư Mã Ý giết chết Tào Sảng, thì quyền nằm trong tay họ Tư Mã, việc mất nước chỉ là sớm muộn thôi. Đến cháu của Ý là Chiêu làm việc của Phi năm xưa – lật họ Tào mà lên ngôi Hoàng đế

Lưỡng Tấn – Nam Bắc Triều
Tư Mã Chiêu không phải một tay dành được thiên hạ nên phân phong rộng khắp cho các chư hầu anh em, con cháu. Chiêu nhìn thấy nước Ngụy vì không có các vương làm phên dậu nên quyền rơi vào tay họ khác thì mất nước bèn làm cho nước chư hầu thật nhiều quyền lực – chân tay mạnh hơn thân thể. Chiêu lại k chọn được người nối dõi xứng đáng- k chọn Tề vương lại chọn tư mã Trung mắc bệnh thần kinh nên Chiêu chết là xảy ra loạn Bát vương. Các vương giết lẫn nhau khiến cho đất nước kiệt quệ, k còn khả năng chống lại cường địch mà sụp đổ

Từ thời Tào tháo, TQ đã cho người Ngũ Hồ vào ở trong nước, lại đối xử với họ như tôi tớ, nô lệ. Sau khi nhà Tấn suy yếu, một thủ lĩnh Hung Nô là Lưu Uyên quật khởi chiếm nửa phương bắc nhưng lúc đó Tấn đã k còn sức đánh lại nữa. Thạch Lặc – một thủ lĩnh người Khiết Hồ đã làm nốt công việc của Uyên – tiêu diệt nhà Tây Tấn.

Nhà Tấn rút về phương Nam – thời điểm đó còn rất thưa dân. Do vùng đất kiểm soát cũng ít người nên k đủ sức giành lại miền Bắc. Nhưng bản thân dòng họ Tư Mã cũng k đủ sức làm chủ hoàn toàn được Giang Đông. Việc phải chia sẻ quyền lực với các lãnh chúa địa phương, các công thần khiến cho nhà vua chỉ là hư vị. Cuộc tranh giành giữa các tập đoàn đại địa chủ khiến cho Đông Tấn nhanh chóng suy yếu. Các cuộc nổi loạn của các thế lực địa phương và chiến tranh với phương bắc làm cho quyền lực rơi vào Lưu Dụ - người cướp ngôi nhà Đông Tấn về sau.

Đặc điểm chung của Đông Tấn và Nam triều (Tống – Tề - Lương – Trần) là yếu về võ lực. Chế độ môn phiệt sĩ tộc khiến đất nước không có nhiều nhân tài, tập đoàn thống trị lại hủ bại. Quốc gia lại không có tướng lĩnh giỏi nên dần dần bị đẩy sâu về phía nam.
View attachment 334157
Bản đồ Nam Bắc Triều

Ở phương Bắc thời thập lục quốc, các nước do các bộ tộc thiểu số lập nên đều là các võ tướng người Ngũ hồ. Họ là các chiến binh thượng võ chỉ biết chinh phạt, đánh nhau, nhưng lại k biết cách trị nước, duy trì quốc gia và vùng lãnh thổ dành được. Nên chỉ được một đời là mất nước (ứng với câu của người Hán – ngồi trên lưng ngựa mà được nước nhưng k thể ngồi trên lưng ngựa mà giữ được nước). Đến khi Bắc Ngụy thống nhất miền Bắc mới có một triều đình lâu dài và tập quyền mạnh mẽ (Bắc Ngụy là triều đại lâu dài hơn và về mặt lịch sử rất quan trọng nên người ta gọi triều đại nhà Ngụy của con cháu Tào Tháo là Tào Ngụy chứ k gọi là Bắc Ngụy)

Bắc Ngụy vào Trung Nguyên, dời đô về Lạc Dương và tiến hành Hán Hóa lại tạo ra nhiều vấn đề. Tuy quốc gia trở nên văn minh, đất nước có một giai đoạn giàu có. Nhưng mâu thuẫn dân tộc (người Hán và tiên ty hán hóa với người tiên ty ở biên thùy), triều đình rơi vào tệ xa hoa hủ bại cùng những mâu thuẫn giữa quân đồn trú biên cương với triều đình trở nên gay gắt, cuối cùng dẫn đến loạn lục trấn làm nhà Bắc Ngụy sụp đổ. Quyền lực rơi vào họ Cao (Bắc Tề) và họ Vũ Văn (Bắc Chu)

Còn tiếp......
Chờ mãi cuối cùng cũng đến lúc ông viết ra bài về vấn đề này. Nhân tiện để cái avatar này luôn đi. Đổi tới lui chi cho mệt
 
Haha mày qua forum nghien cứu lịch sử nha. Ở đây tụi nó chỉ có tiền gái thôi.
 
Khí số đã tận ;))
Dưới con mắt của tôi - khí số là một dạng tài nguyên tài sản vô hình, thì việc chỉ tiêu phí mà không tạo tác/bồi dưỡng thêm dẫn đến đoạn tận là đương nhiên. Các loại tài sản hữu hình và quyền lực chỉ là phụ phẩm nương vào nó để có thể tồn tại.
 
Theo chủ thớt thì có khả năng nào cho một triều đại phong kiến kiểu trung ương tập quyền, cha truyền con nối mà vẫn tồn tại bền vững hay không?
Không. Vì theo kiểu cha truyền con nối thì không phải lúc nào cũng đảm bảo được sự truyền trao này vào đúng người, theo dòng lịch sử thì các triều đại kiểu cha truyền con nối chỉ được tốt một đoạn thời gian từ lúc lập quốc đến 3 4 đời hậu nhân, sau dó do sự hủ hóa bởi nguyên do được nuôi dưỡng trong môi trường sung sướng là không thể tránh khỏi. Chưa kể đến việc khi thu hẹp phạm vi vào một tộc hệ gia đình thì tự trong nội bộ gia tộc trên cũng đã có sự đấu đá triệt tiêu lẫn nhau, dẫn đến những kẻ hậu nhân có thiên tư và tâm huyết luôn luôn đối mặt nguy sinh tử và không ít trường hợp chết yểu. Nói chung là khi thu hẹp phạm vi lựa chọn kẻ lãnh đạo vào một tập hợp/nhóm nhỏ hẹp thì vô hình trung đã tự bỏ đi rất nhiều cơ hội để cho tập phát triển đi lên.
 
Tao thấy đơn giản là áp dụng nguyên lí Entropy của Vật lí nhiệt động lực học:

Một hệ lớn và không trao đổi năng lượng với môi trường sẽ có entropy luôn tăng hoặc không đổi theo thời gian.

Vì entropy là mức độ hỗn loạn của hệ, định luật này nói rằng vũ trụ sẽ ngày càng "hỗn loạn" hơn. Như vậy đặc tính chung của vũ trụ là nó luôn muốn chuyển sang trạng thái hỗn loạt, nát bấy, chứ không phải có cấu trúc trật tự. Cả triệu hành tinh thì chỉ toàn đất đá, khí hậu hỗn loạn, may mắn mới có trái đất. Thậm chí trái đất cả hành tinh cũng có xu hướng thoái hoá dần từ ôn hòa sang một hành tinh có khí hậu bất ổn.

Áp dụng nguyên lí này cho triều đại, hay quốc gia, trạng thái tự nhiên luôn là sự hỗn loạn, rời rạc chứ không phải có trật tự. Thay vì hỏi "vì sao triều đại thoái hoá" (khi mà bản chất của tự nhiên là sự thoái hóa và hỗn độn), nên hỏi "vì sao một số triều đại lớn tồn tại lâu hơn những thằng còn lại".
 
Tao thấy đơn giản là áp dụng nguyên lí Entropy của Vật lí nhiệt động lực học:

Một hệ lớn và không trao đổi năng lượng với môi trường sẽ có entropy luôn tăng hoặc không đổi theo thời gian.

Vì entropy là mức độ hỗn loạn của hệ, định luật này nói rằng vũ trụ sẽ ngày càng "hỗn loạn" hơn. Như vậy đặc tính chung của vũ trụ là nó luôn muốn chuyển sang trạng thái hỗn loạt, nát bấy, chứ không phải có cấu trúc trật tự. Cả triệu hành tinh thì chỉ toàn đất đá, khí hậu hỗn loạn, may mắn mới có trái đất. Thậm chí trái đất cả hành tinh cũng có xu hướng thoái hoá dần từ ôn hòa sang một hành tinh có khí hậu bất ổn.

Áp dụng nguyên lí này cho triều đại, hay quốc gia, trạng thái tự nhiên luôn là sự hỗn loạn, rời rạc chứ không phải có trật tự. Thay vì hỏi "vì sao triều đại thoái hoá" (khi mà bản chất của tự nhiên là sự thoái hóa và hỗn độn), nên hỏi "vì sao một số triều đại lớn tồn tại lâu hơn những thằng còn lại".
Về nguyên lí này thì tôi không rành, nhưng tôi thấy phàm tất cả sự việc hiện tượng khó tránh khỏi trạng thái tuần hoàn là TỤ - TÁN. Quá trình luôn luôn đi theo chu trình khởi thành - duy trì - suy yếu - phân rã để rồi lại tổ hợp thành một thứ khác và lặp lại quy trình trên tạo nên một vòng luân chuyển liên miên
 
Thay vì hỏi "vì sao triều đại thoái hoá" (khi mà bản chất của tự nhiên là sự thoái hóa và hỗn độn), nên hỏi "vì sao một số triều đại lớn tồn tại lâu hơn những thằng còn lại".
Đây mới là điểm đáng lưu tâm và mong chờ của tôi với chủ đề của thớt này. Nhưng không như ông, cả chuyện vì sao lại thoái hóa và vì sao lại tồn tại lâu dài hơn tôi nghĩ đều cần nên đặt trọng tâm như nhau.
 
Có nhiều lý do nhưng theo tao là :

Vì lol mà tâm hồn điên đảo,
Vì lol mà vương tử ngu si,
Vì lol mà đất nước lâm nguy,

Bao nhiêu thế hệ ra đi vì lol.

Không nói đâu xa , ngay Đại Việt ta , Lúc đầu vương triều nào cũng thịnh , sau mấy đời thì càng ngày càng nát, mà do đâu , do vương tử ham chơi hơn ham học , lập tam cung lục viện với vô vàng thuê , thiếp bảo sao không diệt vong.
 
Đây mới là điểm đáng lưu tâm và mong chờ của tôi với chủ đề của thớt này. Nhưng không như ông, cả chuyện vì sao lại thoái hóa và vì sao lại tồn tại lâu dài hơn tôi nghĩ đều cần nên đặt trọng tâm như nhau.
Nó đang đi theo chủ kiến của thuyết entropy coi sự hỗn loạn là điều bình thường. Sự thăng hoa rồi ổn định kéo dài mới là sự bất thường trong thuyết entropy.
 
Nó đang đi theo chủ kiến của thuyết entropy coi sự hỗn loạn là điều bình thường. Sự thăng hoa rồi ổn định kéo dài mới là sự bất thường trong thuyết entropy.
Tôi mường tượng được, nhưng theo tôi hỗn loạn và trật tự chỉ là chuỗi hiện tượng của cả một quy trình. Tách riêng ra thì có phần thiếu xót bất toàn.

Tôi chưa có cơ hội để tìm hiểu cái thuyết entropy này nên chỉ đưa ra nhiêu đó ý kiến đó thôi.
 
Theo tao có các nguyên nhân sau đây:
- Hỗn Loạn tư tưởng lòng người Hoang mang: tư tưởng hỗn loạn dân sẽ không thể một lòng một dạ, nhất tâm đồng lòng.
- Tăng cường thu thuế bốc lột tàn nhẫn người dân: đây là biểu hiện rõ ràng nhất giai cấp thống trị cố tìm mọi cách vơ vét tài sản cho mình :))
- tầng lớp thượng lưu sống mơ màng không có mục đích gì, tầng lớp hạ lưu sống bần cùng khốn khổ: một triều đại khi tới thời điểm này ngày mạt vận sẽ không còn xa.
- Quân đội yếu kém, tinh thần thấp kém, ham sống sợ chết: quân đội là gốc rễ bảo toàn sinh mệnh cho một triều đại. Quân đội có thể trấn áp lực lượng phiến quân trong nước, chống lại sự xâm lược từ bên ngoài, một khi Quân đội yếu kém, tinh thần thấp, không còn nhuệ khí, ham sống sợ chết thì gặp phải các thế lực tạo phản trong nước hay sự xâm lược từ bên ngoài sẽ sợ hãi nge ngóng rồi tìm cách trốn chạy :))
 
Thằng thớt thích thể loại này nên hiểu về nguyên tắc sinh khởi của vạn vật. Hiểu được cái hình thái cực trong văn hoá phương đông. Không chỉ riêng về triều đại như mày tìm hiểu mà vạn vật trong trời đất này khi được hình thành sẽ vận hành theo quy luật của cái đồ hình thái cực đó, phương tây thì nó dùng cái đồ thị hàm sin để biểu đạt. Cái quần què gì trong trời đất này sinh khởi sau khi phát triển đến cực hạn sẽ xuất hiện cái mầm mống hủ bại để suy tàn, thời gian dài hay ngắn do các yếu tố nội tại của bản thân nó. Khi mày được diễn giải để hiểu về cái đồ hình thái cực, về hai cái chấm dương minh và quyết âm, về sự vận động của hai cái chấm đó, tìm hiểu thêm về bát quái và ngũ hành vs lục khí, khi đó mày sẽ không hỏi câu hỏi trong tiêu đề này.
 
Top