Vua Thành Thái playboy chính hiệu và đội nữ vệ sĩ như Muammar Gaddafi sau này

Lenovo11

Trưởng lão
Argentina
"Kim Long có gái mỹ miều
Trẫm thương, trẫm nhớ, trẫm liều, trẫm đi"

Vua Thành Thái tên thật là Nguyễn Phúc Bửu Lân. Ông là con thứ 7 của vua Dục Đức và Từ Minh Huệ Hoàng hậu.
Ông sinh năm 1879 tại Huế và lên ngôi ngày 2/2/1889 khi mới 10 tuổi. Sau này, ông có tới 19 hoàng tử và 26 hoàng nữ.
Trong những năm tại vị, ông là người hám sắc, thường xuyên bắt phụ nữ về cung hầu hạ. Nhưng trên thực tế, nói là những người này đều được ông đưa vào đội nữ binh, cho họ tập luyện quân sự và trang bị cả súng ống, Ghadafi sau này học vua Thành Thái như vậy
1 đội nữ binh do vua Thành Thái lập ra sẽ có 50 người, sau khi tất cả đã tập luyện xong xuôi, ông sẽ bí mật trả họ về gia đình và tuyển 50 người mới. Tất cả các nữ binh đều được chờ đợi để nhập ngũ, làm kháng chiến chống Pháp nhưng thực ra để vua chơi bời là chính. Chống Pháp con mẹ gì đám gái gú này.

Huyền thoại đội ‘nữ sát thủ’ của vị vua yêu nước Thành Thái - 2




Đội “nữ sát thủ” bí mật của vua Thành Thái được ăn mặc áo quần theo kiểu riêng và hằng ngày chăm lo luyện tập võ nghệ là bên ngoài thực chất là nơi ăn chơi cho vua playboy






Vua là người đẹp trai, cao to chuẩn hotboy xịn thời nay có bộ sưu tập Lamborghini (không phải thằng dởm @Hotboidn91 đâu)
Chân dung vị hoàng đế cấp tiến
Thành Thái tên thật là Nguyễn Phúc Bửu Lân (tên khác là Nguyễn Phúc Chiêu), là vị vua thứ 10 của nhà Nguyễn. Cuộc đời ông là cuộc đời của người gặp nhiều trắc trở, một người mang nhiều hoài bão cống hiến nhưng bế tắc trước thời cuộc.
Năm Quý Mùi (1883) khi Bửu Lân 4 tuổi thì vua cha Dục Đức ở ngôi chưa đầy 3 ngày đã bị phế truất và chết thảm, ông cùng mẹ và các anh chị em phải rời khỏi hoàng cung sống như những người dân thường ở ngoại thành. Đến nǎm 9 tuổi, vì ông ngoại là Hộ bộ Thượng thư Phan Đình Bình chỉ trích vua Đồng Khánh nịnh bợ và thân Pháp nên bị bắt giam rồi chết trong ngục còn mẹ con Bửu Lân thì chịu sự quản thúc của triều đình, sống trong cảnh thiếu thốn.
Cuối năm Mậu Tý (1888) vua Đồng Khánh mất, con còn nhỏ nên nhờ cơ may mà Bửu Lân được đưa lên ngai vàng, lấy niên hiệu là Thành Thái. Là người có tinh thần tự cường dân tộc và đầu óc cải cách Thành Thái dần dần bộc lộ tinh thần chống Pháp và khinh ghét những bọn quan lại xu phụ nhưng vì sống trong cảnh nước mất, ngoại bang đã thiết lập ách đô hộ của chúng trên toàn đất nước nên quyền hành của vua cũng như triều đình nhà Nguyễn hầu như đã bị tước đoạt hết, chỉ còn lại một số mang tính hư vị, hình thức mà thôi. Tuy nhiên vua Thành Thái cũng đã tìm mọi cách tận dụng những điều có thể làm, ông học tiếng Pháp, cắt tóc ngắn, tự lái xe, mặc âu phục, tìm hiểu văn hóa phương Tây qua sách báo…, thường vi hành tìm hiểu đời sống dân chúng, có cảm tình với những người có tư tưởng canh tân và tinh thần chống Pháp.
Thấy Thành Thái không cam chịu làm vị vua bù nhìn, do đó Pháp tung tin Thành Thái bị bệnh điên, chúng lại ép triều đình Huế thảo tờ biểu và chiếu thoái vị đã soạn sẵn vào điện Càn Thành dâng cho vua, với lý do sức khoẻ không bảo đảm, tự nguyện thoái vị. Xem xong bản dự thảo, Thành Thái chỉ cười khẩy, ghi ngay hai chữ "phê chuẩn" rồi quay lưng đi vào hoàng cung.
Nhằm cách ly Thành Thái, ngày 12 tháng 9 năm 1907, chính quyền bảo hộ Pháp đã đưa ông đi quản thúc ở Cap Saint Jacques (nay là Vũng Tàu). Đến năm 1916, Thành Thái bị đưa đi đày ở đảo Réunion, thuộc địa của Pháp tại châu Phi. Ông sống ở thành phố Saint Denis đến tháng 5/1947 nhờ sự vận động của con gái và con rể của ông, vợ chồng luật sư Vương Quang Nhường, cựu hoàng Thành Thái mới được cho về Việt Nam. Ông cùng gia đình sống ở Villa Anna tại Cap Saint Jacques, rồi buộc phải ở Sài Gòn để Pháp dễ bề quản thúc. Tháng 3 năm 1953, ông mới được phép về Huế thăm lăng tẩm cha mẹ.
Ngày 16 tháng 2 năm Giáp Ngọ (20/3/1954) ông mất tại Sài Gòn, thọ 75 tuổi (có tài liệu ghi ông mất ngày 24/3/1954, hoặc ngày 9/3/1954). Thi hài Thành Thái được đưa về Huế, an táng tại khuôn viên lăng mộ vua cha Nguyễn Cung Tông là An Lăng (nay thuộc làng An Cựu, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên-Huế).

Chuyện gái gú của vua play boy

Trong sách Kể Chuyện Về Các Vua Nguyễn của tác giả Tôn Thất Bình đã kể rất rõ về lần tuyển vợ đặc biệt này của vua Thành Thái. Nghe danh vùng Kim Long là nơi có rất nhiều người đẹp, vào 1 ngày Tết, vua mới quyết tâm cải trang thành thường dân để tới đây chọn thêm cho mình 1 quý phi. Thế nhưng khi tới nơi, ông tìm kiếm mãi vẫn không thấy ưng ai cả, nhà vua định bụng thuê 1 con đò về kinh và bỏ ý định tuyển phi ở Kim Long.

Nào ngờ quyết định thuê đò của vua Thành Thái lại chính là cơ may để ông gặp được quý phi tương lai của mình. Vừa mới bước xuống đò, nhà vua trông thấy cô lái đò khoảng đôi mươi trông thật xinh xắn với đôi má ửng hồng, vị vua đa tình bỗng cảm thấy xao xuyến lạ.
"O có muốn lấy vua thì tui làm mối cho"

Nhìn cô gái mặc chiếc áo vá vai đứng dưới cuối thuyền, nhà vua trẻ tuổi bỗng cất tiếng hỏi: "Nì, o tê! O có muốn lấy vua không?". Cô gái tưởng vị công tử nhà giàu này đang trêu ghẹo mình nên mới nhìn ông bằng ánh mắt lạ đời rồi đáp: "Đừng có nói bậy mà họ lấy đầu chừ!"

Biết cô lái đò không tin lời mình là thật, vua Thành Thái mới đổi giọng. Ông nghiêm túc nói: "Tui nói thiệt, o có muốn lấy vua thì tui làm mối cho". Thế nhưng cô chỉ thẹn thùng quay đi, cúi đầu không đáp. 1 vị quan cũng đang ngồi trên con đò thấy thế thì cười tủm tỉm, quay sang nói với cô gái: "O cứ nói ưng để coi thử nờ!". Nghe thế, cô lái đò mới đánh bạo mà rằng: "Ưng!"
Được lời như cởi tấm lòng, lúc này, nhà vua mới vui vẻ đứng dậy, cầm tay cô gái rồi dắt cô về phía mui thuyền. Cô gái dùng dằng không theo, ông mới bảo: "Rứa thì quý phi ngồi nghỉ, để trẫm chèo cho!". Ngay sau đó, trước con mắt tò mò xen lẫn thích thú của bao người, ông cầm lấy mái chèo, đưa đò thẳng về kinh thật.

Vua Thành Thái chèo thuyền 1 mạch về tới bến Nghinh Lương rồi quay qua... đòi tiền đi đò của mọi người: "Thôi, thiên hạ đứng dậy trả tiền đò cho trẫm và tiễn quý phi vào cung." Thế là vua thỏa nguyện chọn 1 vị quý phi ở Kim Long, còn cô gái chèo đò được vào hậu cung, trở thành quý phi từ đó.

Hết mực sủng ái... vẫn xử chém

Đó là câu chuyện bi thảm xảy ra với bà Dương Thị Ngọt, con gái của ông Dương Quang Xứng, phi tần thứ 9 của Vua Thành Thái.

Lúc bấy giờ, ông Xứng giữ chức Thái Bộ Tư khoanh rồi đến giữ chức Bố Chính tỉnh Khánh Hoà. Trên con đường hoạn lộ, dù làm gì, ở đâu ông Xứng cũng mang cô con gái rượu theo cùng. Bà Ngọt càng lớn lên càng xinh đẹp, nên nhanh chóng lọt vào mắt xanh của vua Thành Thái.

Trong nội cung triều Nguyễn, kể từ đời vua Minh Mạng trở về sau, các bà phi được xếp hạng theo 9 bậc thứ tự gồm: Nhất giai phi, nhị giai phi, tam giai tần, tứ giai tần, ngũ giai tần, lục giai tiệp dư, thất giai quý nhân, bát giai mỹ nhân và cửu giai tài nhân. Bà Dương Thị Ngọt được xếp vào bậc “cửu giai tài nhân”, bậc chín. Bà được hưởng lương 180 quan tiền và 48 vuông gạo.

Sử sách kể lại rằng, bà Ngọt là phi tần được vua Thành Thái hết mực thương yêu và sủng ái, nên bị những bà phi khác trong cung hết sức ghen ghét. Nhân một lần vua Thành Thái cắt tóc ngắn, các bà phi trong cung đã bày mưu tính kế để hại bà Ngọt. Họ đã đánh lừa để cắt mất của bà Ngọt một nắm tóc, rồi tìm cách báo cho vua hay. Thấy vậy, vua Thành Thái gán cho bà mắc phải trọng tội khi quân nên đã xử chém bà.

Sau khi bà Ngọt chết, nhà vua vẫn cho làm lễ mai táng bà hết sức chu đáo, đúng theo nghi lễ triều đình, xứng đáng với cái chết của một bà hoàng phi. Quan tài của bà được đưa xuống thuyền rồng rồi theo đường sông về bên bến Ô Lâu, với làng quê yêu dấu của bà ở thôn Hội Kỳ, xã Hải Chánh, huyện Hải Lăng (Quảng Trị). Lăng mộ của bà cũng được xây cất rất cẩn thận, trên bia mộ có khắc dòng chữ: "Hoàng triều cửu giai tài nhân thụy thục thuận Dương thị chi tẩm. Thành Thái thập tam niên bát nguyệt cát nhật tại". Sau khi xây cất lăng xong, vua còn cho 4 người từ phu túc trực trông coi lăng bà, cả 4 người này đều được nhà vua cấp phát ruộng đất và miễn tất cả các loại sưu thuế cho đến trọn đời.

Vua xử án như Bao Công bên Nhà Tống: án người chồng “mọc sừng” đánh chết tình địch
Chuyện rằng, khi ấy ở kinh thành Huế có một thanh niên dáng người cao lớn, mặt mũi khôi ngô rất đẹp trai, khéo pha trò, có tài ăn nói nhất là nói được cả giọng Bắc, Trung, Nam. Nhờ vào mồm ép và vẻ bề ngoài đó, anh ta đã khiến cho nhiều bà, nhiều cô mê mệt, bị lợi dụng cả tình và tiền nhưng vẫn lao vào như thiêu thân, vì thế người ta đặt cho cái biệt danh là “cậu Hai Hót”. Tiếng đồn về con người này lan đến tận hoàng cung, một hôm Thành Thái cho đòi Hai Hót vào điện Càn Thành bắt phải trổ tài “hót” cho vua xem. Vờ sợ hãi, run rẩy, Hai Hót quỳ xuống xin được hút một điếu thuốc lào cho thỏa cơn thèm rồi mới có thể “hót” được. Thành Thái liền truyền thị vệ lấy cái điếu của ngài đưa cho Hai Hót hút, ai ngờ đó là cách anh ta trổ tài và lập luận rằng “cả nước Nam, chưa có người dân thường nào tầm lại được vinh dự hoàng thượng ban thuốc cho và cho phép hút bằng điếu của vua!. Cuối cùng Thành Thái cũng phải bật cười, phục tài lém lỉnh và giữ đúng lời hứa ban thưởng cho Hai Hót 3 lạng bạc.
Không lâu sau, như một cơ duyên, vua Thành Thái lại xử vụ án liên quan đến Hai Hót. Theo tấu trình của quan phụ trách hình luật, vốn quen thói cũ nên một lần Hai Hót lân la đến làng làng Bao Vinh ở tổng Vĩnh Trị, huyện Hương Trà là nơi có cảng Thanh Hà, phố chợ Bao Vinh thuộc trung tâm buôn bán sầm uất nằm tại phía Bắc kinh thành.Huế (nay thuộc xã Hương Vinh, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên - Huế). Tại đây, tình cờ Hai Hót tán hót được một cô lái đò khá xinh, chuyên bán trứng vịt lộn trên sông. Cô gái này nhân lúc chồng đi vắng đã mời Hai Hót xuống đò ăn trứng vịt lộn và tình tự với nhau; không ngờ mới anh chồng bất ngờ trở về, bắt được quả tang Hai Hót đang thông dâm với vợ mình.
Vô cùng tức giận, người chồng vớ ngay cái cọc chèo trong tay đánh cho Hai Hót một cú trời giáng khiến anh ta chết ngay tại chỗ, còn người vợ thì bị đánh hộc máu mũi ra, ngã lăn ra đất!. Bấy giờ đám lý dịch sở tại đang uống rượu trên bờ, thấy có án mạng vội chạy xuống bắt trói anh chồng lại, rồi cử người đi báo cho quan huyện Hương Trà đến khám xét hiện trường, lập biên bản, cho chôn nạn nhân và bắt hung thủ đưa về tống giam vào ngục.
Tranh vẽ vua Thành Thái và cận thần. (Hình minh họa - Nguồn: khamphahue).
Khi xử án, sau khi cân nhắc tình tiết vụ việc, quan huyện kết án người chồng 15 năm tù khổ sai; tiếp đó án được trình lên phủ Thừa Thiên, người tù được giảm xuống 10 năm khổ sai, đưa lên bộ Hình lại giảm xuống còn 5 năm. Cuối cùng vụ án được tâu lên để vua ra phán quyết cuối cùng. Sau khi xem kỹ hồ sơ, Thành Thái nhận thấy cả về tình lẫn lý, người chồng đáng được tha vì thế nhà vua đã phê vào bản án 4 câu thơ như một lời phán quyết sâu sắc nhưng cũng đầy thú vị bởi các câu thơ này đều nằm trong tác phẩm Kim Vân Kiều (Truyện Kiều) của Nguyễn Du được ghép lại thành một bài thơ hoàn chỉnh:
“Hại một người, cứu muôn người,
Anh hùng đoán giữa trần ai mới già.
Mệnh trời mà cũng quyền ta,
Thấu tình đạt lý ta tha cho về”.
 
Sửa lần cuối:
Top