Ghi chép của Ngô Bảo Châu về thời gian học thiền ở Huyền Không Sơn Thượng...

T mới đọc đc cái ghi chép ngắn này của ông Châu. Kính Mời các cao tăng chùa Bì Đì giúp diễn giải luận thêm phật pháp để cho tôi đây có thêm góc nhìn độc đáo của quý tăng ạ.

Phần 1
====================
Hè năm ngoái tôi có dịp nghỉ ngơi tĩnh dưỡng một tuần ở Huyền Không Sơn Thượng. Đây là ghi chép của tôi trong thời gian ở trong tu viện. Ghi chép lan man, không có nội dung gì đặc biệt, nhưng tôi muốn chia sẻ với nhiều người vì thời gian sống trong tu viện đã thay đổi tôi phần nào, có lẽ theo hướng tốt hơn.

Huyền Không Sơn Thượng là một thiền viện nằm trong địa bàn của huyện Hương Trà. Tu viện nằm sâu trong rừng, trên độ cao vừa phải. Tu viện lúc đầu là nơi Minh Đức Triều Tâm Ảnh chọn làm nơi lánh xa thế nhân, khi đó là đồi trọc hoang vu. Sau này, nhiều sư trẻ xin về theo, trong đó có sư Chơn Tín. Lúc đầu thầy Tâm Ảnh không nhận họ, nhưng họ quyết ở lại giúp thầy trồng cây, làm ruộng ... Sau hai mươi mấy năm, xung quanh thiền viện đã hình thành một cánh rừng nguyên sinh. Ở trên cao là thông, phía dưới là keo, xung quang chùa và thiền viện có nhiều tre, trúc, bàng, lộc vừng và nhiều cây cảnh.

Anh Bi, anh Linh và anh Thuyết đưa tôi đến thiền viện chiều thứ hai 6/8/2018. Trên đường đi, anh Thuyết dừng xe ở phố buôn bán để anh Bi xuống mua cho tôi mấy gói mì đề phòng khi đói. Anh Bi chỉ kém anh Thuyết hai tuổi nhưng luôn gọi anh Thuyết là thầy. Anh Bi vốn là hiệu trưởng trường chuyên cấp hai Nguyễn Tri Phương là người có nhiều quan hệ và biết tổ chức sắp xếp công việc. Mọi việc lớn nhỏ của cộng đồng nhỏ các anh toán ở Huế đều do anh Bi sắp xếp. Anh Thuyết vì là thầy của anh Bi, và cũng là người có học vị cao nhất nên nghiễm nhiên là thủ lĩnh của nhóm. Lúc mới gặp, tôi không thích anh Thuyết lắm, có lẽ vì mái tóc nhuộm đen nháy của anh. Tôi có cảm tình với anh Hiếu ốm nhách hơn. Chơi với nhau lâu, tôi yêu quý tất cả các anh. Các anh luôn mong tôi vào Huế để các anh đưa đi chơi, đi ăn, uống ca phe nói chuyện toán. Dần dần tôi cũng thích chia sẻ thời gian của mình với các anh.

Trước khi đi, tôi có để số điện thoại của anh Thuyết cho mẹ tôi để mẹ liên lạc khi có việc gấp vì có thể mạng di động không phủ đến khu vực của thiền viện. Không bất ngờ lắm khi mẹ tôi gọi ngay cho anh Thuyết để dặn dò và nhờ anh mua cho tôi mấy thứ thuốc mà do vội tôi không mang đi. Mẹ tôi là như thế, một nỗi lo nho nhỏ trong đầu có thể làm bà bồn chồn, và phải giải quyết triệt để nó thì mới có thể nghĩ đến việc khác. Đặc biệt khi nỗi lo đó liên quan đến con trai của bà.

Thầy Chơn Tín đợi chúng tôi ở Am Mây Tía. Thầy Chơn Tín dáng vóc phương phi, ít cười, nhưng vẻ mặt toát ra sự khảng khái, chân thực. Thầy phổ biến cho tôi một số nội quy cho cuộc sống trong thiền viện. Ở đây, các sư tụng kinh hai lần mỗi ngày, một lần lúc 4:30 sáng khi vừa ngủ dạy, một lần lúc 6:00 chiều, xong rồi mọi người về am cốc của mình nghỉ ngơi. Chùa nấu cho ăn vào buổi sáng và buổi trưa. Ở đây các sư theo Phật giáo nam tông, có thủ tục đi xếp bát khất thực. Khi đi khất thực người ta cho ăn gì phải ăn nấy, cho nên các sư ăn mặn, không ăn chay. Thầy Chơn Tín đã để sẵn trong cốc nhiều mì gói, bánh quy, sữa đề phòng đói bụng vào buổi tối. Sau đó thầy phăng phăng xách cái va li nhỏ và đưa tôi về cốc.

Cốc là một ngôi nhà nhỏ, nằm trên vách núi. Các sư trẻ ở trong khu nhà chung. Các sư tu tập lâu ngày ở trong cốc như vậy. Cốc tôi ở gọi là Cốc Sư Thiện. Sư Chơn Hạnh, em trai của sư Chơn Tín nói với tôi rằng sư Thiện đã vào miền nam. Để đi lên Cốc Sư Thiện phải dò theo những bậc đá gập ghềnh mà các sư đẽo vào núi. Leo chừng ba mươi bước thì đến một tấm đá nhẵn thín, bắc ngang qua ao cá nhỏ uốn vòng quanh cốc. Ao nhỏ nhưng nước rất trong. Trong đó có ếch, nhái, rắn nước và những con cá nhỏ sống. Xung quanh ao, sư Thiện trồng nhiều cây dương xỉ, một loài cây tôi mà tôi ưa thích. Ở bên trái am còn có một bụi trúc vàng, thân trúc vàng óng, khoẻ mạnh. Chếch góc ao, có cả một cây chuối rất đẹp. Lần đầu tiên tôi nhìn thấy cả buồng chuối và hoa chuối. Thông thường ở các loài cây khác, hoa rụng thì mới kết quả. Cây chuối của sư Thiện mang một buồng chuối đã chín lắm, màu đã chuyển sang đen xì, vậy mà ở cuống của nó vẫn còn một bông hoa chuối rất tươi.

Cốc có hai phòng. Phòng trong là phòng ngủ, có cả điều hoà nhiệt độ. Phòng ngoài có một cái bàn đá màu trắng để thưởng trà và đọc sách. Ở góc phòng có một cái bàn nhỏ nơi thầy Chơn Tín đã xếp đủ sữa, nước, mì gói, bánh quy cho tôi đủ dùng cả tháng. Sau khi chia tay anh Bi, anh Linh và anh Thuyết, tôi đóng cửa và suy nghĩ mình sẽ làm gì với thời gian năm ngày ở trong thiền viện. Vào lúc đó, tôi để ý thấy ba quả thị mà thầy Chơn Tín để lại cho tôi ở trên cái bàn đá. Cầm một quả thị lên ngửi thấy hương thật thơm. Tâm trí tôi bỗng trở nên thanh thản lạ lùng. Tôi tự bảo mình thay vì việc đặt ra cho mình một thời gian biểu chặt chẽ, hay là tôi cứ ngồi đây ngắm ba quả thị, dõi theo quá trình biến đổi của nó. Bây giờ còn đang tươi tắn, thơm hương như thế, năm ngày nữa thì sẽ thế nào.

Chiều hôm đó, tôi đi bộ dọc theo con đường mòn vào sâu trong rừng trước giờ tụng kinh. Đi đường bị muỗi cắn khắp người mới sực nhớ ra rằng mình vào rừng ở mà quên không máng thuốc sức chỗng muỗi. Đường khó đi, thỉnh thoảng lại có cây đổ ngang đường. Ven đường có các cốc còn đang xây dở. Không quá lâu, con đường mòn đẫn đến một cái cốc khá khang trang, trồng nhiều hoa theo hàng lối. Ngại làm phiền, tôi không dám đi xuyên qua cái cốc đó để xem đường mòn còn tiếp tục hay không.

Trở lại sân chùa trước giờ rung chuông, tôi thấy một Tỳ kheo tươi tắn, đi cùng hai con chó đi đến chào. Sư tự giới thiệu mình là Chơn Hạnh, em trai của sư Chơn Tín. Chơn Hạnh hỏi tôi có thiếu gì trên cốc không. Tôi nói không hiểu sao trên đó không có màn, mà có nhiều muỗi quá. Chơn Hạnh nói muỗi rừng ra nhiều tầm 5-6 giờ, trước giờ tụng kinh. Sau giờ đó chúng về rừng, đêm không cắn người. Tôi nghe lạ quá vì muỗi ở Hà nội cắn người bất kể giờ giấc. Nhưng quả thật đêm đó tôi ngủ ngon, không bị muỗi cắn. Ngồi đọc sách ở trong cốc chỉ bị muỗi đến quấy vào đầu giờ sáng và cuối giờ chiều.

Chuông trên tháp gióng độ 10 phút thì một tỳ kheo bắt đầu thỉnh chuông trong chánh điện. Các tỳ kheo khác lục tục về chỗ mình ngồi. Tôi được xếp ngồi ở góc bên phải cùng các novice. Các sư đọc kinh pali chừng 15 phút rồi chuyển sang ngồi thiền. Tiếng tụng kinh pali của các tỳ kheo vảng vào đầu tôi như ngọn gió Tây nóng và khô thổi sạch đi những bụi bặm, ẩm ướt lưu cữu lâu ngày trên bề mặt của tâm hồn. Đèn phụt tắt khi các tỳ kheo đưng tụng kinh để thiền. Tôi cố bất động thân và tâm, tập trung theo dõi nhịp thở nhưng vì gối tê, lưng mỏi, tâm phiêu diêu, tôi cảm thấy mệt mỏi muốn đứng dạy chi sau 10 phút. Vì không muốn làm xáo trộn sự tập trung của các tỳ kheo, tôi cố chịu đau ngồi đến cùng. Tôi nhận ra rằng học thiền cơ bản là phải kiên nhẫn, chứ không cần nỗ lực gò ép mình quá đáng. Đến cuối tuần, tôi có thể ngồi được lâu hơn, không còn cảm giác đau mỏi như hôm đầu. Tâm vẫn khởi lên những suy nghĩ này nọ, nhưng nó cũng mau quay lại với nhịp thở hơn.

Buổi tụng kinh và thiền ở chánh thất kết thúc sau 7 giờ tối. Lúc đó ngoài trời đã tối đen. Lúc đấy tôi mới nhớ tới điều anh Bi nói lúc chia tay: đáng ra phải mang cho Châu cái đèn pin. Không đợt tôi hỏi, thầy Chơn Tín vào Am mây tía lấy cho tôi mượn một cái đèn pin. Nhờ vào nó tôi mới dò dẫm đi về cốc của mình.

Đêm ở trong rừng không hề yên tĩnh như ta nghĩ. Chỉ về đêm ta mới thấy rừng là nơi trú ngụ của trăm ngàn sinh linh. Ồn ào nhất là tiếng ễnh uông. Nó kêu như tiếng thanh tre gõ lên một dãy ống tre, từng đợt cách nhau chừng nửa phút. Bắt nhịp là một tiếng chim, hơi thảng thốt, nhưng vì rất đều đặn, nên không gây ra cảm giác bi ai. Con ễnh uông và con chim nhỏ hoà tấu với nhau như thế cho đến lúc toàn bộ dàn nhạc rừng oà lên cùng một lúc để rồi lại lặng đi ngay. Trong đêm rừng tối đen, ta chỉ còn thính giác để tiếp nhận các tín hiệu của rừng. Tâm hồn ta lắng xuống trong cảm giác dễ chịu đã được rừng tiếp nhận, dường như đã trở thành một phần hữu cơ của rừng.


====================
 
Em xin phép giải quyết xong luận điểm từ bi, nếu không còn vướng víu gì thêm thì sau đó hẵng bàn đến thực trạng ích kỷ do thiền gây ra.
Có 1 điều em k biết anh @KhiemCung có đang hiểu lầm không nên muốn làm rõ trc, nếu có gì k phải a bỏ qua cho e nhé. Đó là việc: từ bi, thiền, vô ngã, vân vân... đều chỉ là tập hợp con của Giác ngộ thôi, em hy vọng anh không đặt dấu = vào giữa 2 khái niệm này
(bởi có vài trường hợp đạt đc thiền hoặc từ bi nhưng chưa giác ngộ )

Trở lại với từ bi, khái niệm từ bi là bắt nguồn từ đạo Phật, bắt nguồn từ chính Đức Phật, nên anh có thể yên tâm là đạo Phật chân chính chủ trương từ bi anh nhé.
Chẳng hạn trong Kinh Trung bộ(thuộc đại tạng kinh Nikaya), phẩm Bát thành, Phật dạy 11 cửa đưa đến giải thoát(giác ngộ), trong đó có 4 cửa là TỨ VÔ LƯỢNG TÂM, tức "Từ - Bi - Hỷ - Xả"
"Từ" trong hiền từ, nhân từ, lương y như từ mẫu, ...
"Bi" trong bi mẫn, thương xót, ...
Cái từ của Đạo nếu không phải để nhập thiền thì về cơ bản giống đời, người tu cũng thương người và giúp người giống như anh @KhiemCung thôi, khác ở cái chỗ "vô lượng" này(mà nếu a có từ tâm rồi có thêm cái vô lượng nữa thì từ của anh cũng chính là từ của Đạo giác ngộ rồi).
So sánh 1 chút cho dễ hiểu: "từ" của người đời tiêu biểu có "từ mẫu", người mẹ thương con vô điều kiện là "từ", nhưng kỳ thực cái vô điều kiện này cần điều kiện - phải là con của mình, con người khác thì không được như vậy, sự phân biệt ấy là nguồn gốc phát sinh xung đột và đau khổ trong đời thường.
Người tu khác, họ trải tình thương cho tất cả không phân biệt vì ai là ai mà thương ít thương nhiều, có thương hoặc không thương. Như Phật giảng "phóng tâm đó đi một phương, hai phương, ba phương, bốn phương, rồi phía trên, phía dưới, xung quanh mình. Người đó phóng tâm đi khắp thế giới, chiếu rọi khắp nơi với tâm từ, tâm thức vô lượng vắng bóng sân hận và phiền não".
Hướng trên thì các loài chim chóc, hướng dưới thì giun bọ, hướng ngang thì tất cả mọi loài trên mặt đất,.. v..v"
"Vô lượng" là không có giới hạn mà, cho nên sự từ bi của Đạo là k có giới hạn hay ràng buộc, nên nó không gây hệ lụy đau khổ gì. (Tương tự với tâm Bi)

Kể cho anh nghe, lưu truyền trong giới Phật tử có 1 câu chuyện, nguồn gốc thì chắc k phải từ thời Đức Phật nhưng nhiều người theo đuổi con đường giác ngộ nghe xong ai cũng tấm tắc khen ngợi từ tâm của vị tăng trong chuyện này. (Em kể phiên phiến chứ k nhớ chính xác tiểu tiết nhé).
Có hai vị tăng tu hành đang trên đường đi khất thực, đến 1 bờ suối nọ 2 vị bắt gặp 1 cô gái đang lúng túng tìm cách qua suối mà mãi k đc. Hỏi thì mới hay, con suối vốn không sâu, nhưng cô gái ăn vận váy áo trang trọng để đi lễ, nếu lội qua ắt sẽ dơ hết đồ k đi lễ đc, mà nếu k qua suối thì cũng k còn con đường nào khác nữa, còn dùng dằng mãi sẽ trễ giờ mất.
Nghe xong, vị sư huynh không hỏi thêm gì mà im lặng rời đi, vì giới luật dạy người xuất gia k đc đụng chạm người nữ, nếu bây giờ giúp cõng cô gái qua suối thì phạm giới rồi, cho nên ông k giúp. Vị tăng còn lại thì cũng im lặng, nhưng là im lặng xắn tay áo cõng cô gái 1 mạch qua luôn. Ông sư huynh thấy vậy bực mình lắm, nghĩ cái thằng sư đệ mình sao nó ngang nhiên phạm giới vậy ta. Khi cô gái vừa khuất lập tức quở trách sư đệ, nào là: sao đệ dám đụng chạm nữ giới, đã tu hành mà sao còn hám sắc như vậy, mất hết cả oai nghi tế hạnh của người tu như thế, ... Sư đệ vì k muốn đôi co nên im lặng k lời qua tiếng lại gì, ai ngờ cho đến tận lúc về cổng chùa mà ông sư huynh vẫn chưa chịu dừng rầy la. Lúc này, sư đệ dừng trước cổng, chỉ buông 1 câu làm sư huynh chết lặng, cứng lưỡi ú a ú ớ, ông nói:
"Ta đã bỏ cô gái ấy ở nơi bờ suối rồi, sao huynh thì còn ôm ấp cô ta trong lòng cho đến tận giờ thế?"

Có thể thấy, cái từ không phân biệt của người tu là vậy. Giúp người, dù là phạm vào giới luật nhưng lòng thanh thản, còn hơn giữ khư khư cái giới luật tưởng mình trong sạch nhưng kỳ thực là đã ô nhiễm rồi.

Cám ơn bạn bỏ thời gian biên bài.

Mình hiểu đạo Phật khuyến khích từ bi, và đồng ý với quan điểm đó.

Còn từ bi có phải tập con của giác ngộ hay không, có lẽ phải định nghĩa giác ngộ là gì trước. Điều này rất khó. Giác ngộ, nếu theo mình hiểu, là trạng thái nội tại (intrinsic) bản chất. Còn các loại từ bi, điềm tĩnh, ung dung ... chỉ là biểu hiện trạng thái ngoại quan (extrinsic) - chỉ thể hiện bên ngoài khi có tương tác với chủ thể khác.

Hiện nay chúng ta đang mặc định rằng trạng thái giác ngộ nội tại là nguồn gốc sinh ra các hình thái ngoại quan. Tức là người giác ngộ thì suy ra sẽ có các biểu hiện như từ bi, điềm tĩnh...

Tuy nhiên không loại trừ nó là chiều ngược lại, hoặc chúng không hề liên quan với nhau như ông thiền sư kia nói trong bài.

Bằng những vốn kiến thức của mình, thì cho đến giờ mình nghĩ "giác ngộ" đơn giản là trạng thái "biết rõ". Tức biết được bản thân muốn gì, nghĩ gì, và hành động theo đúng bản ngã. Giảng rộng hơn thì hơi phiền phức, liên quan đến khái niệm "tam quan" của tàu (nhân sinh, thế giới, vũ trụ quan) và tư duy khoa học biện chứng. Tóm lại, người giác ngộ, theo mình là nhìn thấu bản ngã, hiểu tam quan, hành động theo đúng bản ngã (tri hành hợp nhất), và 3 quan phải luôn luôn được cập nhật theo tri thức khoa học biện chứng mới nhất. Người như vậy đa số suy nghĩ vững chắc, biết mình cần làm gì và vì sao, không cảm thấy mơ hồ, chấp nhận cái sai của mình và cải thiện, và có mục đích sống rõ ràng. có lẽ vì vậy là chúng ta liên tưởng đến trạng thái ung dung đĩnh đạc.

Thằng @titoe nó thích làm cách mạng tư tưởng, đập vỡ thần tượng, định kiến nên đôi khi nó hay dặt dẹo, nhưng nhiều cái nó nói đúng, ví dụ như việc nó chỉ trích tôn giáo không thể cập nhật theo thời đại. Mình nghĩ 1 phần tôn giáo là để an dân ở từng thời điểm dân trí, do đó có phần hơi khó cập nhật.

Xin bàn vui với bạn về từ bi: nếu từ bi là không sát sinh, vậy chúng ta định nghĩa thế nào về sát sinh? Hằng ngày chúng ta tắm rửa đã tieu diệt hàng tỷ tỷ con vi trùng, như vậy là sát sinh chăng? Ví dụ như vậy để thấy rằng, khi trình độ nhận thữ của con người lên đến 1 tầm cao mới, thì những giáo điều sơ khai sẽ trở nên lỗi thời và cần phải cập nhật. Đó là cái tốt của khoa học thực nghiệm: không có gì 100% đúng, chỉ là ta chưa nghiên cứu ra. Điểm yếu của tôn giáo này, mình nghĩ, cũng là lý do chúng ta thấy những tệ nạn như phóng sinh cá rùa, nhét tiền vào tay tượng, cung phụng sư thầy, cúng sao giải hạn...
 
Cám ơn bạn bỏ thời gian biên bài.

Mình hiểu đạo Phật khuyến khích từ bi, và đồng ý với quan điểm đó.

Còn từ bi có phải tập con của giác ngộ hay không, có lẽ phải định nghĩa giác ngộ là gì trước. Điều này rất khó. Giác ngộ, nếu theo mình hiểu, là trạng thái nội tại (intrinsic) bản chất. Còn các loại từ bi, điềm tĩnh, ung dung ... chỉ là biểu hiện trạng thái ngoại quan (extrinsic) - chỉ thể hiện bên ngoài khi có tương tác với chủ thể khác.

Hiện nay chúng ta đang mặc định rằng trạng thái giác ngộ nội tại là nguồn gốc sinh ra các hình thái ngoại quan. Tức là người giác ngộ thì suy ra sẽ có các biểu hiện như từ bi, điềm tĩnh...

Tuy nhiên không loại trừ nó là chiều ngược lại, hoặc chúng không hề liên quan với nhau như ông thiền sư kia nói trong bài.

Bằng những vốn kiến thức của mình, thì cho đến giờ mình nghĩ "giác ngộ" đơn giản là trạng thái "biết rõ". Tức biết được bản thân muốn gì, nghĩ gì, và hành động theo đúng bản ngã. Giảng rộng hơn thì hơi phiền phức, liên quan đến khái niệm "tam quan" của tàu (nhân sinh, thế giới, vũ trụ quan) và tư duy khoa học biện chứng. Tóm lại, người giác ngộ, theo mình là nhìn thấu bản ngã, hiểu tam quan, hành động theo đúng bản ngã (tri hành hợp nhất), và 3 quan phải luôn luôn được cập nhật theo tri thức khoa học biện chứng mới nhất. Người như vậy đa số suy nghĩ vững chắc, biết mình cần làm gì và vì sao, không cảm thấy mơ hồ, chấp nhận cái sai của mình và cải thiện, và có mục đích sống rõ ràng. có lẽ vì vậy là chúng ta liên tưởng đến trạng thái ung dung đĩnh đạc.

Thằng @titoe nó thích làm cách mạng tư tưởng, đập vỡ thần tượng, định kiến nên đôi khi nó hay dặt dẹo, nhưng nhiều cái nó nói đúng, ví dụ như việc nó chỉ trích tôn giáo không thể cập nhật theo thời đại. Mình nghĩ 1 phần tôn giáo là để an dân ở từng thời điểm dân trí, do đó có phần hơi khó cập nhật.

Xin bàn vui với bạn về từ bi: nếu từ bi là không sát sinh, vậy chúng ta định nghĩa thế nào về sát sinh? Hằng ngày chúng ta tắm rửa đã tieu diệt hàng tỷ tỷ con vi trùng, như vậy là sát sinh chăng? Ví dụ như vậy để thấy rằng, khi trình độ nhận thữ của con người lên đến 1 tầm cao mới, thì những giáo điều sơ khai sẽ trở nên lỗi thời và cần phải cập nhật. Đó là cái tốt của khoa học thực nghiệm: không có gì 100% đúng, chỉ là ta chưa nghiên cứu ra. Điểm yếu của tôn giáo này, mình nghĩ, cũng là lý do chúng ta thấy những tệ nạn như phóng sinh cá rùa, nhét tiền vào tay tượng, cung phụng sư thầy, cúng sao giải hạn...
Xin hỏi những điều bác nói ở trên là thuộc tôn giáo nào vậy ạ?
 
tao hỏi KhiemCung. mày trả lời làm gì???????
Tôn trọng anh thì mới góp lời với anh đôi câu anh nhé, anh không thích thì có thể bỏ qua chứ chấp vặt làm gì? Mà nick clone là cái ý gì, muốn nói gì thì nói thẳng lại còn vòng vo tam quốc?
 
Xin hỏi những điều bác nói ở trên là thuộc tôn giáo nào vậy ạ?

Cụ thể là mày muốn hỏi những điều nào?

Như t đã góp ý, bớt lóc chóc lại, nghĩ kỹ trước khi type. Hành văn khi thảo luận nên rõ ràng mạch lạc để người khác hiểu m tốt hơn.

Nick clone hay không thì có ý nghĩa gì ư? Nếu m thật sự thấy đời nhiều kẻ rảnh rỗi vào 1 trang web sex tạo nhiều nick clone để tranh luận triết học, thì có lẽ chúng ta không thể giao tiếp được. M nên tìm đối tượng phù hợp là những nick tuyên truyền về illuminati mà bàn bạc.
 
Cụ thể là mày muốn hỏi những điều nào?

Như t đã góp ý, bớt lóc chóc lại, nghĩ kỹ trước khi type. Hành văn khi thảo luận nên rõ ràng mạch lạc để người khác hiểu m tốt hơn.

Nick clone hay không thì có ý nghĩa gì ư? Nếu m thật sự thấy đời nhiều kẻ rảnh rỗi vào 1 trang web sex tạo nhiều nick clone để tranh luận triết học, thì có lẽ chúng ta không thể giao tiếp được. M nên tìm đối tượng phù hợp là những nick tuyên truyền về illuminati mà bàn bạc.
thế còn tạo clone nâng vếu phó, làm giá???
vl nói cứ như chuyện tạo nick clone là điều cực kỳ khó xảy ra ấy
haizzz
 
Cụ thể là mày muốn hỏi những điều nào?

Như t đã góp ý, bớt lóc chóc lại, nghĩ kỹ trước khi type. Hành văn khi thảo luận nên rõ ràng mạch lạc để người khác hiểu m tốt hơn.

Nick clone hay không thì có ý nghĩa gì ư? Nếu m thật sự thấy đời nhiều kẻ rảnh rỗi vào 1 trang web sex tạo nhiều nick clone để tranh luận triết học, thì có lẽ chúng ta không thể giao tiếp được. M nên tìm đối tượng phù hợp là những nick tuyên truyền về illuminati mà bàn bạc.
tại tôi đọc thấy khác so với kinh điển phật giáo ghi
 
Sửa lần cuối:
Cám ơn bạn bỏ thời gian biên bài.

Mình hiểu đạo Phật khuyến khích từ bi, và đồng ý với quan điểm đó.

Còn từ bi có phải tập con của giác ngộ hay không, có lẽ phải định nghĩa giác ngộ là gì trước. Điều này rất khó. Giác ngộ, nếu theo mình hiểu, là trạng thái nội tại (intrinsic) bản chất. Còn các loại từ bi, điềm tĩnh, ung dung ... chỉ là biểu hiện trạng thái ngoại quan (extrinsic) - chỉ thể hiện bên ngoài khi có tương tác với chủ thể khác.

Hiện nay chúng ta đang mặc định rằng trạng thái giác ngộ nội tại là nguồn gốc sinh ra các hình thái ngoại quan. Tức là người giác ngộ thì suy ra sẽ có các biểu hiện như từ bi, điềm tĩnh...

Tuy nhiên không loại trừ nó là chiều ngược lại, hoặc chúng không hề liên quan với nhau như ông thiền sư kia nói trong bài.

Bằng những vốn kiến thức của mình, thì cho đến giờ mình nghĩ "giác ngộ" đơn giản là trạng thái "biết rõ". Tức biết được bản thân muốn gì, nghĩ gì, và hành động theo đúng bản ngã. Giảng rộng hơn thì hơi phiền phức, liên quan đến khái niệm "tam quan" của tàu (nhân sinh, thế giới, vũ trụ quan) và tư duy khoa học biện chứng. Tóm lại, người giác ngộ, theo mình là nhìn thấu bản ngã, hiểu tam quan, hành động theo đúng bản ngã (tri hành hợp nhất), và 3 quan phải luôn luôn được cập nhật theo tri thức khoa học biện chứng mới nhất. Người như vậy đa số suy nghĩ vững chắc, biết mình cần làm gì và vì sao, không cảm thấy mơ hồ, chấp nhận cái sai của mình và cải thiện, và có mục đích sống rõ ràng. có lẽ vì vậy là chúng ta liên tưởng đến trạng thái ung dung đĩnh đạc.

Thằng @titoe nó thích làm cách mạng tư tưởng, đập vỡ thần tượng, định kiến nên đôi khi nó hay dặt dẹo, nhưng nhiều cái nó nói đúng, ví dụ như việc nó chỉ trích tôn giáo không thể cập nhật theo thời đại. Mình nghĩ 1 phần tôn giáo là để an dân ở từng thời điểm dân trí, do đó có phần hơi khó cập nhật.

Xin bàn vui với bạn về từ bi: nếu từ bi là không sát sinh, vậy chúng ta định nghĩa thế nào về sát sinh? Hằng ngày chúng ta tắm rửa đã tieu diệt hàng tỷ tỷ con vi trùng, như vậy là sát sinh chăng? Ví dụ như vậy để thấy rằng, khi trình độ nhận thữ của con người lên đến 1 tầm cao mới, thì những giáo điều sơ khai sẽ trở nên lỗi thời và cần phải cập nhật. Đó là cái tốt của khoa học thực nghiệm: không có gì 100% đúng, chỉ là ta chưa nghiên cứu ra. Điểm yếu của tôn giáo này, mình nghĩ, cũng là lý do chúng ta thấy những tệ nạn như phóng sinh cá rùa, nhét tiền vào tay tượng, cung phụng sư thầy, cúng sao giải hạn...
Theo sự hiểu của em thì có giác ngộ sẽ có tất cả từ bi, thiền, vô ngã, ... (and vice versa) và nếu chỉ có 1 trong những thứ kia thôi thì chưa gọi là giác ngộ nên em gọi chúng là tập con. Em k đồng tình với vị Thiền sư vì em cho rằng từ bi là đoạn đường tất yếu phải đi qua nếu muốn tới cái đích giác ngộ. Nhưng mà như anh nói, kỳ thực ở đây tất cả luận điểm đều chỉ mang tính mặc định tạm thời chứ chưa thể là chân lý khi chưa đủ bằng chứng khoa học chứng minh nên e k vỗ ngực tự cho mình đúng.
Đối với cái biết hiện tại cũng như lý do đến với Đạo của em thì giác ngộ là để không làm khổ mình và không làm khổ người, mà muốn không làm khổ mình khổ người thì phải hiểu biết, có trí tuệ phân biệt đúng sai chứ không ba phải, k phải cứ thấy kinh viết sao thì chấp nhận vậy.
Thời điểm em bắt đầu tiếp cận giáo lý, được biết rằng lý luận của Phật cho rằng vạn vật luôn luôn biến đổi không ngừng, có sinh ắt có diệt(thuyết vô thường) hoặc mọi thứ không tự nhiên sinh ra mà nó là sự chín muồi sau 1 quá trình tập hợp đầy đủ các yếu tố cần thiết để dẫn đến đó(thuyết nhân quả, duyên hợp) thì em thấy nó thuyết phục và muốn biết thêm.
Khách quan mà nói, cách lập luận này khá là khoa học, chí ít thì cũng k theo lối mòn tôn giáo kiểu Phật tự nhận ta là đấng tạo ra tất cả, đấng toàn năng, đấng tối cao, thần linh, ... vớ vẩn.

Còn về sát sinh, nào h em chỉ biết sát sinh trong giới luật "cấm sát sinh" của Phật tức là sự CỐ TÌNH giết hại và gây đau khổ cho chúng sinh khác để thỏa mãn cái tham, sân cá nhân của mình, còn nếu vô tình hoặc bất khả kháng thì Đạo k cấm. Thậm chí ăn chay chỉ là mới đây thôi, thời xưa Phật k bắt đệ tử ăn chay, các sư Nam tông cũng k ăn chay.
Đạo Phật nhiều thành phần lắm anh, mấy thành phần phóng sinh với cúng sao này nọ thì em không theo, chả có cái lợi ích thiết thực gì cả. Em chỉ thích tìm hiểu những cái đưa đến cho mình 1 góc nhìn có chiều sâu để phát triển nhân sinh quan, giá trị quan và đặc biệt là hỗ trợ trong đối nhân xử thế vì công việc của em đặc biệt cần.
Thiền kiểu ngồi vắt chân để đầu óc trống rỗng đối với người khác đc cái gì e k biết chứ với em chỉ đc cái phản tác dụng nên từ lâu em chẳng thực hành nữa, mỗi ngày em bỏ ra 1 khoảng thời gian ngồi lại cho self reflection time thôi, "phản quan tự kỷ". À mà em vẫn thiền vipassana chứ nhỉ, anh có biết vipassana không?

Em muốn hỏi anh 1 chút, nếu giác ngộ đơn giản là biết mình muốn gì, nghĩ gì và hành động theo đúng bản ngã, vậy khi nóng giận thì người giác ngộ ấy sẽ hành xử ntn? Ông bà có câu "nóng giận mất khôn"?

(Cái anh@titoe có tật hay kết luận vội vàng vơ quàng vơ xiên vơ đũa cả nắm và lan man lạc đề nên nói chuyện với anh ấy rất khó đạt đc mục đích hội thoại. Muốn qua Q2 mà loanh quanh hồi ảnh dắt qua Đồng Nai luôn k biết chừng)
 
Theo sự hiểu của em thì có giác ngộ sẽ có tất cả từ bi, thiền, vô ngã, ... (and vice versa) và nếu chỉ có 1 trong những thứ kia thôi thì chưa gọi là giác ngộ nên em gọi chúng là tập con. Em k đồng tình với vị Thiền sư vì em cho rằng từ bi là đoạn đường tất yếu phải đi qua nếu muốn tới cái đích giác ngộ. Nhưng mà như anh nói, kỳ thực ở đây tất cả luận điểm đều chỉ mang tính mặc định tạm thời chứ chưa thể là chân lý khi chưa đủ bằng chứng khoa học chứng minh nên e k vỗ ngực tự cho mình đúng.
Đối với cái biết hiện tại cũng như lý do đến với Đạo của em thì giác ngộ là để không làm khổ mình và không làm khổ người, mà muốn không làm khổ mình khổ người thì phải hiểu biết, có trí tuệ phân biệt đúng sai chứ không ba phải, k phải cứ thấy kinh viết sao thì chấp nhận vậy.
Thời điểm em bắt đầu tiếp cận giáo lý, được biết rằng lý luận của Phật cho rằng vạn vật luôn luôn biến đổi không ngừng, có sinh ắt có diệt(thuyết vô thường) hoặc mọi thứ không tự nhiên sinh ra mà nó là sự chín muồi sau 1 quá trình tập hợp đầy đủ các yếu tố cần thiết để dẫn đến đó(thuyết nhân quả, duyên hợp) thì em thấy nó thuyết phục và muốn biết thêm.
Khách quan mà nói, cách lập luận này khá là khoa học, chí ít thì cũng k theo lối mòn tôn giáo kiểu Phật tự nhận ta là đấng tạo ra tất cả, đấng toàn năng, đấng tối cao, thần linh, ... vớ vẩn.

Còn về sát sinh, nào h em chỉ biết sát sinh trong giới luật "cấm sát sinh" của Phật tức là sự CỐ TÌNH giết hại và gây đau khổ cho chúng sinh khác để thỏa mãn cái tham, sân cá nhân của mình, còn nếu vô tình hoặc bất khả kháng thì Đạo k cấm. Thậm chí ăn chay chỉ là mới đây thôi, thời xưa Phật k bắt đệ tử ăn chay, các sư Nam tông cũng k ăn chay.
Đạo Phật nhiều thành phần lắm anh, mấy thành phần phóng sinh với cúng sao này nọ thì em không theo, chả có cái lợi ích thiết thực gì cả. Em chỉ thích tìm hiểu những cái đưa đến cho mình 1 góc nhìn có chiều sâu để phát triển nhân sinh quan, giá trị quan và đặc biệt là hỗ trợ trong đối nhân xử thế vì công việc của em đặc biệt cần.
Thiền kiểu ngồi vắt chân để đầu óc trống rỗng đối với người khác đc cái gì e k biết chứ với em chỉ đc cái phản tác dụng nên từ lâu em chẳng thực hành nữa, mỗi ngày em bỏ ra 1 khoảng thời gian ngồi lại cho self reflection time thôi, "phản quan tự kỷ". À mà em vẫn thiền vipassana chứ nhỉ, anh có biết vipassana không?

Em muốn hỏi anh 1 chút, nếu giác ngộ đơn giản là biết mình muốn gì, nghĩ gì và hành động theo đúng bản ngã, vậy khi nóng giận thì người giác ngộ ấy sẽ hành xử ntn? Ông bà có câu "nóng giận mất khôn"?

(Cái anh@titoe có tật hay kết luận vội vàng vơ quàng vơ xiên vơ đũa cả nắm và lan man lạc đề nên nói chuyện với anh ấy rất khó đạt đc mục đích hội thoại. Muốn qua Q2 mà loanh quanh hồi ảnh dắt qua Đồng Nai luôn k biết chừng)

Khi nóng giận, giác ngộ giả sẽ hành xử như thế nào? Cái này mình nghĩ dễ thấy: họ sẽ ý thức được mình đang nóng giận (qua các thay đổi sinh lý như nhịp tim, nhiệt độ, thiên kiến trong chiều hướng suy nghĩ). Tiếp theo họ sẽ tránh các ảnh hưởng tiêu cực bị thể hiện ra ngoài hành động, lời nói (thở sâu, nhắm mắt thay vì giơ tay chân, im lặng hoặc nói chậm và trầm thay vì la hét). Về lâu dài, họ có thể suy xét lại vì sao cơ thể họ lại phản ứng tiêu cực trong lúc đó (ví dụ như khi còn nhỏ họ trải qua trường hợp tương tự, hoặc có gì đó trong cuộc đối thoại thực sự quá trái khoáy với lý niệm của họ).

Không chỉ nóng giận, còn các cảm xúc tiêu cực khác nữa cần phải giải quyết. Ví dụ như sợ hãi, có thể giảm 1 phần bằng bài tập "pre-mortem analysis" (bạn có thể google thêm).

Bạ có thể đọc thêm vài cuốn pop science của Daniel Goleman hoặc Daniel Kahneman để hiểu rõ hơn về những pp khoa học để kiểm soát cảm xúc.

Trong các pp khoa học đó, thì "thiền" cũng là một pp. Nhưng đv tây học, Thiền là "mindfulness training", nó khác vipassana ở chỗ không cần phải nhất thiết ngồi 1 chỗ tĩnh tâm, mà là chỉ cần "chú tâm" để hiểu cơ thể và hành động. Bạn có thể google thêm. VN mình cũng có Làng Mai có khóa dạy tập loại thiền tựa như vậy (gọi là Chánh Niệm).

Mục đích của việc thiền này là để tăng lượng cortisols và từ đó tăng testosterone, giúp con người điềm tĩnh hơn, và cũng luyện tập "cơ bắp chú tâm" tức là tăng khả năng chuyên chú vào công việc, để tìm được "Flow" khi làm việc.

Hãy tiếp tục bàn sâu hơn về "từ bi". Xin nhắc bạn là mình không công kích PG gì cả, mình chỉ muốn đào sâu chủ đề giá trị quan khi có tôn giáo thôi.

Bạn nói giác ngộ là để không làm khổ mình và không làm khổ người, tuy nhiên thực tế khó có lựa chọn tuyệt đối. Ví dụ như bạn đi xin việc làm, bạn nhận việc nghĩa là bạn đang làm khổ 1 ứng viên khác. Trong trường hợp khác, khi chiến đấu 1 số dũng sĩ sẵn dàng hy sinh làm khổ mình để cứu mạng người khác. Như vậy đâu là thước đo để xếp hạng cái khổ nào là quan trọng hơn? Ngoài ra, định nghĩa cái khổ nó không đúng với tất cả mọi người, cái khổ của ng này có thể là cái sướng của ng kia. Làm sao ta định lượng được nó?

Sát sinh: thực tế càng ngày con ngưòi càng nhận ra sức phá hoại của mình. Về bản chất, chúng ta muốn sống đồng nghĩa phải giết một cơ số sinh vật khác. Như vậy, điều gì cho chúng ta quyền được sống và sát sinh loài khác? PG có từng nêu ra 1 tiên đề là "sự sống loài người là giá trị cao nhất" hay không? Và so sánh giá trị sự sống của ng này với ng khác như thế nào?

Đó là lý do mình nói rằng những giáo lý sơ khai có thể không theo kịp sự tiến bộ của thời đại.
 
"Giác ngộ" theo mình nghĩ nó không phức tạp đến mức là một trạng thái mà người tu tập phải luện level hay phải đạt dc. Chữ giác ngộ chỉ đơn thuần là tính từ để nói đến việc hiểu một vấn đề gì đó, hiểu rõ nó đến đường tơ kẽ tóc (trong tiếng Anh thì tạm gọi articulated idea). Ex: Archimedes giác ngộ ra lực đẩy, Einstein ngộ ra Thuyết tương đối.

Mình có đọc truyện về lục tổ Huệ Năng, cũng dạng ngộ ra như thế, cũng tu một vài năm, rồi cũng giải bài thơ của ông trụ trì, nhờ vậy mà ông trụ trì mới trao y bát cho vì biết là ông Huệ Năng đã "giác ngộ". Những truyện như thế này cũng dc kể khá nhiều trong các sự tích cũng như trong các tác phẩm nghệ thuật + văn chương, một người tu hoặc bình thường gặp cơ duyên nào đó rồi "giác ngô". Nên về cơ bản thì một người có thể "giác ngộ" nhiều lần hoặc "giác ngộ" một lần. Có mấy tích kể về việc ô Phật cũng hỏi vu vơ về một hiện tượng nào đó, thế là môn sinh giải thích hiện tượng đó, rồi sau đó sẽ có ô giải thích rất chính xác thế là ô Phật đặt hiệu cho ông đó vì đã "giác ngộ" vấn đề đó. (mấy tích này cũng chính là mấy truyện để giải thích những khái niệm trong Phật Giáo ấy).

Vậy thì ô Phật "giác ngộ" cái gì mà dc gọi là "Buddha" (The Enlighten).Đó là cái đúng đắn nhất giải thích dc tất cả mọi kiến thức trên cõi đời (ít nhất là về phía tâm linh nhé). Dùng lời khó giải thích, nhưng chính Phật cũng khẳng định chắc nịch là đường tu theo Phật là đúng, các đường tu khác là tà, nghe thì có vẻ hơi kiêu ngạo nhưng để lấy ví dụ thì cứ tưởng tượng như Phật đã "giác ngộ" rằng 1+1=2 vậy, do vậy nên các đường tu khác sẽ có kết quả kiểu 1+1=3 là tà, thậm chí 1/1 +1 = 2 cũng là tà nốt, vì nó rườm rà thêm bước chia 1 dù cho kết quả nó cuối cùng cũng = 2.

Vậy có cần giác ngộ như ô Phật ko? Ko, cả đám để tử của ổng, mỗi đứa cũng chỉ ngộ dc 1 or 2 cái (ngũ uẩn, vô thường, vô ngã...), nên đừng cố quá làm gì :d. Chưa kể thế nào thì dc gọi là "đã giác ngô" -> theo cách nói của Feynman thì nếu bạn giải thích cho thằng nhóc 5 tuổi mà nó hiểu, thì là bạn mới thật sự hiểu, nói vui vậy thôi chứ mình thích câu bên Đạo Giáo hơn "Đạo khả Đạo, phi thường Đạo" -> những thứ tâm linh này "ý tại ngôn ngoại" ko thể diễn tả bằng lời dc, khi bạn thật sự ngộ thì lúc đó bạn cũng chả cần phải hỏi là mình đã ngộ chưa, vì lúc đó nó đã thẩm thấu vào cơ thể rồi, bởi vậy nó mới sinh ra thiền, sinh ra cái gọi là "công án" để mà ngồi chiêm nghiệm khi thiền.

Từ - Bi - Hỉ - Xã ->ko sure về mấy cái này, nhưng mà cá nhân mình nghĩ nó chỉ giống như công cụ để giúp tu tập theo con đường Phật nó tốt hơn. Có thể là người đời sau thêm vào để cho dễ tu hơn. Mà cũng đúng tu mà lòng có phân biệt, có ghét thứ này, ghét thứ khác thì tu sao nổi.

Ngoài ra trả lời câu hỏi là khi "giác ngộ" thì hành động như thế nào? thường người giác ngộ sẽ ít tranh với đời, nhưng họ vẫn có cảm xúc như bình thường thôi. Quay lại chuyện ô Huệ Năng, lúc bị truy sát cũng chạy thấy mịa ra, trốn chui trốn nhĩu. Mấy lần bị bắt cũng sợ xanh cả mặt, đó chỉ đơn giản là những cảm xúc mà con người phải có,chứ ko phải cứ giác ngộ thì thấy đao thấy súng cũng ko sợ.

Mình nhớ có một chuyện thiền,đại khái là thằng cướp cầm kiếm xông vào chùa cướp, gặp ông sư tỉnh queo ngồi đó đọc kinh, thằng cướp thấy lạ mới hỏi:
-ô ko sợ tôi à?
-Mày là cướp đúng ko?
-Đúng
-Vậy thì chỉ cần đưa hết tiền của cho mày là dc, có gì mà sợ.
Sau đó ông sư mới đưa hết tiền của cho thằng cướp, thằng cướp mới vừa mới chạy ra thì ông sư gọi với thằng cướp
-Ê anh cướp
-Sao ku, muốn gì?
-Ra ngoài nhớ khép cửa lại nha
 
Sửa lần cuối:
Cám ơn bạn bỏ thời gian biên bài.

Mình hiểu đạo Phật khuyến khích từ bi, và đồng ý với quan điểm đó.

Còn từ bi có phải tập con của giác ngộ hay không, có lẽ phải định nghĩa giác ngộ là gì trước. Điều này rất khó. Giác ngộ, nếu theo mình hiểu, là trạng thái nội tại (intrinsic) bản chất. Còn các loại từ bi, điềm tĩnh, ung dung ... chỉ là biểu hiện trạng thái ngoại quan (extrinsic) - chỉ thể hiện bên ngoài khi có tương tác với chủ thể khác.

Hiện nay chúng ta đang mặc định rằng trạng thái giác ngộ nội tại là nguồn gốc sinh ra các hình thái ngoại quan. Tức là người giác ngộ thì suy ra sẽ có các biểu hiện như từ bi, điềm tĩnh...

Tuy nhiên không loại trừ nó là chiều ngược lại, hoặc chúng không hề liên quan với nhau như ông thiền sư kia nói trong bài.

Bằng những vốn kiến thức của mình, thì cho đến giờ mình nghĩ "giác ngộ" đơn giản là trạng thái "biết rõ". Tức biết được bản thân muốn gì, nghĩ gì, và hành động theo đúng bản ngã. Giảng rộng hơn thì hơi phiền phức, liên quan đến khái niệm "tam quan" của tàu (nhân sinh, thế giới, vũ trụ quan) và tư duy khoa học biện chứng. Tóm lại, người giác ngộ, theo mình là nhìn thấu bản ngã, hiểu tam quan, hành động theo đúng bản ngã (tri hành hợp nhất), và 3 quan phải luôn luôn được cập nhật theo tri thức khoa học biện chứng mới nhất. Người như vậy đa số suy nghĩ vững chắc, biết mình cần làm gì và vì sao, không cảm thấy mơ hồ, chấp nhận cái sai của mình và cải thiện, và có mục đích sống rõ ràng. có lẽ vì vậy là chúng ta liên tưởng đến trạng thái ung dung đĩnh đạc.

Thằng @titoe nó thích làm cách mạng tư tưởng, đập vỡ thần tượng, định kiến nên đôi khi nó hay dặt dẹo, nhưng nhiều cái nó nói đúng, ví dụ như việc nó chỉ trích tôn giáo không thể cập nhật theo thời đại. Mình nghĩ 1 phần tôn giáo là để an dân ở từng thời điểm dân trí, do đó có phần hơi khó cập nhật.

Xin bàn vui với bạn về từ bi: nếu từ bi là không sát sinh, vậy chúng ta định nghĩa thế nào về sát sinh? Hằng ngày chúng ta tắm rửa đã tieu diệt hàng tỷ tỷ con vi trùng, như vậy là sát sinh chăng? Ví dụ như vậy để thấy rằng, khi trình độ nhận thữ của con người lên đến 1 tầm cao mới, thì những giáo điều sơ khai sẽ trở nên lỗi thời và cần phải cập nhật. Đó là cái tốt của khoa học thực nghiệm: không có gì 100% đúng, chỉ là ta chưa nghiên cứu ra. Điểm yếu của tôn giáo này, mình nghĩ, cũng là lý do chúng ta thấy những tệ nạn như phóng sinh cá rùa, nhét tiền vào tay tượng, cung phụng sư thầy, cúng sao giải hạn...
Màu đỏ: kinh phật KHÔNG có mấy câu này!!!
Màu xanh: nhà khoa học lượng tử nào cũng tin vào phật giáo hết, còn nguyên cái silicone valley biết mày công giáo nó không nhận mày vào làm việc ngay từ đầu!!!!
 
Màu đỏ: kinh phật KHÔNG có mấy câu này!!!
Màu xanh: nhà khoa học lượng tử nào cũng tin vào phật giáo hết, còn nguyên cái silicone valley biết mày công giáo nó không nhận mày vào làm việc ngay từ đầu!!!!

Trả lời lần cuối rồi cho tao xin phép ignore mày nhé, t nghĩ t với m thảo luận chỉ tổ tốn thời gian khi m không chịu đọc hiểu trước.

T chưa từng nói t lấy trong kinh phật ra. T chả lấy từ tôn giáo nào, đó chỉ là đúc kết kiến thức kinh nghiệm của riêng t.

Chỗ "màu xanh" của mày: thôi bớt xạo L, xạo L có gì vui?

Mày quen biết hết tất cả các nhà khoa học lượng tử hả? Khoan hãy nói những ông hay chém gió hiện giờ, mày trước tiên xem cái danh sách này, sau đó đưa ra dẫn chứng rằng mấy ông này đều tin vào PG đi, rồi tính tiếp. Đây là danh sách các nhà vật lý lượng tử. (T cũng không biết cụ thể mày hiểu VL Lượng tử chính xác là cái gì không nữa)


Còn cái chuyện mày nói "nguyên cái sillicon val ko nhận người công giáo": cũng bớt xạo L lại luôn đi. Ko có vui đâu mà. Cho m danh sách 1 số ít người nổi tiếng theo đạo chúa ở SV đây. Không biết thì nghiên cứu trước, xem ba cái show truyền hình vớ vẩn cứ tin là thật.


nói tóm lại: bớt xạo L, bớt nổ, nhé. Tao cũng chả hứng thú gì nói chuyện với mày để chỉ ra cái sai của mày đâu, nhưng ở đây m xạo xạo lung tung các bạn khác lại tưởng mày nói đúng thì cũng chán.
 
Trả lời lần cuối rồi cho tao xin phép ignore mày nhé, t nghĩ t với m thảo luận chỉ tổ tốn thời gian khi m không chịu đọc hiểu trước.

T chưa từng nói t lấy trong kinh phật ra. T chả lấy từ tôn giáo nào, đó chỉ là đúc kết kiến thức kinh nghiệm của riêng t.

Chỗ "màu xanh" của mày: thôi bớt xạo L, xạo L có gì vui?

Mày quen biết hết tất cả các nhà khoa học lượng tử hả? Khoan hãy nói những ông hay chém gió hiện giờ, mày trước tiên xem cái danh sách này, sau đó đưa ra dẫn chứng rằng mấy ông này đều tin vào PG đi, rồi tính tiếp. Đây là danh sách các nhà vật lý lượng tử. (T cũng không biết cụ thể mày hiểu VL Lượng tử chính xác là cái gì không nữa)


Còn cái chuyện mày nói "nguyên cái sillicon val ko nhận người công giáo": cũng bớt xạo L lại luôn đi. Ko có vui đâu mà. Cho m danh sách 1 số ít người nổi tiếng theo đạo chúa ở SV đây. Không biết thì nghiên cứu trước, xem ba cái show truyền hình vớ vẩn cứ tin là thật.


nói tóm lại: bớt xạo L, bớt nổ, nhé. Tao cũng chả hứng thú gì nói chuyện với mày để chỉ ra cái sai của mày đâu, nhưng ở đây m xạo xạo lung tung các bạn khác lại tưởng mày nói đúng thì cũng chán.
Tao đã giác ngộ là ko cần tốn thời gian chứng minh những câu nói ất ơ, ko có data, trích dẫn là đúng hay sai :)).
Mày muốn tìm hiểu về PG thì có thể đọc sách, khá nhiều nhé. Và nên đọc sách nghiên cứu cho rõ ràng mạch lạc.
Ví dụ có thể đọc cuốn này
 
Tao đã giác ngộ là ko cần tốn thời gian chứng minh những câu nói ất ơ, ko có data, trích dẫn là đúng hay sai :)).
Mày muốn tìm hiểu về PG thì có thể đọc sách, khá nhiều nhé. Và nên đọc sách nghiên cứu cho rõ ràng mạch lạc.
Ví dụ có thể đọc cuốn này
Tao thấy thèng @KhiemCung có xu hướng tiên đạo hơn phật giáo :vozvn (14):
 
Tóm tắt: Chủ thớt post một bài về phật giáo (không có nguồn gốc rõ ràng).
Sau đó nêu lên giáo điều đạo giáo núp bóng suy nghĩ cá nhân.
Rất tiếc gặp phải tại hạ. Đọc kinh phật nhiều hơn coi phim sex từ năm 17 tuổi.
 
Giáo lý của PG ko mạnh, nó dễ kết hợp và hòa với các loại tôn giáo khác :)
Tao thì nghĩ nó cũng ngắn gọn súc tích cho nó dễ hiểu. Ít nhất là lý luận phải có lý chút thì mới làm dc.
 
Tao thì nghĩ nó cũng ngắn gọn súc tích cho nó dễ hiểu. Ít nhất là lý luận phải có lý chút thì mới làm dc.
Trong các ngành khoa học tự nhiên tao mới thấy khi các khái niệm đc định nghĩa, giải thích, chứng minh rõ ràng rồi nó mới tinh gọn thành các công thức để sài lại. Nhưng đó là khoa học tự nhiên. Áp dụng mấy kiểu tinh gọn giản lược vô ngành tâm lý, xã hội bị sai rất nhiều. Việc cố gắng giảm lược nó thành đơn giản gây ra nhiều hệ lụy khôn lường như bọn vĩ cuồng, mê tín, tập trung quyền lực....
 
Trong các ngành khoa học tự nhiên tao mới thấy khi các khái niệm đc định nghĩa, giải thích, chứng minh rõ ràng rồi nó mới tinh gọn thành các công thức để sài lại. Nhưng đó là khoa học tự nhiên. Áp dụng mấy kiểu tinh gọn giản lược vô ngành tâm lý, xã hội bị sai rất nhiều. Việc cố gắng giảm lược nó thành đơn giản gây ra nhiều hệ lụy khôn lường như bọn vĩ cuồng, mê tín, tập trung quyền lực....
Các công thức của bên tự nhiên cũng dc đặt trong điều kiện hoàn hảo, nó giản lược đi rất nhiều yếu tố thực tế. Vấn đề là tao thấy cần 1 phương pháp suy luận. Sự thiếu phương pháp suy luận chính là dẫn đến những hệ lụy kia mà vốn thật ra là ngành nào cũng có.
 
Các công thức của bên tự nhiên cũng dc đặt trong điều kiện hoàn hảo, nó giản lược đi rất nhiều yếu tố thực tế. Vấn đề là tao thấy cần 1 phương pháp suy luận. Sự thiếu phương pháp suy luận chính là dẫn đến những hệ lụy kia mà vốn thật ra là ngành nào cũng có.
Nỗ lực tìm kiếm phương pháp chính là việc phân tích và trình bày dưới dạng các mệnh đề logic của tụi triết học phân tích và chủ nghĩa thực chứng đó
 
Top