Kiến Thức Về Trà (phần 2): trà Việt Nam

Cảm ơn nhé, toy cung ko rành về trà ấm lắm nên cũng ko đua theo mấy đồ đó.
Có một số loại trà tq nhu thiết quan am cac thu sao phan biet dc that giả và theo chủ thread so vs trà vn nó co gì đặc sắc hơn ko mà thấy tầm giá cũng rơi vào cả triệu thế nhỉ
Phải nói thế này ạ: đại đa số trà bên nước ngoài đều mắc hơn trà Việt. Có nhiều lý do
Lý do thứ nhất: đường xa, thuế cao, chi phí tăng, tới tay người tiêu dùng là giá lên vài lần rồi. Ví dụ em mua trà TQA tầm giá 700k nhưng về đây bán lẻ thì ít nhất phải 1 triệu mới bắt đầu có lãi. Đây là điều bình thường.
Thứ 2: nó là 1 trong những danh trà huyền thoại Trung Hoa, cái Tiếng và Miếng nó có thật! Uống cũng có nhiều cái đặc sắc: ví dụ: màu sắc đẹp, nước trong, mùi thơm lạ,...
Thứ 3, TQA nhiều loại lắm. Có loại chỉ vài trăm k, có loại cả vài triệu 1kg. Nó ngoài thương hiệu thì hương và vị cũng có cái khác nhau. Ví dụ loại mắc hơn hương sâu, bền nước hơn, vị ngọt hơn... Kiểu như vậy á!
Tuy nhiên TQA ở Việt Nam giá tầm 1 triệu tới 1500k là chấp nhận được. Hơn thế em cũng thử rồi nhưng chỉ là do có thương hiệu nên bán mắc chứ không phải thật chất!
Còn phân biệt Thật- Giả thì thực tế mỗi 1 loại có Hương- Vị- Sắc khác nhau! Nhìn cái là đoán được trà đó trà nào, dòng nào. Còn thử sẽ bình được phẩm trà cao- thấp!
Trà Thiết Quan Âm đấy ạ. Loại này cũng giá tầm trung thôi. Nhưng em từng đọ với loại người ta bán mấy triệu thì chất hơn hẳn.
IMG_1077.jpg
 
Cho m hỏi . B biết ngoài Hà Lội có chỗ nào bán trà Tà Xùa , Thái Nguyên ổn mà giá hợp lý không?
 
Trà là chè đó ak. Ngày nào tôi cũng uống từ sáng đến tối . Ko biết có sao không bạn
 
Về ấm chén thì để tư vấn được kỹ và hợp ý bác em xin bác 1 số thông tin của bác: ví dụ về loại trà bác hay sử dụng, bác muốn chất liệu ntn? Hàng nội Việt Nam hay hàng Tàu?
Còn em cũng xin gợi ý 1 số loại ấm chén sau.
Thứ nhất, trong chơi trà có 1 câu thế này: "Ấm cũ nên Dùng, chén cũ nên Bỏ". Ấm cũ càng lâu, càng được sử dụng nhiều thì càng có giá trị. Chén thì chén của ai người ấy dùng. Đấy là quy tắc thứ nhất.
Về loại ấm: Mỗi 1 loại trà sẽ tương thích với 1 loại ấm nhất định. Ví dụ các loại trà như Hồng trà, Phổ Nhĩ hợp với ấm đất (tử sa, tử nê, đất sét...), do cần nhiệt độ cao. Ngoài ra một số khoáng chất trong ấm thoát ra cũng giúp trà ngon hơn (cái này em sẽ giải thích kỹ sau).
Các loại trà xanh như Thái Nguyên, Long Tỉnh, shan tuyết... thì nên dùng ấm sành, sứ. Nhất là sứ xanh. Cá biệt 1 số loại như Long Tỉnh thì nên dùng ấm thủy tinh. Đơn giản vì nó... đẹp. Thưởng trà thì phải thưởng cả Sắc- Hương- Vị. Hơn nữa thủy tinh hỗn nhiệt, thoát nhiệt nhanh. Nhiệt độ pha trà tầm 65, 70 độ thì thủy tinh hợp lý nhất.
Còn 1 số loại như Ô long thì sài đất hay sành sứ đều được. Tuy nhiên đất phải luyện. Vì ô long nổi trội nhất là mùi. Những ấm đất mới dùng hút hết mùi trà nên trà chẳng còn gì mà ngon nữa. Nên những ai dùng ấm đất pha Ô long thì thường dùng cái ấm đó rất lâu thì trà mới ngon được.
Còn nhiều các quy tắc nữa: ví dụ như mùa xuân, mùa hạ, mùa thu, mùa đông thì uống các loại ấm, chén khác nhau.. .cái đó sâu quá chắc phải nói sau.
***
Trong phân khúc giá 500k, bác cũng nhiều lựa chọn đấy. Nhưng em nghĩ Tuyệt ĐỐi nói Không với Tử Sa. Tử Sa mà 500k thì thành Tử Gần mẹ nó luôn. Muốn sài ấm đất bác gõ Ấm Thổ Túc (trên face) của nghệ nhân Bát Tràng mình. Tương đối ổn bác nhé.
Còn ấm sành sứ thì tha hồ lựa chọn. Ấm bát tràng, ấm Trung Quốc cũng rất tốt. Cái đó bác vào bất cứ tiệm trà nào cũng mua được. Bác ở Sài Gòn thì ghé quận 5 tới Trang Nhã. Còn ở ngoài Hà Lội thì... vô biên! Nhưng nhớ nhé. 500k nói Không với Tử Sa!
Chúc bác thưởng trà ngon.
Xài thử thì thấy ấm đất, sành sứ tính thổ, cầm thì nóng nhưng lâu dần ấm dễ chịu, nhưng thuỷ tinh thì chịu, nóng gắt dễ bỏng không thoải mái tí nào.
Đoạn bạn nói nước mang trên núi, suối mang về xuôi uống không còn ngon nữa cũng phần vì tính khí , thổ nhưỡng thay đổi nuớc không ngon nữa - tôi đoán vậy, vì trong đạo thì trà - nước - linh khí thuộc ngũ hành tương quan
 
Tao chuyên Trà đạo và nghiên cứu sâu về Tử Sa đây. Có mở shop nhé
 
Chia sẻ thêm với bác và mọi người 1 xíu về nước pha trà.
Ngày xửa ngày xưa nghe sách vở và giang hồ đồn câu nói nổi tiếng của Lục Vũ
Sơn thủy thượng, giang thủy trung, tĩnh thủy hạ...
Em cũng lặn lội lên núi kiếm nước pha trà. Đúng là lên núi pha trà thì ngon thật. Nước uống ko cũng ngọt. Sau em lấy can mang theo đổ đầy mang về pha. Tối hôm ấy trăng thanh gió mát em rủ thêm bạn pha trà thưởng thức. Cuối cùng sau khi pha nõn tôm với anh nước Sơn Thủy Thượng ấy... hỏng cả trà. Nó ko dậy được mùi. Nước sao sao ấy. Nói chung đổ cả bình trà. Nhưng rõ ràng lúc lết dc lên đến núi uống nước rất ngon.
Lý do rất đơn giản. Khi leo núi mệt quá và mất nước nên uống cái gì cũng ngon. Còn về nhà lại là chuyện khác. Pha mới hóa ra dở.
Chuyện mấy nước ion em cũng nghe quảng cáo nhiều và cũng thử. Nhưng ko được như lời đồn. Nhiều khi toàn chém gió để bán hàng.
Vậy nên theo thiển ý của em thi mình phải... Thử mới biết được. Và cái miệng mình là chuẩn nhất.
Ngay cả 1 vài quy tắc nước- trà- ấmcủa em cũng là do kinh nghiệm cá nhân mà thôi.
Câu chuyện đến LEVEL này tao ko còn gì để nói. Riêng chuyện nước tao bồi thêm thế này. Tao vốn ham rượu, Mẫu Sơn là loại rựou trứ danh. Bọn kinh doanh loại này đã bê nguyên công nghệ từ trên núi MS xuống TP Lạng sơn để nấu. Thoạt đầu dùng nước máy - hỏng. Tiếp đó chở nước từ trên núi xuống, vẫn hỏng ! Vấn đề ở đây là Mẫu Sơn cao cả ngàn mét, áp suất khí quyển thấp hơn ... Tao ko dám khẳng định nhưng tao nghĩ trà mày pha trên núi với dưới TP nó cũng same same vụ nấu rưọu !
 
Tôi mồm hỗn ko rành để phân biệt trà ngon . Nhưng cứ trà hoa vàng ở Quảng Ninh là số 1 VN tôi húp . Vừa đỡ khát vừa tăng cường sức khỏe
 
Nhân tiện anh em nào mà thích mua trà hoa vàng loại tốt nhất ở Quảng Ninh để uống hay biếu thì tôi có thể mua hộ cho. Giá thị trường 15tr 1kg , tôi mua chỗ quen biết có 12tr thôi
 
Tml cho hỏi cái, Trà Thanh sửu thế nào vậy, mày review cảm nhận xem
 
Cho m hỏi . B biết ngoài Hà Lội có chỗ nào bán trà Tà Xùa , Thái Nguyên ổn mà giá hợp lý không?
Thái Nguyên thì ngoài Hà Nội vô biên cương rồi bác. Chỗ nào cũng có! Nếu mà mua nhiều thì em nghĩ alo luôn lên Tân Cương hoặc La Bằng để mua. Ngày trước em có tới htx chè La Bằng, có 1 thương hiệu cánh lái xe Hà Nội- Thái Nguyên họ chỉ cho là nhà Tuất Thoi. Google là ra đó bác. Nhưng trong giới trà bọn em rất thích bạn Tân Vũ chủ tiệm trà Tân house. Còn Tà Xùa nhiều ông bán lắm mà giá hơi... trên trời. Còn em chủ yếu hợp tác với các cty. Bác gõ trà shan tuyết Thành Sơn. Cty này em thấy khá uy tín. Còn thú thật, đội bên Tà Xùa em có lấy nhưng ít bán, chủ yếu lấy đội Hà Giang.
 
Trà là chè đó ak. Ngày nào tôi cũng uống từ sáng đến tối . Ko biết có sao không bạn
Đúng rồi đó bác. Chè- chè- tea- cha.... nó đều xuất phát điểm là 1 cả. Bác uống nên uống sáng, thôi. Chiều hay tối nếu uống nên uống các loại trà nhẹ nhẹ cho êm bụng. Uống đậm mà lạnh không tốt bác ạ!
 
Xài thử thì thấy ấm đất, sành sứ tính thổ, cầm thì nóng nhưng lâu dần ấm dễ chịu, nhưng thuỷ tinh thì chịu, nóng gắt dễ bỏng không thoải mái tí nào.
Đoạn bạn nói nước mang trên núi, suối mang về xuôi uống không còn ngon nữa cũng phần vì tính khí , thổ nhưỡng thay đổi nuớc không ngon nữa - tôi đoán vậy, vì trong đạo thì trà - nước - linh khí thuộc ngũ hành tương quan
Cảm ơn bác đã chia sẻ 1 ý rất thú vị về nước. Còn về ấm thủy tinh, em có chia sẻ ở trên đấy ạ. Nó nóng nhưng thoát nhiệt rất nhanh. Và hơn nữa loại này chỉ pha 1 số loại trà Xanh cao cấp như nõn tôm và Long Tỉnh. Nhiệt độ cũng chỉ 70. Mục đích để ngắm trọn Hương- Sắc. Cách đây 4, 5 năm em đọc 1 số tài liệu về Long Tỉnh thì thấy thời Thanh, họ rất chuộng pha Long Tỉnh bằng thủy tinh. 1 phần vì thủy tinh thời đó cũng là hàng của giới nhà giàu.
 
Chưa thấy update bài viết gì mới nhỉ ="z
Dạ, cuối tuần là cái ngày chém gió bán trà nhiều nhất bác ạ. Nên em quên cả lên xàm. Còn bài viết lát em đăng vì đều viết cả rồi!
 
Tao chuyên Trà đạo và nghiên cứu sâu về Tử Sa đây. Có mở shop nhé
Vâng. Mảng tử sa tao thừa nhận tao chỉ mấp mé học nghề. Mày có kiến thức cao thâm mời mày chia sẻ cho anh em đồng hữu mở mắt.
 
Câu chuyện đến LEVEL này tao ko còn gì để nói. Riêng chuyện nước tao bồi thêm thế này. Tao vốn ham rượu, Mẫu Sơn là loại rựou trứ danh. Bọn kinh doanh loại này đã bê nguyên công nghệ từ trên núi MS xuống TP Lạng sơn để nấu. Thoạt đầu dùng nước máy - hỏng. Tiếp đó chở nước từ trên núi xuống, vẫn hỏng ! Vấn đề ở đây là Mẫu Sơn cao cả ngàn mét, áp suất khí quyển thấp hơn ... Tao ko dám khẳng định nhưng tao nghĩ trà mày pha trên núi với dưới TP nó cũng same same vụ nấu rưọu !
Cảm ơn bác đã chia sẻ. Về rượu tôi không rành lắm nên không dám nói vô. Còn về trà tôi nghĩ nó cũng ít nhiều liên quan bác ạ. Cũng là 1 ý rất hay. Cá nhân em viết cũng chưa thoát ý. Thực ra về chuyện nước, các ông trà thần, trà thánh từ ngày xưa bàn rất kỹ. Họ gọi nước là "Trà Hữu"- hiểu là bạn của trà. Riêng anh bạn Tàu thì bàn cái này chắc nát bấy luôn. Đời sau Lục Vũ thì quan điểm về nước về cơ bản cũng theo ý nhưng bổ sung thêm 1 cái đó là nước tuyết tan. Sau đó họ lại cầu kỳ tuyết phải là tuyết nào? Tuyết ở trên núi mới thực là nước tốt pha trà... Và họ cũng rất kỳ công chọn các dòng nước ngon, nước tốt và liệt kê ra các danh thủy này cho trà nhân. Việt Nam mình thì nhiều cái đi sau Tàu rất rất xa. Tuy nhiên anh ta hay anh Tàu đều dính 1 cái nhược điểm đó là xây dựng các khái niệm rất mơ hồ. Một phần do khoa học chưa cao. (Hiện nay TQ đã khắc phục được và nó nghiên cứu... kinh khủng lắm!) Nên khi nói về nước, về trà vẫn dùng những hình ảnh mang tính ước lệ là nhiều chứ không nói được thật chất của nước: ví dụ độ PH bao nhiêu, khoáng chất trong nước bao nhiêu, nhiệt độ bao nhiêu, pha trong môi trường áp suất bao nhiêu...
Còn về cái đoạn em tả nước trên núi. Em hay đi leo núi thật. Nhưng hay đi... 1 mình nên bảo khám phá cách danh sơn của Việt Nam mình là chưa. Chủ yếu là núi thấp, trên dưới 1000m. Em đi nhiều ở trong Nam hơn ngoài bắc. Và nước thì cũng có lúc ngon, lúc dở chứ ko hẳn là dở hết. Ví dụ lên trên Bảo Lộc có 1 cái giếng rất ngon. Nước ở đó lấy về tp pha trà vẫn ok. Vậy nên em đề cao cái trải nghiệm của từng người hơn! Câu văn hơi lủng củng, nhiều khi không rõ ý. Cảm ơn bác nhiều.
 
Tôi mồm hỗn ko rành để phân biệt trà ngon . Nhưng cứ trà hoa vàng ở Quảng Ninh là số 1 VN tôi húp . Vừa đỡ khát vừa tăng cường sức khỏe
Vậy là biết ông nhà giàu rồi. KKK.
 
Thứ Hai là ngày đầu tuần, lên bài chém gió với mọi người!
Trước khi viết bài thì mong mong mọi người đọc qua 1 số lời tâm sự thật lòng. Thế giới Trà thì nó mênh mông lắm, và chính bản thân tôi thừa nhận cũng mới chỉ mon men đi vào mép lá trà thôi, kiến thức còn hổng, thiếu nhiều, và cũng rất cầu thị được học hỏi những người giỏi hơn muốn chia sẻ. Nhưng chủ yếu chuyện trà thôi nhé! Còn mấy cái khác như gái gú, chính trị chính em, (Tôi Cũng Máu Lắm) nhưng để tránh loãng topic mong mọi người hạn chế lạm bàn!
Thứ hai là kiến thức của tôi thực tế cũng chỉ là Hệ Thống Lại từ các nguồn sau:
1. Sách Vở: các cuốn mọi người nên đọc đã được Việt dịch rất nhiều như Trà Kinh (Lục Vũ), Trà Thư (Okakura Kakuro), Trà Dữ TQ Văn Hóa, Lịch sử của trà, và 1 số cuốn sách khác (tôi lười lên lầu lấy lắm). Ngoài ra người Việt cũng có 1 số sách như Vũ Trung Tùy Bút (phần Thú Uống Trà Tàu), Vang Bóng Một Thời (Chiếc ấm đất và Hương Trà) Cây Chè Việt Nam (ĐỖ Ngọc QUỹ), Trà thiền và ăn chay, Hương Trà (ĐỖ Trọng Hòe), Văn Minh Trà Việt (Trịnh Quang DŨng), Trà Kinh (Vũ Thế Ngọc), 1 số sách của cụ Vương Hồng Sển, và mới đây nhất là Thường Trà Thật Đẹp- Thật Vui của anh Tuấn Tử Sa và Chuyện Trà của Trần Quang Đức (đây là 1 trong những cuốn tôi thích nhất)
2. ĐI thực tế
3. Học hỏi qua các cuộc trà đàm chém gió từ chính những người đi trước thậm chí cả người nông dân mình nữa (ai hiểu cây chè hơn bác nông dân?)
Vì thế nên mọi người có thể tự đọc, học và nghiên cứu các nguồn ở trên cứ thoải mái nhảy vào tranh luận, chém gió. Đặc biệt là kinh nghiệm uống trà của bản thân.
Một vài lời nhỏ nhặt xin chia sẻ. Còn dưới đây, bài này mình đã viết rồi, nay thêm thắt 1 số ý cho các bạn chưa đọc mà thôi!
Thiết kế chưa có tên.png
Chương 1: Khái Niệm Trà Việt

Đây có lẽ là thứ bị nhiều người bỏ qua nhất khi nói về Trà. Có 1 thực tế là hầu hết các sách viết về Trà đều dày công nghiên cứu để truy nguyên về nguồn gốc của cây chè cũng như từ nguyên chữ “Trà”: “Đồ- Trà- Chè- Cha- Thea- Tea…” Tuy nhiên lại quên nêu 1 cái khái niệm cơ bản Trà là gì?

Vì đa số mọi người mặc nhiên nghĩ tới trà là nghĩ tới thức uống làm từ cây chè Camellia sinensis. Tuy nhiên thực tế dân gian dùng chữ Trà trong rất nhiều trường hợp và gọi tên vô số thức uống.

Ví dụ: Trà Thái Nguyên, trà Ô long, trà vối, trà nụ, trà hoa cúc, trà đắng, trà habicus, trà mate….

Thậm chí vua Minh Mạng khi thử Cà phê còn dùng 1 cái tên “Dương Trà”- trà Tây để chỉ thức uống này. Điều đó chứng tỏ trong tiềm thức dân Việt Nam, “Trà” không chỉ là chỉ 1 thức uống được chế biến từ cây chè Camellia mà có nghĩa rộng hơn.

Sau nhiều năm quan sát, tìm hiểu và thực địa mình có 1 cái khái niệm nho nhỏ về trà như sau. (Xin lưu ý 1 chút, phạm vi khái niệm này nằm trong lãnh thổ Việt Nam thôi ạ.)

“Trà là một thức uống giải khát được chế biến từ các loại thảo mộc tự nhiên.”

Đây là thiển ý cá nhân em. Có bác nào góp ý thêm xin cứ vô tư.

Dựa theo khái niệm này, trà Việt được chia là 2 dòng cơ bản:

1. Là các loại sản phẩm được chế biến từ cây chè Camellia

Ví dụ: bạch trà, trà Thái Nguyên, Ô long, trà đen…

2. Các loại trà thảo mộc khác

Ví dụ: trà vối, trà nụ, trà đắng (khổ đinh trà), trà hoa cúc, trà gừng, trà thảo dược, trà cung đình….

Trong đó, em xin tập trung vào vế thứ nhất: Các loại trà được chế biến từ cây chè Camellia.
5.png
Và tất cả các bài viết sau sẽ tập trung vào loại này.

Tại Việt Nam thì cách phân loại trà có điểm Khác và Giống ở Tây và Tàu. Giống là tuy cùng ảnh hưởng hệ thống của Tây, Tàu nhưng nó bị chồng chéo khái niệm. Vì thế mỗi 1 loại trà phải phân tích nó ra theo hệ thống nào. Đặc biệt hơn nữa, chúng ta phải phân biệt được Giống trà với Loại trà.

Ví dụ: giống trà như shan tuyết cổ thụ cũng là một giống trà. Tuy nhiên khi nói sản phẩm thì chúng ta hiểu mỗi loại 1 cách thức khác:

  • Trà shan tuyết 1 tôm 1 lá: hiểu là trà Xanh được chế biến từ cây trà shan tuyết, phẩm trà 1 tôm 1 lá
  • Hồng trà shan tuyết 1 tôm 1 lá: hiểu là hồng trà (lên men cao) được chế biến từ cây trà shan tuyết, phẩm trà 1 tôm 1 lá…
Vì thế khi mua trà, để tránh mua nhầm thì nên hỏi kỹ các vấn đề sau:

  • Trà đó là trà gì?
  • Nguồn gốc xuất xứ (rất quan trọng), càng chi tiết càng tốt
  • Phẩm trà: đinh, tôm, móc câu, lá hay bồm,…
Ngoài ra em cũng xin giải thích 1 số thuật ngữ cơ bản trong trà. Đặc biệt trong định giá phẩm trà. Trung Quốc xây dựng hẳn 1 bộ phân cấp phẩm trà: liên tâm, kỳ thương, ngạnh phiến, tước thiệt,… còn Việt Nam sử dụng những từ ngữ khác dù cũng tương đương về nghĩa.
Ví dụ:
-Trà đinh (đinh ngọc) thường được dùng trong trà Thái Nguyên, chỉ búp trà non vụ Xuân (hoặc Xuân sớm), (kiểu như đỉnh của đỉnh ấy) lúc ấy búp trà mới nhú hình dạng như cái đinh.
- Nõn tôm: lúc này búp đã tách bẹ, hình giống như đuôi con tôm
- Tôm 1 lá, tôm 2 lá: hiểu là búp và 1 lá dưới, 2 lá dưới
- Móc câu: thực ra là Mốc Cau nhưng bị gọi chệch. Nguyên xưa các cụ ta chế trà kỹ thuật chưa được cao, những loại nào sao còn giữ lại được lớp lông mao sẽ nhìn như hình sợi mốc của cau khô và đánh giá nó là trà ngon. Sau gọi chệch thành Móc Câu. Phẩm trà Mốc Câu thì mỗi nơi đánh giá mỗi kiểu, tựu trung là trà dưới nõn tôm, hạng trung.
- Trà bồm: hiểu là lá trà già, lớn (em nghĩ từ này bắt nguồn từ chữ “Bồm)

Ngoài ra còn rất nhiều chữ nghĩa lung tung xèng, mỗi bài em sẽ giải thích thêm cho mọi người đỡ loạn!
Chúc mọi người thưởng trà ngon và đón đọc bài 2 “Các vùng trà và danh trà Việt Nam”.

Trà Nam Hoa
 
Thứ Hai là ngày đầu tuần, lên bài chém gió với mọi người!
Trước khi viết bài thì mong mong mọi người đọc qua 1 số lời tâm sự thật lòng. Thế giới Trà thì nó mênh mông lắm, và chính bản thân tôi thừa nhận cũng mới chỉ mon men đi vào mép lá trà thôi, kiến thức còn hổng, thiếu nhiều, và cũng rất cầu thị được học hỏi những người giỏi hơn muốn chia sẻ. Nhưng chủ yếu chuyện trà thôi nhé! Còn mấy cái khác như gái gú, chính trị chính em, (Tôi Cũng Máu Lắm) nhưng để tránh loãng topic mong mọi người hạn chế lạm bàn!
Thứ hai là kiến thức của tôi thực tế cũng chỉ là Hệ Thống Lại từ các nguồn sau:
1. Sách Vở: các cuốn mọi người nên đọc đã được Việt dịch rất nhiều như Trà Kinh (Lục Vũ), Trà Thư (Okakura Kakuro), Trà Dữ TQ Văn Hóa, Lịch sử của trà, và 1 số cuốn sách khác (tôi lười lên lầu lấy lắm). Ngoài ra người Việt cũng có 1 số sách như Vũ Trung Tùy Bút (phần Thú Uống Trà Tàu), Vang Bóng Một Thời (Chiếc ấm đất và Hương Trà) Cây Chè Việt Nam (ĐỖ Ngọc QUỹ), Trà thiền và ăn chay, Hương Trà (ĐỖ Trọng Hòe), Văn Minh Trà Việt (Trịnh Quang DŨng), Trà Kinh (Vũ Thế Ngọc), 1 số sách của cụ Vương Hồng Sển, và mới đây nhất là Thường Trà Thật Đẹp- Thật Vui của anh Tuấn Tử Sa và Chuyện Trà của Trần Quang Đức (đây là 1 trong những cuốn tôi thích nhất)
2. ĐI thực tế
3. Học hỏi qua các cuộc trà đàm chém gió từ chính những người đi trước thậm chí cả người nông dân mình nữa (ai hiểu cây chè hơn bác nông dân?)
Vì thế nên mọi người có thể tự đọc, học và nghiên cứu các nguồn ở trên cứ thoải mái nhảy vào tranh luận, chém gió. Đặc biệt là kinh nghiệm uống trà của bản thân.
Một vài lời nhỏ nhặt xin chia sẻ. Còn dưới đây, bài này mình đã viết rồi, nay thêm thắt 1 số ý cho các bạn chưa đọc mà thôi!
View attachment 767850
Chương 1: Khái Niệm Trà Việt

Đây có lẽ là thứ bị nhiều người bỏ qua nhất khi nói về Trà. Có 1 thực tế là hầu hết các sách viết về Trà đều dày công nghiên cứu để truy nguyên về nguồn gốc của cây chè cũng như từ nguyên chữ “Trà”: “Đồ- Trà- Chè- Cha- Thea- Tea…” Tuy nhiên lại quên nêu 1 cái khái niệm cơ bản Trà là gì?

Vì đa số mọi người mặc nhiên nghĩ tới trà là nghĩ tới thức uống làm từ cây chè Camellia sinensis. Tuy nhiên thực tế dân gian dùng chữ Trà trong rất nhiều trường hợp và gọi tên vô số thức uống.

Ví dụ: Trà Thái Nguyên, trà Ô long, trà vối, trà nụ, trà hoa cúc, trà đắng, trà habicus, trà mate….

Thậm chí vua Minh Mạng khi thử Cà phê còn dùng 1 cái tên “Dương Trà”- trà Tây để chỉ thức uống này. Điều đó chứng tỏ trong tiềm thức dân Việt Nam, “Trà” không chỉ là chỉ 1 thức uống được chế biến từ cây chè Camellia mà có nghĩa rộng hơn.

Sau nhiều năm quan sát, tìm hiểu và thực địa mình có 1 cái khái niệm nho nhỏ về trà như sau. (Xin lưu ý 1 chút, phạm vi khái niệm này nằm trong lãnh thổ Việt Nam thôi ạ.)

“Trà là một thức uống giải khát được chế biến từ các loại thảo mộc tự nhiên.”

Đây là thiển ý cá nhân em. Có bác nào góp ý thêm xin cứ vô tư.

Dựa theo khái niệm này, trà Việt được chia là 2 dòng cơ bản:

1. Là các loại sản phẩm được chế biến từ cây chè Camellia

Ví dụ: bạch trà, trà Thái Nguyên, Ô long, trà đen…

2. Các loại trà thảo mộc khác

Ví dụ: trà vối, trà nụ, trà đắng (khổ đinh trà), trà hoa cúc, trà gừng, trà thảo dược, trà cung đình….

Trong đó, em xin tập trung vào vế thứ nhất: Các loại trà được chế biến từ cây chè Camellia.
View attachment 767851
Và tất cả các bài viết sau sẽ tập trung vào loại này.

Tại Việt Nam thì cách phân loại trà có điểm Khác và Giống ở Tây và Tàu. Giống là tuy cùng ảnh hưởng hệ thống của Tây, Tàu nhưng nó bị chồng chéo khái niệm. Vì thế mỗi 1 loại trà phải phân tích nó ra theo hệ thống nào. Đặc biệt hơn nữa, chúng ta phải phân biệt được Giống trà với Loại trà.

Ví dụ: giống trà như shan tuyết cổ thụ cũng là một giống trà. Tuy nhiên khi nói sản phẩm thì chúng ta hiểu mỗi loại 1 cách thức khác:

  • Trà shan tuyết 1 tôm 1 lá: hiểu là trà Xanh được chế biến từ cây trà shan tuyết, phẩm trà 1 tôm 1 lá
  • Hồng trà shan tuyết 1 tôm 1 lá: hiểu là hồng trà (lên men cao) được chế biến từ cây trà shan tuyết, phẩm trà 1 tôm 1 lá…
Vì thế khi mua trà, để tránh mua nhầm thì nên hỏi kỹ các vấn đề sau:

  • Trà đó là trà gì?
  • Nguồn gốc xuất xứ (rất quan trọng), càng chi tiết càng tốt
  • Phẩm trà: đinh, tôm, móc câu, lá hay bồm,…
Ngoài ra em cũng xin giải thích 1 số thuật ngữ cơ bản trong trà. Đặc biệt trong định giá phẩm trà. Trung Quốc xây dựng hẳn 1 bộ phân cấp phẩm trà: liên tâm, kỳ thương, ngạnh phiến, tước thiệt,… còn Việt Nam sử dụng những từ ngữ khác dù cũng tương đương về nghĩa.
Ví dụ:
-Trà đinh (đinh ngọc) thường được dùng trong trà Thái Nguyên, chỉ búp trà non vụ Xuân (hoặc Xuân sớm), (kiểu như đỉnh của đỉnh ấy) lúc ấy búp trà mới nhú hình dạng như cái đinh.
- Nõn tôm: lúc này búp đã tách bẹ, hình giống như đuôi con tôm
- Tôm 1 lá, tôm 2 lá: hiểu là búp và 1 lá dưới, 2 lá dưới
- Móc câu: thực ra là Mốc Cau nhưng bị gọi chệch. Nguyên xưa các cụ ta chế trà kỹ thuật chưa được cao, những loại nào sao còn giữ lại được lớp lông mao sẽ nhìn như hình sợi mốc của cau khô và đánh giá nó là trà ngon. Sau gọi chệch thành Móc Câu. Phẩm trà Mốc Câu thì mỗi nơi đánh giá mỗi kiểu, tựu trung là trà dưới nõn tôm, hạng trung.
- Trà bồm: hiểu là lá trà già, lớn (em nghĩ từ này bắt nguồn từ chữ “Bồm)

Ngoài ra còn rất nhiều chữ nghĩa lung tung xèng, mỗi bài em sẽ giải thích thêm cho mọi người đỡ loạn!
Chúc mọi người thưởng trà ngon và đón đọc bài 2 “Các vùng trà và danh trà Việt Nam”.

Trà Nam Hoa
Tiêu mỗ bắt đầu hoa mắt chóng mặt , dù sáng nay bụng đói và chưa uống trà.

Biên tiếp và mạch chậm tí, tránh trong 1 bài nhiều danh trà và chủng loại quá anh em bị rối ấy Ninh .
Nên đi tới đâu sâu tới đó, thay vì liệt kê 1 loạt rồi quay lại giải thích từng cái.

-Chỉ là ngu ý của Tiêu mỗ_
 
Phải nói thế này ạ: đại đa số trà bên nước ngoài đều mắc hơn trà Việt. Có nhiều lý do
Lý do thứ nhất: đường xa, thuế cao, chi phí tăng, tới tay người tiêu dùng là giá lên vài lần rồi. Ví dụ em mua trà TQA tầm giá 700k nhưng về đây bán lẻ thì ít nhất phải 1 triệu mới bắt đầu có lãi. Đây là điều bình thường.
Thứ 2: nó là 1 trong những danh trà huyền thoại Trung Hoa, cái Tiếng và Miếng nó có thật! Uống cũng có nhiều cái đặc sắc: ví dụ: màu sắc đẹp, nước trong, mùi thơm lạ,...
Thứ 3, TQA nhiều loại lắm. Có loại chỉ vài trăm k, có loại cả vài triệu 1kg. Nó ngoài thương hiệu thì hương và vị cũng có cái khác nhau. Ví dụ loại mắc hơn hương sâu, bền nước hơn, vị ngọt hơn... Kiểu như vậy á!
Tuy nhiên TQA ở Việt Nam giá tầm 1 triệu tới 1500k là chấp nhận được. Hơn thế em cũng thử rồi nhưng chỉ là do có thương hiệu nên bán mắc chứ không phải thật chất!
Còn phân biệt Thật- Giả thì thực tế mỗi 1 loại có Hương- Vị- Sắc khác nhau! Nhìn cái là đoán được trà đó trà nào, dòng nào. Còn thử sẽ bình được phẩm trà cao- thấp!
Trà Thiết Quan Âm đấy ạ. Loại này cũng giá tầm trung thôi. Nhưng em từng đọ với loại người ta bán mấy triệu thì chất hơn hẳn.
View attachment 766777


Nhà T cũng có Thiết Quan Âm, Long Tỉnh, Ô Long...Trà Việt cũng vài loại từ Shan Tuyết, Tân Cương...Tựu chung lại trà thì tao đánh giá các loại của TQ sẽ đượm hương hơn vị, các loại trà Trung tao hay dùng ấm men hoả biến, đất của vùng Nghi Hưng. Còn trà Việt thì tao dùng ấm tử sa Bát Tràng, trà việt sẽ đượm vị hơn hương, có thể do thói quen dùng trà của người Việt nên Trà Trung chỉ để thưởng thức, chứ uống nhiều k thấy ai khen.
Nhà tao có bộ ấm tử sa, cũng làm thủ công, tao được khách tặng nghe đâu cũng hơn 5000 tệ năm 2009. Giờ chắc được giá, nhà ông bạn tao bên đó có ấm của Cố Cảnh Chu, nghe đâu bảo giá cũng hơn 500 ngàn tệ.
Uống trà thì người Việt dễ tính, không cầu kì, nên chưa có văn hoá thưởng trà như Nhật. Còn về trà của trung đến giờ tao vẫn đánh giá cao vì nó có phân ra nhiều thứ ví dụ như
- Trà cụ, bên đó có hàng chục món đồ dùng để pha, từ đồ tráng chén, đồ gắp trà, bàn trà...tao từng lạc trong 1 bàn trà làm từ nguyên 1 gốc gỗ to tổ bố, điêu khắc rồng phượng, hoa lá...mà về VN chưa thấy chỗ nào có
- Không gian: Bên TQ nó rất quan trọng không gian uống trà, một số nơi tao đến đều có phòng trà riêng để thưởng trà, với phong cảnh hữu tình, không gian riêng tư có cả khép kín lẫn hoà vào thiên nhiên.
- Bối cảnh: Mỗi dịp lễ tết, hoặc sự kiện là có lý do thưởng trà, đương nhiên với mỗi dịp đó họ sẽ pha một loại trà khác nhau. Ví dụ tao được tiếp bằng Long Tỉnh hảo hạng chỉ dành cho khách quý khi ngồi kí hợp đồng, nhưng khi làm bạn với họ xong thì họ lại dùng Ô Long để đàm đạo, tao có hỏi là tại sao thì họ bảo là cái gì mới mẻ, trân trọng sẽ trịnh trọng hơn, không cầu kì quá, nhưng phải để khách thư thái và có thể nhớ về thời gian đó lâu nhất. Còn khi là bạn bè tâm sự thì trà chỉ là thứ tiếp dẫn cho câu chuyện. Sau tao xem thì giá của 2 loại bạn tao mời giá ngang nhau.
...
Còn hơi nhiều, nhưng tao xin phép chia sẻ tí tẹo về cái tao thấy, chứ về trà Việt tao lại hơi ít kiến thức.
 
Top