Lịch sử Việt Nam – Truyện mấy ông tướng thời cổ ở VN

Ở đây có tml nào tìm hiểu về chiến tranh Lê-Mạc không? Tuy tao không tìm được nhiều nguồn tài liệu, nhưng tao vẫn thấy vụ đấy bánh cuốn phết luôn. Từ vụ Thái Tổ Đăng Dung vì đại cục mà nhẫn nhịn tự trói mình để yên lòng nhà Minh, cho đến cụ Nguyễn Kim tự dưng móc được ra ông Chúa Chổm Trang Tông rất là sặc mùi thuyết âm mưu. Rồi hai bên chém nhau suốt hơn trăm năm với nhiều trận đọc thấy đỉnh vkl, chắc còn hơn đứt mấy cuộc nội chiến bên tàu.

Nhưng chẳng hiểu sao mà lại thấy có rất ít tư liệu lưu lại, thậm chí cuộc nội chiến này còn không nổi tiếng bằng cuộc chiến hai đàng trong-ngoài, không lâu sau đó. Không biết có phải do tao tìm ngu hay là do bên Lê Trung Hưng thắng xong thì tự biên lịch sử các kiểu??

Vậy có tml nào biết thêm thông tin thì chỉ tao vs, tks!
Ngắn gọn. Nội chiến là thương đau, chẳng có mấy trang kiểu sử thi anh hùng nào lên sử cả
 
Ngắn gọn. Nội chiến là thương đau, chẳng có mấy trang kiểu sử thi anh hùng nào lên sử cả
nhưng mà chiến tranh hai đàng trong-ngoài vẫn có nhiều tư liệu mà, thậm chí còn có nhiều nguồn phân tích cả về yếu tố kinh tế, chính trị tác động thế nào tới kết quả cuộc chiến nữa.
Tao nhớ là từng đọc được vụ có ông chúa Nguyễn vì chính sách đổi tiền đồng ra kẽm bị xịt, nên gây ra nội loạn ở đàng trong => thúc đẩy việc quân tây sơn nổi lên nữa.
Chẳng lẽ là do các sử gia đếch ưa nhà Mạc?
 
quan điểm m là sai r, m nên phân biệt rõ ràng nội chiến và ngoại xâm, m nói tây sơn giết ng vn giêt trong hoàn cảnh nào ghi rõ nguồn ra, chứ t k nghĩ buôn nước bọt suông k cần giết ng có thể thống nhất giang sơn, m nêu ví dụ ông hồ xin viện trợ của nga nó là chuyện hoàn toàn khác nha, đó là quan hệ đồng minh đánh đổi n` thứ k rõ rảnh tìm hiểu , nhưng ít nhất ông hồ đứng ở vị thế đồng minh có cái để trao đổi, còn nhà lê thân là vua mất nc chạy quân có bao nhiêu lính theo hả, rồi vua lê 2 bàn tay trắng lấy j để trao đổi lợi ích hay đó chỉ là 1 cái lí do cho trung quốc xâm lược, lịch sử chứng minh bao năm qua trung quốc nó xâm chiếm vn có việc j tốt m nghĩ nó qua giúp vua lê xong ngoan ngoãn rút quân về ,vua quang trung đánh giặc ngoại xâm thì m nói là thảo khấu giết hại dân việt, còn vua lê dẫn voi về rày mả tổ thì m gọi là đồng minh viện trợ, từ khi nào tq là đồng minh vậy, từ khi nào việc bán nc thành việc chính nghĩa vậy, theo m có nên bỏ đi mấy bước tượng của các vị tướng chống ngoại xâm ko, vậy những ng ntn đang làm cái j vậy
1. Chống lại, giành chiến thắng và được vinh danh
- Ngô Quyền chống quân Nam Hán.
- Nhà Lý đánh bại quân nhà Tống.
- Nhà Trần 3 lần chống Nguyên - Mông.
- Nhà Lê đánh đuổi quân Minh.
- Vua Quang Trung đánh bại quân Thanh.
2. Chống lại, thất bại, nhưng vẫn được vinh danh
- Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Lý Nam Đế, Mai Hắc Đế, Triệu Quang Phục ..
Thằng này phân tích vấn đề đúng...
Cùng 1 hành động nhưng động cơ khác nhau.
 
Hơi khó nói vì nhiều điều kiện khác hẳn nhau. Có vài người rất giỏi - Đinh Tiên Hoàng, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Quang Trung. Cá nhân tao đánh giá Trần Hưng Đạo cao nhất. Quang Trung và Lý thường Kiệt từng đánh nhau với 30 vạn quân TQ nhưng quy mô 45-50 vạn mà là 2 lần thì chưa. Lại như lần chống Nguyên Mông thứ 2 kẹp giữa thế gọng kiềm từ Champa đánh ra, Vân Nam đánh sang, Quảng Tây đánh xuống. Mà vẫn thắng lợi thì quả thật là Quang Trung và Lý Thường Kiệt k bằng được
Trần Hưng Đạo đánh quân nguyên ở trên đất nhà, lòng dân lúc đó đều hướng về nhà Trần, lại đúng thời điểm sang hạ, chướng khí nhiều nên quân nguyên thủy thổ không hợp sinh bệnh nhiều. Còn Quang Trung đánh quân Thanh ở ngoài Bắc cũng ko thể coi là đất nhà được, lúc đó sĩ phu Bắc Hà vẫn hướng về nhà Lê. Quang Trung mấy lần ra Bắc đều không thu phục được lòng người đất Bắc. Hơn nữa lực của Quang Trung cũng không thể coi là mạnh, tập đoàn Tây Sơn vừa hình thành thì phải đối đầu với quân Siêm ở phía Nam rồi quân Thanh phía Bắc. Trong nước lòng người không thống nhất mà quật được 2 thế lực ngoại bang, tao cho thế là tài.
 
Trần Hưng Đạo đánh quân nguyên ở trên đất nhà, lòng dân lúc đó đều hướng về nhà Trần, lại đúng thời điểm sang hạ, chướng khí nhiều nên quân nguyên thủy thổ không hợp sinh bệnh nhiều. Còn Quang Trung đánh quân Thanh ở ngoài Bắc cũng ko thể coi là đất nhà được, lúc đó sĩ phu Bắc Hà vẫn hướng về nhà Lê. Quang Trung mấy lần ra Bắc đều không thu phục được lòng người đất Bắc. Hơn nữa lực của Quang Trung cũng không thể coi là mạnh, tập đoàn Tây Sơn vừa hình thành thì phải đối đầu với quân Siêm ở phía Nam rồi quân Thanh phía Bắc. Trong nước lòng người không thống nhất mà quật được 2 thế lực ngoại bang, tao cho thế là tài.
Mày có thể đọc qua cuốn, Lịch sử Nội chiến Việt Nam để thấy Quang Trung mộ lính ntn. Ở giai đoạn đó, có lẽ k cần thiết cái gọi là lòng dân
Cuộc chiến giữa Tây Sơn và Quân Thanh là cuộc chiến chính quy đúng nghĩa, k phải là chiến tranh nhân dân
Mỗi người có một quan điểm, với tao, Quang Trung là Anh Hùng, nhưng cũng là một giặc cỏ điển hình...
 
Ở đây có tml nào tìm hiểu về chiến tranh Lê-Mạc không? Tuy tao không tìm được nhiều nguồn tài liệu, nhưng tao vẫn thấy vụ đấy bánh cuốn phết luôn. Từ vụ Thái Tổ Đăng Dung vì đại cục mà nhẫn nhịn tự trói mình để yên lòng nhà Minh, cho đến cụ Nguyễn Kim tự dưng móc được ra ông Chúa Chổm Trang Tông rất là sặc mùi thuyết âm mưu. Rồi hai bên chém nhau suốt hơn trăm năm với nhiều trận đọc thấy đỉnh vkl, chắc còn hơn đứt mấy cuộc nội chiến bên tàu.

Nhưng chẳng hiểu sao mà lại thấy có rất ít tư liệu lưu lại, thậm chí cuộc nội chiến này còn không nổi tiếng bằng cuộc chiến hai đàng trong-ngoài, không lâu sau đó. Không biết có phải do tao tìm ngu hay là do bên Lê Trung Hưng thắng xong thì tự biên lịch sử các kiểu??

Vậy có tml nào biết thêm thông tin thì chỉ tao vs, tks!
Lịch sử do người thắng cuộc viết. Trong sách sử của nhà Lê vẫn phải viết dưới thời nhà Mạc rất thái bình không lo trộm cướp. Nguyễn Bỉnh Khiêm là người có ảnh hưởng nhất thế kỷ 16 ủng hộ nhà Mạc. Gốm sứ nhà Mạc đạt tới một trình độ rất cao. Quân hùng tướng mạnh với cặp văn võ Kính Điển, Ngọc Liễn. Các con cháu của nhà Mạc vẫn giữ được vùng Cao Bằng cả trăm năm. Đặc biệt rất ít người biết triều đình nhà Nguyễn cũng là con cháu nhà Mạc
 
nhưng mà chiến tranh hai đàng trong-ngoài vẫn có nhiều tư liệu mà, thậm chí còn có nhiều nguồn phân tích cả về yếu tố kinh tế, chính trị tác động thế nào tới kết quả cuộc chiến nữa.
Tao nhớ là từng đọc được vụ có ông chúa Nguyễn vì chính sách đổi tiền đồng ra kẽm bị xịt, nên gây ra nội loạn ở đàng trong => thúc đẩy việc quân tây sơn nổi lên nữa.
Chẳng lẽ là do các sử gia đếch ưa nhà Mạc?
Cái này là thật. Có thời điểm nhà Mạc được coi là ngụy triều
 
- Người rất giỏi mà bị đời sau, rồi sách sử phỉ báng là Lê Long Đĩnh, Nguyễn Ánh.
- Người tàn ác, âm mưu mà được tô hồng là Lê Hoàn, Nguyễn Huệ.

Chúng mày kể thêm đi.
 
Hoàng Ngũ Phúc đánh Phú Xuân, tạo điều kiện cho Huệ Nhạc phá nát đàng Ngoài. Sau này triều Nguyễn quật khởi cũng liệt Ngũ Phúc vào hạng ngụy tướng
 
Hoàng Ngũ Phúc đánh Phú Xuân, tạo điều kiện cho Huệ Nhạc phá nát đàng Ngoài. Sau này triều Nguyễn quật khởi cũng liệt Ngũ Phúc vào hạng ngụy tướng
Cái này là bình thường mà. Xét cho cùng Trịnh Nguyễn đối đầu, kể cả k có sự việc Phúc đánh chiếm Phú Xuân thì họ Trịnh cũng vốn dĩ bị đánh giá k ra gì rồi...
Thời gian cũng che lấp đi khá nhiều thứ, trong đó có sự thật
 
Cái này là bình thường mà. Xét cho cùng Trịnh Nguyễn đối đầu, kể cả k có sự việc Phúc đánh chiếm Phú Xuân thì họ Trịnh cũng vốn dĩ bị đánh giá k ra gì rồi...
Thời gian cũng che lấp đi khá nhiều thứ, trong đó có sự thật
ukm. tao thấy ông tướng này đánh thắng nhiều trận mà ít người biết tới. Ông này còn sống thì Nhạc Huệ chưa chắc xưng bá được.
 
ukm. tao thấy ông tướng này đánh thắng nhiều trận mà ít người biết tới. Ông này còn sống thì Nhạc Huệ chưa chắc xưng bá được.
Nếu so về tài năng Hoàng Ngũ Phúc không bằng nguyễn huệ được. Cái này tao chắc chắn luôn. Hơn nữa họ Trịnh cũng tan hoang sau thời Trịnh Sâm rồi, chả cứu vãn được nữa.
Nhưng có chữ nếu - Phúc còn trẻ, họ Trịnh chưa nát thì kể cả Huệ có giỏi, Phúc vẫn có thể dựa vào địa thế mà giữ được nửa mảnh Giang sơn. Xưa Nguyễn Hữu Dật tài như thế, quân Nguyễn còn đông đảo hơn quân Tây sơn còn chẳng vượt Linh Giang diệt Trịnh tộc, há Phúc k giữ nổi bắc hà sao?
 
Nếu so về tài năng Hoàng Ngũ Phúc không bằng nguyễn huệ được. Cái này tao chắc chắn luôn. Hơn nữa họ Trịnh cũng tan hoang sau thời Trịnh Sâm rồi, chả cứu vãn được nữa.
Nhưng có chữ nếu - Phúc còn trẻ, họ Trịnh chưa nát thì kể cả Huệ có giỏi, Phúc vẫn có thể dựa vào địa thế mà giữ được nửa mảnh Giang sơn. Xưa Nguyễn Hữu Dật tài như thế, quân Nguyễn còn đông đảo hơn quân Tây sơn còn chẳng vượt Linh Giang diệt Trịnh tộc, há Phúc k giữ nổi bắc hà sao?
Vế sau mày đúng đó. còn vế trước sao mày khẳng định mạnh miệng thế? thời vào Phú Xuân bọn Huệ cũng mới nổi nên lực còn yếu ko dám ho he chăng. Cũng khó đánh giá thật
 
Lịch sử do người thắng cuộc viết. Trong sách sử của nhà Lê vẫn phải viết dưới thời nhà Mạc rất thái bình không lo trộm cướp. Nguyễn Bỉnh Khiêm là người có ảnh hưởng nhất thế kỷ 16 ủng hộ nhà Mạc. Gốm sứ nhà Mạc đạt tới một trình độ rất cao. Quân hùng tướng mạnh với cặp văn võ Kính Điển, Ngọc Liễn. Các con cháu của nhà Mạc vẫn giữ được vùng Cao Bằng cả trăm năm. Đặc biệt rất ít người biết triều đình nhà Nguyễn cũng là con cháu nhà Mạc
Với tao nhà Mạc khá đặc biệt do bị cả ba nhà Lê, Trịnh, Nguyễn (tất cả gốc 36 :vozvn (1):) đập một lượt. Do đó không bị sử cung đình đời sau chửi mới lạ. Hành động tự trói chịu nhục (cá nhân) của Mạc Thái Tổ để tránh nhà Minh tràn xuống, nhà Lê đánh lên vào thời điểm đó để tránh hoạ cho cả nước không phải ai cũng làm được. Ngay cả khi mất Cao Bằng cũng quyết không nhờ nhà Minh xuống cứu. Tất cả đều nghĩ cho đại cục. Triều đại mà người tài giỏi như Nguyễn Bỉnh Khiêm đi theo thì tất nhiên triều Mạc không tệ như đám sử gia cung đình bêu rếu, có cả Lê Quý Đôn. Đám sử cung đình cứ bú theo Nho giáo, thiên tử ý trời loạn thần tặc tử các kiểu nên dẫn đến nội chiến mấy trăm năm sau này.
 
Nguyễn không liên quan. Sau khi bị nhà lê Trung Hưng đánh khỏi Dương Kinh thì con gái của Mạc Kính Điển chạy vào nam nương nhờ chúa Nguyễn , tao quên tên nhưng sau làm dâu Nguyễn Hoàng, là mẹ của chúa Nguyễn sau này, nên Nguyễn Ánh cũng là con cháu nhà Mạc là vậy
 
Hành động của Mạc Thái Tổ khác hoàn toàn hành động cõng rắn cắn gà nhà. Không có nhờ vả gì vào Tàu. Nó giống như giao ước đánh đổi hoà bình biên giới bằng cách tự hạ mình thấp nhất có thể. Các triều đại khác cũng chẳng vỗ ngực ngang hàng với phương bắc, ngay cả bây giờ ngoại giao đa phương nhưng vẫn phải nhún nhường nó hết mức
 
Thà tao tin Mạc Đăng Dung là cháu 7 đời của Mạc đĩnh Chi còn hơn tin Lê trang tông là tông thất nhà Lê
 
Mày có thể đọc qua cuốn, Lịch sử Nội chiến Việt Nam để thấy Quang Trung mộ lính ntn. Ở giai đoạn đó, có lẽ k cần thiết cái gọi là lòng dân
Cuộc chiến giữa Tây Sơn và Quân Thanh là cuộc chiến chính quy đúng nghĩa, k phải là chiến tranh nhân dân
Mỗi người có một quan điểm, với tao, Quang Trung là Anh Hùng, nhưng cũng là một giặc cỏ điển hình...
M nói đúng quân tây sơn nếu đéo có 2 cuộc chiến chống thanh và xiêm thì là giạc cỏ đúng nghĩa . Đi đến đâu cướp bóc . Chém giết đến đó mà bọn lồn vẫn coi đó là điều bt của 1 cuộc khởi nghĩa nông dân.. khởi nghĩa nông dân áo vải cờ đào là giúp dân chống lại áp bưc bóc lột của giới cầm quyền. Nhưng tây sơn lại cướp luôn của dân giết dân
 
Vế sau mày đúng đó. còn vế trước sao mày khẳng định mạnh miệng thế? thời vào Phú Xuân bọn Huệ cũng mới nổi nên lực còn yếu ko dám ho he chăng. Cũng khó đánh giá thật
Lúc Nhạc đánh 1 trận với quân Trịnh mà thua lại bị quân chúa Nguyễn ép mặt Nam nên vờ hàng quân chúa Trịnh. Trịnh cũng lực mỏng, biết Tây Sơn trá hàng vẫn phải thừa nhận việc đó, và phong tước cho Nhạc. Bởi vậy chưa thể nói là đánh nhau ai thắng.
Còn lúc Huệ bắc tiến là đã đánh xong Xiêm ở Rạch Gầm - Xoài Mút, không nghe lệnh của Nhạc, đánh úp 1 trận cướp được phú xuân rồi đánh thẳng ra Thăng Long, họ Trịnh tan rã (ở đây cũng phải nói - Phúc chết rồi Sâm chết, quân tam phủ làm loạn đưa Tông lên ngôi, lính là kiêu binh, k có lòng đánh đấm, nhìn thấy cảnh bại vong trước mặt). Do vậy mày bảo mấy chữ "không dám ho he" là nói hơi quá
Phúc và Huệ chưa từng giáp chiến. Song lấy công tích ở giai đoạn đỉnh cao của binh nghiệp ra so thì Hoàng Ngũ Phúc không bằng Quang Trung Hoàng đế là điều đương nhiên, không phải bàn cãi
 
Với tao nhà Mạc khá đặc biệt do bị cả ba nhà Lê, Trịnh, Nguyễn (tất cả gốc 36 :vozvn (1):) đập một lượt. Do đó không bị sử cung đình đời sau chửi mới lạ. Hành động tự trói chịu nhục (cá nhân) của Mạc Thái Tổ để tránh nhà Minh tràn xuống, nhà Lê đánh lên vào thời điểm đó để tránh hoạ cho cả nước không phải ai cũng làm được. Ngay cả khi mất Cao Bằng cũng quyết không nhờ nhà Minh xuống cứu. Tất cả đều nghĩ cho đại cục. Triều đại mà người tài giỏi như Nguyễn Bỉnh Khiêm đi theo thì tất nhiên triều Mạc không tệ như đám sử gia cung đình bêu rếu, có cả Lê Quý Đôn. Đám sử cung đình cứ bú theo Nho giáo, thiên tử ý trời loạn thần tặc tử các kiểu nên dẫn đến nội chiến mấy trăm năm sau này.
Mày thấy bây giờ có đường Mạc Thái Tổ, Mạc Thái Tông không. Người ta cũng nhìn nhận lại khách quan rồi mới đặt tên đường đó chứ
Còn nói thật, họ Mạc chỉ làm vua được có 65 năm nên so với dòng chảy từ thời Lê Sơ tới lúc Nguyễn Ánh diệt Tây Sơn thì quả là ngắn ngủi. Nên viết ít về giai đoạn này cũng có cái lý nhất định của nó
 
M nói đúng quân tây sơn nếu đéo có 2 cuộc chiến chống thanh và xiêm thì là giạc cỏ đúng nghĩa . Đi đến đâu cướp bóc . Chém giết đến đó mà bọn lồn vẫn coi đó là điều bt của 1 cuộc khởi nghĩa nông dân.. khởi nghĩa nông dân áo vải cờ đào là giúp dân chống lại áp bưc bóc lột của giới cầm quyền. Nhưng tây sơn lại cướp luôn của dân giết dân
Khởi nghĩa nông dân cc gì. Làm gì có nông dân khổ quá mà đứng lên, toàn là bắt lính, mộ lính thôi. Nên gọi Giặc cỏ là đúng rồi. Mấy ông viết sử +s cứ gán ghép cho câu chữ thôi, nó làm sai bản chất quân đội Tây Sơn.
Tao rất thích cách dùng từ của người tây hơn. Người ta thường không gọi các cuộc khởi nghĩa nông dân ở phương đông - Uprising hoặc Rise up (Nổi dậy, khởi nghĩa) hay Revolution (cách mạng) mà họ thường hay gọi là Rebellion (Nổi loạn, bạo động).
 
Nguyễn không liên quan. Sau khi bị nhà lê Trung Hưng đánh khỏi Dương Kinh thì con gái của Mạc Kính Điển chạy vào nam nương nhờ chúa Nguyễn , tao quên tên nhưng sau làm dâu Nguyễn Hoàng, là mẹ của chúa Nguyễn sau này, nên Nguyễn Ánh cũng là con cháu nhà Mạc là vậy
Nguyễn Kim lúc đầu phò Lê Trang Tông, con rể và con ruột của ông, ông nào cũng tốt bụng "phò" Lê diệt Mạc hết. Cuối cùng thì lên làm chúa luôn, cho vua làm bù nhìn. Tao chỉ tiếc kể từ thời Mạc trở đi Việt Nam nội chiến liên miên đéo bao giờ yên ổn, lôi sang tận tk 20, toàn dân Việt bắn giết dân Việt.
Còn giờ lên mạng thì bắc kì nam kì 36 các kiểu, vcl.
 
Mày thấy bây giờ có đường Mạc Thái Tổ, Mạc Thái Tông không. Người ta cũng nhìn nhận lại khách quan rồi mới đặt tên đường đó chứ
Còn nói thật, họ Mạc chỉ làm vua được có 65 năm nên so với dòng chảy từ thời Lê Sơ tới lúc Nguyễn Ánh diệt Tây Sơn thì quả là ngắn ngủi. Nên viết ít về giai đoạn này cũng có cái lý nhất định của nó
Nói chung tao vẫn thích cách nhìn sử như một môn khoa học của tụi tây (không phải tất cả): nhìn nhiều chiều và đéo bao giờ đem mấy cái cảm xúc củ lồn áp vào lịch sử mà dân ta hay tự hào là giàu tình cảm. Dân trí thấp thì lấy tình cảm bù vào ::xamvl19:: , bao gồm cả chửi bới công kích cá nhân.

65 năm cũng đâu phải ngắn, tao nghĩ viết ít là do sử cung đình cho là ngụy triều dám lật thiên tử nên cố dìm xuống thôi. Tây Sơn cũng đâu tới 30 năm nhưng được ca ngợi nâng lên biết bao nhiêu. Nhiều hay ít là do tình cảm của các sử gia cung đình :-j.
 
Nguyễn Kim lúc đầu phò Lê Trang Tông, con rể và con ruột của ông, ông nào cũng tốt bụng "phò" Lê diệt Mạc hết. Cuối cùng thì lên làm chúa luôn, cho vua làm bù nhìn. Tao chỉ tiếc kể từ thời Mạc trở đi Việt Nam nội chiến liên miên đéo bao giờ yên ổn, lôi sang tận tk 20, toàn dân Việt bắn giết dân Việt.
Còn giờ lên mạng thì bắc kì nam kì 36 các kiểu, vcl.
Nhà Nguyễn ở phương Nam bắt đầu từ chúa Nguyễn Hoàng chứ không phải Nguyễn Kim. Nguyễn Hoàng được phân đi đánh mạc nhưng đốt hết doanh trại rồi đem quân vào đóng Thuận Hoá không nghe lê trịnh nữa. Nội chiến lê mạc khốc liệt và gay cấn hơn trịnh nguyễn phân tranh. Giai đoạn đầu lê trịnh dạt bên Ai lao xong về đánh chiếm được Thanh Hóa nhà Mạc chiếm phía bắc từ Ninh Bình ra và phía nam hà tĩnh vào. Sau đánh nhau liên miên bên lê trịnh đánh ra Bắc chiếm nhiều nhưng không giữ được. Sau nữa bên mạc tấn công liên tục vào thanh hoá nhưng không áp đảo được. Đánh qua đánh lại hàng trăm trận chết cả vài triệu người mà cứ bất phân vì không bên nào mạnh hơn hẳn và dân ở phía đồng bằng Bắc Bộ ủng hộ mạc , dân thanh nghệ ủng hộ lê trịnh. Tướng lĩnh thì nhảy qua nhảy lại. Sau Mạc mậu hợp tệ quá nên thua nhưng quân mạc vẫn cát cứ nhà lê trịnh không diệt hết được. 1592 chiếm được mà 1600 vẫn bị tàn dư mạc chiếm lại thả lỏng. Đàng trong đàng ngoài thì chia cách bởi sông nước núi non nên ít đánh nhau
 
Top