THIỀN TÔNG - MẬT TÔNG - TỊNH TÔNG (nhìn thấu để lựa chọn tùy căn cơ)

Nói đến Đại Thừa Phật pháp thì chính là Tông Môn và Giáo Hạ. Do vậy, bản thân Phật giáo được gọi là Tông, Giáo, chẳng liên quan gì đến [từ ngữ] “tôn giáo” như chúng ta nói trong hiện thời, nhất định phải biết điều này.

Phật pháp tự xưng là Tông Giáo, Tông ở đây là Tông, còn gọi là Tông Môn, chín tông phái ngoài Thiền Tông đều gọi là Giáo Hạ.

Vì sao nói như thế? Phương thức giáo học khác nhau! Thiền Tông là “ngộ hậu khởi tu” (sau khi đã ngộ, sẽ tu). Khi chưa khai ngộ, chẳng xem kinh giáo, chẳng đọc kinh điển. Sau khi khai ngộ rồi mới xem kinh điển; còn Giáo Hạ dốc sức nơi kinh điển trước, đến cuối cùng là khai ngộ. Vì thế, đây là hai con đường [khác nhau].

Như vậy thì Thiền Tông thích ứng với căn tánh nào?

Bậc thượng thượng căn, đó là đối tượng của Thiền, người thường không tu được, chúng ta phải hiểu điều này.

Người tầm thường không tu Thiền được. Bởi lẽ, chẳng phải là bậc thượng thượng căn, nếu quý vị tham Thiền, tham suốt đời, vẫn gọi là tham uổng công. Quý vị chẳng khai ngộ! Nếu quý vị chẳng thể khai ngộ, sẽ chẳng thể liễu sanh tử. Nói cách khác, đáng luân hồi như thế nào thì vẫn luân hồi như thế ấy.

Do vậy, lúc tôi mới học Phật, ba vị thầy đều cảnh cáo tôi đừng nên học Thiền Tông, quyết định không thể học theo Lục Tổ Đàn Kinh, chẳng thể học đòi ngài Huệ Năng. Họ thẳng thừng bảo tôi: “Anh không hội đủ điều kiện!”
Thầy Phương giới thiệu Pháp Tướng Duy Thức và Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm. Thầy Lý giới thiệu Tịnh Độ và Đại Phật Đảnh Thủ Lăng Nghiêm, đó là Giáo Hạ.

Đối tượng của Giáo Hạ là ba căn thượng, trung, hạ, dốc sức nơi kinh điển, theo thứ tự tiến lên dần dần, giống như đi học, quý vị học từ Tiểu Học, Trung Học, Đại Học, đến nghiên cứu sinh, từ từ tiến lên.

[Đối tượng của] Thiền Tông là đứa trẻ thiên tài; nó chẳng cần đến Tiểu Học, Trung Học, Đại Học, chẳng hề cần, có thể vào ngay ban nghiên cứu sinh, có bản lãnh này! Vì thế, thiếu bản lãnh này, chẳng thể học theo họ được! Đúng là chẳng thể tùy tiện học tập được!

Vì thế, trong Phật pháp, giữa Thiền và Mật, Mật hay hơn Thiền một chút; đúng là nếu chẳng phải là bậc thượng thượng căn, sẽ chẳng đạt lợi ích nơi Thiền Tông.

Mật cũng như vậy, nhưng Mật còn có thứ tự, trước hết học Hiển Giáo, Hiển Giáo có trình độ nhất định. Hiển Giáo là Giáo Hạ, có trình độ nhất định, phải tham gia khảo thí. Cũng có nghĩa là chưa đại triệt đại ngộ trong Hiển Giáo [sẽ chẳng thể học Mật]; đại triệt đại ngộ kiến tánh rồi, so ra, mức độ đại triệt đại ngộ thấp nhất phải là đại ngộ. Có tiểu ngộ, có đại ngộ.

Nói cách khác, [người muốn tu Mật phải] đạt được tâm thanh tịnh. Đối với đại triệt đại ngộ, chúng ta dùng ngay tiêu chuẩn trong tựa đề kinh này: “Thanh tịnh bình đẳng giác”. Giác là đại triệt đại ngộ, minh tâm kiến tánh, đó là điều kiện của Thiền Tông, điều kiện của Tông Môn.

Trong Giáo Hạ, quý vị đắc thanh tịnh tâm, thưa quý vị, đắc thanh tịnh tâm là buông Kiến Tư phiền não xuống, chẳng còn chấp trước nữa, đương nhiên trí huệ mở mang, tâm thanh tịnh sanh trí huệ, đó gọi là “khai ngộ”. Vẫn chưa phải là đại ngộ, nhưng nếu đã thật sự đắc thanh tịnh tâm, đoạn hết Kiến Tư phiền não, có thể học Mật được hay không? Có thể được! Nhưng vẫn chưa phải là học sinh chính thức của Mật Tông!

Học sinh chính thức của Mật Tông còn phải nâng [cảnh giới] lên cao hơn một tầng nữa là đại ngộ, chưa phải là triệt ngộ, mà là đại ngộ. Đại ngộ là gì? Vẫn phải buông Trần Sa phiền não xuống, đối với hết thảy các pháp thế gian và xuất thế gian chẳng phân biệt, đó là học sinh chính thức của Mật Tông, quý vị mới có tư cách học tập, chẳng dễ dàng đâu nhé! Người ấy đã đại ngộ, nhưng vẫn chưa triệt ngộ. Vì sao? Vẫn còn khởi tâm động niệm, khởi tâm động niệm tức là chưa phá vô minh phiền não.

Chúng ta chọn lựa pháp môn, chính mình hiểu rõ ràng căn tánh của chính mình. Chọn sai là quý vị đã uống lầm thuốc! Bị mắc bệnh mà uống lầm thuốc, không chỉ chẳng trị hết bệnh, mà không chừng bệnh còn nặng hơn. Quý vị nói có phiền lắm không?

Phật pháp là thuốc. Tám vạn bốn ngàn pháp môn giống như vào tiệm thuốc, thấy các món thuốc bày la liệt nhiều ngần ấy, quý vị có thể uống hết hay chăng? Có dám uống hay chăng? Chúng ta biết: Không có bác sĩ kê toa, chẳng dám uống, sợ uống vô là rồi đời! Vậy mà Phật pháp quý vị tùy tiện tu, chẳng sợ hay sao? Vì thế, trong kinh Đại Thừa, trong kinh Hoa Nghiêm có nói: “Phật pháp không có ai nói, dẫu là người trí cũng chẳng thể hiểu”.

Những vị tổ sư đại đức từ xưa giống như bác sĩ, hay giống như y tá, họ thông hiểu. Chúng ta muốn học Phật, hãy kiếm những người ấy. Họ thấy chúng ta thuộc căn tánh nào, sẽ giới thiệu cho chúng ta kinh điển nào; đấy là chuyện tất yếu, chính mình chớ nên tùy tiện mò mẫm.

Do vậy, quý vị thấy: Trong sự học Phật, thầy là mấu chốt quyết định sự thành bại đối với sự tu học của quý vị trong một đời này. Nếu quý vị thật sự gặp được thiện tri thức hay một vị thầy thật sự tốt đẹp, quý vị sẽ chiếm tiện nghi rất lớn. Vì sao? Không đi theo đường vòng! Chính mình mắc bệnh, hãy tìm một bác sĩ giỏi, bác sĩ khám bệnh, kê toa, quý vị uống thuốc ấy vào, sẽ khỏi bệnh. Vì thế, thiện hữu trong Phật môn khó gặp gỡ! Chúng ta đến nơi đâu để cầu? Bất quá, trong hiện tại cũng chẳng có ai cầu! Vì sao? Ngay cả đối với cha mẹ mà cũng không hiếu thảo, chẳng cần đến họ, còn nói gì đến tôn trọng thầy?

Phật pháp là giáo dục của thánh hiền, là giáo dục của bậc đại thánh đại hiền. Nếu quý vị không biết tôn sư trọng đạo, đến nơi đâu để cầu? Chẳng có chỗ nào để cầu!

Nhà Phật thường nói: “Phật độ hữu duyên nhân”, ai là người có duyên? Thưa chư vị, hiếu thuận phụ mẫu, tôn sư trọng đạo, kẻ ấy có duyên. Bất hiếu phụ mẫu, bất kính tôn trưởng, không coi trọng thánh đạo, vô duyên! Có gặp bậc thiện tri thức chân chánh cũng vô dụng. Vì sao? Quý vị chẳng thể tiếp nhận! Quý vị đọc kinh chẳng hiểu, hiểu lệch lạc ý nghĩa, chính mình suy tưởng kinh có ý nghĩa gì, nghe kinh cũng không hiểu.

Vì thế, bài Khai Kinh Kệ đã nói rất hay: “Nguyện giải Như Lai chân thật nghĩa”. Quý vị thiếu tâm tôn kính, thiếu tâm thành kính, nghe rồi sẽ hiểu vặn vẹo ý nghĩa, dùng phiền não tập khí của chính mình, dùng tri kiến bất chánh để giải thích kinh Phật, giải thích hoàn toàn sai bét. Học được mấy chục năm, cuối cùng bảo kinh Phật chẳng linh, lại còn hủy báng.

Vì thế, thiện tri thức chân chánh suốt đời mong kiếm được truyền nhân. Thầy truyền dạy Phật pháp cho ta, ta phải truyền cho ai? Nếu không có truyền nhân, quý vị phải soạn sách, đem sở học và sở ngộ của ta viết thành sách, hòng lưu truyền sách ấy cho hậu thế, hòng truyền cho người hữu duyên trong đời sau. Chẳng dễ dàng! Quá khó khăn!

Thầy Lý bảo tôi: Học trò kiếm thầy đã khó, mà thầy kiếm được một học trò để truyền pháp càng khó hơn, đến đâu để tìm? Chẳng thể nói học trò của thầy Lý không đông! Đông lắm! Tính toán dè đặt nhất cũng phải hơn năm mươi vạn người! Trong số đó, có mấy ai có thể truyền pháp của cụ? Người vãng sanh thì có, người vãng sanh không ít, niệm Phật vãng sanh; kẻ thật sự truyền pháp ít lắm! Khó quá!

Người thật sự truyền pháp phải hội đủ điều kiện như Ấn Quang đại sư đã dạy: Đối với thầy, một phần thành kính, được một phần lợi ích; hai phần thành kính, được hai phần lợi ích; mười phần thành kính, quý vị phải mười phần lợi ích. Chẳng thành kính, quý vị nghe suốt một trăm năm ở nơi đó cũng chẳng có lợi ích, mấu chốt ở chỗ này.

Thành kính do đâu mà có? Thành kính là Tánh Đức, từ hiếu dưỡng phụ mẫu sanh ra. Dùng tâm hiếu dưỡng cha mẹ để đối đãi thầy, đó là tôn sư trọng đạo.
Nếu đối với cha mẹ cũng chẳng hiếu thuận, vậy là xong luôn! Học Phật suốt đời này, chẳng có lợi ích gì, [chỉ là] gieo chủng tử Phật pháp trong A Lại Da Thức, chẳng thể thành tựu trong một đời này.

Chúng ta nghe lời này, rất kinh sợ, chẳng thể thành tựu thì làm thế nào đây? Khéo sao có duyên phận đặc biệt với pháp môn Tịnh Tông! Quý vị phải thật sự học, sám trừ nghiệp chướng, khi còn có một hơi thở, tới cuối cùng một niệm hay mười niệm đều có thể vãng sanh. Đây là chỗ thù thắng trong Tịnh Tông.

Trích Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa - Tập 6

Chủ giảng: Pháp Sư Tịnh Không
 

Attachments

  • FB_IMG_1655956731832.jpg
    FB_IMG_1655956731832.jpg
    65.7 KB · Lượt xem: 66
  • FB_IMG_1656162549693.jpg
    FB_IMG_1656162549693.jpg
    142.4 KB · Lượt xem: 62
Chả ai dạy ai tu thế nào vì tu hành nó là cái duyên chứ đéo phải nguyên tắc hay nội quy gì cả. Ngộ ở đâu tu ở đó.
Vậy làm sao biết mình ngộ cái nào mà tu vậy m ơi? Và học cái nào để ngộ?
 
Nếu tu theo Đạo gia thì đọc sách: Đạo đức kinh của Lão Tử hay Nam hoa kinh của Trang Tử sẽ tốt hơn vậy mọi người?
 
Nói đến Đại Thừa Phật pháp thì chính là Tông Môn và Giáo Hạ. Do vậy, bản thân Phật giáo được gọi là Tông, Giáo, chẳng liên quan gì đến [từ ngữ] “tôn giáo” như chúng ta nói trong hiện thời, nhất định phải biết điều này.

Phật pháp tự xưng là Tông Giáo, Tông ở đây là Tông, còn gọi là Tông Môn, chín tông phái ngoài Thiền Tông đều gọi là Giáo Hạ.

Vì sao nói như thế? Phương thức giáo học khác nhau! Thiền Tông là “ngộ hậu khởi tu” (sau khi đã ngộ, sẽ tu). Khi chưa khai ngộ, chẳng xem kinh giáo, chẳng đọc kinh điển. Sau khi khai ngộ rồi mới xem kinh điển; còn Giáo Hạ dốc sức nơi kinh điển trước, đến cuối cùng là khai ngộ. Vì thế, đây là hai con đường [khác nhau].

Như vậy thì Thiền Tông thích ứng với căn tánh nào?

Bậc thượng thượng căn, đó là đối tượng của Thiền, người thường không tu được, chúng ta phải hiểu điều này.

Người tầm thường không tu Thiền được. Bởi lẽ, chẳng phải là bậc thượng thượng căn, nếu quý vị tham Thiền, tham suốt đời, vẫn gọi là tham uổng công. Quý vị chẳng khai ngộ! Nếu quý vị chẳng thể khai ngộ, sẽ chẳng thể liễu sanh tử. Nói cách khác, đáng luân hồi như thế nào thì vẫn luân hồi như thế ấy.

Do vậy, lúc tôi mới học Phật, ba vị thầy đều cảnh cáo tôi đừng nên học Thiền Tông, quyết định không thể học theo Lục Tổ Đàn Kinh, chẳng thể học đòi ngài Huệ Năng. Họ thẳng thừng bảo tôi: “Anh không hội đủ điều kiện!”
Thầy Phương giới thiệu Pháp Tướng Duy Thức và Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm. Thầy Lý giới thiệu Tịnh Độ và Đại Phật Đảnh Thủ Lăng Nghiêm, đó là Giáo Hạ.

Đối tượng của Giáo Hạ là ba căn thượng, trung, hạ, dốc sức nơi kinh điển, theo thứ tự tiến lên dần dần, giống như đi học, quý vị học từ Tiểu Học, Trung Học, Đại Học, đến nghiên cứu sinh, từ từ tiến lên.

[Đối tượng của] Thiền Tông là đứa trẻ thiên tài; nó chẳng cần đến Tiểu Học, Trung Học, Đại Học, chẳng hề cần, có thể vào ngay ban nghiên cứu sinh, có bản lãnh này! Vì thế, thiếu bản lãnh này, chẳng thể học theo họ được! Đúng là chẳng thể tùy tiện học tập được!

Vì thế, trong Phật pháp, giữa Thiền và Mật, Mật hay hơn Thiền một chút; đúng là nếu chẳng phải là bậc thượng thượng căn, sẽ chẳng đạt lợi ích nơi Thiền Tông.

Mật cũng như vậy, nhưng Mật còn có thứ tự, trước hết học Hiển Giáo, Hiển Giáo có trình độ nhất định. Hiển Giáo là Giáo Hạ, có trình độ nhất định, phải tham gia khảo thí. Cũng có nghĩa là chưa đại triệt đại ngộ trong Hiển Giáo [sẽ chẳng thể học Mật]; đại triệt đại ngộ kiến tánh rồi, so ra, mức độ đại triệt đại ngộ thấp nhất phải là đại ngộ. Có tiểu ngộ, có đại ngộ.

Nói cách khác, [người muốn tu Mật phải] đạt được tâm thanh tịnh. Đối với đại triệt đại ngộ, chúng ta dùng ngay tiêu chuẩn trong tựa đề kinh này: “Thanh tịnh bình đẳng giác”. Giác là đại triệt đại ngộ, minh tâm kiến tánh, đó là điều kiện của Thiền Tông, điều kiện của Tông Môn.

Trong Giáo Hạ, quý vị đắc thanh tịnh tâm, thưa quý vị, đắc thanh tịnh tâm là buông Kiến Tư phiền não xuống, chẳng còn chấp trước nữa, đương nhiên trí huệ mở mang, tâm thanh tịnh sanh trí huệ, đó gọi là “khai ngộ”. Vẫn chưa phải là đại ngộ, nhưng nếu đã thật sự đắc thanh tịnh tâm, đoạn hết Kiến Tư phiền não, có thể học Mật được hay không? Có thể được! Nhưng vẫn chưa phải là học sinh chính thức của Mật Tông!

Học sinh chính thức của Mật Tông còn phải nâng [cảnh giới] lên cao hơn một tầng nữa là đại ngộ, chưa phải là triệt ngộ, mà là đại ngộ. Đại ngộ là gì? Vẫn phải buông Trần Sa phiền não xuống, đối với hết thảy các pháp thế gian và xuất thế gian chẳng phân biệt, đó là học sinh chính thức của Mật Tông, quý vị mới có tư cách học tập, chẳng dễ dàng đâu nhé! Người ấy đã đại ngộ, nhưng vẫn chưa triệt ngộ. Vì sao? Vẫn còn khởi tâm động niệm, khởi tâm động niệm tức là chưa phá vô minh phiền não.

Chúng ta chọn lựa pháp môn, chính mình hiểu rõ ràng căn tánh của chính mình. Chọn sai là quý vị đã uống lầm thuốc! Bị mắc bệnh mà uống lầm thuốc, không chỉ chẳng trị hết bệnh, mà không chừng bệnh còn nặng hơn. Quý vị nói có phiền lắm không?

Phật pháp là thuốc. Tám vạn bốn ngàn pháp môn giống như vào tiệm thuốc, thấy các món thuốc bày la liệt nhiều ngần ấy, quý vị có thể uống hết hay chăng? Có dám uống hay chăng? Chúng ta biết: Không có bác sĩ kê toa, chẳng dám uống, sợ uống vô là rồi đời! Vậy mà Phật pháp quý vị tùy tiện tu, chẳng sợ hay sao? Vì thế, trong kinh Đại Thừa, trong kinh Hoa Nghiêm có nói: “Phật pháp không có ai nói, dẫu là người trí cũng chẳng thể hiểu”.

Những vị tổ sư đại đức từ xưa giống như bác sĩ, hay giống như y tá, họ thông hiểu. Chúng ta muốn học Phật, hãy kiếm những người ấy. Họ thấy chúng ta thuộc căn tánh nào, sẽ giới thiệu cho chúng ta kinh điển nào; đấy là chuyện tất yếu, chính mình chớ nên tùy tiện mò mẫm.

Do vậy, quý vị thấy: Trong sự học Phật, thầy là mấu chốt quyết định sự thành bại đối với sự tu học của quý vị trong một đời này. Nếu quý vị thật sự gặp được thiện tri thức hay một vị thầy thật sự tốt đẹp, quý vị sẽ chiếm tiện nghi rất lớn. Vì sao? Không đi theo đường vòng! Chính mình mắc bệnh, hãy tìm một bác sĩ giỏi, bác sĩ khám bệnh, kê toa, quý vị uống thuốc ấy vào, sẽ khỏi bệnh. Vì thế, thiện hữu trong Phật môn khó gặp gỡ! Chúng ta đến nơi đâu để cầu? Bất quá, trong hiện tại cũng chẳng có ai cầu! Vì sao? Ngay cả đối với cha mẹ mà cũng không hiếu thảo, chẳng cần đến họ, còn nói gì đến tôn trọng thầy?

Phật pháp là giáo dục của thánh hiền, là giáo dục của bậc đại thánh đại hiền. Nếu quý vị không biết tôn sư trọng đạo, đến nơi đâu để cầu? Chẳng có chỗ nào để cầu!

Nhà Phật thường nói: “Phật độ hữu duyên nhân”, ai là người có duyên? Thưa chư vị, hiếu thuận phụ mẫu, tôn sư trọng đạo, kẻ ấy có duyên. Bất hiếu phụ mẫu, bất kính tôn trưởng, không coi trọng thánh đạo, vô duyên! Có gặp bậc thiện tri thức chân chánh cũng vô dụng. Vì sao? Quý vị chẳng thể tiếp nhận! Quý vị đọc kinh chẳng hiểu, hiểu lệch lạc ý nghĩa, chính mình suy tưởng kinh có ý nghĩa gì, nghe kinh cũng không hiểu.

Vì thế, bài Khai Kinh Kệ đã nói rất hay: “Nguyện giải Như Lai chân thật nghĩa”. Quý vị thiếu tâm tôn kính, thiếu tâm thành kính, nghe rồi sẽ hiểu vặn vẹo ý nghĩa, dùng phiền não tập khí của chính mình, dùng tri kiến bất chánh để giải thích kinh Phật, giải thích hoàn toàn sai bét. Học được mấy chục năm, cuối cùng bảo kinh Phật chẳng linh, lại còn hủy báng.

Vì thế, thiện tri thức chân chánh suốt đời mong kiếm được truyền nhân. Thầy truyền dạy Phật pháp cho ta, ta phải truyền cho ai? Nếu không có truyền nhân, quý vị phải soạn sách, đem sở học và sở ngộ của ta viết thành sách, hòng lưu truyền sách ấy cho hậu thế, hòng truyền cho người hữu duyên trong đời sau. Chẳng dễ dàng! Quá khó khăn!

Thầy Lý bảo tôi: Học trò kiếm thầy đã khó, mà thầy kiếm được một học trò để truyền pháp càng khó hơn, đến đâu để tìm? Chẳng thể nói học trò của thầy Lý không đông! Đông lắm! Tính toán dè đặt nhất cũng phải hơn năm mươi vạn người! Trong số đó, có mấy ai có thể truyền pháp của cụ? Người vãng sanh thì có, người vãng sanh không ít, niệm Phật vãng sanh; kẻ thật sự truyền pháp ít lắm! Khó quá!

Người thật sự truyền pháp phải hội đủ điều kiện như Ấn Quang đại sư đã dạy: Đối với thầy, một phần thành kính, được một phần lợi ích; hai phần thành kính, được hai phần lợi ích; mười phần thành kính, quý vị phải mười phần lợi ích. Chẳng thành kính, quý vị nghe suốt một trăm năm ở nơi đó cũng chẳng có lợi ích, mấu chốt ở chỗ này.

Thành kính do đâu mà có? Thành kính là Tánh Đức, từ hiếu dưỡng phụ mẫu sanh ra. Dùng tâm hiếu dưỡng cha mẹ để đối đãi thầy, đó là tôn sư trọng đạo.
Nếu đối với cha mẹ cũng chẳng hiếu thuận, vậy là xong luôn! Học Phật suốt đời này, chẳng có lợi ích gì, [chỉ là] gieo chủng tử Phật pháp trong A Lại Da Thức, chẳng thể thành tựu trong một đời này.

Chúng ta nghe lời này, rất kinh sợ, chẳng thể thành tựu thì làm thế nào đây? Khéo sao có duyên phận đặc biệt với pháp môn Tịnh Tông! Quý vị phải thật sự học, sám trừ nghiệp chướng, khi còn có một hơi thở, tới cuối cùng một niệm hay mười niệm đều có thể vãng sanh. Đây là chỗ thù thắng trong Tịnh Tông.

Trích Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa - Tập 6

Chủ giảng: Pháp Sư Tịnh Không
Tôi muốn mua máy niệm Phật
 
Top